Nguyên tắc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan, khoa học, phù hợp với bản chất của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình xây dựng mô hình tổ
chức và hoạt động của các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trên cả nước. Các đơn vị hành chính
- kinh tế đặc biệt có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xuất
phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt là hết sức cần thiết. Bài viết nghiên cứu nội dung các nguyên tắc xây dựng mô
hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhằm đảm bảo các đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt hoạt động hiệu quả, thể hiện đúng bản chất của Nhà nước “của Nhân dân, do
Nhân dân và vì Nhân dân”, vừa thể hiện tính ưu trội của mình, vừa đảm bảo sự thống nhất trong
quản lý nhà nước thì việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt phải được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nhất định.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
75
Nguyên tắc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt
động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là
những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo đúng đắn,
khách quan, khoa học, phù hợp với bản chất của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
tạo cơ sở pháp lý cho quá trình xây dựng mô hình
tổ chức và hoạt động của các đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt trên cả nước.
Việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động
của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt cần tuân
thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
1. Giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo không chỉ là
nguyên tắc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt
động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt mà
còn là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị nói chung. Đảm bảo sự lãnh đạo
của Đảng là nguyên tắc hiến định, được ghi nhận
trong các bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1959,
Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và
Hiến pháp năm 2013. Khoản 1 Điều 4 Hiến pháp
năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam -
Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời
là đội tiên phong của nhân dân lao động và của
dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Sự lãnh đạo của
Tóm tắt: Nguyên tắc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan, khoa học, phù hợp với bản chất của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình xây dựng mô hình tổ
chức và hoạt động của các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trên cả nước. Các đơn vị hành chính
- kinh tế đặc biệt có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xuất
phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt là hết sức cần thiết. Bài viết nghiên cứu nội dung các nguyên tắc xây dựng mô
hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhằm đảm bảo các đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt hoạt động hiệu quả, thể hiện đúng bản chất của Nhà nước “của Nhân dân, do
Nhân dân và vì Nhân dân”, vừa thể hiện tính ưu trội của mình, vừa đảm bảo sự thống nhất trong
quản lý nhà nước thì việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt phải được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nhất định.
Từ khóa: Nguyên tắc, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Nhận bài: 11/06/2018; Hoàn thành biên tập: 13/06/2018; Duyệt đăng: 24/07/2018
Abstract: Principle of building organization and operation model of special economic-
administrative unit are scientific, objective, proper guideline principle, thoughts suitable with nature
of the Socialist Republic of Vietnam creating legal foundation for the process of building organization
and operation model of special economic-administrative units nationwide. Special economic-
administrative units have important role in the social-economic development of our country. From
theoretical and practical base, it is very necessary to build organization and operation model of
special economic-administrative units.The article researches on contents regarding to principle of
organization and operation model of special economic-administrative units to ensure the effectiveness
of operation of special economic-administrative units properly showing the nature of the State “of
the people, by the people, for the people” showing its advantage and ensuring the consistency in state
management. The development of organization and operation model of special economic-
administrative units should be based on certain principles.
Keywords: Principle, special economic-administrative unit
Date of receipt: 11/06/2018; Date revision: 13/06/2018; Date of approval: 24/07/2018
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT
Trần Thái Hà1
1 Học Viện Báo chí Tuyên truyền
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
76
Đảng đối với Nhà nước thể hiện ở các mặt chủ
yếu: Đảng đề ra đường lối chính trị, những chủ
trương, phương hướng lớn, quyết định những vấn
đề quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước. Đảng
lãnh đạo quá trình xây dựng pháp luật, nhất là
những đạo luật quan trọng nhằm thông qua Nhà
nước thể chế hoá các chủ trương, chính sách của
Đảng thành pháp luật, thường xuyên theo dõi,
kiểm tra, hướng dẫn lãnh đạo các cơ quan nhà
nước hoạt động theo đúng đường lối của Đảng và
đào tạo cán bộ tăng cường cho bộ máy nhà nước.
Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định
phương hướng tổ chức và hoạt động của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước là điều kiện quyết định để giữ vững bản chất
của Nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà
nước. Giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của
Đảng là nhân tố quyết định bảo đảm sự ổn định
chính trị - xã hội, phát triển nhanh, bền vững của
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình tổ chức
và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt cũng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Toàn bộ quá trình xây dựng mô hình tổ chức và
hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
phải được tiến hành theo đúng quan điểm chỉ đạo,
chủ trương, đường lối của Đảng và đặt dưới sự
kiểm tra, giám sát của Đảng.
2. Bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo đảm
quốc phòng, an ninh
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với
tăng cường quốc phòng - an ninh nói chung, trên
các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nói riêng
đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Đảng
ở các kỳ đại hội, nhất là Nghị quyết Trung ương
8 (khóa IX, XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới. Trên cơ sở kế thừa quan điểm
ở các kỳ đại hội trước, Đại hội XII tiếp tục khẳng
định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội
với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh
với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo.
Khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót trong
việc kết hợp kinh tế và quốc phòng, an ninh tại
các địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược”2.
Thể chế hóa quan điểm trên của Đảng, Nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật khác nhau để tái khẳng định nguyên tắc này.
Điều 68 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Nhà
nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa
anh hùng cách mạng của Nhân dân, giáo dục
quốc phòng và an ninh cho toàn dân; xây dựng
công nghiệp quốc phòng, an ninh; bảo đảm trang
bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp quốc
phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc
phòng, an ninh; thực hiện chính sách hậu phương
quân đội; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần
của cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức phù
hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân
dân, Công an nhân dân; xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng
cường khả năng bảo vệ Tổ quốc”.
Cũng với nội dung trên, Điều 10 Luật Biên
giới quốc gia năm 2003 khẳng định: “Xây dựng,
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên
giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống
nhất quản lý. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết
hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường
quốc phòng, an ninh và đối ngoại”. Khoản 3 Điều
5 Luật An ninh quốc gia năm 2004 cũng khẳng
định: “Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an
ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội; phối hợp có hiệu quả
hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại”.
Khoản 3 điều 5 Luật Quốc phòng năm 2005 quy
định: “Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế -
xã hội với tăng cường quốc phòng; giữa tăng
cường quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội”.
Điều 4 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo năm 2015 cũng ghi nhận: “Nhà nước bảo đảm
tài nguyên biển và hải đảo được quản lý, bảo vệ,
khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững theo
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia,
bảo đảm quốc phòng, an ninh”
Mục đích của việc xây dựng đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt là nhằm tạo động lực
mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội tại các đơn vị
này cũng như tạo ra sức lan tỏa cho việc phát triển
kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế
- xã hội ở các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
không được tách rời với việc bảo vệ chủ quyền
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.149.
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
77
quốc gia và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các
đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt thường là khu
vực hải đảo, biên giới, có ý nghĩa chiến lược cả về
kinh tế, đối ngoại và quốc phòng, an ninh, lại đã
và đang tồn tại nhiều nguy cơ có thể gây mất ổn
định, là trọng điểm chống phá của các thế lực thù
địch cả trong nước và nước ngoài. Chính vì thế,
việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo đảm quốc
phòng, an ninh ở các đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt cần được thực hiện một cách triệt để.
Để đảm bảo nguyên tắc trên, các đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt cần được xây dựng thành
những khu vực phòng thủ vững chắc, toàn diện cả
về tiềm lực, lực lượng, thế trận. Cần phải kết hợp
chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với phát triển
kinh tế, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn
với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng
quy chế phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các lực
lượng quốc phòng, an ninh trong việc bảo vệ an
ninh quốc phòng tại đơn vị hành chính – kinh tế
đặc biệt; đồng thời thực hiện có hiệu quả việc ngăn
ngừa, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
3. Bảo đảm tính thống nhất trong quản lý
nhà nước và phát huy tính ưu trội của đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải thể
hiện tính chất đặc biệt về mặt hành chính và kinh
tế. Về mặt hành chính, đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt phải có bộ máy hành chính khác biệt, nổi
trội so với các đơn vị hành chính khác trên cả
nước. Hệ thống chính trị của đơn vị hành chính
kinh tế - đặc biệt phải tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả,
trong đó bộ máy hành chính phải có thẩm quyền
mạnh. Về mặt kinh tế, các đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt phải được áp dụng thể chế kinh tế
vượt trội so với thể chế kinh tế hiện tại được áp
dụng trong cả nước. Yêu cầu về tính ưu trội của
đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt cũng đã được
đưa ra trong Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 03-
6-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa đã xác định: “Xây
dựng một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
với thể chế vượt trội để tạo cực tăng trưởng và
thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy
thuộc hệ thống chính trị”.
