Sỏi mũi là dị vật chất khoáng nằm trong hốc mũi có thể phát hiện khi soi mũi trước. Nếu không được phát
hiện kích thước nó lớn dần gây hôi mũi, chảy mũi, nghẹt mũi và các biến chứng nặng nề. Sỏi mũi là bệnh hiếm
gặp. Ngày nay nội soi mũi là phương tiện giúp chẩn đoán sỏi mũi ở giai đoạn sớm. Chúng tôi báo cáo bệnh nhân
nữ 68 tuổi, bị khó thở, nghẹt mũi, chảy mũi kéo dài 20 năm. Năm năm gần đây hôi mũi gây khó chịu cho các
người chung quanh. Một năm lại đây mờ mắt phải. Vào viện vì nghẹt và hôi mũi phải, được chẩn đoán vẹo vách
ngăn sang trái + viêm toàn bộ hệ xoang + polyps mũi phải và được nội soi mổ chỉnh hình vách ngăn, toàn bộ hệ
xoang cạnh mũi kèm lấy sỏi + cắt polype mũi phải. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm trình bày trường
hợp bệnh nhân nữ lớn tuổi bị sỏi mũi lần đầu tiên gặp tại Bệnh viện Bảo lộc đồng thời so sánh với y văn để làm
rõ hiện tượng bệnh.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp sỏi mũi tại Bệnh viện Bảo Lộc và hồi cứu y văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 216
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SỎI MŨI TẠI BỆNH VIỆN BẢO LỘC
VÀ HỒI CỨU Y VĂN
Huỳnh Ngọc Thành*
TÓM TẮT
Sỏi mũi là dị vật chất khoáng nằm trong hốc mũi có thể phát hiện khi soi mũi trước. Nếu không được phát
hiện kích thước nó lớn dần gây hôi mũi, chảy mũi, nghẹt mũi và các biến chứng nặng nề. Sỏi mũi là bệnh hiếm
gặp. Ngày nay nội soi mũi là phương tiện giúp chẩn đoán sỏi mũi ở giai đoạn sớm. Chúng tôi báo cáo bệnh nhân
nữ 68 tuổi, bị khó thở, nghẹt mũi, chảy mũi kéo dài 20 năm. Năm năm gần đây hôi mũi gây khó chịu cho các
người chung quanh. Một năm lại đây mờ mắt phải. Vào viện vì nghẹt và hôi mũi phải, được chẩn đoán vẹo vách
ngăn sang trái + viêm toàn bộ hệ xoang + polyps mũi phải và được nội soi mổ chỉnh hình vách ngăn, toàn bộ hệ
xoang cạnh mũi kèm lấy sỏi + cắt polype mũi phải. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm trình bày trường
hợp bệnh nhân nữ lớn tuổi bị sỏi mũi lần đầu tiên gặp tại Bệnh viện Bảo lộc đồng thời so sánh với y văn để làm
rõ hiện tượng bệnh.
Từ khóa: sỏi mũi
SUMMARY
RHINOLITH IN ENT DEPARTMENT OF BAO LOC HOSPITAL: CASE REPORT AND A BRIEF
REVIEW OF THE MEDICAL LITERATURE.
Huynh Ngoc Thanh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 216 - 221
Rhinoliths are mineralised foreign bodies in the nasal cavity that may be found by anterior rhinoscopy.
Undiscovered, they grow appreciably in size and can cause a foul-smelling nasal discharge, breathing problems
and serious complications. Nasal stones are now a very rare occurrence. Endoscopic rhinoscopy, now make it
possible to identify Rhinoliths at an early stage of development. We report the case of a 68-year-old woman. On
presentation, she complained of difficulty in breathing through the right nostril, right purulent rhinorrhea and
this had persisted for the last 20 years. For the past five years a strong fetid smell from the nose had been apparent
to those in her vicinity. She had had amblyopia of right eye in recent years. She was diagnosed left nasal septal
deviation and polypoid pansinusitis with a stone in the right nostril. Under general anaesthesia, endoscopic
surgery for septoplasty and pan right sinuses, the stone and the polyps were removed in toto from the right nasal
cavity. The purpose of the present study is to present a case of rhinolith in an adult woman first seen in our
hospital and to make a brief review of the medical literature.
