Trước áp lực gia tăng nhanh chóng của số người nhập cư vào các thành phố lớn như Thành phố
Hồ Chí Minh (TP.HCM), nhà chính thức hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở cũng như giá cả
không phù hợp với khả năng chi trả của những người lao động nghèo, do đó nhà phi chính thức trở
thành phương án lựa chọn tối ưu cho bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp. Nhà phi chính thức
đáp ứng tốt các tiêu chí ưu tiên chọn nhà mà nhà chính thức không thể đáp ứng, đặc biệt là những
tiêu chí ưu tiên của người thu nhập thấp, đây chính là nguyên nhân tại sao ngày càng nhiều người
đặc biệt là người thu nhập thấp tìm đến với nhà phi chính thức. Đảm bảo an toàn sở hữu và nâng
cấp tại chỗ được xem là giải pháp phù hợp nhất cho trường hợp nhà phi chính thức vì nó mang lại
lợi ích tốt nhất cho các bên liên quan, giải quyết được vấn đề nhà ở của xã hội.
Từ khóa: nhà phi chính thức, xã Vĩnh Lộc A, phát triển đô thị, nơi ở cho người thu nhập thấp
11 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà phi chính thức – lựa chọn của những người thu nhập thấp trường hợp xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
tế, di dân và quy hoạch đô thị. Một lượng lớn
dân cư đổ về các thành phố lớn làm cho nhu cầu
nhà ở tăng lên nhanh chóng, đi kèm với nó là
nhu cầu về các dịch vụ công cộng và các cơ sở
hạ tầng cơ bản.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, nhà phi chính thức đang là một
vấn đề nổi lên tại các thành phố lớn ở các nước
đang phát triển, đây là hệ quả của quá trình đô
thị hóa nhanh chóng, chuyển dịch cơ cấu kinh
NHÀ PHI CHÍNH THỨC – LỰA CHỌN CỦA NHỮNG NGƯỜI
THU NHẬP THẤP TRƯỜNG HỢP XÃ VĨNH LỘC A,
HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ILLEGAL HOUSING – PREFERABLE SOLUTION FOR LOW-
INCOME GROUPS THE CASE OF VINH LOC A COMMUNE,
BINH CHANH DISTRICT, HO CHI MINH CITY
Phan Ngọc Yến Xuân1
Ngày nhận: 14/8/2018 Ngày nhận bản sửa: 28/8/2018 Ngày đăng: 5/10/2018
Tóm tắt
Trước áp lực gia tăng nhanh chóng của số người nhập cư vào các thành phố lớn như Thành phố
Hồ Chí Minh (TP.HCM), nhà chính thức hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở cũng như giá cả
không phù hợp với khả năng chi trả của những người lao động nghèo, do đó nhà phi chính thức trở
thành phương án lựa chọn tối ưu cho bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp. Nhà phi chính thức
đáp ứng tốt các tiêu chí ưu tiên chọn nhà mà nhà chính thức không thể đáp ứng, đặc biệt là những
tiêu chí ưu tiên của người thu nhập thấp, đây chính là nguyên nhân tại sao ngày càng nhiều người
đặc biệt là người thu nhập thấp tìm đến với nhà phi chính thức. Đảm bảo an toàn sở hữu và nâng
cấp tại chỗ được xem là giải pháp phù hợp nhất cho trường hợp nhà phi chính thức vì nó mang lại
lợi ích tốt nhất cho các bên liên quan, giải quyết được vấn đề nhà ở của xã hội.
Từ khóa: nhà phi chính thức, xã Vĩnh Lộc A, phát triển đô thị, nơi ở cho người thu nhập thấp.
Abstract
Due to the significantly growing pressure of migration into big cities like Ho Chi Minh City, legal
housing becomes unaffordable and therefore fails to satisfy the demand of people with low income.
Consequently, houses without building permit have been considered as a more preferable solution.
This type of housing meets almost all of the requirements of low-income groups, which are not
fulfilled by legal houses. Assuring the ownership and renovating can be the most sensible choices
in this specific situation since they bring the best benefits to the relating parties and solve the
accommodation problem in those cities with high population density in Vietnam.
Key words: illegal house, Vinh Loc A Commune, growth of cities, housing problem, accomodation
for low-income people.
