Nhà đầu tư ra quyết định thông qua mô hình phát hiện hành vi quản trị lợi nhuận trong bối cảnh khởi nghiệp tại Việt Nam

Vấn đề khởi nghiệp đang được sự quan tâm từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, trong đó, quản trị lợi nhuận hiệu quả là một vấn đề cấp thiết. Trên thực tế, các nhà khởi nghiệp cũng bối rối trong vấn đề uy tín của đối tác, khách hàng trên thị trường thường có xu hướng thao túng lợi nhuận đạt được trong quá trình kinh doanh. Nghiên cứu này nhằm tìm ra mô hình phù hợp với thị trường Việt Nam nhằm đánh giá hành vi quản trị lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với các công ty, nhà đầu tư, cơ quan quản lý trong việc đánh giá hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp và hàm ý cho các nhà khởi nghiệp

pdf12 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà đầu tư ra quyết định thông qua mô hình phát hiện hành vi quản trị lợi nhuận trong bối cảnh khởi nghiệp tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÀ ĐẦU TƯ RA QUYẾT ĐỊNH THÔNG QUA MÔ HÌNH PHÁT HIỆN HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TRONG BỐI CẢNH KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ThS.Phùng Anh Thư Khoa Tài Chính-Kế Toán, ĐH Nguyễn Tất Thành TP.HCM Tóm tắt Vấn đề khởi nghiệp đang được sự quan tâm từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, trong đó, quản trị lợi nhuận hiệu quả là một vấn đề cấp thiết. Trên thực tế, các nhà khởi nghiệp cũng bối rối trong vấn đề uy tín của đối tác, khách hàng trên thị trường thường có xu hướng thao túng lợi nhuận đạt được trong quá trình kinh doanh. Nghiên cứu này nhằm tìm ra mô hình phù hợp với thị trường Việt Nam nhằm đánh giá hành vi quản trị lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với các công ty, nhà đầu tư, cơ quan quản lý trong việc đánh giá hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp và hàm ý cho các nhà khởi nghiệp. Từ khóa: hành vi quản trị lợi nhuận, đầu tư. Abstract Start-up is of interest from investors, investment funds, which earnings management behavior is the problem. In fact, these entrepreneurs also confused on the issue of the reputation partners and customers in the market tend to manipulate the profit reached in the business process. This study aims to find suitable models for Vietnam market to assess earnings management. The study results have implications for companies, investors, authorities in assessing the earnings management behavior and implications for start-up. Keywords: earnings management, investment. 1. GIỚI THIỆU Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề sở hữu và quản lý ngày trở nên tách biệt như chúng ta biết tới đó là lý thuyết đại diện. Sự tách biệt giữa sở hữu doanh nghiệp (DN) và quản lý DN, sẽ mang đến rất nhiều thuận lợi như việc chuyển nhượng quyền sở hữu không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN, khi thuê được những nhà quản lý chuyên nghiệp đảm bảo thực hiện mục tiêu của DN. Tuy nhiên việc tách biệt này lại dẫn tới một vấn đề nổi bật khác – vấn đề đại diện, hay còn gọi là vấn đề về xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và các chủ sở hữu. Các nhà đầu tư hay còn gọi là các chủ sở hữu rất muốn biết chính xác tiền của mình đã được sử dụng như thế nào và tình hình hoạt động thực tế của công ty. Vì vậy vấn đề minh bạch báo cáo tài chính (BCTC) và chất lượng công bố thông tin trên BCTC rất được xem trọng đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Chất lượng thông tin trên BCTC của DN, đặc biệt là thông tin về lợi nhuận có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định nhiều bên liên quan. Trong bối cảnh đó, vấn đề quan tâm chính là chất lượng của thông tin lợi nhuận được công bố. Những hành vi quản trị lợi nhuận theo mục đích của nhà quản lý có thể làm cho BCTC không còn phản ánh được bản chất của tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Do đó, nhà đầu tư gần gần như bị động trước các thông tin do các công ty niêm yết cung cấp. Trước thực tế đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét đưa ra các mô hình để nhận diện và đo lường hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý. Trên Thế giới đã có nhiều mô hình nổi tiếng trong nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận nhưng liệu các mô hình này có phù hợp khi áp dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam? Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả đã thực hiện kiểm định mức độ phù hợp của bốn mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận phổ biến trên Thế giới gồm mô hình của Jones (1991), mô hình Modified Jones của Dechow, Sloan, Sweeney (1995), mô hình của Kothari, Leone and Wasley (2005) và mô hình Phạm Thị Bích Vân (2012). Qua đó, nhận diện mô hình thích hợp nhất để nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty tại Việt Nam, cũng như hàm ý cho các nhà khởi nghiệp muốn thu hút nguồn vốn đầu tư để thực hiện ý tưởng và phát triển doanh nghiệp. 2. HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN 2.1 Khái niệm Quản trị lợi nhuận là hành vi của nhà quản lý sử dụng việc ghi nhận trên cơ sở dồn tích thông qua một số tài khoản để làm thay đổi lợi nhuận sau thuế theo các mục tiêu công bố thông tin của họ (Ronen và Yaari, 2008). Như vậy, quản trị lợi nhuận đã trình bày ở trên chúng ta có thể thấy được những đặc điểm chung trong các khái niệm về quản trị lợi nhuận như sau: - Là hành vi phụ thuộc vào quyết định có chủ ý của nhà quản lý. - Là sự can thiệp của nhà quản lý làm thay đổi các thông tin trên báo cáo tài chính. - Là sự công bố thông tin liên quan đến các thời điểm trình bày báo cáo. 2.2 Cơ sở lý thuyết Cơ sở của hành vi quản trị lợi nhuận chính là kế toán theo cơ sở dồn tích. Cơ sở kế toán dồn tích là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán DN. Theo đó, mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền (chuẩn mực kế toán số 01, 2002). Vì việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáo lợi nhuận của DN trong một kỳ, cơ sở kế toán dồn tích được xem là một nguyên tắc chính yếu đối với việc xác định lợi nhuận của DN. Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ đó, BCTC nói chung và BCKQKD nói riêng phải được lập trên cơ sở dồn tích. Điều này mang lại cơ hội cho NQT thực hiện hành động quản trị lợi nhuận thông qua các giao dịch không bằng tiền nhằm đạt được một mục tiêu nào đó. Trong khi đó, kế toán theo cơ sở tiền được sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp) dựa trên cơ sở thực thu, thực chi tiền nên NQT không thể điều chỉnh các giao dịch. Từ đó chênh lệch giữa lợi nhuận trên BCKQHĐKD và dòng tiền trên BCLCTT (theo phương pháp trực tiếp) tạo ra biến kế toán gọi là Accruals. Ta có công thức sau Biến kế toán dồn tích (Accuals) = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền thuần từ hoạt HĐKD Theo cơ sở dồn tích, việc ghi nhận doanh thu và chi phí không dựa vào dòng tiền tương ứng thu vào hay chi ra mà chỉ căn cứ vào thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do đó số liệu trên BCTC, đặc biệt là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện ý chí chủ quan của NQT và nhà kế toán. Trong khi đó báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở dòng tiền, nghĩa là báo cáo này căn cứ vào dòng tiền thực thu vào hay thực chi ra để trình bày. Chính vì vậy giữa dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ và lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ có một sự chênh lệch. Các nhà nghiên cứu kế toán gọi đó là biến kế toán dồn tích (Total Accruals-TA) và được tính bằng công thức: Biến kế toán dồn tích (TA) = Lợi nhuận sau thuế - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (1) Nhưng trong biến kế toán dồn tích gồm hai phần: Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được (Discretionary Accurals –DA) và biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được (Non Discretionary Accurals –NDA) Biến kế toán dồn tích (TA) = Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được (DA) + Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được (NDA) Biến NDA phản ánh điều kiện kinh doanh cụ thể của từng đơn vị do đó không điều chỉnh được bởi nhà quản lý. Ví dụ: độ dài của chu kỳ kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm. Ngược lại biến DA là biến NQT có thể điều chỉnh thông qua các thủ thuật kế toán. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đo lường biến DA vì biến này đại diện cho mức độ quản trị lợi nhuận của DN. Để xem xét mức độ quản trị lợi nhuận của các DN, các nhà nghiên cứu không thể quan sát một cách trự tiếp. Vì vậy các nhà nghiên cứu phải thông qua 2 cách: một là xem xét sự chựa chọn chính sách kế toán, hai là tính biến NDA. Sau đây là một số những nghiên cứu tính NDA. 2.3 Cách thức đo lường Do đó, để xác định DA ta phải ước lượng NDA, các nhà nghiên cứu trên Thế giới đã đưa ra nhiều mô hình khác nhau, trong đó tác giả có ba mô hình ước lượng NDA nổi tiếng nhất và một mô hình được điều chỉnh tại thị trường Việt Nam là: Mô hình Jones (1991) Jones (1991) đưa ra một mô hình làm suy yếu đi giả định rằng các khoản dồn tích không thể điều chỉnh (NDA) là các bất biến. Mô hình này nỗ lực để kiểm soát tác động của những thay đổi trong bối cảnh kinh tế của một doanh nghiệp lên các khoản dồn tích không thể điều chỉnh (NDA). Mô hình được thể hiện như sau: Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDA): Trong đó: NDAt là biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được năm t; TAt: Tổng biến dồn tích năm t; At-1: Tài sản cuối năm t-1; REVt: Doanh thu thuần năm t; PPEt là nguyên giá của tài sản cố định hữu hình Mô hình modified Jones (1995) Trong mô hình nguyên gốc, mô hình Jones (1991) đưa vào phương trình hồi quy hai biến là REV và PPE. Theo diễn giải của nghiên cứu, giá trị REV thể hiện sự biến động doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, nó phản ánh tình hình và môi trường hoạt động kinh doanh và là khoản mục mang tính khách quan không bị nhà quản trị lợi dụng để điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ. Tuy nhiên, tác giả cũng có đề cập tới những hạn chế trong diễn giải của mình khi chọn ΔREV làm biến nghiên cứu. Nghiên cứu cho rằng, doanh thu thuần cũng có thể bị tác động thông qua các khoản doanh NDAt = TAt = α1 1 + α2 ▲REVt + α3 PPEt At-1 At-1 At-1 At-1 At-1 thu bị ghi nhận không đúng niên độ và các khoản này có thể là doanh thu khống của doanh nghiệp. Xuất phát từ hạn chế kể trên của mô hình gốc, các nhà nghiên cứu sau này đưa thêm biến ΔREC nhằm loại bỏ ảnh hưởng của các khoản doanh thu dồn tích do sự tăng lên của khoản mục phải thu khách hàng trong kỳ, qua đó giá trị doanh thu thuần tăng thêm phản ánh chính xác hơn môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong năm đó. Trong đó: RECt : Khoản phải thu năm t Mô hình của Kothari và cộng sự (2005) Kothari, Leone and Wasley (2005) đã tiếp tục phát triển mô hình của Jones (1991) và Dechow, Sloan and Sweeney (1995) trên cơ sở xem xét biến về kết quả hoạt động. Mục đích của tác giả là nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa biến dồn tích và kết quả hoạt động. Mô hình tuyến tính có xem xét kết quả hoạt động của Kothari, Leone and Wasley (2005) như sau : Trong đó : ROAt-1: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của năm t-1 Mô hình của Phạm Thị Bích Vân (2012) Mô hình được phát triển dựa trên mô hình Dechow, Sloan and Sweeney (1995) nhằm phù hợp với môi trường Việt Nam. Mô hình như sau: Trong đó: DEt là chi phí khấu hao tài sản cố định năm t ; PEt là chi phí dự phòng (giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn) năm t 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NDAt = α1 1 + α2 ▲(REVt-RECt) + α3 PPEt At-1 At-1 At-1 At-1 NDAt = α1 1 + α2 ▲(REVt-RECt) + α3 PPEt + α4 ROAt-1 +ε At-1 At-1 At-1 At-1 NDAt = α1 + α2 (REVt-RECt) + α3 DEt + α4 PEt +ε REVt REVt REVt REVt 3.1 Dữ liệu Nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2012, Thạc Sĩ Kinh Tế, Trường Đại Học Đà Nẵng) sau khi nghiên cứu thực nghiệm về hành vi quản trị lợi nhuận ở hai sàn giao dịch chứng khoán đã kết luận rằng các công ty cổ phần điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu tiên niêm yết trên sàn giao dịch CK Việt Nam. Vậy để tăng tính đồng nhất số liệu tác giả chỉ chọn những