Nhân giống cây khoai môn (colocasia esculenta l.) An Giang bằng phương pháp nuôi cấy mô

Việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình vi nhân giống cây khoai môn (Colocasia esculenta L.) để cung cấp nguồn cây giống cho người dân An Giang là hết sức cần thiết. Kết quả cho thấ,y môi trường tốt nhất tái sinh chồi khoai môn là môi trường MS + 2 mg/l BA với khả năng tái sinh chồi 100% đạt 5,2 chồi sau 6 tuần nuôi cấy; môi trường thích hợp cho giai đoạn nhân nhanh chồi khoai môn là môi trường MS + 3 mg/l BA + 0,5 mg/l NAA (đạt 3,6 chồi và cao 4,37 cm); kiểu cấy chẻ đôi và cắt ngang cho hiệu quả tạo chồi tối ưu hơn so với kiểu cấy thông thường, với kiểu cấy chẻ đôi số chồi/mẫu cấy ban đầu đạt tối đa trung bình là 4,89 chồi; môi trường tạo rễ tốt nhất là MS + 1 mg/l NAA cho rễ to, số rễ đạt 20,43 rễ sau 6 tuần nuôi cấy và cây khoai môn vitro đạt tỷ lệ cây sống tuyệt đối 100% trên giá thể tro trấu giai đoạn thuần dưỡng.

pdf12 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân giống cây khoai môn (colocasia esculenta l.) An Giang bằng phương pháp nuôi cấy mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 7 – 18 7 NHÂN GIỐNG CÂY KHOAI MÔN (COLOCASIA ESCULENTA L.) AN GIANG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ Nguyễn Thị Mỹ Duyên1 1Trường Đại học An Giang Thông tin chung: Ngày nhận bài: 09/09/2017 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 06/11/2017 Ngày chấp nhận đăng: 04/2018 Title: The process of micropropagation Taro (Colocasia esculenta L)in An Giang mountain area by tissue culture Keywords: Taro, Colocasia esculenta L., tissue culture, propagation in vitro, micropropagation, thin cell layer Từ khóa: Cây khoai môn, Colocasia esculenta L., nuôi cấy mô, nhân giống vitro, vi nhân giống, nuôi cấy lát mỏng ABSTRACT A study on completing the process of micropropagation Taro (Colocasia esculenta L) to provide local people in An Giang seedlings is essential. The results show that the MS environment with +2 mg/l BA is the best for the shoot regeneration through the tissue culture, standing at 100% shoot regeneration and 5.2 shoot after six weeks; the MS + 3 mg/l BA + 0.5 mg/l NAA is good for the multiplication of the shoot, with 3.6 shoot and 4.37cm after six weeks; the longitudinally thin cell layer (lTCL) and transversally thin cell layer (tTCL) have shoots earlier than normal shoot, in which the lTCL has 4.89 shoot; the MS + 1 mg/l NAA solution is best for rooting, standing at 20.43 big root after six weeks of culture; In vitro Taro achieved the absolute survival rate of 100% in the nursery seedling. TÓM TẮT Việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình vi nhân giống cây khoai môn (Colocasia esculenta L.) để cung cấp nguồn cây giống cho người dân An Giang là hết sức cần thiết. Kết quả cho thấ,y môi trường tốt nhất tái sinh chồi khoai môn là môi trường MS + 2 mg/l BA với khả năng tái sinh chồi 100% đạt 5,2 chồi sau 6 tuần nuôi cấy; môi