Nhận diện những hạn chế của lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn từ tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Tóm tắt: sau hơn ba thập kỷ thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, với sự nỗ lực và sáng tạo của cả hệ thống chính trị cũng như hàng triệu nông dân trên khắp cả nước, nông nghiệp của nước ta đã có sự phát triển mạnh cả về quy mô, năng suất và cơ cấu. Nhiều nông sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho quá trình tích luỹ ban đầu của đất nước. Tuy nhiên, trước những tác động mới của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), nền nông nghiệp Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế. Bài viết tập trung làm rõ hơn một số hạn chế của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay và đề xuất một số kiến nghị góp phần tạo động lực mới thúc đẩy phát triển nông nghiệp Việt Nam trước bối cảnh tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).

pdf12 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận diện những hạn chế của lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn từ tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN DIỆN NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY NHÌN TỪ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa Viện Kinh tế chính trị học Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt: sau hơn ba thập kỷ thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, với sự nỗ lực và sáng tạo của cả hệ thống chính trị cũng như hàng triệu nông dân trên khắp cả nước, nông nghiệp của nước ta đã có sự phát triển mạnh cả về quy mô, năng suất và cơ cấu. Nhiều nông sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho quá trình tích luỹ ban đầu của đất nước. Tuy nhiên, trước những tác động mới của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), nền nông nghiệp Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế. Bài viết tập trung làm rõ hơn một số hạn chế của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay và đề xuất một số kiến nghị góp phần tạo động lực mới thúc đẩy phát triển nông nghiệp Việt Nam trước bối cảnh tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Từ khóa: hạn chế của nông nghiệp,ViệtNam 1. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới lĩnh vực nông nghiệp Với tư cách là kết quả của tiến trình phát triển văn minh loài người, cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động cả tích cực cũng như tác động tiêu cực đối với các nền nông nghiệp còn kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Thứ nhất, những tác động tích cực mang tính thời cơ: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm cho khả năng tiếp cận thông tin thị trường của nông sản ngày càng kịp thời hơn. Trong lĩnh vực nông nghiệp thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc xác định nuôi trồng một số "cây và con" để tham gia thị trường quốc tế sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi biết ở những nơi khác ai cũng nuôi trồng những cây và con này, sản lượng các nơi đó có thể là bao nhiêu, nhu cầu thị trường ra sao. Cần thu thập dữ liệu về những điều này và từ đó tính toán để có những dự báo và quyết định xác đáng. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo tiền đề cho sự hình thành nền nông nghiệp thông minh Nông nghiệp thông minh cũng nằm ở việc chuyển dịch một phần diện tích các cây trồng vật nuôi tạo sản phẩm có giá trị thấp sang các cây trồng, vật nuôi khác có giá trị cao. Việc dịch chuyển ở đâu, chuyển bao nhiêu, giá trị cao hơn bao nhiêu đều cần và có thể tính toán được nhờ khoa học dữ liệu. Với việc sử dụng công nghệ số có thể tạo ra những phương thức tổ chức sản xuất thông minh đáp ứng trực tiếp vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, vật nuôi. Từ đây từng bước ta có thể tiến đến nông nghiệp chính xác cho nhiều cây trồng vật nuôi. Sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng, nó sẽ tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp. Những phát minh mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể làm tăng khả năng thích ứng của nông dân trước những thay đổi, bằng cách tăng khả năng tiếp cận thông tin thời tiết và thị trường, các công nghệ kỹ thuật số có thể giúp nông dân đưa ra quyết định sáng suốt hơn về thời gian và cây trồng nào, cũng như thời gian và nơi bán cây trồng. Hơn nữa, công nghệ thông tin phát triển sẽ cắt giảm thời gian và chi phí vận chuyển trong quá trình phán hợp đồng, đánh giá mùa màng và thu hồi các khoản vay thanh toán Kết nối giữa người sản xuất, người vận chuyển và người tiêu dùng dễ dàng hơn. Với công nghệ mới có thể giúp bón phân đúng thời điểm, lượng cần thiết vừa đủ cho cây, tiết kiệm chi phí được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Thứ hai, những tác động mang tính thách thức Thách thức liên quan đến tận dụng các cơ hội mà Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại để thúc đẩy phát triển nông nghiệp có thể được nêu ra như: khả năng ứng dụng, hấp thụ các công nghệ của nền nông nghiệp không phải là vấn đề đơn giản; sự bất bình đẳng sẽ gia tăng tạo áp lực về xã hội do nhiều người nông dân có trình độ và năng lực còn hạn chế nên khó được hưởng lợi, thậm chí còn phải đối mặt với sự giảm giá của các sản phẩm mà họ làm ra do phải cạnh tranh với các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với sự chi phối của các tập đoàn xuyên quốc gia làm cho khả năng mở rộng thị trường nông sản ra thế giới của các nước kém phát triển không nhiều thuận lợi. Không những thế, với sự chi phối bởi các chủ thể chuỗi có sức mạnh, nguy cơ các chủ thể sản xuất trong nước mất ngay thị trường nội địa ngày càng cao. 2. Những hạn chế của nông nghiệp Việt Nam hiện nay Một là, tư duy, tầm nhìn thể hiệnở khâu quy hoạch, tổ chức phát triển nông nghiệp trong điều kiện mới của nhiều cấp địa phương ở nước ta đang thực hiện chưa phù hợp quy luật thị trường. Nghĩa là, các cơ quan quản lýít khi xuất phát từ yêu cầu của thị trường làm căn cứ để xây dựng, ban hành cơ chế, quy hoạch và tổ chức thực hiện phát triển nông nghiệp. Nhiều quy hoạch, đềán xuất phát từ mong muốn chủ quan, nặng về sản lượng, ít chú trọng năng suất, chiều sâu, chất lượng nông sản. Tình hình làm cho nền nông nghiệp ở nước ta hướng mạnh theo quy mô, sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp, hiệu quả kinh tế không cao, năng lực cạnh tranh của nông sản rất thấp so với các quốc gia trong khu vực. Đây đang là vấn đề có tác động vừa trực tiếp, vừa lâu dài đến sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta. Ở cấp địa phương, có nơi chú trọngđẩy nhanh quy mô cây trồng, vật nuôi, nâng sản lượng, gia tăng số lượng, có nơi lại thiếu quản lý định hướng. Nhiều đề án, dự án, quy hoạch phát triển còn nặng tư duy và cách làm cũ. Thậm chí, có lúc, có nơi chạy theo thành tích, không chú ý thoả đáng tới chất lượng, hiệu quả và thị trường. Thành thử, sản phẩm sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ; chất lượng sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm cao; năng lực cạnh tranh kém gây thiệt hại lợi ích rất lớn và lãng phí nguồn lực của nông dân nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hai là, tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, manh mún, chưa có liên kết lợiích bền vững giữa các chủ thể tham gia sản xuất, tiêu thụ; chưa hình thành chuỗi giá trị và khả năng tham gia chuỗi giá trị nông sản kém; lãng phí tài nguyên; tuỳ tiện lạm dụng hóa học hóa nghiêm trọng, kể cả chất độc hại trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản vì lợi ích ngắn hạn, trước mắt; không chú ý thỏa đáng tới sức khỏe của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng; quản lý tiêu chuẩn chất lượng nông sản đặc biệt yếu kém. Nền nông nghiệp của nước ta đang có biểu hiện phát triển ngược so với xu thế chung của thế giới hiện nay là sản xuất tập trung, chất lượng cao, tăng cường liên kết, gắn bó lợi ích giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị; tiết kiệm tài nguyên; hữu cơ hóa, sạch hóa để đảm bảo sức khỏe của con người. Xét về phân bố và quy mô đơn vị sản xuất, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay cả nước có 10 triệu hộ nông dân, với 70 triệu mảnh đất nông nghiệp lớn nhỏ. Diện tích bình quân hộ nông nghiệp chỉ đạt xấp xỉ 0,46 ha, trung bình được chi thành 2,83 mảnh. Trong số đất nông nghiệp đã chuyển nhượng thì 29% thực hiện trước 1994, 41% trong giai đoạn 1994 - 2003, 30% trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay. Thực tế này đang tạo ra lực cản đối với khả năng đổi mới mô hình tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Về cách thức tổ chức sản xuất, hiện tượng mạnh ai nấy làm là phổ biến, nông dân tự lo cả đầu vào lẫn tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp, giữa nông dân với hợp tác xã thiếu liên kết bền vững về tổ chức thực hiện sản xuất, tiêu thụ do chưa có cơ sở lợi ích chung. Nông dân rất thiếu thông tin thị trường, thiếu thông tin về phẩm cấp, chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm. Đa số hộ nông dân sản xuất theo kinh nghiệm, sản xuất theo cách thức truyền thống dẫn tới việc sử dụng rất lãng phí tài nguyên nước, tài nguyên đất, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp. Mặt khác, do buông lỏng quản lý dẫn tới việc người sản xuất sử dụng tuỳ tiện phân bón hóa học, lạm dụng nghiêm trọng thuốc trừ sâu, chất kích thích, chấtđộc trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản. Nhiều chủ thể chạy theo lợi ích ngắn hạn, gây phương hại nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của nông sản ViệtNam. Việc sản xuất, tiêu thụ, sử dụng sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu bệnh, chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng, vật nuôi lại bị thả lỏng và lạm dụng quá mức trở thành phổ biến. Tình hình đang gây ra tâm lý đặc biệt hoang mang, thiếu niềm tin vào sản phẩm trong nước của người tiêu dùng. Gây ra một mâu thuẫn gay gắt là, sản lượng thì lớn, nhu cầu tiêu thụ trong nước lớn, trong khi người tiêu dùng vẫn phải sử dụng sản phẩm trái cây, thực phẩm từ nước ngoài. Xét riêng lĩnh vực trái cây, mỗi ngày Việt Nam chi ra khoảng 61 tỷ đồng cho nhập khẩu trái cây. Điều đáng lưu ý là khoảng 70% số đó là các trái cây trùng với các loại sản phẩm mà trong nước sản xuất được. Như vậy, bình quân, mỗi năm người Việt Nam phải chi tới tương đương 22.265 tỷ đồng để nhập khẩu trái cây, một con số hết sức lớn! Ba là, phương thức sản xuất nông nghiệp mang nặng tính mùa vụ, trình độ công nghệ, hệ thống kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp lạc hậu; chưa chủ động về cơ cấu giống và công nghệ giống, công nghệ di truyền; thị trường tiêu thụ nông sản rất không ổn định, phụ thuộc mạnh vào một sốít thị trường; thị trường yếu tố đầu vào nhiều tiêu cực gây rủi ro rất cao cho cả sản xuất lẫn tiêu thụ; chiến lược và chính sách tổng thể, căn cơ về mặt hàng, ngành hàng, chuỗi giá trị không đi liền với nguồn lực tài chính hậu thuẫn, hoặc có nguồn lực nhưng sử dụng lãng phí nên chưa mang lại tác dụng thực tế. Do chưa chủ động được về công nghệ, đặc biệt là công nghệ giống, nên hầu hết việc sản xuất nông nghiệp của nước ta phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc tính mùa vụ của sản phẩm. Hơn nữa, nước ta chưa hình thành được một nền tảng công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến sâu nông sản. Vì vậy, trong các vụ thu hoạch, khi được mùa, áp lực tiêu thụ sản phẩm thô diễn ra gay gắt. Từ đó gây mất cân đối cung cầu cục bộ, ngắn hạn làm cho giá cả thường thấp, lợi ích của người nông dân không được cải thiện như mong muốn. Thêm vào đó, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm không được tổ chức một cách bài bản. Sự vận động của thị trường trong mùa vụ phụ thuộc nặng vào tư thương. Hiện tượng ép cấp, ép giá diễn ra thường xuyên. Về thị trường xuất khẩu nông sản, mặc dù trong thời gian vừa qua, kim ngạch nông sản có xu hướng tăng nhưng dư địa xuất khẩu nông sản ViệtNam có nhiều biểu hiện thu hẹp dần. Kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả năm 2016 đạt 2,46 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2015. Xuất khẩu hàng rau quả bốn tháng đầu năm 2017 ước đạt 1 tỷUSD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, điều hạn chế là rau quả nông sản của nước ta lại phụ thuộc vào một số ít mặt hàng, thanh long chiếm 82% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Trong đó đáng lưu ý, thị trường Trung Quốc chiếm tới 91% lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thị trường thường kém ổn định. Sự phụ thuộc quá nặng nề vào một sản phẩm chính vào một thị trường như vậy sẽ hạn chế phát triển các sản phẩm khác và gây tác động xấu về dài hạn. Riêng đối với ngành hàng lúa gạo, suy giảm xuất khẩu đang khiến cho nền nông nghiệp trọng quy mô lúa như hiện nay gặp lo ngại. Gạo Việt Nam đang suy giảm tại các thị trường chính như Saudu Arabia, Trung Quốc, Nhật Bản, Bờ Biển Ngà, Philippin. Thị trường cao su tại Trung Quốc, Malaixia có xu hướng giảm. Mặc dù về sản lượng nông sản vẫn có khả năng gia tăng trong ngắn hạn, song cơ sở cho tăng năng suất theo chiều sâu, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cao và ổn định trong dài hạn cho nông sản và toàn nền nông nghiệp của Việt Nam là khá mờ nhạt nếu không có hệ thống kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp được đổi mới về chất. Nguyên do ở chỗ, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp của nước ta trên phạm vi cả nước chủ yếu được hình thành trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tư duy sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc, nền kinh tế khép kín. Do đó, việc phát huy công năng của chúng cho hướng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, chất lượng cao, ứng dụng công nghệ mới trước yêu cầu hiện nay là rất khó. Để thay đổi về chất hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp mới đòi hỏi nguồn lực rất lớn. Hơn nữa, hiện chúng ta chưa có một chiến lược toàn diện về ngành hàng, mặt hàng, về phát triển chuỗi giá trị nông sản nhằm tạo cơ sở huy động, hấp thu các nguồn lực ngoài ngân sách nên luôn phải đối diện với tình trạng thiếu nguồn lực tài chính đảm bảo khi tổ chức thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp. Bốn là, khả năng tiếp cận đất đai, tín dụng, năng lượng cho sản xuất của cả nông hộ và doanh nghiệp muốn ứng dụng công nghệ cao gặp nhiều rào cản về chính sách cũng như tâm lý từ phía người nông dân. Hiện nay, để có thể chủ động nguồn sản phẩm ổn định, chất lượng cao, sạch, an toàn đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường đòi hỏi việc tổ chức sản xuất phải đáp ứng quy mô đủ lớn, tạo thuận lợi cho ứng dụng công nghệ mới, hiện đại. Trong khi đó, do còn bất cập trong quy định về hạn điền, tâm lý không muốn rời bỏ quyền sử dụng đất của người dân mà việc tìm kiếm mặt bằng cho sản xuất lớn còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục rào cản này, mỗi địa phương có các cách làm khác nhau song chưa có cơ sở pháp lý vững chắc. Có địa phương thì chính quyền đứng ra trung gian giữa doanh nghiệp với nông dân, có địa phương để doanh nghiệp thực hiện thỏa thuận với từng hộ dân, nhiều nơi doanh nghiệp không thể tìm được mặt bằng sản xuất do nông dân không đồng thuận. Tất cả những hình thức đó cho thấy, rào cản về đất đai cũng đang là trở ngại lớn trong tiến trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo yêu cầu mới. Về tiếp cận tín dụng, mặc dù chính phủ có rất nhiều chính sách và biện pháp song việc tiếp cận tín dụng, nguồn vốn đối với hộ nông dân còn rất nhiều trở ngại. Nhiều loại tài sản đầu tư lớn (nhà kính chẳng hạn) nhưng không được chấp nhận thế chấp vay vốn cũng làm giảm khả năng vay vốn của hộ nông dân. Thêm vào đó, đất thuê của hộ nông dân cũng không phải là tài sản được công nhận để thế chấp vay vốn cũng là căn nguyên dẫn đến khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gặp khó. Bên cạnh rào cản về đất đai, về vốn, năng lượng cũng là vấn đề đối với việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hệ thống lưới điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu công nghệ mới rất thiếu ổn định, giá thành cao, góp phần tăng chi phí từ đó không khuyến khích các doanh nghiệp và nông dân mạnh dạn đầu tư. Năm là, tác động của biến đổi khí hậu diễn ra nhanh với cường độ mạnh, tác động sâu hơn so với khả năng thích ứng của cả ngành nông nghiệp; sự cạnh tranh chiến lược của nhiều quốc gia nông nghiệp mạnh đang gây áp lực thua ngay tại sân nhà đối với nền nông nghiệp trong nước. Trong thời gian ngắn gần đây, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây xâm nhập mặn, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với cường độ mạnh, tác động sâu, nhanh hơn do với khả năng thích ứng của người dân và doanh nghiệp. Tình hình này theo dự báo có xu hướng tiêu cực hơn từ đó đòi hỏi việc thích ứng và phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao sẽ phải tập trung chi phí cao hơn. Khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam vì thế, có xu hướng khó khăn hơn. Thêm vào đó, việc phát triển nông nghiệp chạy theo xu hướng quy mô thị trường xuất khẩu, không chú ý tới xây dựng thương hiệu và chất lượng thị trường đang khiến nhiều mặt hàng của Việt Nam không những bị cạnh tranh gay gắt, thay thế trên thị trường khu vực và quốc tế mà còn đứng trước thực tế thua ngay tại sân nhà. Đó không chỉ là các mặt hàng rau quả như nêu trên mà ngay kể cả mặt hàng gạo của Việt Nam cũng đang bị sản phẩm của Thái Lan, Campuchia cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước. Nếu không sớm có giải pháp, nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam sẽ không thể đứng vững được tại thị trường nội địa. Như vậy, trong các điểm nghẽn nêu trên, ngoài tác động khách quan của biến đổi khí hậu, hầu hết các vấn đề còn lại đều thuộc về năng lực điều hành, nhân tố chủ quan của các cấp, các ngành, các địa phương liên quan. 3. Một số kiến nghị góp phần thúcđẩy phát triển nông nghiệp Việt Nam trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 Thứ nhất, giải pháp về tư duy và phương hướng tạo động lực phát triển nông nghiệp trong bối cảnh mới. - Về tư duy, tầm nhìn Các cơ quan hoạch định chính sách tham mưu của Đảng, Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cần nhất quán đặt sự phát triển mới của nông nghiệp trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; cần xuất phát từ xu hướng phát triển mới của thị trường trong nước, quốc tế; từ yêu cầu phát triển mới của đất nước làm căn cứ, tiêu chí để thẩm định, phê duyệt, xác lập phương án, đề án, quy hoạch, phân bổ nguồn lực cho phát triển nông nghiệp Việt Nam; kiên định không phê duyệt, thực hiện những đề án, dự án nặng về sản lượng, không chú trọng thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, những dự án, đề án có nguy cơ gây hủy hoại môi trường sinh thái đe dọa tới tiền đồ phát triển dài hạn. Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp này là các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện liên quan đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp cần nhất quán thực hiện chuyển đổi từ tư duy phát triển nông nghiệp chạy theo quy mô, tập trung vào sản xuất, nặng về thành tích sang tư duy phát triển nông nghiệp định hướng thị trường; căn cứ vào yêu cầu thị trường để chỉ đạo quy hoạch, tổ chức sản xuất và tiêu thụ; chuyển từ tư duy thiên về sản lượng sang tư duy chú trọng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản. Đây là khâu đột phá của các giải pháp trong điều kiện nền nông nghiệp đang suy giảm động lực hiện nay ở nước ta. Giải pháp này vừa mang ý nghĩa trước mắt, đồng thời vừa có ý nghĩa căn cốt, lâu dài. Đối với hộ nông dân và doanh nghiệp, cần thực hiện tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh doanh nông nghiệp theo yêu cầu thị trường, lấy thị trường làm căn cứ để xác định mặt hàng, chất lượng, chủng loại, quy mô sản phẩm; thực hành mục tiêu lợi ích lâu dài; chuyển đổi sang phương thức sản xuất sạch, an toàn, vì sức khỏe của mình và của cộng đồng. - Về phương hướng tạo động lực phát triển Xác định phát triển nông nghiệp Việt Nam những năm tới cần nhấn mạnh giảm chi phí, tăng trưởng theo chiều sâu, chủ động đầu vào, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản ViệtNam. Muốn vậy cần coi trọng các nhóm động lực mới cơ bản gồm: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao định hướng thị trường; Sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp; Thúc đẩy liên kết lợi ích bền vững giữa các chủ thể kinh doanh nông nghiệp dựa trên nền tảng thể chế hoàn thiện, hướng mạnh liên kết theo chuỗi giá trị nông sản; Chú trọng thị trường, sức mua trong nước đi đôi với chủ động tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị trường quốc tế; Tháo gỡ các rào cản trong thể chế quan hệ sản xuất, trọng tâm là thể chế sử dụng đất nông nghiệp, thể chế huy động nguồn lực xã hội hóa. Để thực hiện được giải pháp đột phá về tư duy, phương hướng nêu trên, việc đẩy mạnh truyền bá, quyết tâm, thực hiện nhất quán lời nói và hành động của cán bộ, các ngành, các cấp chính quyền liên quan là rất quan trọng. Thứ hai, giải pháp về phương thức tổ chức phát triển nông nghiệp trong điều kiện mới Đối với chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, các cấp chính quyền địa phương - Chính phủ ban hành chiến lược và quy hoạch tổng thể, đ
Tài liệu liên quan