Nhận thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuẩn mực kế toán Việt Nam và nhu cầu áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Những chuẩn mực kế toán đầu tiên của Việt Nam ban hành năm 2001 đến nay vẫn chưa được cập nhật và sửa đổi. Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, mặc dù có nhiều cải tiến mới tiệm cận hơn với IFRS, nhưng cũng chỉ dừng lại ở góc độ thông tư hướng dẫn, chưa điều chỉnh toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tham chiếu văn bản pháp quy để xử lý công việc kế toán, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Do đó, nghiên cứu đánh giá VAS áp dụng cho SMEs và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho SMEs (IFRS for SMEs) là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Mục tiêu của bài viết này nhằm xác định quan điểm của các kế toán trưởng SMEs về VAS, về chất lượng thông tin báo cáo tài chính của SMEs trong thời gian vừa qua và xác định nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs. Dữ liệu thu thập thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi với 358 kế toán trưởng của SMEs ở TP.HCM và một số tỉnh lân cận. Kết quả phân tích thống kê đã khẳng định chất lượng thông tin báo cáo tài chính SMEs không đáng tin cậy và VAS chỉ phù hợp với SMEs ở mức trung bình. Cho nên, SMEs ủng hộ xây dựng chuẩn mực kế toán riêng cho SMEs và có nhu cầu áp dụng IFRS for SMEs khá cao. Kết quả phân tích này rất hữu ích cho các nhà chuyên môn nghề nghiệp, các nhà ban hành quy định kế toán trong quá trình thay đổi, cải tiến các quy định về kế toán cho SMEs Việt Nam.

pdf14 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuẩn mực kế toán Việt Nam và nhu cầu áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ NHU CẦU ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Hồ Xuân Thủy* TÓM TẮT Những chuẩn mực kế toán đầu tiên của Việt Nam ban hành năm 2001 đến nay vẫn chưa được cập nhật và sửa đổi. Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, mặc dù có nhiều cải tiến mới tiệm cận hơn với IFRS, nhưng cũng chỉ dừng lại ở góc độ thông tư hướng dẫn, chưa điều chỉnh toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tham chiếu văn bản pháp quy để xử lý công việc kế toán, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Do đó, nghiên cứu đánh giá VAS áp dụng cho SMEs và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho SMEs (IFRS for SMEs) là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Mục tiêu của bài viết này nhằm xác định quan điểm của các kế toán trưởng SMEs về VAS, về chất lượng thông tin báo cáo tài chính của SMEs trong thời gian vừa qua và xác định nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs. Dữ liệu thu thập thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi với 358 kế toán trưởng của SMEs ở TP.HCM và một số tỉnh lân cận. Kết quả phân tích thống kê đã khẳng định chất lượng thông tin báo cáo tài chính SMEs không đáng tin cậy và VAS chỉ phù hợp với SMEs ở mức trung bình. Cho nên, SMEs ủng hộ xây dựng chuẩn mực kế toán riêng cho SMEs và có nhu cầu áp dụng IFRS for SMEs khá cao. Kết quả phân tích này rất hữu ích cho các nhà chuyên môn nghề nghiệp, các nhà ban hành quy định kế toán trong quá trình thay đổi, cải tiến các quy định về kế toán cho SMEs Việt Nam. Từ khóa: Chuẩn mực kế toán Việt Nam, báo cáo tài chính, SMEs, IFRS for SMEs PERCEPTIONS OF SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTITIES REGARDING VIETNAMESE ACCOUNTING STANDARDS AND THE NEED OF IMPLEMENTING THE INTERNATIONAL FINANCIAL REPORTING STANDARDS FOR SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTITIES ABSTRACT The very first Vietnamese accounting standards (VAS) introduced in 2001 has remained without updates and modifications since then. Although the Ministry of Finance recently issued the Circular 200/2014/TT-BTC regarding entity accounting regulations with some updates in line with the IFRS, it was but a superficial instruction without rational modifications to the current * GV.NCS. Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM. Email: hoxuanthuy@uel.edu.vn 23 Nhận thức của doanh nghiệp . . . Vietnamese Accounting Standard (VAS). This fact has caused substantial difficulties to entities, in particular small and medium-sized entities (SMEs), when referring to legal procedures in daily accounting activities and hence has justified the current demand for researches about VAS for SMEs and the International Financial Reporting Standards (IFRS) for SMEs. This paper, therefore, aims to determine the general perceptions of Chief Accountants in many SMEs about VAS, the quality of recent financial reports of their SMEs, and the need for implementing IFRS for SMEs. Data are collected from questionnaires to 385 Chief Accountants of SMEs in HCM City and neighbouring provinces. Our analysis shows that financial reports from SMEs are of unreliable qualities and the level of compatibility of VAS to SMEs can only be rated “average”. Therefore, we conclude that SMEs are largely in favour of a separate set of accounting standards and that the need of implementing of IFRS for SMEs is considerably high. Our findings are particularly useful for professional experts and accounting regulators to amend and improve accounting regulations and policies for SMEs in Vietnam. Keywords: Vietnamese accounting standards, financial reporting, SMEs, IFRS for SMEs 1. GIỚI THIỆU SMEs là thành phần kinh tế nhiều tiềm năng và là xương sống cho sự phát triển của cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Vì thế, thông tin kế toán được cung cấp bởi các doanh nghiệp (DN) này là đặc biệt quan trọng [24]. Chuẩn mực kế toán thích hợp sẽ giúp DN lập báo cáo tài chính (BCTC) có chất lượng đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin. VAS được ban hành đầu tiên năm 2001. Mặc dù, VAS được xây dựng trên cơ sở của IFRS nhưng đã lạc hậu do không được cập nhật, sửa đổi trong một thời gian dài và còn khác biệt quá nhiều so với IFRS nên không thể đảm bảo cung cấp thông tin có thể so sánh với các DN khác trên thế giới. Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài Chính (BTC) ban hành thông tư (TT) 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán DN [4], dù có nhiều cải tiến mới tiệm cận hơn với IFRS nhưng cũng chỉ dừng lại ở góc độ thông tư hướng dẫn, chưa điều chỉnh toàn bộ VAS. Hơn nữa, thông tư đề cập “những nội dung tại các thông tư hướng dẫn VAS không trái với TT 200/2014/TT-BTC thì vẫn còn hiệu lực”. Điều này gây khó khăn cho các DN khi tham chiếu văn bản pháp quy để xử lý công việc kế toán, đặc biệt là SMEs trong quá trình áp dụng VAS vì BTC không quy định bỏ quyết định (QĐ) số 48/2006/QĐ-BTC mà chỉ yêu cầu SMEs tự dựa vào TT 200/2014/TT- BTC để kế toán cho phù hợp. Mặt khác, SMEs Việt Nam (VN) ngày càng tăng cường tham gia vào các hoạt động quốc tế, yêu cầu thông tin tài chính minh bạch trở nên bức thiết. “Chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo QĐ 480/2013/ QĐ-TTg cũng đã xác định quan điểm là “hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hệ thống chuẩn mực”, “hòa nhập với thông lệ quốc tế” [10]. Vì thế, cũng như các quốc gia khác, Việt Nam cũng đang có những áp lực về hội tụ kế toán quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện nghiên cứu về VAS và IFRS for SMEs dựa trên nhận thức của SMEs là thật sự cần thiết trong điều kiện hội tụ kế toán quốc tế diễn ra mạnh mẽ đồng thời IFRS for SMEs đã ban hành và được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. 