Đặt vấn đề: Thoát vị bàng quang nghẹt là bệnh lý hiếm gặp. Hầu hết những trường hợp được chẩn đoán
trong lúc phẫu thuật và vì vậy thường được phẫu thuật điều trị qua đường mổ vùng bẹn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi xin báo cáo một trường hợp lâm sàng: bệnh nhân 66
tuổi với khối phồng to vùng bẹn bên phải sau khi được cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt một ngày. Chúng tôi hồi cứu
y văn về tần suất, nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị thoát vị bàng quang.
Kết quả: Bệnh nhân với thoát vị bẹn nghẹt đã được phẫu thuật, trong quá trình phẫu thuật chúng tôi ghi
nhận trường hợp thoát vị bàng quang nghẹt đầu tiên.
Kết luận: Hầu hết các thoát vị bàng quang không có triệu chứng đặc hiệu, thường phát hiện tình cờ khi làm
các xét nghiệm hình ảnh hoặc được phát hiện trong lúc phẫu thuật thoát vị bẹn.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp thoát vị bàng quang nghẹt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 66
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP THOÁT VỊ BÀNG QUANG NGHẸT
Vĩnh Tuấn*, Nguyễn Ngọc Châu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thoát vị bàng quang nghẹt là bệnh lý hiếm gặp. Hầu hết những trường hợp được chẩn đoán
trong lúc phẫu thuật và vì vậy thường được phẫu thuật điều trị qua đường mổ vùng bẹn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi xin báo cáo một trường hợp lâm sàng: bệnh nhân 66
tuổi với khối phồng to vùng bẹn bên phải sau khi được cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt một ngày. Chúng tôi hồi cứu
y văn về tần suất, nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị thoát vị bàng quang.
Kết quả: Bệnh nhân với thoát vị bẹn nghẹt đã được phẫu thuật, trong quá trình phẫu thuật chúng tôi ghi
nhận trường hợp thoát vị bàng quang nghẹt đầu tiên.
Kết luận: Hầu hết các thoát vị bàng quang không có triệu chứng đặc hiệu, thường phát hiện tình cờ khi làm
các xét nghiệm hình ảnh hoặc được phát hiện trong lúc phẫu thuật thoát vị bẹn.
Từ khóa: Thoát vị bàng quang nghẹt, thoát vị bàng quang
ABSTRACT
INCARCERATED VESICO-INGUINAL HERNIA: CASE REPORT
Vinh Tuan, Nguyen Ngoc Chau * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 66 -
70
Objectives: The urinary bladder is often involved in an inguinal hernia, but inguinal herniation of the
bladder into the scrotum is rare. Most of vesico-inguinal hernias are diagnosed at the time of inguinal
herniorrhaphy, and therefore most commonly repaired through inguinal incision.
Materials and methods: We report a 66 years-old patient with a massive inguinal hernation of urinary
bladder after transurethral resection of prostate. We reviewed the literature, incidence, causes, diagnosis, and
surgical consideration of herniation of the urinary bladder, and gave particular attention to the interrelationship of
bladder herniations with inguinal hernias.
Results: The patient with incarcerated inguinal hernia underwent reconstruction surgery, at the time of
inguinal herniorrhaphy we diagnosed it was a case of vesico-inguinal hernia.
Conclusions: Most bladder hernias are discovered incidentally during surgery or during imaging studies
performed for other purposes.
Key words: incarcerated vesico-inguinal hernia, urinary bladder hernia.
MỞ ĐẦU
Thoát vị bàng quang không phải hiếm gặp,
chiếm khoảng 1-3% các trường hợp thoát vị
vùng bẹn(2). Năm 1944, Iason(4) báo cáo tần suất
10% ở bệnh nhân nam trên 50 tuổi. Đa số những
báo cáo ghi nhận được những thoát vị bàng
quang trong lúc phẫu thuật nên chỉ bao gồm
những thoát vị bàng quang kích thước vừa và
lớn, vì vậy tần suất thật sự có thể lớn hơn.Trên
lâm sàng, thoát vị bàng quang thường gặp là
thoát vị bẹn hoặc thoát vị đùi, mặc dù khi dãn,
bàng quang có thể thoát vị vào vùng chậu cũng
như vào những chỗ yếu của thành bụng.
