Nhân một trường hợp túi thừa bàng quang ở nữ

Mục tiêu: đánh giá việc chẩn đoán và điều trị một trường hợp túi thừa bàng quang ở nữ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo nhân một trường hợp (case report) túi thừa bàng quang ở nữ được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định tháng 6/2012. Kết quả: sau khi được phẫu thuật bệnh nhân tiểu thông, hết nhiễm trùng niệu. Kết luận: Túi thừa bàng quang tuy là bệnh lý thường gặp ở những bệnh nhân có bế tắc đường tiểu dưới lâu dài nhưng ít gặp ở nữ giới. Việc chẩn đoán và điều trị cũng như phương pháp phẫu thuật chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên và tình huống lâm sàng cụ thể. Ngoài ra chẩn đoán và điều trị nguyên nhân cũng là một yếu tố không thể thiếu quyết định thành công của điều trị

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp túi thừa bàng quang ở nữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu   273 NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP TÚI THỪA BÀNG QUANG Ở NỮ  Nguyễn Xuân Toàn*, Huỳnh Đắc Nhất**, Lê Việt Hùng*, Trần Ngọc Sinh**  TÓM TẮT  Mục tiêu: đánh giá việc chẩn đoán và điều trị một trường hợp túi thừa bàng quang ở nữ.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo nhân một trường hợp (case report) túi thừa bàng quang  ở nữ được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định tháng 6/2012.  Kết quả: sau khi được phẫu thuật bệnh nhân tiểu thông, hết nhiễm trùng niệu.  Kết luận: Túi thừa bàng quang tuy là bệnh lý thường gặp ở những bệnh nhân có bế tắc đường tiểu dưới  lâu dài nhưng ít gặp ở nữ giới. Việc chẩn đoán và điều trị cũng như phương pháp phẫu thuật chủ yếu dựa vào  kinh nghiệm của phẫu thuật viên và tình huống lâm sàng cụ thể. Ngoài ra chẩn đoán và điều trị nguyên nhân  cũng là một yếu tố không thể thiếu quyết định thành công của điều trị.  Từ khóa: túi thừa bàng quang.  ABSTRACT  BLADDER DIVERTICULUM IN FEMALE PATIENT: CASE REPORT  Nguyen Xuan Toan, Huynh Dac Nhat , Le Viet Hung,Tran Ngoc Sinh   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 273 ‐ 276  Purpose : To evaluate the diagnosis and treatment of a case of diverticulitis in the female bladder.  Patients  and Methods: Report  of  a  case  (case  report)  bladder  diverticulum  in women  diagnosed  and  treated at the Gia Dinh Peopleʹs Hospital in June / 2012.  Results: After suffering the surgery, patient is stable and recovers from urinary infection.  Conclusion: Bladder  diverticulum  is  common  in  patients with  lower urinary  tract  obstruction  but  less  common in women. The diagnosis and treatment as well as surgical. Methods mainly based on the experience of  the  surgeon  and  the  specific  clinical  situations.  Besides  the  diagnosis,  the  treatment  causes  also  is  an  indispensable factor to the success of treatment.  Key word: bladder diverticula  ĐẶT VẤN ĐỀ  Túi thừa bàng quang tuy là bệnh lý thường  gặp  ở  những  bệnh  nhân  có  bế  tắc  đường  tiểu  dưới , bàng quang hỗn loạn thần kinh hay ít gặp  hơn do bẩm sinh(1,3). Túi thừa bàng quang ở nữ  giới lại ít gặp hơn. Chỉ định phẫu thuật bao gồm  nhiễm  trùng  niệu  tái  phát,  sỏi,  biến  chứng  đường  tiết  niệu  trên  và  hóa  ác.  