Keywords: Rhinoliths
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi mũi là hiện tượng lâm sàng hiếm gặp,
cơ chế bệnh sinh cho đến nay vẫn chưa được
hiểu đầy đủ. Các nghiên cứu chi tiết về bệnh
này không nhiều trong y văn, các đặc điểm
lâm sàng của bệnh vẫn còn nhiều tranh
cãi(3,17,22). Tác giả Barder và Hiliopoulos(6)
nghiên cứu bệnh sử một nữ bệnh nhân bị sỏi
mũi được phát hiện khi bà đã 71 tuổi kể lại lúc
10 tuổi bà đi rửa mũi có một mẫu bông thấm
nước đi vào mũi và nằm lại trong đó. Sau 27
năm bà quay lại phòng khám tai mũi họng
than phiền rằng bị khó thở, sau khi khám thấy
bà vẫn thở thông bình thường qua 2 mũi nên
* Bệnh viện Bảo Lộc II
Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Ngọc Thành ĐT: 0907518894 Email: huynhngocthanh@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 217
việc kiểm tra 2 hốc mũi kỹ lưỡng không được
tiến hành. Năm 35 tuổi bà lại nhập viện vì các
vấn đề về đường thở của mình nhằm cố gắng
tìm ra nguyên nhân, nhưng một lần nữa viên
sỏi mũi vẫn không được phát hiện. Mãi đến
tuổi 71 do nghe kém bà đi khám chuyên khoa
tai mũi họng được chỉ định soi vòm kiểm tra lỗ
vòi mới phát hiện ra viên sỏi một cách ngẫu
nhiên, như vậy viên sỏi đã ở trong mũi bà ta 61
năm với thỉnh thoảng có một vài triệu chứng
khó thở. Điều đặc biệt ở bệnh nhân này được
các tác giả mô tả là chính vì mùi hôi phát ra từ
mũi do viên sỏi mà bà bị xã hội cô lập và
không lấy được chồng. Một số các nghiên cứu
khác cũng đều ghi nhận diễn tiến bệnh sỏi mũi
thường kéo dài, biểu hiện lâm sàng hết sức đa
dạng, có thể từ không triệu chứng gì khi kích
thước viên sỏi còn nhỏ cho đến biểu biện rầm
rộ các triệu chứng cùng các biến chứng của
nó(3,6,9,17).
Từ trước đến nay khoa tai mũi họng Bệnh
viện II Lâm Đồng chỉ duy nhất gặp một bệnh
nhân nữ vẹo vách ngăn sang trái + viêm đa
xoang polyps kèm sỏi một bên mũi phải.
Chính vì các lý do vậy nên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm mục đích trình bày ca
bệnh, đọc lại kiến thức trong y văn làm sáng tỏ
hiện tượng bệnh.
TRÌNH BÀY CA BỆNH
Bệnh nhân Trần Thị T, 68 tuổi, làm vườn ở
tại lộc thắng Bảo lâm, Lâm đồng. Vào viện vì
nghẹt và hôi mũi phải. Bệnh khởi phát gần 20
năm nay với nghẹt mũi phải + khạc đàm mũi
sau liên tục. Thỉnh thoảng có từng đợt đau nặng
gò má phải, đau mũi phải, nhức mắt phải, đau
nửa đầu bên phải. Năm năm gần đây xuất hiện
hơi thở có mùi hôi, một năm lại đây cảm giác
nhức mắt phải nhiều. Bệnh nhân tự đi khám
điều trị nội khoa nhiều loại kháng sinh, giảm
đau chống viêm nhiều nơi bệnh không khỏi nên
nhập viện. Bệnh nhân tỉnh táo không có tiền sử
bệnh tâm thần, không có tiền sử bị dị vật mũi
cũng như các bệnh nội khoa khác. Lúc vào viện
ghi nhận tổng trạng chung gầy, da niêm mạc
hồng, hạch ngoại vi trong giới hạn bình thường,
các cơ quan không phát hiện gì đặc biệt.