Phần lớn thoát vị bàng quang phát hiện
trên bàn mổ trong lúc phục hồi thành bẹn nên
* Khoa Niệu A, Bệnh Viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: Bs.Nguyễn Ngọc Châu ĐT: 0908710100 Email: chaunguyentk2003@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 67
có thể xảy ra những biến chứng nghiêm trọng
do tổn thương bàng quang trong lúc phẫu
thuật (nhiễm trùng, dò bàng quang). Tuy
nhiên, ngày nay các phẫu thuật viên đã cảnh
giác về khả năng thoát vị của bàng quang và
chính vì vậy biến chứng cũng ít hơn và được
giải quyết kịp thời hơn(5).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trường hợp lâm sàng (case report)
Bệnh nhân nam 66 tuổi
Lí do nhập viện: Bí tiểu
Bệnh sử
Cách nhập viện 3 tháng bệnh nhân có tình
trạng tiểu khó, lắt nhắt, tiểu đêmdùng thuốc
có giảm nhưng sau đó tái lại. Ngoài ra thỉnh
thoảng BN có xuất hiện khối phồng bẹn P, lan
xuống bìu, biến mất khi bệnh nhân nằm nghỉ.
Tiền căn
Đái tháo đường, Tăng huyết áp, có phẫu
thuật thoát vị bẹn T cách 5 năm.
Khám lâm sàng
Bệnh nhân đã được đặt thông niệu đạo lưu.
Khối phồng bẹn (P) 5x5cm, xuất hiện khi cho
bệnh nhân rặn,vị trí trên nếp bẹn và có xu
hướng lan xuống bìu.
Thăm trực tràng: TTL to vừa, đều, chắc, bề
mặt trơn láng.
Cận lâm sàng
TPTNT: pro (++), bld (+++),
TPSA:1,4 ng/ml, FPSA 0,596 ng/ml.%FPSA
43.
Ure/máu: 7.6 mmol/l.
Creatinin/máu: 104 µmol/ml.
Protein total/máu: 70g/l.
Siêu âm doppler bẹn bìu: vùng bẹn P có quai
ruột xuống tự nhiên khi nằm.
Siêu âm bụng: tuyến tiền liệt to vừa
43x35x34mm.
Xquang phổi: bình thường.
ECG: thiểu năng vành, block phân nhánh T
trước.
Diễn tiến bệnh
Trong thời gian nằm viện có một lần khối
thoát vị P xuất hiện lan xuống bìu, bệnh nhân
đau nhiều và khi cho bệnh nhân nằm đầu thấp,
dùng tay đẩy lên thì khối thoát vị biến mất.
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt đốt nội soi
(CĐNS) tuyến tiền liệt (TTL) vào sáng ngày
2/4/2011. Trong quá trình CĐNS, chúng tôi có
ghi nhận hình ảnh 2 miệng niệu quản nâng cao,
tuyến tiền liệt to vừa. Ngoài ra, chúng tôi không
ghi nhận gì lạ trong quá trình cắt đốt nội soi.
Sau CĐNS, bệnh nhân được ròng nước liên
tục. Đến khoảng giờ thứ 8 sau phẫu thuật, xuất
hiện khối thoát vị bẹn bìu P, kích thước khoảng
6-7cm, đau nhiều, đẩy không lên. Nên chúng tôi
quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân với chẩn
đoán thoát vị bẹn (P) nghẹt.
Phương pháp phẫu thuật dự kiến: giải
phóng khối thoát vị và phục hồi thành bẹn (P).
KẾT QUẢ
Trong quá trình phẫu thuật
Bệnh nhân nằm ngửa, mê nội khí quản.