__________________________________________
1 Khoa Cơ bản, Trường Đại học Tài Chính - Marketing
41
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
và TP.HCM nói chung[1]. Người dân ở đây ý
thức rất rõ việc làm trên là trái pháp luật tuy
nhiên họ vẫn cố tình vi phạm và số lượng ngày
càng tăng, trở nên hết sức phổ biến ở khu vực
này. Vậy động cơ nào thôi thúc họ quyết định
lựa chọn nhà phi chính thức mặc dù lường trước
được rủi ro? Những giải pháp nào là phù hợp
để giải quyết vấn đề nhà ở phi chính thức hiện
nay? Bài viết này sẽ làm rõ sự phù hợp của nhà
phi chính thức đối với người thu nhập thấp từ
đó giải thích nguyên nhân vì sao nhà phi chính
thức trở nên phổ biến hiện nay, sau đó đưa ra
một số gợi ý giải pháp.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Định nghĩa, vai trò, đặc điểm của nhà
phi chính thức:
Định nghĩa:
Theo định nghĩa của Boothroyd và Pham
Xuan Nam (2000), nhà phi chính thức bao gồm
nhà ở bất hợp pháp, nhà chiếm dụng bất hợp
pháp, nhà ở không đúng quy định và nhà ổ chuột.
Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD), nhà ở phi chính thức
là: (1) Nhà ở được xây dựng trên phần đất chưa
đủ cơ sở pháp lý để xây dựng nhà hoặc phần đất
bị chiếm giữ bất hợp pháp; (2) Nhà ở không phù
hợp với những quy định và quy hoạch xây dựng
hiện hành (nhà ở trái phép).
Theo Ahsan (2010), nhà ở phi chính thức là
nhà ở bất hợp pháp bao gồm xây trái phép hoặc
lấn chiếm các khu vực đất công, thường là nhà
ở tạm bợ, chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ
kém. Nhà ở chính thức là nhà có giấy phép xây
dựng và thỏa mãn các tiêu chuẩn xây dựng theo
quy hoạch của chính quyền.
1
tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=43cc31f0-
7871-4326-83d2-11fceebc16ea&ID=1685&Web
=914d7bf3-7db3-45a9-8171-246d27cf1f24
TP.HCM không tránh khỏi tình trạng tương
tự, cùng với sự gia tăng đầu tư các khu công
nghiệp, lượng người nhập cư đổ về ngày càng
đông, chủ yếu tập trung ở các khu vực vùng ven,
ngoại thành làm phát sinh nhu cầu nhà ở rất cao
ở các khu vực này. Dù quỹ đất đô thị có tăng
lên nhưng diện tích bình quân đầu người vẫn
không tăng do sự gia tăng nhà ở không theo kịp
mức tăng dân số và nhu cầu cao về nhà ở, thiếu
nhà vẫn là vấn đề thời sự bức thiết ở TP.HCM
(Ngân hàng Thế giới, 2015).
Theo Ngân hàng Thế giới (2015) số lượng
các hộ gia đình thành thị ở TP.HCM tăng trung
bình hằng năm 64.000 hộ tương đương 17%.
Trong tổng số người nghèo ở đô thị, người nhập
cư nghèo chiếm một bộ phận đáng kể, khoảng
20% số người nhập cư không có sổ hộ khẩu là
những người dễ bị tổn thương, phân biệt đối xử
hoặc rơi ra ngoài lề do không được thừa nhận
là thành viên chính thức của cộng đồng, nhiều
chính sách quản lý đô thị dễ tác động tiêu cực
đến nguồn mưu sinh của họ (Ngân hàng Thế
giới, 2014). Đối với người nghèo, nhà ở là
vấn đề cấp bách nhất ở các thành phố lớn như
TP.HCM, đất đai trở thành một hàng hóa có giá
trị đến mức chỉ một tỷ lệ nhỏ dân cư mới đủ
lực mua, người nghèo buộc phải định cư trên
những khu đất công còn bỏ trống, khi bị giải
tỏa họ di dời và rồi lại lấn chiếm đất ở chỗ khác
(Đặng Nguyên Anh, 2004). Giá nhà đã vượt xa
khả năng kinh tế của người nghèo, theo Công
ty Bất động sản CB Richard Ellis (CBRE Việt
Nam, 2011) trong vòng 20 năm giá bất động
sản của Việt Nam tăng 100 lần, gấp 25 lần thu
nhập bình quân đầu người.