Khám chuyên khoa
Cơ năng
Nghẹt + chảy mũi phải liên tục, khạc đàm,
hơi thở hôi, cảm giác đau nửa đầu + mặt phải,
đau nhức sâu trong hốc mắt phải.
- Thực thể
Ấn vùng hố nanh phải cảm giác đau tức, ấn
điểm xoang sàng góc trong hốc mắt phải đau, ấn
vùng xoang trán phải không đau, dùng đèn clar
và pince mũi phải thấy hốc mũi phải đầy polyp
từ khe giữa xuống đến sàn mũi chiếm toàn bộ
2/3 sau hốc mũi phải, mũi trái khe giữa sạch, các
cuốn niêm mạc hồng, vách ngăn lệch trái, soi
họng thấy đàm nhầy từ vòm xuống thành bên
họng phải.Khám chuyên khoa mắt: thị lực 2 mắt
không kính 4/10, kính lỗ 6/10, 2 mắt vận nhãn
bình thường, kết mạc không phù, không cương
tụ, giác mạc trong, soi đáy mắt 2 bên chưa thấy
gì lạ.
* Các xét nghiệm cơ bản
Công thức máu, sinh hoá máu, tổng phân
tích nước tiểu kết quả bình thường.
* CT scan mũi
Vẹo vách ngăn sang trái, mờ phức hợp lỗ
ngách + toàn bộ các xoang bên phải, có hình ảnh
dị vật đóng vôi 1/3 giữa khe mũi dưới phải (hình
1 a, b, c, d)
Hình 1: (a), (b): Hình ảnh đóng vôi ½ giữa khe mũi
dưới phải; mờ xoang hàm phải; (c): mờ xoang trán
phải; (d): mờ xoang bướm phải
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 218
* Nội soi mũi
Mũi phải Polyps che lấp hốc mũi (hình 2a),
dùng dụng cụ đẩy khối polyps lên trên ra sau
thấy khối cứng màu nâu xám (hình 2b), thăm dò
bằng spatule thấy dấu chạm đá, mũi trái thoáng
sạch bình thường, vách ngăn vẹo sang trái.
Hình 2: a-Polyps mũi chiếm toàn bộ 2/3 sau hốc mũi;
b-hình ảnh sỏi mũi phải
Bệnh nhân được chẩn đoán sỏi mũi phải
biến chứng viêm toàn bộ các xoang cạnh mũi +
polyps mũi phải độ IV/ Vẹo vách ngăn sang trái.
Được điều trị bằng kháng sinh, giảm đau, chống
viêm, rửa mũi 3 ngày. Sau đó được mổ nội soi
cắt gai vách ngăn phải, gắp sỏi, cắt polyps, mở
rộng phức hợp lỗ ngách phải, phá mảnh nền
làm rộng lỗ thông xoang trán, xoang hàm, xoang
bướm qua gây mê nội khí quản.
Hình 3: Viên sỏi sau khi lấy ra
Thuốc sau mổ: Gentamycine80mg x 2 ống
tiêm bắp/ngày, Amoxyl 0,5g x 4 Viên/ngày,
decolgen x 3V/ngày, petizen 10mg x 3 viên/
ngày.
Theo dõi sau mổ: Ngày đầu sau mổ đau ½
mặt + hốc mắt phải nhưng không ảnh hưởng thị
lực, tiến hành rút bớt bấc mũi trước. Ngày thứ
hai bệnh nhân đỡ đau ½ mặt + nặng mắt P, rút
bấc toàn bộ. Ngày thứ ba trở đi rửa mũi bằng
nước muối hàng ngày. Ngày thứ 10 bệnh nhân
hết đau vùng mổ, mũi thông được ra viện và
được hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối sinh
lý hàng ngày. Sau một tháng tái khám vết mổ
lành thở tốt qua 2 mũi, hết toàn bộ các triệu
chứng cơ năng.