Tuy nhiên, bên cạnh phát huy tính ưu trội của
mình, việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt
động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt vẫn
phải bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền
hành chính quốc gia; đảm bảo Chính phủ “thống
nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,
y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin,
truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” (khoản 3 Điều
96 Hiến pháp năm 2013) và “Thống nhất quản lý
nền hành chính quốc gia” (khoản 5 Điều 96 Hiến
pháp năm 2013).
4. Giữ vững pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”
(Điều 2 Hiến pháp năm 2013), vì vậy nguyên tắc
pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc cơ bản
trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Với tính chất quan trọng như vậy, nên nguyên tắc
pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng được ghi nhận
trong các bản Hiến pháp Việt Nam. Khoản 1 Điều
4 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được
tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp
luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Nguyên tắc này đặt ra nhiều đòi hỏi đối với
việc xây dựng bộ máy nhà nước nói chung, xây
dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt nói riêng. Cụ thể
như sau:
Một là, tổ chức và hoạt động của các đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt phải được ghi nhận
và được điều chỉnh cụ thể bởi luật chứ không chỉ
quy định trong các văn pháp quy dưới luật, xuất
phát vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước của các đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt.
Hai là, quá trình xây dựng mô hình tổ chức
và hoạt động của các đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt phải tuân thủ nghiêm chỉnh, chặt chẽ, triệt
để Hiến pháp và pháp luật. Các cơ quan, tổ chức,
cá nhân được phân công nhiệm vụ xây dựng mô
hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt phải thực hiện đúng thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định
trong Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa
phương, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ
chức Viện Kiểm sát nhân dân và các văn bản
quy phạm pháp luật khác.
Ba là, khi xây dựng mô hình tổ chức và hoạt
động của các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt,
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
78
các chủ thể có thẩm quyền phải bảo đảm những
quy định về vị trí pháp lý, cách thức thành lập của
đơn vị hành chính đặc biệt; chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động
của chính quyền địa phương tại các đơn vị này
phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
Bốn là, mặc dù các đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt được phép thực hiện thể chế, chính
sách mới, đột phá, đặc biệt và vượt trội trên các
mặt kinh tế - xã hội, hành chính, tư pháp, cao hơn
và thuận lợi hơn so với các quy định của pháp luật
hiện hành áp dụng đối với các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các
đơn vị hành chính khác trong cả nước nhưng vẫn
phải phù hợp với Hiến pháp, các điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên.
5. Kiểm soát quyền lực nhà nước
Trong Hiến pháp năm 2013, nguyên tắc kiểm
soát quyền lực nhà nước lần đầu tiên được ghi
nhận thành một nguyên tắc hiến định. So với Điều
2 Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 bổ
sung: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3).
Khi xây dựng đơn vị hành chính – kinh tế đặc
biệt, để đảm bảo tính ưu trội của đơn vị này, vừa
phải trao thẩm quyền lớn cho chính quyền địa
phương tại đây, bảo đảm tính độc lập cao, tính
linh hoạt cho đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
nhưng cũng cần có cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước chặt chẽ để tránh nguy cơ lạm quyền.
Việc kiểm soát quyền lực của chính quyền địa
phương tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
bao gồm cả việc kiểm soát quyền lực từ bên trong
bộ máy nhà nước như: kiểm soát của Quốc hội và
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, của Chính phủ, các
Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và việc kiểm soát từ bên ngoài
bộ máy nhà nước như: kiểm soát của Đảng, kiểm
soát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên; kiểm soát của Nhân dân.