Xã Vĩnh Lộc A được xem là xã điển hình
cho tình trạng nhà phi chính thức, chiếm 45%
số vụ vi phạm của huyện Bình Chánh, 27% của
TP.HCM, đây là điểm nóng của tình trạng xây
dựng trái phép ở huyện Bình Chánh nói riêng
42
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
tập trung vào lĩnh vực nhà phi chính thức, kết
quả là nhà ở không chính thức đã phát triển
mà không có sự can thiệp đáng kể nào từ phía
Chính phủ, không có nhiều thông tin công bố để
theo dõi xu hướng phát triển hay kinh nghiệm
quản lý đối với khu vực này, một số trường hợp
các vi phạm được bỏ qua bằng một khoản phí,
đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình
trạng nhà phi chính thức tràn lan ở các đô thị
lớn như TP.HCM (Ngân hàng Thế giới, 2015).
Mức độ thỏa mãn của người dân ở khu vực
phi chính thức sau khi được Chính phủ can thiệp
một cách vừa phải tương đương với những nơi
được quy hoạch chính thức (Huỳnh Thế Du &
Richard, 2015).
2.2. Các tiêu chí ưu tiên khi lựa chon nhà
của người thu nhập thấp
Trong bài phân tích này tác giả sử dụng
khung phân tích là 4 tiêu chí ưu tiên lựa chọn
nhà của người Việt Nam do Ngân hàng Thế giới
(2015) tổng hợp trong đó kết hợp với các đặc
điểm lựa chọn nhà của người thu nhập thấp của
Tổ chức Hỗ trợ gia cư – UN – Habitat (2005).
Lý do lựa chọn sử dụng các tiêu chí của hai tổ
chức này là vì đây là các tổ chức có uy tín và có
rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về lĩnh
vực nhà ở đặc biệt là nhà ở cho người thu nhập
thấp ở Việt Nam và các quốc gia có đặc điểm
tương tự Việt Nam.
4 tiêu chí ưu tiên khi lựa chọn nhà của hộ
gia đình Việt Nam theo Ngân hàng Thế giới
(2015):
Ưu tiên 1: Khả năng chi trả, cho biết một
người hoặc một hộ gia đình có thể trả bao
nhiêu tiền cho nhà ở. Nhà ở tự xây là cách linh
hoạt nhất để giải quyết vấn đề về khả năng chi
trả cho hộ gia đình, có thể bắt đầu với căn nhà
cốt lõi cơ bản nhất và nâng cấp chất lượng dần
dần, mở rộng diện tích tương ứng với khả năng
tiết kiệm và thu nhập cũng như nhu cầu ở theo
thời gian.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả
sử dụng định nghĩa của OECD để giải thích cho
thuật ngữ nhà ở phi chính thức.
Vai trò, đặc điểm của nhà phi chính thức
trong thị trường nhà ở tại TP.HCM: Nhà ở phi
chính thức là một lựa chọn phù hợp với những
người thu nhập thấp tại TP.HCM góp phần giải
quyết vấn đề nhà ở cho người dân.
Đô thị hóa và làn sóng di cư đang diễn ra rất
nhanh ở TP.HCM, nhà ở trở thành một vấn đề
nan giải. 60% dân số thuộc 3 nhóm ngũ vị phân
có thu nhập cao nhất (Quận 3, Quận 4, Quận 5)
mới có khả năng tiết kiệm mua nhà chính thức,
40% dân số còn lại (Quận 1, Quận 2) gần như
không có khả năng tiết kiệm để mua nhà và họ
cũng không thuộc đối tượng được ngân hàng
chấp nhận cho vay vì thu nhập quá thấp không
có khả năng chi trả hoặc đa phần họ là những
lao động tự do không có hồ sơ thu nhập. Đối với
những người nghèo ở thành thị, nhà ở tự xây và
nâng cấp dần gần như là lựa chọn hợp lý duy
nhất (Ngân hàng Thế giới, 2015).
Nhà ở tự xây chiếm khoảng 75% tổng số
nhà ở Việt Nam, phát triển nhanh nhất ở vùng
rìa các thành phố lớn phục vụ tốt cho nhu cầu
nhà ở của người thu nhập thấp và lao động nhập
cư, phần lớn nhà ở tự xây là phi chính thức do
thiếu giấy tờ pháp lý hợp pháp (Ngân hàng Thế
giới, 2015).
Những người thu nhập thấp chấp nhận những
rủi ro, bất ổn và điều kiện tự nhiên không thuận
lợi gắn liền với nhà phi chính thức vì họ không
có nhiều lựa chọn. Nhà phi chính thức có giá rẻ
và sẵn có, giao dịch nhanh gọn nhẹ, không quan
liêu rắc rối như thị trường chính thức. Người ta
hy vọng rằng theo thời gian đất đai sẽ được điều
chỉnh, môi trường được cải thiện hơn cùng với
sự công nhận về pháp lý (UN–Habitat, 2005).
Hiện nay các chính sách của Chính phủ tập
trung nhiều vào thị trường nhà chính thức, ít
43
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
Thứ hai, không gian làm việc: Đối với người
nghèo, nhà ở không chỉ là không gian sống mà
còn là nơi diễn ra các hoạt động mang lại thu
nhập bao gồm may quần áo, sản xuất thủ công,
nấu ăn để bán tại các quầy thực phẩm ở chợ,
hay xe chở hàng rong, cửa hàng sửa chữa, sản
xuất nhỏ, cửa hàng bán đồ gia dụng, cửa hàng
chăm sóc sắc đẹp, giặt là, làm bánh, nhà hàng,
quán rượu và phòng cho thuê. Nhà có tầng trệt
luôn đem đến sự linh hoạt lớn cho việc kết hợp
giữa các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và kiếm
tiền. Đây là lý do vì sao căn hộ tại các nhà cao
tầng thường làm mất cơ hội kiếm tiền của người
nghèo do thiếu không gian cho các hoạt động
nêu trên.
Thứ ba, các hệ thống hỗ trợ cộng đồng:
Những hộ gia đình ở các khu ổ chuột sống dựa
vào mạng lưới bạn bè và hàng xóm trong sự
đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau không chỉ trong
những trường hợp khẩn cấp. Những hệ thống
hỗ trợ dựa trên cộng đồng và mạng lưới phức
hợp các mối quan hệ cộng đồng này mang lại sự
tiếp cận không chính thức tới nguồn điện, người
trông trẻ, giúp tìm việc làm, thông tin và nguồn
tín dụng trong những trường hợp khẩn cấp và
giúp sửa chữa bất kỳ thứ gì hỏng hóc. Dễ hiểu
tại sao người nghèo không thể tồn tại khi bị cô
lập trong các căn hộ tại các tòa nhà chọc trời
ven thành phố và họ phải quay lại chỗ cũ.
Thứ tư, chi phí: Các chuyên gia tài chính
nhà ở giả định mức chi trả khoảng 25 – 30%
trên tổng thu nhập hàng tháng cho nhà ở là
chấp nhận được đối với một hộ gia đình. Tuy
nhiên, đây là mức thích hợp với hộ gia đình
có thu nhập trung bình và không áp dụng đối
với các hộ nghèo. Các hộ nghèo dành phần lớn
thu nhập cho các khoản chi thiết yếu như thực
phẩm, chăm sóc sức khỏe, đi lại và trong trường
hợp khẩn cấp. Ngay cả nhà cho thuê giá rẻ cũng
thường đòi hỏi một khoản đặt cọc đáng kể vượt
Ưu tiên 2: Khả năng tiếp cận, điều này rất
quan trọng trong việc tạo thêm thu nhập do đó
ảnh hưởng ngay đến phúc lợi xã hội của gia
đình và khả năng thanh toán nhà. Ưu tiên về
vị trí này bao gồm tính kết nối của gia đình
với các công việc ở gần đó cũng như cơ hội
kinh doanh thành công tại nhà. Các yếu tố quan
trọng với tính kết nối là khoảng cách đến các
quận thương mại và việc làm, tiếp cận với giao
thông công cộng và nhà mặt phố để có các cơ
hội kinh doanh.
Ưu tiên 3: An ninh, liên quan đến mức độ
an toàn của hộ gia đình đối với các vấn đề trộm
cắp hay các loại hình tội phạm khác.
Ưu tiên 4: Phù hợp để sinh sống, là khả
năng tiếp cận đến các tiện nghi xã hội như giáo
dục (trường học, nhà trẻ), các cơ sở y tế (bệnh
viện, phòng khám) và các cơ sở văn hóa xã hội
(công viên, khu vui chơi giải trí).
Các tiêu chí chọn nhà của người thu nhập
thấp theo UN – Habitat (2015): có sự khác
nhau giữa thứ tự ưu tiên của các tiêu chí chọn
nhà giữa người nghèo và người giàu. Người
giàu chú ý nhiều hơn đến địa vị, sự thoải mái,
thiết kế, tiện lợi, giá trị tiềm năng khi bán lại.
Còn người nghèo quan tâm nhiều đến các tiêu
chí sau:
Thứ nhất, vị trí: Nhà ở gần với việc làm
và cơ hội kiếm sống là yếu tố chủ chốt khi
người nghèo lựa chọn nơi sinh sống. Sống ở
gần các khu chợ, nhà máy, khu buôn bán, bến
trung chuyển và địa điểm xây dựng đồng nghĩa
với thu nhập cao hơn, nhiều cơ hội kiếm sống
hơn và chi phí đi lại thấp hơn. Nhiều chương
trình nhà ở thất bại trong việc thu hút và níu
giữ người nghèo vì chúng được xây dựng quá
xa trung tâm thành phố, các khu công nghiệp,
trường học, bệnh viện chuyên khoa và các dịch
vụ xã hội. Đó là lý do tại sao những khu ổ chuột
trong lòng thành phố được ưa chuộng hơn bất
chấp đông đúc hay bất ổn thế nào.
44
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
sát được 12 hộ gia đình đang ở trong những căn
nhà phi chính thức của mình, có người thì mua
nhà đã xây sẵn, có người thì mua đất và tự xây
dựng dần.
Bên cạnh đó tác giả tiến hành phỏng vấn sâu
5 chủ thầu xây dựng và 6 cò đất, vẫn là nguyên
tắc phỏng vấn đến khi nào không còn tìm được
thông tin gì mới nữa thì dừng lại. Trong nguồn
lực của mình, tác giả chỉ có thể tiếp cận và phỏng
vấn sâu 2 cán bộ quản lý tại khu vực xã Vĩnh Lộc
A về các vấn đề liên quan đến nhà ở phi chính
thức, thông tin cá nhân của những người được
phỏng vấn sâu được yêu cầu giữ kín.
4. Thực trạng nhà phi chính thức tại xã
Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh
Xã Vĩnh Lộc A nằm gần 2 khu công nghiệp
lớn đó là khu công nghiệp Vĩnh Lộc và khu
công nghiệp Tân Bình nơi thu hút rất nhiều lao
động, tuy nhiên các khu công nghiệp này lại
không có chỗ ở cho công nhân từ đó phát sinh
nhu cầu nhà ở rất lớn ở khu vực vùng ven như
xã Vĩnh Lộc A. Công nhân, những người lao
động nhập cư phần lớn thuộc 2 nhóm thu nhập
thấp nhất nên nhà phi chính thức là lựa chọn
phổ biến của họ. Phần lớn nhà phi chính thức ở
Vĩnh Lộc A đều là nhà tự xây và nâng cấp dần
qua rất nhiều lần.
Hình 1. Tình trạng căn nhà phi chính thức
từ lúc mới mua đến nay
Nguồn: Tác giả khảo sát
Những hộ sống trong những căn nhà phi
chính thức đó được công nhận và sinh hoạt
ngoài khả năng của người nghèo. Hộ gia đình
càng nghèo càng ít khả năng chi trả cho nhà ở
và trích phần trăm từ thu nhập hàng tháng của
họ. Đó là lý do tại sao các lều lán được dựng
lên và hoàn thiện dần tại các khu ổ chuột mới là
kiểu nhà ở phù hợp hơn cả đối với các hộ nghèo
– ngôi nhà cho phép họ từng bước gây dựng nền
tảng kinh tế.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp phân tích tình huống. Thông
tin sử dụng gồm thông tin thứ cấp được thu
thập từ số liệu thống kê của Ủy Ban Nhân Dân
(UBND) xã Vĩnh Lộc A, các trang báo có uy
tín, trang web của UBND huyện Bình Chánh
và các cơ quan có liên quan, các văn bản pháp
luật liên quan. Thông tin sơ cấp thu thập thông
qua khảo sát, phỏng vấn sâu những đối tượng
liên quan.
Khảo sát bằng bảng câu hỏi 120 hộ dân
đang sinh sống ở những căn nhà phi chính thức
trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A. Xã Vĩnh Lộc A bao
gồm 6 ấp (ấp 1, 2, 3, 4, 5, 6), mỗi ấp khảo sát 20
hộ gia đình, phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Cách thức khảo sát: mỗi ấp xác định 4 – 5
khu vực, mỗi khu vực khảo sát 4 – 5 hộ gia
đình, tác giả đến từng nhà trò chuyện vào hỏi
những thông tin ban đầu, nếu xác định đây đúng
là hộ gia đình sống trong căn nhà phi chính thức
của mình sẽ bắt đầu khảo sát, những trường hợp
không phải như: đang ở thuê, ở nhờ nhà người
thân, nhà đã có giấy tờ hợp pháp sẽ không
khảo sát. Quá trình khảo sát tiến hành đến khi
nào đủ số lượng phiếu khảo sát hợp lệ là 120 thì
dừng lại.