BÀN LUẬN
Lần đầu tiên trong Y văn năm 1654
Bartholini báo cáo trường hợp bệnh bị dị vật
đóng vôi cứng như đá nằm trong mũi bệnh
nhân(17,22). Mãi đến năm 1845 thuật ngữ sỏi mũi
(rhinolith nguồn gốc từ tiếng Hy lạp rhino nghĩa
là mũi, litho nghĩa là đá) được các nhà y học
định nghĩa là do sự lắng đọng một phần hoặc
toàn phần các chất khoáng trong mũi bệnh
nhân(1,9,17,24). Năm 1829 Axmann và sau đó là
nhiều tác giả khác(1,16,17,24) đã phân tích bản chất
hóa học của viên sỏi mũi: gồm 90% chất vô cơ
chủ yếu là các muối của calcium, magnesium,
sodium, sắt, nhôm,.. với phosphates, carbonates,
chlorides và 10% chất hữu cơ do lắng đọng từ
dịch tiết mũi như glutamic acid, glycin(1),
Ngày nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chi
tiết hình thành sỏi mũi vẫn chưa hiểu biết đầy
đủ. Tuy nhiên người ta chia nguyên nhân sỏi
mũi thành 2 nhóm nội sinh và ngoại sinh tùy
theo khối sỏi có nhân hay không nhân. Khối dị
vật được các chất khoáng lắng đọng xung quanh
làm kích thước ngày càng to dần thì gọi là
nguyên nhân ngoại sinh(5,9,15). Tác giả Kharoubi
phân tích 20 trường hợp sỏi mũi thấy có 3 ca có
nhân là dị vật, có thể do các dị vật bị bỏ quên
như các loại hạt (đậu, hạt cherri,..), cục tẩy, mẩu
giấy, mẩu gỗ, nằm trong hốc mũi sau nhiều
năm, thường thấy ở trẻ em, những người tâm
thần hoặc chậm phát triển trí tuệ(14). Còn sỏi mũi
nội sinh theo D. Linnert(16) và H. Olbrich(21) cho
rằng là do tự cơ thể tạo ra khối sỏi thường gặp ở
các bệnh nhân viêm xoang polype mũi kéo dài
bởi sự lắng đọng các chất khoáng trong dịch tiết
của mũi. Khi niêm mạc còn nguyên vẹn các hạt
bụi nhỏ li ti có trong không khí được hít vào sẽ
được loại trừ qua dịch nhầy tiết ra và hoạt động
của các lông chuyển trên niêm mạc mũi. Khi
niêm mạc bị tổn thương các hạt bụi nhỏ này đi
( )
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 219
vào mũi tích tụ cùng các muối khoáng có trong
dịch tiết của niêm mạc mũi lắng đọng hình
thành nên sỏi mũi(9,15) Tuy nhiên thuyết này
không giải thích được tại sao có rất nhiều bệnh
nhân viêm đa xoang polyps mũi một hoặc 2 bên
trong thời gian dài nhưng rất hiếm khi hình
thành sỏi mũi, nó cũng không giải thích được
hiện tượng tại sao sỏi mũi thường gặp chỉ một
bên. Nghiên cứu của tác giả O. David, A. Wolff(8)
cho thấy có khoảng 20% sỏi mũi là do nguyên
nhân nội sinh và cũng do các muối khoáng lắng
đọng quanh các chất sẵn có của cơ thể như răng
lạc chỗ, mảnh xương mục, cục máu khô,Theo
Montovani JC(17) các bất thường giải phẫu tại chỗ
như vẹo vách ngăn, phì đại cuốn mũi, cấu tạo
tháp mũi có liên quan với việc hình thành sỏi
mũi. Quá trình hình thành sỏi mũi thuờng kéo
dài, tác giả Vink(24)và cộng sự cho rằng thời gian
này khoảng 15 năm.
Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu cụ thể về tỉ lệ bệnh lưu hành của sỏi mũi.