công ty niêm yết từ năm 2011 trở về trước. Mâũ lưạ choṇ nghiên cứu là 100 công ty niêm yết từ năm 2012-2014 trên 2 sàn chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Những công ty niêm yết đươc̣ lưạ choṇ có đầy đủ báo cáo gồm: Báo cáo tài chính hơp̣ nhất theo kỳ kế toán năm, báo cáo kiểm toán liên tục trong 3 năm từ 2012 đến 2014 và không bao gồm những công ty tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán.. 3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Bước 1: Thu thập và tính toán các dữ liệu cho các biến Các dữ liệu nghiên cứu trước hết được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các công ty trong mẫu và xử lý ban đầu bằng phần mềm EXCEL. Dữ liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 23 để tính hành vi quản trị lợi nhuận (DA, NDA). Các thông tin về tổng các khoản dồn tích, các khoản dồn tích lấy thông tin từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bước 2: Thống kê mô tả Mô tả thông tin cơ bản từ mẫu giúp khái quát những đặc điểm cơ bản của quan sát. Bước 3: Ma trận hệ số tương quan Phân tích tương quan là phương pháp sử dụng hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối tương quan giữa hai biến định lượng. Trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối quan hệ tương quan chặt chẽ. Giá trị r=0 chỉ ra rằng hai biến không có mối quan hệ tương quan tuyến tính. Bước 4: Ước lượng hàm hồi quy tuyến tính, hồi quy hỗn hợp (Pooled OLS) Phân tích hồi quy đa biến là phương pháp được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Mục đích của phân tích hồi quy đa biến là dự đoán mức độ biến phụ thuộc khi biết trước giá trị biến độc lập. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả quả ước lượng các tham số α của từng mô hình được xử lý bằng phần mềm SPSS thể hiện ở các bảng sau: 4.1 Mô hình Jones (1991) Bảng 4.1: Kết quả sự phù hợp và hệ số hồi quy mô hình Jones (1991) Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .246a .061 .051 .12161 Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) .020 .011 1.944 .053 1/A 788816667.369 763110105.197 .060 1.034 .302 REV .048 .019 .144 2.536 .012 PPE -.065 .017 -.220 -3.788 .000 Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 4.2 Mô hình Modified Jones (1995) Bảng 4.2: Kết quả sự phù hợp và hệ số hồi quy mô hình Modified Jones (1995) Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .238a .057 .047 .12186 Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) .021 .011 1.999 .047 1/A 758335156.725 764952291.590 .057 .991 .05 REV-REC .043 .019 .129 2.276 .024 PPE -.065 .017 -.218 -3.758 .000 Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 4.3 Mô hình Kothari và côṇg sư ̣(2005) Bảng 4.3: Kết quả sự phù hợp và hệ số hồi quy mô hình Kothari và côṇg sư ̣(2005) Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .260a .067 .055 .12136 1. Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) .003 .013 .268 .789 1/A 1311766429.147 793788025.307 .099 1.653 .035 REV-REC -.001 .009 -.005 -.076 .04 PPE -.054 .018 -.184 -3.105 .002 ROA .291 .103 .173 2.834 .005 Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 4.4 Mô hình Phaṃ Thi ̣ Bích Vân (2012) Bảng 4.4: Kết quả sự phù hợp và hệ số hồi quy mô hình Phaṃ Thi ̣ Bích Vân (2012) Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .196a .038 .029 .22673 4. Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -.002 .022 -.111 .912 REV-REC .010 .023 .027 .455 .649 DE .054 .017 .185 3.200 .002 PE .055 .116 .027 .471 .638 Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS Kết quả kiểm định mô hình của Jones (1991) cho thấy biến 1/At-1 , REV có Sig. > 0,05; trong khi Sig. của các biến còn lại nhỏ hơn 0,05. Mặt khác, kiểm định phương sai phần dư thay đổi cho kết quả Sig. của biến 1/At-1 , REV lại nhỏ hơn 0,05 nghĩa là phương sai của phần dư có thay đổi. Do đó, có thể kết luận biến 1/At-1 (tỷ lệ nghịch của tổng tài sản năm trước) không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, biến PPE (Nguyên giá TSCĐ) có ý nghĩa thống kê trong cả kiểm định hệ số hồi qui và kiểm định phương sai phần