Phương  pháp  phẫu  thuật  có  thể  trong  bàng  quang,  trong  và  ngoài  bàng  quang,  có  thể  nội  soi  hay  bằng  robot(1,3). Chúng  tôi  giới  thiệu  kinh  nghiệm  về  chẩn đoán và điều trị túi thừa bàng quang.  Mục tiêu   Trình bày đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng  và điều trị của bệnh nhân túi thừa bàng quang.  * Khoa Tiết Niệu BV Nhân Dân Gia Định   ** Đại Học Y Dược TPHCM  Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Xuân Toàn  ĐT: 0914038922  Email: toanxn@gmail.com   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  274 ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Chúng tôi báo cáo 1 trường hợp.   Bệnh nhân:Nguyễn Thị Ngọc Lan, nữ, 60 tuổi.  Nghề nghiệp: hưu trí.  Địa  chỉ:  163  Phạm Ngũ  Lão  P7 Quận Gò  Vấp, TPHCM.  Ngày vào viện: 11/06/2012.  Lý do vào viện: tiểu gắt, tiểu khó.  Bệnh sử  Bệnh nhân đến khám vì tiểu gắt buốt, nước  tiểu đục, tiểu khó phải rặn, kèm theo đau bụng  dưới rốn, không sốt, tiêu bình thường.  Tiền căn  Bản thân: nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại. Tăng  huyết áp 10 năm đang điều trị.  Gia đình: chưa ghi nhận bất thường.  Khám lâm sàng  Sinh  hiệu:  M  80l/ph  HA  110/60mmHg,  T  37,8C, NT 20l/ph.  Tỉnh, tiếp xúc tốt.  Thể trạng trung bình.  Da niêm hồng.  Bụng: ấn đau nhẹ hạ vị.  Chạm thận, rung thận 2 bên (‐).  Bướu nhú miệng niệu đạo, viêm đỏ #2mm.  Thăm hậu môn và âm đạo: Tử cung không  sa. Không có trĩ, không sa trực tràng.  Cận lâm sàng  Công  thức máu: BC 6500k/uL, N 64,8%, L  21,8%.  HC  4,57T/L,  Hb  139g/L,  Hct  40,7%,  PLT  348G/L.  Tổng phân tích nước tiểu: Nitrit (+), protêin  0,75g/L, BC 500/mcL.  Cấy  nước  tiểu:  Escherichia  coli,  nhạy  Ertapenem, Imipenem, ESBL (+).  Siêu  âm:  túi  thừa  bàng  quang,  thành  bàng  quang dày 6mm.  CT Scan: bàng quang thành dày không đều  #15cm.  Túi  thừa  vị  trí  8  giờ,  cổ  túi  #3mm,  kt  90x85x75mm, vách mỏng.   A  B  Hình 1. CT Scan: bàng quang thành dày không đều, túi thừa vị trí 8 giờ  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu   275 Soi bàng quang: Niệu đạo hẹp, đặt máy soi  khó do niệu đạo hẹp, ở miệng niệu đạo có u nhú  #2mm  viêm  đỏ. Nong  niệu  đạo  bằng  beniqué  đến  số  24Fr.  Soi  vào  thấy  cổ  bàng  quang  hẹp  nhẹ, nước tiểu đục, V tồn lưu #300ml. Niêm mạc  phù nề, nhiều cột hõm. Hai miệng niệu quản vị  trí  5giờ,  7  giờ,  viêm  phù  nề,  phun  nước  tiểu  trong. Vị  trí 9 giờ có miệng  túi  thừa #1cm, đưa  máy  soi  vào  thấy  nước  tiểu  đục  lợn  cợn  nhiều,niêm mạc trơn láng, dung tích lớn   A   B  Hình 2. Soi Bàng Quang  Chẩn đoán trước mổ: túi thừa bàng quang  lớn  nhiễm  trùng,  bướu miệng  niệu  đạo,  hẹp  niệu đạo.  Tường trình phẫu thuật  Nội soi bàng quang đặt JJ 2 bên  làm nòng  an toàn.  Cắt  bướu  nhú miệng  niệu  đạo,  khâu  bằng  vicryl 3.O.  Nong niệu đạo đến 28Fr. Dùng máy TURP  26Fr cắt cổ bàng quang vị trí 5 giờ, dài 1cm.  Rạch da  đường Pfannenstiel, xẻ dọc cân cơ  thẳng bụng vào bàng quang, thành bàng quang  dày. Mở  bàng  quang,  kéo  đáy  túi  thừa,  cắt  ra  một túi thừa nặng 70gr, khâu túi thừa (xóa đáy).  