Rạch da đường phân giác bẹn P, qua cân cơ
chéo ngoài (cơ chéo ngoài dãn nhiều, mỏng).
Khối thoát vị to, 6-7cm đường kính, được
bao bọc xung quanh bởi phúc mạc, mô mỡ.
Tiến hành bóc tách qua lớp mỡ, phát hiện
lớp cơ giống cơ bàng quang
Chọc dò ra nước hồng nhạt như nước ròng
sau cắt đốt nội soi TTL, lúc này chúng tôi nghĩ
đến tạng thoát vị là bàng quang.
Mở rộng khối thoát vị, nhìn thấy niêm mạc
và đưa tay vào thám sát phát hiện bóng Foley.
Quyết định mở bàng quang ra da, ngoài
phúc mạc.
Khâu phục hồi thành bẹn có sử dụng tấm
mesh prolène theo phương pháp Litchenstein.
.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 68
Hình 1: Khối thoát vị sau khi cắt cân cơ chéo ngoài
Diễn tiến hậu phẫu
Sau phẫu thuật bệnh nhân ổn.Vết mổ lành
tốt.
Được chụp bàng quang cản quang ngày thứ
7 sau phẫu thuật, cho hình ảnh bình thường.
Xuất viện sau phẫu thuật 8 ngày, rút thông
tiểu sau 12 ngày.
Hình 2: Siêu âm bìu, khối dịch to liên tục với bàng quang Hình 3: Chụp bàng quang có cản quang
Hình 4: Hình ảnh CT scanner
Hình 5: Hình ảnh MRI của thoát vị bàng quang
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 69
BÀN LUẬN
1.Việc chẩn đoán thoát vị bàng quang vùng
bẹn trước phẫu thuật rất quan trọng, tuy nhiên
chỉ khoảng 7% các trường hợp được chẩn đoán
trước phẫu thuật, khoảng 16% được chẩn đoán
sau phẫu thuật do những biến chứng, phần còn
lại được chẩn đoán trong lúc phẫu thuật(7).
Việc chẩn đoán trước phẫu thuật chủ yếu
dựa vào hình ảnh học: siêu âm, chụp bàng
quang có cản quang, CT scanner, MRI (hình
2,3,4,5).
Trong trường hợp của chúng tôi, trước phẫu
thuật chúng tôi không nghĩ tới thoát vị của bàng
quang, việc chẩn đoán xác định được thực hiện
trong lúc phẫu thuật, chọc dò ra nước tiểu giống
nước ròng sau cắt đốt nội soi, đặc điểm mô học
của túi thoát vị giống bàng quang, và khi xẻ túi
thoát vị chúng tôi sờ thấy bóng Foley cạnh cổ
bàng quang.
Thoát vị bàng quang thường không có triệu
chứng đặc hiệu nhưng thường liên quan đến
khối phồng vùng bẹn bìu và có thể có triệu
chứng đường tiểu dưới.Trong trường hợp điển
hình nó thường có tình trạng tiểu 2 thì, mà thì 2
thường do bệnh nhân bóp khối thoát vị bằng
tay(9,7).
Về sinh lý bệnh của bàng quang thoát vị có
thể liên quan đến tình trạng: tắc nghẽn đường
tiểu, dãn bàng quang mãn tính, béo phì, giảm
trương lực bàng quang, sự suy yếu của thành
bụng(1,3).Trong trường hợp của chúng tôi tương
đối khá điển hình: bệnh nhân hơn 60 tuổi, có
tiền căn tiểu đường, béo phì, có tiểu khó do
bướu tuyến tiền liệt và có tiền căn phẫu thuật
thoát vị bẹn trái.Tuy nhiên vấn đề tiền căn phẫu
thuật thoát vị bẹn không chắc chắn có ảnh
hưởng đến tần suất của thoát vị bàng quang.
2. Thoát vị bàng quang vùng bẹn có thể
được chia làm 3 loại: thoát vị phần bàng quang
trong phúc mạc, ngoài phúc mạc và loại hỗn
hợp (paraperitoneal). Trong loại thứ ba này, một
phần bàng quang ngoài phúc mạc nằm ở giữa
túi thoát vị.Trong trường hợp của chúng tôi
phần bàng quang thoát vị trực tiếp được che
phủ bởi phúc mạc nên có thể phân loại là thoát
vị bẹn bàng quang trong phúc mạc.
3. Kraft(6) báo cáo 4 trường hợp thoát vị bàng
quang vùng bẹn bìu có liên quan mật thiết đến
triệu chứng đường tiểu dưới, tuy nhiên điều này
chưa được xác định chắc chắn. Bệnh nhân của
chúng tôi có triệu chứng đường tiểu dưới và có
triệu chứng của thoát vị bẹn, sau khi được cắt
đốt nội soi, ròng nước liên tục, một phần nước
ròng chảy vào chỗ túi thoát vị làm nó phồng to
lên và không xẹp xuống được tạo nên một thoát
vị bẹn nghẹt làm bệnh nhân đau rất nhiều.
4. Điều trị của thoát vị bàng quang vùng bẹn
bìu có thể cắt bỏ phần bàng quang thoát vị hoặc
không, sau đó phục hồi thành bẹn.Việc cắt bỏ
thường được thực hiện khi phần bàng quang
này bị hoại tử, hoặc túi thừa bàng quang, hoặc
bướu trong khối thoát vị(8).Khi cắt chú ý miệng
niệu quản để tránh làm tổn thương nó.
Trường hợp của chúng tôi vì bàng quang
thoát vị có cấu trúc gần như bình thường nên
chúng tôi không cắt bàng quang mà chỉ mở
bàng quang ra da và phục hồi thành bẹn.
KẾT LUẬN
Thoát vị bàng quang vùng bẹn bìu thường
không được chần đoán trước phẫu thuật.Việc
chẩn đoán chính xác thường được thực hiện với
xét nghiệm hình ảnh học. Phẫu thuật phục hồi
thường được tiến hành qua ngả bẹn. Cắt bỏ một
phần bàng quang ít khi cần thiết. Phì đại tuyến
tiền liệt nên được điều trị và được đánh giá lại
sau khi phẫu thuật phục hồi thành bẹn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bisharat M, O'Donnell ME, Thompson T, MacKenzie N,
Kirkpatrick D, Spence RA, et al (2009). Complications of
inguinoscrotal bladder hernias: a case series. Hernia;13: 81-4.
2. Cavallaro G, Cittadini G, Loria G, Onetto F, Cicio G, Saitta S
(1993). Su un caso di ernia vescicale associata a mixoma ovarico.
Radiol Med (Torino); 85:293 –294
3. Gomella LG, Spires SM, Burton JM, Ram MD, Flanigan RC
(1985). The surgical implications of herniation of the urinary
bladder. Arch Surg;120:964-7.
4. Iason AH (1944). Repair of urinary bladder herniation. Am J
Surg; 63:69 –77
5. Izes BA, Larsen CR, Izes JK, Malone MJ (1993). Computerized
tomographic appearance of hernias of the bladder. J Urol;
149:1002 –1005.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 70
6. Kraft KH, Sweeney S, Fink AS, Ritenour CW, Issa MM (2008).
Inguinoscrotal bladder hernias: report of a series and review of
the literature. Can Urol Assoc J; 2:619-23.
7. Oruç MT, Akbulut Z, Ozozan O, Coşkun F (2004). Urological
findings in inguinal hernias: a case report and review of the
literature.Hernia 2004; 8: 76-9.
8. Shelef I, Farber B, Hertzanu Y (1998). Massive bladder hernia:
ultrasonographic imaging in two cases. Br J Urol 1998; 81: 492-3.
9. Thompson JE Jr, Taylor JB, Nazarian N, Bennion RS (1986).
Massive inguinal scrotal bladder hernias: a review of the
literature with 2 new cases. J Urol; 136: 1299-301.