Năm 1943 Polson CJ(22) tổng hợp 600 các trường
hợp báo cáo về sỏi mũi trên toàn thế giới đến
thời điểm nghiên cứu và một số các tác giả mới
đây cho thấy, sỏi mũi là bệnh hiếm gặp nhưng
xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi (6 tháng
đến 86 tuổi)(3,9), thường gặp ở nữ giới(17), hay nằm
ở một bên mũi (trong 600 ca chỉ có 4 ca là sỏi
mũi 2 bên). Theo nghiên cứu của Kharoubi ở đại
học y khoa Badja Mokhtar Algerie năm 2008
trong 20 trường hợp sỏi mũi thì người lớn chiếm
55%, sống ở nông thôn 66%, gặp ở mũi phải
60%, chỉ có một ca sỏi mũi 2 bên do sỏi kích
thước lớn phá thủng vách ngăn nằm sang 2 bên,
đường kính trung bình của viên sỏi là 5-50mm,
hình dạng viên sỏi rất phức tạp, màu sắc thường
là nâu xám (14). Đa số các tác giả cho rằng vị trí
của sỏi thường gặp nhất là khe mũi dưới, tuy
nhiên nó có thể nằm bất kỳ chỗ nào trong hốc
mũi hoặc trong các xoang cạnh mũi và thời gian
bị bệnh có thể từ vài tháng đến vài chục
năm(4,8,22). Bệnh nhân của chúng tôi là nữ không
mắc bệnh thần kinh không có tiền sử bị dị vật
mũi, thời gian bị bệnh 20 năm, chẩn đoán viêm
đa xoang polyps mũi kèm sỏi 1 bên mũi phải có
lẽ nguyên nhân hình thành sỏi mũi bệnh nhân
này là nguyên nhân nội sinh.
Biểu hiện lâm sàng sỏi mũi hết sức đa dạng.
Khi sỏi còn nhỏ nó tồn tại trong mũi bệnh nhân
nhiều năm mà không biểu hiện triệu chứng nào
và thường được phát hiện một cách tình cờ khi
thăm khám định kỳ cho bệnh nhân(4,9). Khi viên
sỏi đủ lớn thì tuỳ vị trí của nó mà gây nên các
triệu chứng, biến chứng khác nhau. Do đa số sỏi
nằm ở khe mũi dưới một bên nên triệu chứng
thường gặp là: nghẹt mũi, chảy mũi mủ, hôi
mũi, chảy máu mũi, đôi khi đau đầu, nặng mặt,
và hiếm hơn là chảy nước mắt một bên. Khám
lâm sàng bằng đèn clar có thể phát hiện được
các trường hợp sỏi nằm ở 1/3 trước hốc mũi...
Việc chẩn đoán xác định sỏi mũi dựa vào khai
thác bệnh sử kỹ lưỡng, thăm khám lâm sàng cẩn
thận, nội soi mũi bằng ống cứng là phương tiện
tốt giúp chẩn đoán chính xác và đánh giá toàn
bộ tình trạng kèm theo như viêm xoang, polyps,
vẹo vách ngăn,..từ đó đề ra kế hoạch can thiệp
chính xác và triệt để(3,14,17). Đặc biệt CT scan và X-
quang rất có giá trị trong chẩn đoán và đánh giá
các biến chứng của sỏi mũi do cấu trúc của nó
thường là các chất khoáng. Đối với trường hợp
sỏi mũi ở trẻ em để tránh phơi nhiễm tia xạ tác
giả Ogretmenoglu(20) cho rằng nội soi cứng có giá
trị trong chẩn đoán sỏi mũi và điều trị triệt để
các biến chứng do viên sỏi gây ra.
Một số trường hợp sỏi mũi lâu ngày làm
dính cuốn mũi vách ngăn hoặc polyps to che lấp
viên sỏi, các tác giả khuyên nên chẩn đoán phân
biệt với u xương (osteoma), u có nguyên nhân từ
răng (odontogenic tumors) u sụn (chondroma),
u sợi hoá xương (ossifying fibroma) lành tính
hoặc các u ác tính vùng hốc mũi như:
osteosarcomas, chondrosarcoma, và squamous
cell carcinoma(3,8,9,17).
Bệnh nhân chúng tôi trình bày bị nghẹt mũi
+ chảy mủ mũi + hôi mũi bên phải, thỉnh thoảng
đau đầu nặng mặt, nhức mắt phải, nội soi mũi
thấy mũi phải đầy polyps, kết quả CT scan giúp
xác định chẩn đoán chính xác sỏi khe dưới hốc
mũi có biến chứng viêm toàn bộ các xoang bên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 220
phải là phù hợp với y văn. Chỉ có triệu chứng
vách ngăn lệch trái là phải tranh luận. Như lý
luận ở trên nếu nguyên nhân nội sinh hình
thành sỏi mũi, nếu vách ngăn lệch trái sẽ làm tắc
mũi trái và các hạt bụi và các muối khoáng lắng
đọng tạo sỏi bên trái. Ở bệnh nhân này có khối
sỏi bên phải, vậy có thể tình trạng vẹo sang trái
không phải do bẩm sinh mà là do sỏi + polyps
đẩy vách ngăn sang trái.
Các báo cáo đều cho rằng biến chứng
thường gặp nhất của sỏi mũi là viêm xoang tái
diễn không đáp ứng điều trị nội khoa(3,5,8,17). Tuy
nhiên các biến chứng khác của sỏi mũi cũng hết
sức đa dạng. Năm 1921 Lionel Colledge công bố
trường hợp một phụ nữ 59 tuổi đi khám do ù tai
phải điều trị nhiều đợt không khỏi, ông khám và
phát hiện viên sỏi ở mũi phải bị polyps che
khuất, sau khi mổ Caldwell-Luc xoang hàm phải
và gắp ra viên sỏi thì tai bệnh nhân lành(7). Năm
1967 S. Ishrat-Husain(12) báo cáo trường hợp nữ
30 tuổi đi khám vì ho kéo dài 2 năm không đáp
ứng điều trị, khi khám phát hiện sỏi mũi phải
điều trị mổ Caldwell-Luc xoang hàm phải gắp ra
viên sỏi bệnh nhân hết ho. S. G. Allen ở Anh(2) và
sau đó nhiều tác giả(11,10,13,23) báo cáo ca bệnh sỏi
mũi gây thủng khẩu cái tạo lỗ dò mũi miệng.
Gần đây nhất tháng 3 năm 2010 tác giả Sinan
Atmaca(4) Đại học y khoa Ondokuz Mayis Thổ
Nhi Kỳ trình bày ca bệnh bé gái 6,5 tuổi bị sỏi
mũi biến chứng viêm xoang trán, viêm xương
tuỷ xương vùng trán và áp xe ngoài màng cứng
vùng sọ trán. Viêm túi lệ, thủng vách ngăn, hoại
tử xương vách mũi xoang, áp xe quanh hốc mắt,
viêm màng não cũng được một số tác giả đề cập
đến(3,5,9,17,22).
Việc điều trị sỏi mũi gồm lấy sỏi và điều trị
thích hợp các biến chứng của nó. Khi kích thước
viên sỏi nhỏ, chưa có biến chứng thì điều trị hết
sức đơn giản, đa số tác giả đề nghị gây tê hoặc
gây mê dùng thanh bóc tách để tách viên sỏi ra
khỏi niêm mạc mũi rồi dùng thìa hoặc các kẹp
lấy ra dưới nội soi cứng qua đường mũi(3,9,17,22).