trường thích hợp cho giai đoạn nhân nhanh chồi khoai môn là môi trường MS + 3 mg/l BA + 0,5 mg/l NAA (đạt 3,6 chồi và cao 4,37 cm); kiểu cấy chẻ đôi và cắt ngang cho hiệu quả tạo chồi tối ưu hơn so với kiểu cấy thông thường, với kiểu cấy chẻ đôi số chồi/mẫu cấy ban đầu đạt tối đa trung bình là 4,89 chồi; môi trường tạo rễ tốt nhất là MS + 1 mg/l NAA cho rễ to, số rễ đạt 20,43 rễ sau 6 tuần nuôi cấy và cây khoai môn vitro đạt tỷ lệ cây sống tuyệt đối 100% trên giá thể tro trấu giai đoạn thuần dưỡng. 1. GIỚI THIỆU Cây khoai môn (Colocasia esculenta L.) là cây một lá mầm thuộc họ ráy Araceae, chi Colocasia. Cây có giá trị dinh dưỡng cao khi làm thức ăn, chữa được hư lao, yếu sức. Trong y học, cây còn có tác dụng chữa bệnh như phong ngứa, mụn mủ. Lá tươi giã đắp trị mụn nhọt, ghẻ, rắn cắn, ong đốt,... (Võ Văn Chi, 2012). Hiện nay, giá trị lợi nhuận từ việc trồng khoai môn đã mang lại cho người dân khá cao. Tuy nhiên, cây chủ yếu được trồng bằng củ con hay các chồi mắt ngủ được ủ nảy mầm từ củ nên có hệ số nhân giống thấp, lượng củ làm giống cần nhiều mà chất lượng giống không đồng đều. Ngoài ra, việc nhân giống bằng phương pháp An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 7 – 18 8 truyền thống từ củ có nguy cơ truyền mầm bệnh từ thế hệ mẹ sang thế hệ con rất cao. Hiện nay, các huyện trong tỉnh An Giang có nhu cầu trồng khoai môn rất lớn, nên nguồn củ giống không đủ đáp ứng nhu cầu, củ giống lại mang nguy cơ mầm bệnh rất cao. Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải cung cấp kịp thời nguồn cây giống sạch bệnh đáp ứng cho nhu cầu trồng khoai môn của người dân. Từ đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Nhân giống cây khoai môn (Colocasia esculenta L.) An Giang bằng phương pháp nuôi cấy mô” nhằm hoàn thiện quy trình vi nhân giống cây khoai môn An Giang để tạo nguồn cây giống khoai môn chuyển giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu Củ giống khoai môn sau khi được thu thập tại huyện Chợ Mới, An Giang sẽ được ươm tạo mầm. Sau đó, các mầm mọc lên sẽ được khử trùng và tạo mẫu cấy vô trùng in vitro dùng làm nguồn vật liệu cho các thí nghiệm nghiên cứu. 2.2 Điều kiện nghiên cứu Các thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với môi trường nền là MS (Murashige & Skoog, 1962), cùng 30 g/l đường sucrose, 8 g/l agar. Điều kiện phòng thí nghiệm nuôi cấy với nhiệt độ 25 – 28 oC và thời gian chiếu sáng là 16 giờ/ngày. 2.3 Phương pháp nghiên cứu - Tái sinh chồi: thí nghiệm được thực hiện với 5 nghiệm thức từ A0 đến A4, tương ứng với 5 loại môi trường MS có bổ sung BA từ 2 – 3 mg/l và NAA từ 0 – 0,5 mg/l (Bảng 1). Mỗi nghiệm thức 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 bình, cấy 2 chồi trên bình. Thời gian lấy chỉ tiêu: 2, 4, 6 tuần sau khi cấy. - Nhân nhanh chồi: thí nghiệm được bố trí trong phòng nuôi cấy mô theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 9 nghiệm thức (B0 đến B8 tương ứng với 9 loại môi trường MS có bổ sung BA (từ 0 – 3 mg/l), TDZ (0 – 1,5 mg/l) và NAA (0 – 0,5 mg/l). Mỗi nghiệm thức 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 1 bình, cấy 2 chồi/bình. Thời gian lấy chỉ tiêu: 2, 4, 6, 8 tuần sau khi cấy. - Khảo sát kiểu cấy giúp tăng hệ số nhân chồi khoai môn: thí nghiệm được bố trí trong phòng nuôi cấy mô theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 9 nghiệm thức gồm 2 nhân tố là 3 môi trường và 3 kiểu cấy (nguyên chồi, chẻ đôi, cắt ngang). Mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 bình, cấy 2 mẫu/bình. Thời gian lấy chỉ tiêu: 2, 4, 6 tuần sau khi cấy. - Tạo rễ: thí nghiệm được thực hiện với 7 nghiệm thức (D1 đến D7 tương ứng với 7 loại môi trường MS có bổ sung IAA và NAA ở nồng độ từ 0 – 1,5 mg/l). Mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 bình, cấy 2 chồi/bình. Thời gian lấy chỉ tiêu: 2, 4, 6 tuần sau khi cấy. - Thuần dưỡng cây khoai môn cấy mô ngoài điều kiện tự nhiên (vườn ươm): thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức từ E1 đến E6 tương ứng với 6 loại giá thể có tỉ lệ cát, tro trấu và xơ dừa khác nhau (Bảng 9). Mỗi nghiệm thức 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 chậu, 6 cây/chậu 2.4 Xử lý số liệu Các thí nghiệm đều được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), 3 lần lặp lại. Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ chất điều hòa sinh trưởng BA và NAA tối ưu để tạo chồi khoai môn Qua 2 tuần ta thấy, chồi bắt đầu xuất hiện ở vài mẫu cấy, sang đến tuần thứ 4 chồi được tạo thành ở hầu hết các mẫu cấy. Tuy nhiên, số chồi được tái sinh mới trên các mẫu cấy vẫn chưa cao và ít có sự khác biệt (Bảng 1). Sau khi cấy 4 tuần, tất cả nghiệm thức đều đã xuất hiện chồi, dao động từ 1,4 - 3,4 chồi, trung bình đạt 2,12 chồi. Kết quả nghiên cứu có số chồi đạt được là 3,4 chồi trên môi trường MS + 2 mg/l BA, cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Lệ và Trần Thị Triệu Hà (2011) chỉ đạt 2,63 chồi trên môi trường cho kết quả cao nhất là MS + 3 mg/l BA. An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 7 – 18 9 Bảng 1. Số chồi khoai môn (chồi) sau khi cấy Nghiệm thức Chất điều hòa sinh trưởng Số chồi khoai môn (chồi) Chiều cao chồi khoai môn (cm) BA (mg/l) NAA (mg/l) 4 tuần 6 tuần 4 tuần 6 tuần A0 0 0 1,4 2,2 0,42 c 1,14 b A1 2 0 3,4 5,2 2,06 a 2,88 a A2 2 0,5 2,0 3,4 2,20 a 3,28 a A3 3 0 2,0 3,6 1,04 bc 1,34 b A4 3 0,5 1,8 3,0 1,80 ab 2,78 a TB 2,12 3,48 1,50 2,28 Mức ý nghĩa ns ns ** ** CV (%) 64,33 71,55 48,57 34,87 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cột chỉ sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê, ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê; **: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Đến thời điểm 6 tuần sau khi cấy, số chồi tiếp tục tăng và dao động từ 2,2 - 5,2 chồi, trung bình đạt được là 3,48 chồi (Hình 1). Tuy nhiên, vì chồi tái sinh có sự biến động rất nhiều trên các mẫu cấy, có mẫu tạo từ 4 đến 5 chồi, có mẫu chỉ có một chồi, dẫn đến chỉ số CV biến động rất cao, hơn 50%. Hình 1. Sự tái sinh chồi khoai môn sau 6 tuần nuôi cấy A: nghiệm thức A0; B: nghiệm thức A1; C: nghiệm thức A3; D: nghiệm thức A4 Trong khi đó, chiều cao chồi khoai môn tại thời điểm 4 tuần SKC có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Nghiệm thức A2 đạt chiều cao chồi cao nhất là 2,20 cm không khác biệt thống kê với nghiệm thức A1 (2,06 cm) và A4 (1,80 cm), có sự khác biệt thống kê ý nghĩa 1% so với hai nghiệm thức đối chứng A0 (0,42 cm) và A3 (1,04 cm). Sang 6 tuần SKC, chiều cao chồi tiếp tục gia tăng, trung bình chồi cao 2,28 cm. Trong đó, nghiệm thức A2 vẫn đạt chiều cao chồi cao nhất là 3,28 cm. Như vậy, môi trường có sử dụng BA nồng độ 2 mg/l (nghiệm thức A1) hoặc khi có sự kết hợp với 0,5 mg/l NAA (A2) cho kết quả tạo chồi tốt hơn, sự tạo chồi mới sớm, số chồi nhiều. Kết quả này phù hợp nghiên cứu của Yongwei Li và cs. (2002), 28% A B C D An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 7 – 18 10 mẫu đỉnh sinh trưởng có khả năng tái sinh chồi trên môi trường MS + 2 mg/l BA. 3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát hàm lượng auxin và cytokinin thích hợp nhân chồi khoai môn 3.2.1 Số chồi khoai môn Đến tuần thứ 6 đã có sự tạo chồi ở hầu hết các mẫu cấy trên tất cả 9 nghiệm thức thí nghiệm (Bảng 2). Thời điểm này số chồi đã xuất hiện đều, trung bình đạt 1,93 chồi. Nghiệm thức có số chồi cao nhất (3,4 chồi) là nghiệm thức B4, không khác biệt thống kê so với nghiệm thức B2, B3, và B6. Nghiệm thức có số chồi thấp nhất là B0 (1 chồi), nhưng không khác biệt thống kê so với nghiệm thức B1, B5, B7 và B8. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quang Thạch và cs. (2010), sau 6 tuần nuôi cấy số chồi đạt được cao nhất là 4,08 chồi trên môi trường MS + 3 mg/l BA + 0,5 mg/l NAA. Bảng 2. Số chồi khoai môn (chồi) sau 8 tuần nuôi cấy NT Chất điều hòa sinh trưởng Số chồi khoai môn (chồi) BA (mg/l) TDZ (mg/l) NAA (mg/l) 6 tuần 8 tuần B0 0 0 0 1,0 b 1,0 c B1 2 0 0 1,6 b 1,6 bc B2 2 0 0,5 2,0 ab 2,4 abc B3 3 0 0 2,4 ab 2,8 ab B4 3 0 0,5 3,4 a 3,6 a B5 2 0,5 0 1,8 b 2,0 bc B6 0 1,5 0 2,4 ab 2,4 abc B7 0 1,5 0,5 1,2 b 1,4 bc B8 0 1,0 0,5 1,6 b 1,8 bc TB 1,93 2,11 Mức ý nghĩa * * CV (%) 54,25 48,41 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cột chỉ sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê; *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hình 2. Sự phát triển chồi khoai môn trên môi trường nhân nhanh A: nghiệm thức B0; B: nghiệm thức B3; C: nghiệm thức B4; D: nghiệm thức B6 A B C D An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 7 – 18 11 Bước sang tuần thứ 8, số chồi trung bình có sự gia tăng lên đến 2,11 chồi, kết quả khác biệt giữa các nghiệm thức tương tự 6 tuần. Nghiệm thức B4 có số chồi cao nhất (3,6 chồi) (Hình 2C), không khác biệt so với nghiệm thức B2, B3, và B6. Nghiệm thức B0 có số chồi thấp nhất (1 chồi), không khác biệt thống kê so với nghiệm thức B1, B2, B5, B6, B7 và B8. Nghiên cứu ghi nhận ở nghiệm thức B0 ít có sự tạo chồi mới, trong khi rễ lại xuất hiện dài (Hình 2A). 3.2.2 Chiều cao chồi khoai môn Thời gian 2 và 4 tuần sau khi cấy, chồi chỉ xuất hiện trên một số mẫu nên khó thực hiện thống kê chiều cao chồi; đến 6 tuần thì chồi đã phát triển đầy đủ trên tất cả các mẫu cấy. Chiều cao chồi được thu thập dựa trên chồi cao nhất. Sau khi phân tích thống kê, ta thấy chiều cao chồi giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức 1% (Bảng 3). Bảng 3. Sự phát triển chiều cao chồi khoai môn sau 8 tuần nuôi cấy NT Chất điều hòa sinh trưởng Chiều cao chồi khoai môn (cm) BA (mg/l) TDZ (mg/l) NAA (mg/l) 6 tuần 8 tuần B0 0 0 0 3,17 bcde 3,80 abc B1 2 0 0 2,58 e 3,10 c B2 2 0 0,5 3,71 abcd 3,93 abc B3 3 0 0 2,98 cde 3,43 bc B4 3 0 0,5 4,11 ab 4,37 ab B5 2 0,5 0 4,04 abc 4,30 ab B6 0 1,5 0 4,50 a 4,70 a B7 0 1,5 0,5 2,84 de 3,17 c B8 0 1,0 0,5 3,63 abcde 3,95 abc TB 3,51 3,86 Mức ý nghĩa ** ** CV (%) 22,23 17,06 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cột chỉ sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê; *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%, **: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Thời điểm 6 tuần và 8 tuần sau khi cấy, chiều cao chồi có sự gia tăng trung bình là 3,51 cm đến 3,86 cm. Trong đó, nghiệm thức B6 đạt chiều cao chồi cao nhất (4,70 cm) (Hình 2D), không có sự khác biệt thống kê so với 4 nghiệm thức B2 (3,93 cm), B4 (4,37 cm), B5 (4,3 cm), B8 (3,95 cm) và cả B0 (3,80 cm); thấp nhất là nghiệm thức B1, cao 3,10 cm. Như vậy, sau quá trình nuôi cấy, chúng ta nhận thấy khi bổ sung cytokinin (BA hay TDZ) có sự xuất hiện chồi mới cao hơn so với đối chứng. Trong đó, các nghiệm thức cho số chồi khá sớm, nhiều chồi và chất lượng chồi tốt nhất là các nghiệm thức B2, B4 và B6. Tuy nhiên, nghiệm thức B6 sử dụng TDZ là chất điều hòa tăng trưởng có giá thành khá đắt so với BA. Do đó, để sử dụng môi trường nhân chồi, ta chọn nghiệm thức tốt nhất là B4 (3 mg/l BA + 0,5 mg/l NAA) và kế đến là nghiệm thức B2 (2 mg/l BA + 0,5 mg/l NAA). Hai môi trường này sẽ được chọn sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo. 3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát kiểu cấy giúp tăng hệ số nhân chồi Khoai môn An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 7 – 18 12 3.3.1 Tỷ lệ phần trăm mẫu cấy Thí nghiệm thực hiện với 3 kiểu cấy (K1: nguyên mẫu; K2: chẻ đôi và K3: cắt lát ngang) trên 3 loại môi trường (MT1: 3mg/l BA + 0,5mg/l NAA; MT2: 2mg/l BA + 0,5mg/l NAA; MT3: 3mg/l BA + 0,5mg/l 2,4D). Sau 14 ngày (2 tuần) nuôi cấy, hầu hết các nghiệm thức đều có sự tạo chồi mới trừ nghiệm thức C7 (MT3, K1). Đến 6 tuần sau khi cấy, hầu hết các nghiệm thức có sự tạo chồi đạt 100% trừ nghiệm thức C4 và C7. Tuy nhiên giữa các nghiệm thức vẫn không có sự khác biệt thống kê (Bảng 4). Về môi trường nuôi cấy, ta thấy môi trường MT1 (3mg/l BA + 0,5mg/l NAA) cho tỷ lệ phần trăm mẫu tạo chồi tối đa và cao nhất (100%), trong khi 2 môi trường còn lại MT2 và MT3 đạt 88,89% tỷ lệ mẫu tạo chồi. Về kiểu cấy thì ta thấy hai kiểu cấy K2 (chẻ đôi) và K3 (cắt ngang) đều cho tỷ lệ mẫu tạo chồi đạt 100% ở cả 3 loại môi trường; còn với kiểu cấy nguyên chồi (K1) thì tỷ lệ mẫu tạo chồi thấp hơn chỉ đạt 77,78%. Bảng 4. Tỷ lệ phần trăm (%) mẫu tạo chồi sau 6 tuần nuôi cấy Môi trường (MT) Kiểu cấy (K) Trung bình (MT) Nguyên chồi (K1) Chẻ đôi (K2) Cắt ngang (K3) MT1: 3mg/l BA + 0,5mg/l NAA 50,00 83,33 50,00 61,11 MT2: 2mg/l BA + 0,5mg/l NAA 66,67 66,67 83,33 72,22 MT3: 3mg/l BA + 0,5mg/l 2,4D 50,00 50,00 50,00 50,00 Trung bình (K) 55,56 66,67 61,11 FMT ns FK ns FMT,K ns CV (%) 30,32 Ghi chú: ns không khác biệt ở ý nghĩa thống kê. 3.3.2 Số chồi mới tạo thành Sau 6 tuần nuôi cấy, các nghiệm thức đều có chồi mới tạo thành trên mẫu cấy (Bảng 5). Trong đó, nghiệm thức C4 (K1, MT2) có số chồi thấp nhất (1,33 chồi), cao nhất là nghiệm thức C2 (K2, MT1) và C6 (K3, MT2) đạt 3,33 chồi. Tuy nhiên, xét trung bình tổng thể thì số chồi mới hình thành trên mẫu cấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa 3 kiểu cấy và 3 loại môi trường nuôi cấy. Bảng 5. Số chồi khoai môn/mẫu cấy (chồi) sau 6 tuần nuôi cấy Môi trường (MT) Kiểu cấy (K) Trung bình (MT) Nguyên chồi (K1) Chẻ đôi (K2) Cắt ngang (K3) MT1: 3mg/l BA + 0,5mg/l NAA 1,67 ab 3,33 a 1,67 ab 2,22 MT2: 2mg/l BA + 0,5mg/l NAA 1,33 b 2,00 ab 3,33 a 2,22 MT3: 3mg/l BA + 0,5mg/l 2,4D 2,67 ab 2,00 ab 1,67ab 2,11 Trung bình (K) 1,89 2,44 2,22 An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 7 – 18 13 Môi trường (MT) Kiểu cấy (K) Trung bình (MT) Nguyên chồi (K1) Chẻ đôi (K2) Cắt ngang (K3) FMT ns FK ns FMT,K * CV (%) 44,04 Ghi chú: ns không khác biệt ở ý nghĩa thống kê, *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Số liệu đã được chuyển đổi với √x + 0,5. Trong khi đó, nếu xét về số chồi mới tạo thành từ mẫu cấy ban đầu (Bảng 6) thì ta thấy có sự khác biệt rõ về số chồi mới tạo thành trên mỗi kiểu cấy. Trong đó, kiểu cấy chẻ đôi (K2) và kiểu cấy cắt ngang (K3), cho số chồi cao hơn rất nhiều so với kiểu cấy thông thường (K1), đạt lần lượt là 4,89 và 4,44 chồi. Điều này cho thấy, kiểu cấy chẻ đôi ưu thế hơn trong việc nhân nhanh chồi so với kiểu cấy thông thường. Cũng như nghiên cứu của Vũ Thị Lan và ctv. (2013) trên đoạn thân khoai lang chẻ đôi cho số chồi trung bình là 2,11 cao hơn khi tái sinh đoạn thân khoai lang không chẻ đôi là 1,53 trên cùng môi trường nuôi cấy. Bảng 6. Số chồi khoai môn/mẫu cấy ban đầu (chồi) sau 6 tuần nuôi cấy Môi trường (MT) Kiểu cấy (K) Trung bình (MT) Nguyên chồi (K1) Chẻ đôi (K2) Cắt ngang (K3) MT1: 3mg/l BA + 0,5mg/l NAA 1,67 6,67 3,33 3,89 MT2: 2mg/l BA + 0,5mg/l NAA 1,33 4,00 6,67 4,00 MT3: 3mg/l BA + 0,5mg/l 2,4D 2,67 4,00 3,33 3,33 Trung bình (K) 1,89 b 4,89 a 4,44 a FMT ns FK ** FMT,K ns CV (%) 49,08 Ghi chú: ns không khác biệt ở ý nghĩa thống kê, **: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Số liệu đã được chuyển đổi với √x + 0,5. Tóm lại, sau 6 tuần nuôi cấy trên ba loại môi trường MT1, MT2 và MT3 với ba kiểu cấy K1, K2, K3, ta nhận thấy rằng, trên 9 nghiệm thức không nghiệm thức nào có mẫu chết hoặc mẫu tạo mô sẹo, ngay cả trên môi trường MT3 (3mg/l BA + 0,5mg/l 2,4D). Có lẽ vì, nồng độ 2,4 D thấp hơn nhiều so với BA nên không gây hiện tượng tạo mô sẹo. Số chồi trung bình trên ba loại môi trường không khác biệt, nhưng xét về kiểu cấy thì có sự khác biệt rất ý nghĩa. Hai kiểu cấy chẻ đôi (K2) và kiểu cấy cắt ngang (K3) cho số chồi cao hơn rất nhiều so với kiểu cấy thông thường (K1). 3.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu môi trường ra rễ tạo cây khoai môn hoàn chỉnh 3.4.1 Số rễ và dài rễ (cm) An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 7 – 18 14 Trong nhân giống cây in vitro cần phải qua giai đoạn tạo rễ để tạo cây hoàn chỉnh mới có thể đưa ra ngoài trồng. Do đó, việc tìm loại môi trường thích hợp giúp cho chồi khoai môn ra rễ tốt là hết sức quan trọng. Qua nghiên cứu khảo sát trên 7 loại môi trường với 3 nồng độ NAA và IAA so với đối chứng, ta nhận thấy chồi khoai môn khá dễ tạo rễ. Kết quả khả năng tạo rễ chồi khoai môn được trình bày tại Bảng 7. Bảng 7. Sự hình thành rễ và chiều dài rễ (cm) khoai môn sau 6 tuần nuôi cấy NT Chất điều hòa sinh trưởng 2 tuần 4 tuần 6 tuần NAA (mg/l) IAA (mg/l) Số rễ Dài rễ (cm) Số rễ Dài rễ (cm) Số rễ Dài rễ (cm) D1 0 0 2,00 b 0,91a 3,29 c 3,56a 3,93 d 6,46ab D2 0,5 0 - - 7,64ab 1,00 c 14,00 b 4,86 bc D3 1,0 0 - - 6,79ab 0,66 c 20,43a 4,07 c D4 1,5 0 - - 5,50 bc 0,49 c 19,07a 3,14 c D5 0 0,5 2,93 b 0,08 b 7,93ab 0,99 c 10,43 bc 4,83 bc D6 0 1,0 4,14ab 0,17 b 6,64ab 2,17 b 8,79 c 7,43a D7 0 1,5 5,93a 0,26 b 9,07a 2,83ab 11,57 bc 7,00a TB 3,75 0,36 6,69 1,67 12,60 5,40 Mức ý nghĩa * ** ** ** ** ** CV (%) 32,08 13,23 39,98 56,19 30,94 32,42 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cột chỉ sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê; *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%, **: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong tuần thứ 2 sau khi cấy, ta thấy 3 nghiệm thức có chất điều hòa sinh trưởng IAA là D5, D6 và D7 đều xuất hiện nhiều rễ. Trong khi 3 nghiệm thức có chứa NAA là D2, D3 và D4 chưa xuất hiện rễ, dù rằng nghiệm thức đối chứng D1 (không có chất điều hòa sinh trưởng) vẫn có rễ. Đến tuần thứ 6, số rễ tiếp tục tăng ở tất cả các nghiệm thức nhưng có sự chuyển biến mới. Thời điểm này nhóm môi trường sử dụng NAA có chiều biến gia tăng tích cực, 2 nghiệm thức D3 và D4 có số rễ nhiều nhất lần lượt là 20,43 và 19,07 rễ, khác biệt thống kê hoàn toàn so với 3 nghiệm thức có IAA là D5, D6 và D7. Khả năng tạo rễ thấp nhất là trên nghiệm thức đối chứng D1 chỉ có 3,93 rễ, rễ dài và ốm, khác biệt thống kê hoàn toàn so với các nghiệm thức khác. Như vậy, ta nhận thấy, các nghiệm thức môi trường có bổ sung NAA là D2, D3 và D4, m
Tài liệu liên quan