dư thay đổi. Như vậy, có thể kết luận mô hình Jones (1991) không phù hợp trong việc nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận tại Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định cũng phù hợp với quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu trên Thế giới. Theo đó, biến REV có nhiều hạn chế trong mô hình của Jones (1991). Tương tự, mô hình Phạm Thị Bích Vân cũng không phù hợp trong việc nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận tại Việt Nam. Trong khi đó, kết quả kiểm định 2 mô hình Jones điều chỉnh (1995) và Kothari và cộng sự (2005) đều có ý nghĩa trong việc nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý. Giá trị Sig. trong kiểm định hệ số hồi quy của các biến đều nhỏ 0,05, điều này cho thấy các biến trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê. Các biến độc lập giải thích được biến phụ thuộc ở mức độ hợp lý với giá trị R2 của từng mô hình lần lượt là 4,7% và 5,5%. Không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến vì các giá trị VIF của từng biến ở cả hai mô hình đều nhỏ hơn 2. Trong kiểm định phương sai phần dư thay đổi thì giá trị Sig. của các biến đều lớn hơn 0,05 điều này cho thấy phương sai của phần dư không thay đổi ở cả hai mô hình. Do vậy, với mức giải thích mô hình lớn hơn nên mô hình Kothari và cộng sự (2005) là mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại Việt Nam. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chất lượng thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết đang là một vấn đề được các nhà khởi nghiệp, nhà quản lý, nhà đầu tư quan tâm. Một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết là hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý của các công ty niêm yết. Để nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận các nhà nghiên cứu không thể tiếp cận thực tế của các doanh nghiệp mà họ thường đưa ra các mô hình để nhận diện các hành vi này. Trên Thế giới đã có nhiều tác giả đưa ra mô hình để nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý, trong đó ba mô hình được các nhà nghiên cứu vận dụng nhiều nhất là mô hình của Jones (1991), Jones điều chỉnh (1995), Kothari, Leone and Wasley (2005) và Phạm Thị Bích Vân (2012). Thông qua kiểm định sự phù hợp của hàm hồi qui bội với dữ liệu 100 công ty niêm yết tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2014. Tuy nhiên, kết quả kiểm định cũng cho thấy mô hình của Kothari, Leone and Wasley (2005) là phù hợp nhất trong việc nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty tại Việt Nam. Điều này cung cấp cho các nhà khởi nghiệp một số kiến thức lẫn lưu ý trong quá trình khởi nghiệp. Đồng thời là căn cứ phân tích uy tín, xác định rủi ro với đối tác, khách hàng khi họ có sử dụng hành vi quản trị lợi nhuận nhằm làm ảnh hưởng thông tin trên BCTC. Bên cạnh đó, không ít các nhà khởi nghiệp trên thực tế thường có xu hướng thao túng lợi nhuận đạt được trong quá trình kinh doanh. Chính nhờ nghiên cứu này giúp ích cơ quan quản lý trong quá trình quản lý các doanh nghiệp hiện nay cũng như các nhà đầu tư phân tích các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay để có định hướng đầu tư tốt nhất, đặc biệt trong thời buổi vàng thau lẫn lộn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Huỳnh Thị Vân, 2012. Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng [2]. Phạm Thị Bích Vân, 2012. Mô hình nhận diện điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Tạp chí phát triển kinh tế, số 258, tr.35-42. [3]. Dechow P. M. Sloan R.G. Sweeney A. P. 1995. Detecting earnings management. The Accounting Review, Vol. 70, No 2, pp. 193-225 [4]. Ronen J., Yaari V., 2008. Earning management Emerging insights in theory, practices and research. Springer [5]. Jones J.,1991. Earnings management during import relief Investigations. Journal of Accounting Research, Vol. 29, pp. 193-228. [6]. Kothari S.P. and Leone, Andrew J. and Wasley Charles E., 2005. Performance Matched Discretionary Accrual Measures. Journal of Accounting & Economics, Vol. 39, No. 1, pp 163- 197
Tài liệu liên quan