Nếu viên sỏi lớn dính chắc trong hốc mũi nhưng
chưa gây biến chứng, khi lấy có nguy cơ gây
rách thủng vách ngăn và cuốn mũi nhất là ở trẻ
em. Detlef Brehmer(9) và nhiều tác giả khác
khuyên nên gây tê hoặc gây mê dưới sự dẫn
đường của nội soi cứng dùng kìm làm vỡ nhỏ
viên sỏi và gắp ra qua đường mũi(3,17). Tuy nhiên
cũng có nhiều trường hợp rất khó, viên sỏi quá
to, quá cứng không thể làm vỡ để lấy ra qua mũi
như trường hợp của Moulonguet(19) mô tả năm
1995 buộc phải mở cạnh mũi để lấy. Khi sỏi gây
các biến chứng như thủng vách ngăn, dò mũi
miệng hoặc các biến chứng cấp do nhiễm trùng
(viêm màng não, viêm hốc mắt, viêm túi lệ,..) thì
ngoài việc lấy sỏi còn phải vá lỗ thủng vách
ngăn, đóng lỗ dò mũi miệng hoặc điều trị kháng
sinh thích hợp(2,9,11,10,13,23). Đối với biến chứng
thường gặp viêm xoang mạn tính hầu hết các tác
giả đều lấy sỏi và mổ nội soi xoang nhằm tái tạo
con đường sinh lý dẫn lưu nhầy từ các xoang
vào mũi (3,8,9,17). Bệnh nhân chúng tôi bị sỏi mũi
phải gây viêm toàn bộ các xoang cạnh mũi +
polyps mũi phải và vẹo vách ngăn sang trái, đã
được chúng tôi mổ nội soi chỉnh vách ngăn, gắp
sỏi, cắt polyps, cắt mõm móc, nạo xoang sàng
trước sau, mở rộng lỗ thông xoang hàm, xoang
trán, xoang bướm là hoàn toàn phù hợp với xu
thế hiện nay trên thế giới.
KẾT LUẬN
Sỏi mũi là bệnh hiếm gặp, diễn tiến bệnh
thường kéo dài, có biểu hiện lâm sàng rất thay
đổi. Khi bệnh nhân bị nghẹt + chảy mũi hôi một
bên kéo dài cần nghi ngờ sỏi mũi và phải khai
thác bệnh sử kỹ lưỡng, thăm khám lâm sàng cẩn
thận, nội soi mũi, chụp phim, đặc biệt là phim
CT scan giúp chẩn đoán chính xác. Việc gây tê
hoặc gây mê toàn thân dùng nội soi cứng gắp
sỏi và xử lý các biến chứng của sỏi là biện pháp
điều trị hiệu quả được y văn ghi nhận hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdel-Latif SM, Abdel-Hady S, Moustafa HM.
Crystallographic study of rhinoliths. Journal of Laryngology
and Otology. 1979;93(12):1205–1209
2. Allen SG. “A rhinolith presenting in the palate”1967;
3. Appleton SS, Kimbrough RE, Engstrom HIM. Rhinolithiasis:
a review. Oral Surgery Oral Medicine and Oral Pathology.
1988;65(6):693–698
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 221
4. Atmaca, Sinan “Rhinolithiasis - an unusual cause of sinusitis
complicated with frontal osteomyelitis and epidural abscess”
The Turkish Journal of Pediatrics,2010;V 52: 187-190.
5. Aziz Mustafa, S. Nishori “Rinolith caused from the
undetected foreign body: A case report”. 2008
%20OF%20SURGERY%20Nr%202.htm
6. Bader W, Hiliopoulos P. Fehldiagnosen bei Rhinolithen.
Laryngologie Rhinologie Otologie. 1974;53(7):516–518.
7. Colledge Lionel “Tinnitus associated with a Rhinolith of
Unusual Size” 1921;
8. Davis O, Wolff A. Rhinolithiasis and maxillary antrolithiasis.
Ear, Nose and Throat Journal. 1985;64(9):421–426.
9. Detlef Brehmer, Randolf Riemann “The Rhinolith-A Possible
Differential Diagnosis of a Unilateral Nasal Obstruction”
2010;
10. Dib GC et al. (2005) ‘Rhinolithiasis as cause of oronasal
fistula” Braz J Otorrinolaringol; V.71(1): 101-3
11. Flood TR. Rhinolith: an unusual cause of palatal perforation.
British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery. 1988;
V.26(6):486–490.
12. Ishrat-Husain S.“Rhinolith-a rare cause of chronic cough”
1967;
13. Keck T, Liener K, Strater J, Rozsasi A. Rhinolith of the nasal
septum. Int J Pediatr Otorhinolaryngol 2000;53:225-8.
14. Kharoubi S. “General review of Rhinolithiasis” Ann
Otolaryngol Chir Cervicofac 2008; V.125: 11-17.
15. Leslie Chi-Kee Shaw. “Rhinolith of endogenous origin: