Nhà máy xay bột đá vôi, làm phân bo viên Kiên Giang

- Tên dự án : Nhà máy xay bột đá vôi làm phân bo viên Kiên Giang - Địa điểm đầu tư : Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang - Công suất nhà máy : 42.000 ngàn tấn/năm. - Mục đích đầu tư : + Cung cấp bột đá, phân bo viên cho thị trường tỉnh Kiên Giang và cả nước. + Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương; Góp phần phát triển kinh tế xã hội, môi trường tại địa phương; + Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh; - Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới - Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. - Tổng mức đầu tư : 23,569,054,000 đồng + Vốn chủ sở hữu: 38% tổng đầu tư, tương ứng với số tiền 9,069,054,000 đồng. + Vốn vay Ngân hàng: 62% tổng vốn đầu tư, tương ứng với 14,500,000,000 đồng. - Tiến độ đầu tư : + Giai đoạn 1: Quý III/2015 hoàn thành các thủ tục pháp lý, khởi công xây dựng + Giai đoạn 2: Quý IV/2015 tiến hành lắp đặt các trang thiết bị + Quý I/2016: dự án bắt đầu thực hiện.

docx31 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhà máy xay bột đá vôi, làm phân bo viên Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH CHỦ ĐẦU TƯ: Địa điểm đầu tư: Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Kiên Giang – 7/2015 THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY XAY BỘT ĐÁ VÔI, LÀM PHÂN BO VIÊN KIÊN GIANG ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY XAY BỘT ĐÁ VÔI, LÀM PHÂN BO VIÊN KIÊN GIANG Địa điểm đầu tư: Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (Tổng Giám đốc) TÔN NHIỀU NGUYỄN VĂN MAI Kiên Giang – 7/2015 MỤC LỤC TÓM TẮT DỰ ÁN Giới thiệu chủ đầu tư Tên công ty  : Công ty TNHH Một thành viên Thanh Ngân Mã số doanh nghiệp : 1701088614 Ngày đăng ký: 27/5/2009 Đại diện pháp luật : Tôn Nhiều Chức vụ : Giám đốc Địa chỉ trụ sở : Tổ 14, khu phố Xà Ngách, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Vốn điều lệ : 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng) Ngành nghề KD : Khai thác thu gom than bùn; Sản xuất phân bón & hợp chất ni tơ; xử lý & tiêu hủy rác không độc hại; Vận tải hàng hóa đường bộ- thủy nội địa; Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác: nghiền đá. Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Nhà máy xay bột đá vôi làm phân bo viên Kiên Giang Địa điểm đầu tư : Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Công suất nhà máy : 42.000 ngàn tấn/năm. Mục đích đầu tư : + Cung cấp bột đá, phân bo viên cho thị trường tỉnh Kiên Giang và cả nước. + Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương; Góp phần phát triển kinh tế xã hội, môi trường tại địa phương; + Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh; Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : 23,569,054,000 đồng + Vốn chủ sở hữu: 38% tổng đầu tư, tương ứng với số tiền 9,069,054,000 đồng. + Vốn vay Ngân hàng: 62% tổng vốn đầu tư, tương ứng với 14,500,000,000 đồng. Tiến độ đầu tư : + Giai đoạn 1: Quý III/2015 hoàn thành các thủ tục pháp lý, khởi công xây dựng + Giai đoạn 2: Quý IV/2015 tiến hành lắp đặt các trang thiết bị + Quý I/2016: dự án bắt đầu thực hiện. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LẬP DỰ ÁN Căn cứ pháp lý đầu tư dự án Dự án “Nhà máy xay bột đá, làm phân bo viên” được đầu tư dựa trên các căn cứ pháp lý sau: Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 38/2009/QH12 ngày 20/6/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật thuế Giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam v/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Nghị định số 160/2005/NĐ - CP, ngày 27/12/2005 của Chính phủ về thi hành Luật Khoáng sản; Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính Phủ về Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ về Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số  46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 17/2013/TT-BXD ngày 30/10/2013 của Bộ xây dựng v/v hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng; Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình; Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng; Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; Quyết định số 2460/QĐ-UBND ngày 05/10/2009 của UBND tỉnh Kiên Giang v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Kiên Giang đến năm 2020; Hợp đồng thuê đất số 11/HĐTĐ ngày 28/3/20012 giữa UBND tỉnh Kiên Giang và Công ty TNHH Khoáng sản & Đầu tư Thiên Nhiên tại núi Sơn Trà, xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang; Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án Điều kiện tự nhiên tỉnh Kiên Giang Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài, nhiều sông núi và hải đảo, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế phong phú, đa dạng như: kinh tế nông-lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông-thủy sản và du lịch; nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Ngoài ra, với vị thế là cửa ngõ ở phía tây nam thông ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang còn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế. Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Mưa, bão tập trung vào từ tháng 8 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm là 2.146,8mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26,4ºC đến 28ºC, tháng lạnh nhất là tháng 12; không có hiện tượng sương muối xảy ra. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Điều kiện khí hậu thời tiết của Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản mà các tỉnh khác ở vùng ĐBSCL không có được như: ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng. Đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, với tổng diện tích đất tự nhiên là 634.627,21ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp: 575.697,49ha, chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng đất lúa 354.011,93ha, chiếm 61,49% đất nông nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp: 53.238,38ha, chiếm 8,39% diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng: 5.691,34ha, chiếm 0,90% diện tích tự nhiên; đất có mặt nước ven biển: 13.781,11ha (là chỉ tiêu quan sát không tính vào diện tích đất tự nhiên). Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.346,26 km2, chiếm gần 2% diện tích tự nhiên của cả nước, là một trong bốn tỉnh, thành phố nằm trong tứ giác phát triển kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, tỉnh Kiên Giang có môi trường đầu tư khá tốt nên hàng loạt các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang ngày càng quan tâm đến khu vực này. Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo điều tra của Liên đoàn Địa chất, trữ lượng đá vôi trên địa bàn tỉnh khoảng hơn 440 triệu tấn. Theo quy họach của tỉnh, trữ lượng đá vôi cho khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là 255 triệu tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy xi măng, với công suất 3 triệu tấn/năm trong thời gian khoảng 50 năm. Vì thế ngành công nghiệp sản xuất bột đá vôi khá phát triển ở tỉnh và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Bột đá vôi có nhiều công dụng khác nhau nhưng Công ty tập trung vào sản xuất phân bo viên và bán thành phẩm là bột đá. Công dụng của bột đá vôi CaCO3 Canxi cacbonat có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống và trong sản xuất do tính phổ biến và rẻ tiền của nó. Dưới đây là một số ứng dụng của CaCO3 ( hay còn gọi đá vôi, bột đá, bột nhẹ): 1. Bột đá CaCO3 được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp xây dựng như đá xây dựng, cẩm thạch hoặc là thành phần cấu thành của xi măng hoặc từ nó sản xuất ra vôi. Trong bột đá vôi thường có cả cacbonat magiê. 