Như vậy, cần thiết lập cơ chế kiểm soát quyền
lực nhà nước giữa chính quyền Trung ương và
chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
một cách chặt chẽ để tránh tình trạng “xé rào” mà
lại vẫn phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính
quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Nội
dung và mức độ kiểm soát cần được tính toán cho
hợp lý, tránh hai khuynh hướng: một là, việc kiểm
soát quyền lực nhà nước được quy định một cách
hình thức; hai là, việc kiểm soát quyền lực nhà
nước gây cản trở cho công tác chỉ đạo, điều hành
chính quyền địa phương ở đơn vị này.
6. Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế
và giải quyết các vấn đề xã hội
Trong nhiều văn kiện của mình, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn nhấn mạnh mối quan hệ biện
chứng giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công
bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiền
đề để thực hiện công bằng xã hội; ngược lại thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội là động lực, điều
kiện quan trọng có tác dụng thúc đẩy, bảo đảm
tăng trưởng kinh tế cao, bền vững. Đại hội X của
Đảng đã nêu: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát
triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn
hóa, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã
hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện
chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động,
hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp
vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc
lợi xã hội”.
Trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động
của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, nguyên
tắc đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và giải
quyết các vấn đề xã hội đòi hỏi tăng trưởng kinh
tế phải đặt trong mối quan hệ với việc thực sự
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại
các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Để thực
hiện được nguyên tắc này cần:
Một là, bên cạnh các chính sách ưu đãi về
kinh tế, các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
cần xây dựng các chính sách xã hội để hình thành
một hệ thống phúc lợi xã hội nhằm bảo đảm sự
hài hòa trong phân phối lợi ích do tăng trưởng
kinh tế đem lại; hạn chế sự gia tăng khoảng cách
giàu nghèo.
Hai là, những cơ chế, chính sách phát triển
kinh tế được áp dụng trên địa bàn các đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt phải đem lại lợi ích cho
nhân dân ở khu vực này (đặc biệt là đối với các
nhóm đối tượng yếu thế), góp phần từng bước
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Ba là, khi xây dựng các đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt cần bảo đảm việc khai thác và sử
dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên tại các khu vực này. Các đơn vị hành chính
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
79
- kinh tế đặc biệt cần phải có cơ chế, giải pháp để
huy động các nguồn lực để khai thác có hiệu quả
các nguồn năng lượng tái tạo, các nguồn năng
lượng mới như tạo ưu đãi đặc biệt để khuyến
khích các dự án sử dụng công nghệ xanh, tiết
kiệm năng lượng và tài nguyên.
Bốn là, phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi
liền với coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường,
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Khi thành
lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, nhiều
dự án lớn sẽ được thực hiện. Điều này dẫn đến
nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên
(đặc biệt là tài nguyên biển đảo và rừng phòng hộ
ở các khu vực này) và nguy cơ ô nhiễm môi
trường. Bên cạnh đó, các đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt được thí điểm lựa chọn hiện nay đều là
các đảo, bán đảo hoặc nằm ở ven biển, là những
khu vực chịu sự tác động lớn của biến đổi khí hậu,
đặc biệt là tình trạng nước biển dâng.Vì vậy, khi
xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
cần giảm thiểu tác động tới môi trường, bảo tồn
các giá trị tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh
học ở các khu vực này.
7. Bảo đảm tính hiệu quả
Nội dung nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả
được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau:
Một là, khi xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi
áp dụng tại các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
cần đảm bảo không ưu đãi dàn trải mà chỉ tập trung
vào các ngành, nghề ưu tiên phát triển của từng đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Việc thực hiện tốt
nguyên tắc này sẽ giúp hạn chế cạnh tranh trong
thu hút đầu tư giữa các đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt với nhau và giữa các đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt với các mô hình khác đang tồn tại
trong cả nước như: các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế).
Hai là, muốn phát triển các đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt thì cần phải có cơ chế
đặc biệt, đột phá về thể chế. Tuy nhiên, việc đưa
ra chính sách ưu đãi gì, mức độ ưu đãi đến đâu
cũng là vấn đề cần được nghiên cứu nghiêm túc
và cẩn trọng. Các chính sách ưu đãi cần bảo đảm
nguy