Đóng bàng quang +  cystostomy bằng  1 pezzer  22Fr. Đóng bụng 3 lớp.  A B C  Hình 3. Phẫu thuật cắt túi thừa  BÀN LUẬN  Túi thừa bàng quang có cấu trúc chỉ gồm lớp  niêm mạc, mô liên kết dưới niêm, một vài sợi cơ  nhỏ và lớp vỏ ngoài vì vậy kém hiệu quả trong  việc  co  bóp  tống  xuất  nước  tiểu.  Chẩn  đoán  thường cùng lúc với nhiễm trùng tiểu. Ung thư  trong túi thừa cũng thường có tiên lượng xấu vì  cấu trúc túi thừa không có lớp cơ(5,7). Chẩn đoán  nguyên  nhân  cũng  rất  quan  trọng  để  điều  trị  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  276 triệt  để.  Bệnh  nhân  trên  nguyên  nhân  của  túi  thừa có thể do bế tắc đường ra do hẹp niệu đạo  và  hẹp  cổ  bàng  quang. Việc  cắt  rộng  cổ  bàng  quang  và  nong  niệu  đạo  sẽ  giúp  giải  quyết  nguyên  nhân.  Tuy  nhiên  cần  theo  dõi  thêm  trong một thời gian dài.  Việc đặt JJ làm nòng giúp tránh tổn thương  niệu  quản  trong  quá  trình  phẫu  thuật  vì  niệu  quản rất dễ tổn thương trong trường hợp phẫu  thuật túi thừa to cũng đã ghi nhận trong y văn  (3). Trong y văn ghi nhận hai cách mổ hở là trong  bàng  quang  và  kết  hợp  trong  và  ngoài  bàng  quang.  Chúng  tôi  chọn  cách  đi  trong  bàng  quang, xóa đáy vết mổ để tránh tụ dịch. Việc bóc  tách  chủ  động và  có kiểm  soát giúp  tránh  tổn  thương các cơ quan khác khi  túi  thừa  to, viêm  dính nhiều(2,6).   KẾT LUẬN  Túi thừa bàng quang là bệnh lý không phải  là hiếm gặp, tuy nhiên chưa có báo cáo nhiều tại  Việt Nam về chẩn đoán và điều trị một cách cụ  thể. Việc điều trị dựa vào kinh nghiệm lâm sàng  của  thấy  thuốc  trên những  trường hợp  cụ  thể.  Cần có nhiều nghiên cứu hệ thống hơn về bệnh  lý túi thừa, đặc biệt bệnh nguyên vẫn còn là đa  yếu tố.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Blacklock,  Geddes,  Shaw  (1983). Blacklock AR, Geddes JR, Shaw RE: The  treatment  of  large bladder diverticula. Br J Urol; 55(1):17‐20.  2. Das,  (1992). Das S: Laparoscopic  removal  of  bladder  diverticulum. J Urol ; 148(6):1837‐1839.  3. Eric  S.  (2012).  Bladder  and  female  urethral  diverticula,  in  Campbell  –  Walsh  Urology,  edited  by  Wein,  Kavoussi,  Novick, Partin, Peters; Saunder  – ElServier publication,  10th  edition, chap 78: 2262 – 2289.  4. Firstater,  Farkas,  (1977). Firstater M, Farkas A: Transvesical  submucosal  diverticulectomy.  Experience  with  48  cases. Urology; 10(5):436‐438.  5. Golijanin  et  al,  (2003). Golijanin D, Yossepowitch O, Beck SD, et  al: Carcinoma  in  a  bladder  diverticulum:  presentation  and  treatment outcome. J Urol; 170(5):1761‐1764.  6. Porpiglia  et  al,  (2004). Porpiglia F, Tarabuzzi R, Cossu M, et  al: Is  laparoscopic  bladder  diverticulectomy  after  transurethral  resection  of  the  prostate  safe  and  effective?  Comparison with open surgery. J Endourol ; 18(1):73‐76.  7. Yu  et  al,  (1993). Yu CC, Huang JK, Lee YH, et  al: Intradiverticular  tumors  of  the  bladder:  surgical  implications—an eleven‐year review.Eur Urol;24(2):190‐196.  Ngày nhận bài báo:       15‐05‐2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   02‐06‐2013  Ngày bài báo được đăng:     15–07‐2013 
Tài liệu liên quan