Trong mỗi khu vực đến khảo sát sẽ chọn một
hộ gia đình để phỏng vấn sâu, quá trình phỏng
vấn sâu được thực hiện đến khi nào cảm thấy
câu trả lời của các hộ gia đình không còn cung
cấp thông tin gì mới nữa, kết quả tác giả khảo
45
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
Hình 3. Mức độ quan tâm đến nhà ở xã hội
của người dân sống ở nhà phi chính thức
xã Vĩnh Lộc A
Nguồn: Tác giả khảo sát
5. Sự phù hợp của nhà phi chính thức đối
với những người thu nhập thấp
5.1. Tiêu chí 1 – Khả năng chi trả: Nhà
phi chính thức đáp ứng tốt nhất tiêu chí “phù
hợp với khả năng chi trả” của những người thu
nhập thấp.
Tính đến thời điểm 01/2018, chi phí để có
được một căn nhà phi chính thức là 600 triệu/
căn (diện tích đất 50m2, 1 gác giả, vách bằng
tôn, tường xây 2m, sàn nhà lót gạch, thiết bị vệ
sinh tối thiểu, nhà trong hẻm trải đá ngang 3m),
tương đương 6 triệu/m2 sàn, trong khi đó giá nhà
ở xã hội theo Ngân hàng Thế giới (2015) từ 12-
14 triệu/m2 sàn, điều này cho thấy giá nhà phi
chính thức thấp hơn rất nhiều so với nhà chính
thức. Cộng thêm nhà phi chính thức là những
nhà tự xây dựng dần dần nên rất linh hoạt và
phù hợp khả năng tiết kiệm tích lũy hoặc vay
mượn của người thu nhập thấp.
Hình 4. Nguồn tài chính dùng để mua nhà
của hộ gia đình ở nhà phi chính thức
xã Vĩnh Lộc A
Nguồn: Tác giả khảo sát
cộng đồng như những người dân chính thức, họ
được cấp giấp tạm trú, trên giấy này mục địa chỉ
được ghi là “nhà không số” lý do “nhà chưa hợp
pháp”, được sinh hoạt tổ dân phố, được cấp giấy
chứng nhận gia đình văn hóa, vẫn phải đóng
góp các khoản thu của ấp, xã Nhìn chung,
họ được chính quyền địa phương và người dân
công nhận và hầu như có đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ như một người sinh sống chính thức.
Những căn nhà phi chính thức diện tích
trung bình khoảng 45-70 m2 đất và thường có
gác, diện tích này phù hợp với những hộ gia
đình từ 3-5 người. Đa phần người dân mới đến
sinh sống ở đây không lâu, chủ yếu là những
người lao động nhập cư nghèo làm việc ở gần
khu vực này hoặc có người thân bạn bè đang
sinh sống ở đây giới thiệu họ tiếp cận với nhà
phi chính thức.
Hình 2. Thời gian sinh sống và
phương pháp tiếp cận nhà phi chính thức
của người dân
Nguồn: Tác giả khảo sát
Phần lớn người dân đều biết đến chính sách
nhà ở xã hội nhưng không mấy quan tâm. Lý do
được người dân đưa ra là họ không đủ điều kiện
để mua nhà ở xã hội vì không đủ tiền để đặt
cọc ban đầu, không đủ điều kiện vay ngân hàng
do không chứng minh được thu nhập, không tài
sản thế chấp, không thuộc diện vay ưu đãi, sợ
gánh nặng trả nợ, không thích nhà chung cư.
Ngoài ra còn những lý do khác như số lượng
nhà ở còn quá ít so với nhu cầu, thiếu thông tin
đến người dân, không phù hợp với đối tượng
thu nhập phi chính thức.
46
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 47, 10/2018
Theo kết quả khảo sát, đa phần người dân
làm việc gần khu vực mình sống và đây là tiêu
chí quan trọng trong chọn nhà với mức điểm là
4,17/5, kết quả này thống nhất với nghiên cứu
của ALMEC Corporation (2004) người dân có
xu hướng ở gần nơi mình làm việc, học tập,
khoảng cách trung bình khoảng 5-7 km, đồng
thời cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM (2014)
về chiều dài trung bình của các chuyến đi là
4,7 km.
Theo đánh giá chung của người dân, việc đi
đến chỗ