2. Bột đá được sử dụng rộng rãi trong ngành sơn, canxi cacbonat được xem như chất độn chính. Độ mịn và phân bố kích thước hạt canxi cacbonat ảnh hưởng đến độ chắn sáng của quá trình sơn phủ. Thêm vào đó canxi cacbonat có độ sáng cao, độ hấp thu dầu thấp, độ phân tán tốt, bền trong môi trường, khả năng mài mòn thấp, độ pH ổn định, nâng cao tính năng chống ăn mòn môi trường và cải thiện độ nhớt sản phẩm Canxi cacbonat được sử dụng rất nhiều trong ngành sơn nước ( sơn trang trí), nó đóng góp tăng khả năng quang học của sơn và trọng lượng của sơn. Canxi cabonat có thể sử dụng đến 60% hàm lượng trong sản xuất sơn. 3. Ứng dụng trong ngành nhựa Canxi cacbonat được sử dụng rộng rãi trong nhựa PVC cứng và được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất ống nhựa và tấm trần. Sử dụng sản phẩm canxi cacbonat  làm gia tăng độ bền sản phẩm, độ phân tán trong hóa chất nhựa tốt hơn, độ bóng sản phẩm đạt được tối ưu, cải tiến quá trình sản xuất. Vì vậy, Canxi cacbonat là nguyên vật liệu không thể thiếu. Sử dụng sản phẩm canxi cacbonat trong nhựa polyolefin sẽ tạo độ cứng cao hơn, cải thiện quá trình sản xuất, rút ngắn thời gian và giảm chi phí. Trong phụ kiện chủ yếu làm tăng lợi nhuận. Trong cáp nhựa polyolefin, canxi cacbonat đươc sử dụng ngày càng tăng với mục đích để giảm giá thành, bên cạnh đó canxi cacbonat có thể xem như chất chống cháy (nếu kết hợp đúng với loại nhựa và phụ gia khác). Canxi cabonat được ứng dụng rộng rãi trong sản suất những màng mỏng cho đến sản xuất những tấm dày, làm tăng các tính chất hóa học và cải thiện năng suất sản xuất. Canxi cacbonat làm giảm chi phí sản xuất, tăng độ cứng, độ bền trong việc làm chất độn cho các sản phẩm. 4. Bột đá cũng được sử dụng rộng rãi trong một loạt các công việc và các chất kết dính tự chế, chất bịt kín và các chất độn trang trí. Các keo dán ngói bằng gốm thường chứa khoảng 70-80% bột đá vôi. Nó cũng được trộn lẫn với mát tít để lắp các cửa sổ kính biến màu, cũng như chất cản màu để ngăn không cho thủy tinh bị dính vào các ngăn trong lò khi nung các đồ tráng men hay vẽ bằng thuốc màu ở nhiệt độ cao. 5. Chất xử lí môi trường nước   -Hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như: NH3, H2S, CO2và axít trong nước, giảm tỷ trọng kim loại nặng, độc hại trong ao nuôi. -Phân huỷ xác tảo, các chất lơ lửng bẩn trong ao nuôi, giúp cân bằng môi trường nước, ổn định độ pH. -Ổn định màu nước, hạn chế có váng, làm sạch nước, tăng lượng oxy hoà tan(DO) trong nước. -Hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn có hại trong nước, vi khuẩn phát sáng trong ao nuôi 6. Bột đá CaCO3 cũng được sử dụng rộng rãi trong y tế với vai trò là thuốc bổ sung khẩu phần canxi giá rẻ, chất khử chua. Nó cũng được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm làm chất nền cho thuốc viên làm từ loại dược phẩm khác. 7. Bột đá được biết đến là "chất làm trắng" trong việc tráng men đồ gốm sứ. Khi lớp men có chứa chất này được nung trong lò, chất vôi trắng là vật liệu trợ chảy trong men. Nó cũng thường được gọi là đá phấn vì bột đá là thành phần chính của phấn viết bảng. Phấn viết ngày nay có thể hoặc làm từ cacbonat canxi hoặc là thạch cao, sunfat canxi ngậm nước CaSO4·2H2O. 8. Bột đá còn được sử dụng để làm phân bo bo viên. Đây là sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngày nay, các sản phẩm bột đá đang được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp cho thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu trong khu vực. Dự án được đặt tại tỉnh Kiên Giang là nơi có trữ lượng đá vôi dồi dào cùng với chính sách mở cửa thu hút đầu tư trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản có chất lượng cao. Điều này sẽ giúp cho nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và giảm chi phí giá thành sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp. Các điều kiện của dự án Các ưu đãi của Chính phủ Hiện nay, Chính phủ đang mở rộng các chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích, cấp đất cho nhà máy, ưu đãi thuế,...nhằm tạo đà hình thành và chuyển hướng thay đổi cho ngành công nghiệp bột đá. Theo điểm a, khoản 1, Điều 15 và điểm a, khoản 1, Điều 16 của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP: Dự án được thực hiện tại H.Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang là vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên được hưởng ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp chỉ có 10% cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Theo Quyết định 2196/QĐ-UBND ngày 11/09/2013 về Việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội huyện Kiên Lương đến năm 2020: Huyện Kiên Lương có các chính sách ưu đãi đầu tư cho phát triển công nghiệp nói chung và khai thác khoáng sản nói riêng. Thế mạnh của vùng thực hiện dự án Dự án “Nhà máy xay bột đá vôi, làm phân bo viên” được đầu tư tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Hình: Địa điểm đầu tư dự án Tỉnh Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua điều tra, khảo sát xác định được 237 mỏ khoáng sản (trong đó có 167 điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn). Trong đó quy hoạch thăm dò, khai thác 86 mỏ (đá xây dựng: 21 mỏ, cát xây dựng: 01 mỏ, sét gạch ngói: 19 mỏ, vật liệu san lấp: 32 mỏ và than bùn: 13 mỏ); 45 mỏ nằm trong khu vực cấm hoạt động khoáng sản. nhu cầu trữ lượng mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn đáp ứng cho nhu cầu của tỉnh đến năm 2025. Đá xây dựng: 2.550.000 m3, cát xây dựng: 1.050.000 m3, sét gạch ngói: 500.000 m3, vật liệu san lấp: 13.500.000 m3, than bùn: 400.000 m3. Bên cạnh đó, khu vực đầu tư dự án kề bến cảng ngay kênh Sao Mai, dễ dàng cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa. Tóm lại, những thế mạnh trên là điều kiện thuận lợi và là thế mạnh để dự án được đầu tư. Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư Trong thời gian qua tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, song song đó thị trường tiêu thụ bột đá cũng ngày càng phát triển, dẫn đến nhu cầu về bột đá và phân bo viên ngày càng tăng. Bột đá vôi hay còn gọi là bột đá canxi cacbonat là một trong những chất phụ gia, nguyên liệu phổ biến cho rất nhiều ngành công nghiệp như: trong sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, trong sản xuất sơn, trong xử lý nuôi trồng thủy sản, trong sản xuất giấy, sản xuất kem đánh răng, trong sản xuất bột trét tường, trong sản xuất phân bo viênViệt Nam vẫn đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng với nền công nghiệp thị trường, các sản phẩm là nguyên liệu sản xuất vẫn đang là điều quan tâm lớn của các nhà máy công nghiệp, bột đá vôi là một trong những sản phẩm nguyên liệu như vậy. Các sản phẩm bột đá vôi của chúng tôi được khai thác trực tiếp từ các khu mỏ chất lượng cao ở Việt Nam, và được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ tiên tiến được đầu tư đồng bộ, đảm bảo độ đồng đều về kích thước, đảm bảo về độ trắng cũng như các yêu cầu khắt khe của Quý khách hàng. Tóm lại, với mục đích đủ nguồn cung ứng phục vụ khách hàng cùng nhiều lợi ích đối với xã hội- môi trường và trên phương diện kinh tế, Chủ đầu tư – Công ty TNHH Một thành viên Thanh Ngân chúng tôi cho rằng dự án “Nhà máy xay bột đá, làm phân bo viên” mang tính hiệu quả và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và tương lai. NỘI DUNG DỰ ÁN Địa điểm đầu tư dự án Dự án “Nhà máy xay bột đá vôi, làm phân bo viên” được đầu tư tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Căn cứ lựa chọn quy mô, sản phẩm và công suất của dự án Căn cứ vào mục tiêu của dự án cũng như quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế tại các nhà máy đã đầu tư công nghệ mới và các thiết bị hiện đại. Căn cứ vào tài liệu khảo sát và kết quả kiểm nghiệm chất lượng, nguồn cung cấp các nguyên liệu. Căn cứ kết quả nghiên cứu và dự đoán nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm bột đá của Việt Nam nói chung và trong toàn tỉnh Kiên Giang nói riêng. Căn cứ vào định hướng phát triển xây dựng bền vững. Quy mô dự án Dự án “Nhà máy xay bột đá vôi, làm phân bo viên” được đầu tư trên khu đất có tổng diện tích 6500m² với công suất khoảng 42.000 tấn/năm. Các hạng mục công trình STT HẠNG MỤC ĐƠN VỊ TÍNH KL A Xây dựng lắp đặt 1 Nhà kho 40m x 75m m2 3,000 2 Văn phòng cho nhân viên m2 200 3 Nhà nghỉ cho công nhân m2 300 Hạng mục máy móc B Dây chuyền thiết bị 1 Máy nghiền xay bột siêu mịn 175 MTW(kiểu Châu Âu) máy 1 2 Silô chứa hàng cái 6 3 Máy kẹp hàm xay đá máy 2 4 Bình hạ thế (560KVA); đường dây điện 3 pha thiết bị 1 5 Xe xúc lật gàu 3 khối 5 máy 1 6 Xe xúc lật gàu 1 khối máy 1 7 Xe nâng 1 tấn 5 + 3 tấn cái 2 9 Tải gàu, tải khoan, dây chuyền băng tải thiết bị 1 10 Dây chuyền sản xuất phân bo viên 40 tấn/ngày HT 1 11 Hệ thống lò sấy phân HT 1 Nguyên vật liệu Nguyên liệu đá trắng của Công ty khai thác trực tiếp từ mỏ đá ở Kiên Giang được lựa chọn, sàng lọc đạt tiêu chuẩn mới vận chuyển về nhà máy. Nguyên liệu đưa về nhà máy được nhân viên KCS, thủ kho kiểm tra sơ bộ bằng mắt thường và máy đo độ trắng. Tất cả các nguyên liệu được kiểm tra chặt chẽ, được công nhân lựa , rửa, xếp, để khô ráo mới nhập kho. Trước khi đưa vào sản xuất, đá nguyên liệu được kiểm tra một lần nữa với sự giám sát trực tiếp của nhân viên vận hành, thủ kho và nhân viên KCS. Các kho chứa đá phải sạch sẽ, không có cát, bụi bẩn để tránh các tạp chất. Đá đủ tiêu chuẩn để sản xuất là đá không có bìa, vỉa, không bám đất , không lẫn tạp chất và kích thước vừa phải. Quy trình sản xuất Bột đá Sản phẩm bột đá CaCO3 của Nhà máy được sản xuất theo quy trình công nghệ tự động hiện đại nhất hiện nay với hệ thống nghiền siêu mịn theo chu trình khép kín, thiết bị phân ly tiên tiến điều chỉnh được cỡ hạt sản phẩm. Hệ thống điều khiển được lập trình bằng phần mềm chuyên dụng, được điều khiển bởi các kỹ sư điện, tự động hóa có trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm trong công tác vận hành máy. Với hệ thống máy nghiền đá sử dụng công nghệ tiên tiến của Châu Âu, công suất 15 tấn/giờ. Nguồn nguyên liệu là đá hộc trắng được chọn lựa kỹ lưỡng trước khi vận chuyển về nhà máy. Sau đó được kiểm tra lại khi đưa qua trạm cân, tập kết tại bãi, phân loại đá và làm sạch trước khi cho vào kho nhằm tránh tạp chất. Phân bo viên Với việc đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại với công suất 40 tấn/giờ, máy móc thiết bị dược thiết kế vận hành đơn giản và hiệu quả hơn, giảm việc phải ngừng sản xuất để thay thế, bảo dưỡng dây chuyền do bị ăn mòn. Đặc biệt là tính cơ động trong việc sử dụng luôn nguồn nguyên liệu chính là bột đá do chính Nhà máy sản xuất ra. Bột đá sau khi được xử lý qua dây chuyền Sản xuất sẽ được đưa qua hệ thống lò sấy. Sản phấm sẽ được kiểm tra về mặt ngoại quan và chất lượng theo TCVN 8050:2009. Sau khi đã đáp ứng đủ yêu cầu thì sẽ được đóng gói và bảo quản theo quy trình chất lượng của Nhà máy nhằm đưa ra những sản phẩm tốt nhất cho thị trường. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm Giai đoạn xây dựng dự án Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực. Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như mũ, khẩu trang, quần áo, giày tại tại những công đoạn cần thiết. Chủ đầu tư đề nghị đơn vị chủ thầu và công nhân nhà máy thực hiện các yêu cầu sau: Công nhân sẽ ở tập trung bên ngoài nhà máy. Đảm bảo đ
Tài liệu liên quan