24 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Người tạo lập thông tin BCTC của SMEs là một trong những thành phần quan trọng nhất đóng vai trò quyết định sự thành công quá trình áp dụng VAS cũng như hội tụ với kế toán quốc tế ở VN. Bài viết này nhằm thu thập quan điểm của kế toán trưởng (KTT) SMEsvề VAS hiện hành, về chất lượng thông tin BCTC của SMEs trong thời gian vừa qua và xác định nhu cầu của SMEs cần hội tụ với IFRS for SMEs. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê dựa trên dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát 358 KTT SMEs ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An Kết quả nghiên cứu này thật sự cần thiết và thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn nghề nghiệp kế toán và các nhà ban hành chuẩn mực trong quá trình xem xét, cải tiến các quy định kế toán cho SMEs VN vì thiếu hụt các nghiên cứu đánh giá VAS áp dụng cho SMEs trong thời gian vừa qua.Đồng thời,kết quả của nghiên cứu cũng góp phần bổ sung thêm vào các nghiên cứu trước quan điểm về nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs của một quốc gia đang phát triển với đặc thù áp dụng IFRS còn khá hạn chế như VN. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. VAS và các quy định pháp lý về kế toán cho SMES Việt Nam Tại VN, SMEs đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, và đóng góp cho ngân sách Nhà nước (NN). Vì thế, NN đã ban hành nhiều chính sách, quy định để hỗ trợ SMEs phát triển. Theo đó, xác định tiêu chí phân loại SMEs, bắt đầu bằng Công văn số 681/ CP-KTN ngày 20/6/1998 [13]. Theo quy định này, SMEs là DN có số lao động bình quân dưới 200 người và vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng. Tiếp sau, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 quy định tiêu chí chính thức phân loại SMEs cũng dựa trên vốn và lao động [12]. Đó là, SMEs là DN có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng và số lao động không quá 300 người. Hiện nay, SMEs đã được phân loại chi tiết hơn theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP, chia thành 3 nhóm siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo từng lĩnh vực kinh doanh dựa vào số lượng lao động hoặc quy mô vốn xác định theo tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán [11]. Song song đó, các quy định về kế toán liên quan đến SMEs cũng được ban hành. Đầu tiên phải kể đến là chế độ kế toán cho SMEs ban hành theo quyết định số 1171/TC/ QĐ-CĐKT ngày 23/12/1996 [8], sau đó là quyết định số 144/TC/QĐ-CĐKT quy định sửa đổi bổ sung chế độ kế toán theo quyết định 1171/TC/QĐ-CĐKT ngày 21/12/2001 giúp SMEs có những hướng dẫn cụ thể trong xử lý công việc kế toán [7]. Để hội nhập với kế toán quốc tế, xây dựng khuôn khổ pháp lý về kế toán cho các DN, được sự trợ giúp của Liên minh Châu Âu, trong gần 7 năm nghiên cứu và triển khai, những VAS đầu tiên của VN đã được ban hành vào năm 2001. Cho đến nay, đã có tất cả 26 VAS được ban hành. Sau khi hoàn tất việc ban hành VAS, BTC cũng đã ra các quyết định về chế độ kế toán DN cho DN lớn (QĐ 15/2006/QĐ-BTC) và SMEs (QĐ 48/2006/QĐ-BTC) [5],[6]. Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC, trong 26 VAS, quy định áp dụng VAS cho SMEs được chia thành 3 nhóm, nhóm các VAS áp dụng đầy đủ, áp dụng không đầy đủ và nhóm các VAS không áp dụng đối với SMEs [6]. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu thông tin kế toán đối với SMEs mang tính đặc thù không giống các DN có quy mô lớn. Do đó, áp dụng chung VAS với những quy định giảm trừ dẫn đến thông tin kế toán dàn trải, không đáp ứng tập trung nhu cầu thông tin cho nhóm đối 25 Nhận thức của doanh nghiệp . . . tượng này. Một số VAS không áp dụng hoặc áp dụng không đầy đủ đã gây tình trạng thiếu quy định để tham chiếu khi xử lý công việc kế toán nhưng mặt khác vẫn tồn tại một số quy định không cần thiết. Trong xu thế hội nhập kế toán quốc tế ngày càng mạnh mẽ, VN cũng đã có những nỗ lực để hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán. Dự thảo chỉnh sửa, bổ sung các nội dung liên quan đến 8 chuẩn mực kế toán đã ban hành lấy ý kiến. TT 200/2014/ TT-BTC về chế độ kế toán cho DN cũng đã ban hành vào ngày 22/12/2014 với các quy định phù hợp hơn với IFRS [4]. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa VAS và IFRS vẫn còn khá xa và tốc độ hội tụ được đánh giá còn chậm. Mặt khác, BTC cũng chỉ mới dừng lại ở thông tư hướng dẫn chế độ kế toán, chưa có sự đổi mới toàn diện liên quan đến hệ thống chuẩn mực kế toán. Đồng thời, QĐ 48/2006/QĐ-BTC vẫn còn hiệu lực với những quy định cũ đã gây nhiều khó khăn cho SMEs trong giai đoạn hiện nay [6]. 2.2. IFRS FOR SMES và áp dụng IFRS FOR SMES trên thế giới Toàn cầu hóa đã thúc đẩy nhu cầu cần chuẩn mực BCTC riêng cho SMEs. SMEs ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động quốc tế, nhu cầu thông tin BCTC đáng tin cậy vả có thể so sánh được với các DN khác trên thế giới nảy sinh đòi hỏi phải có những quy định, chuẩn mực kế toán có có chất lượng. IFRS là một bộ chuẩn mực được đề nghị áp dụng. Tuy nhiên, SMEs bị hạn chế về nguồn lực, đồng thời không có nhiều nghiệp vụ phức tạp như các DN lớn nên việc áp dụng IFRS trở nên không cân xứng giữa chi phí và lợi ích. Với mục tiêu cung cấp cho SMEs trên toàn thế giới một bộ chuẩn mực phù hợp giúp SMEs thuận lợi hơn khi tham gia vào thị trường quốc tế, tháng 7/2009, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã ban hành IFRS for SMEs. IFRS for SMEs là bộ chuẩn mực độc lập, dài 230 trang, trình bày thành 35 phần cho từng chuẩn mực. IFRS for SMEs đơn giản hơn IFRS về cả yêu cầu công bố, đo lường và phương pháp ghi nhận, đồng thời chú ý đến sự cân đối giữa chi phí và lợi ích khi áp dụng cho SMEs. Quyết định áp dụng IFRS for SMEs là tự nguyện, tuy nhiên IASB mong muốn bộ chuẩn mực này sẽ được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Theo IASB, SMEs là: “các công ty không có trách nhiệm giải trình công khai và phát hành BCTC cho đối tượng bên ngoài DN”. IASB cho rằng, các quốc gia khi chấp nhận áp dụng IFRS for SMEs sẽ tự quyết định tiêu chí DN phù hợp nên áp dụng [16]. Theo Pacter [23], từ khi ban hành đến năm 2011, 74 quốc gia đã tiếp nhận và đang xây dựng lộ trình áp dụng trong 3 năm tiếp theo. Lý do một số quốc gia vẫn chưa áp dụng IFRS for SMEs được Ploybut [25] đề cập là: quốc gia đã có chuẩn mực BCTC cho SMEs, IFRS for SMEs quá phức tạp cho SMEs có quy mô nhỏ hay SMEs thích chuẩn mực kế toán quốc gia hơn vì phù hợp với kế toán thuế. Các quốc gia đã áp dụng IFRS for SMEs thường theo hai cách thức phổ biến là áp dụng hoàn toàn không sửa đổi như Nam Phi, Singapore, Philippines, Campuchia hoặc là có điều chỉnh nhưng không nhiều cho phù hợp với điều kiện của quốc gia như Hồng Kông, Brazil. Một số quốc gia khác cũng đã có kế hoạch cho việc áp dụng như Anh, mặc dù đã ban hành chuẩn mực kế toán quốc gia riêng cho các công ty chưa niêm yết nhưng cũng xây dựng dự thảo sửa đổi bộ chuẩn mực này dựa trên IFRS for SMEs và dự kiến áp dụng bắt đầu năm 2015[17], [18]. Malaysia từ tháng 2/2014 đã ban hành chuẩn mực BCTC 26 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật cho SMEs (MPERS) xây dựng dựa trên IFRS for SMEs và dự kiến áp dụng năm 2016[20]. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước BCTC cho SMEs và chuẩn mực BCTC riêng cho SMEs bắt đầu thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà nghiên cứu từ đầu những năm 2000, khi dự án xây dựng IFRS for SMEs được IASB ban hành. Các nghiên cứu trước được tổng quan trong bài viết này xoay quanh những vấn đề về BCTC cho SMEs và nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs. Maingot & Zeghal [19] thực hiện nghiên cứu đánh giá nhận thức của 600 KTT, chủ DN, nhà quản lýSMEs Canada về những khó khăn khi lập BCTC và sự lựa chọn của các đối tượng này về mô hình BCTC tốt nhất cho SMEs Canada. Sử dụng phương pháp định lượng thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi đóng và thu được 162 bảng trả lời. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mục đích lập BCTC của SMEs chủ yếu cho thuế và ngân hàng. SMEs nhận định chuẩn mực kế toán hiện hành quá phức tạp, tốn nhiều chi phí cho việc tuân thủ và không thích hợp cho SMEs. SMEs đề nghị áp dụng một bộ chuẩn mực kế toán chung cho tất cả DN nhưng có yêu cầu giảm trừ cho SMEs. Những yêu cầu giảm trừ được tán thành nhiều nhất là giảm những quy định phức tạp và giảm yêu cầu công bố, đồng thời bắt buộc SMEs phải kiểm toán BCTC.Kết quả nghiên cứu tương tự, Dang et al [15] thực hiện nghiên cứu định tính khi thực hiện phỏng vấn với 19 chuyên gia gồm cả người tạo lập và người sử dụng thông tin của BCTC SMEs về đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin BCTC của SMEs VN. Kết quả cho thấy cơ quan thuế và các cơ quan NN khác là đối tượng chính sử dụng BCTC của SMEs. BCTC chủ yếu được lập để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, không sử dụng cho mục đích kinh tế. Chất lượng thông tin BCTC thấp vì chủ DN không nỗ lực để tăng chất lượng thông tin mà còn chi phối đến kế toán để cung cấp những thông tin không chính xác phục vụ cho mục đích thuế. Ngoài ra, Atik [2] khám phá nhận thức của chủ sở hữu, nhà quản lý và KTT của SMEs Thổ Nhĩ Kỳ về IFRS for SMEs. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng để gửi bảng câu hỏi khảo sát đến gần 2.700 SMEs. 216 chủ DN, nhà quản lý và kế toán viên SMEs phản hồi với tỷ lệ 8%. Kết quả khảo sát khẳng định SMEs chủ yếu lập BCTC cho mục đích thuế và SMEs rất ủng hộ việc áp dụng IFRS for SMEs. Bunea et al [9] cũng thực hiện xác định quan điểm của các kế toán viên (KTV) SMEs Romania về BCTC của SMEs. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát 190 KTV. Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn một nửa đối tượng khảo sát khẳng định chuẩn mực kế toán hiện hành không phù hợp với SMEs và Romania cần xây dựng chuẩn mực BCTC riêng cho SMEs với những quy định đơn giản hơn. Tuy nhiên, không nhiều KTV cho rằng IFRS for SMEs là bộ chuẩn mực đơn giản thích hợp với SMEs. Nghiên cứu này cũng khẳng định đối tượng chính sử dụng thông tin BCTC của SMEs là cơ quan thuế, chủ DN và những đối tượng cung cấp vốn cho hoạt động của SMEs. Albu et al [1] khám phá nhận thức của các đối tượng có liên quan đến BCTC của SMEs ở 4 quốc gia mới nổi là Séc, Hungary, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ về việc áp dụng IFRS for SMEs bằng phương pháp định tính thông qua phỏng vấn sâu. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các các chuyên gia đều tán thành quá trình hội tụ với IFRS for SMEs. Tại VN, liên quan đến kế toán cho SMEs, 27 Nhận thức của doanh nghiệp . . . Trần Đình Khôi Nguyên [27] chọn mẫu là SMEs Đà Nẵng để thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng VAS trong SMEs. Kết quả nghiên cứu đã kết luận BCTC chưa được sử dụng hữu ích đúng nghĩa đối với ngân hàng cũng như chủ DN vànhư vậy có nghĩa là những nỗ lực cải cách kế toán trong thời gian vừa qua hầu như chưa thực sự gây ra sự chuyển biến gì đối với SMEs. Về IFRS for SMEs, khi chuẩn mực này được IASB ban hành, Chúc Anh Tú [14] cũng có một nghiên cứu bàn về IFRS for SMEs. Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày mục đích của IFRS for SMEs, một số nội dung quy định của bộ chuẩn mực này. Tác giả cho rằng việc xây dựng chuẩn mực kế toán cho SMEs là hoàn toàn cần thiết đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và VN nói riêng. Từ quan điểm đó, nghiên cứu đề nghị một số giải pháp thực hiện để hoàn thiện VAS cho SMEs Việt Nam. Tương tự Phạm Quang Huy [26] trong bài nghiên cứu so sánh giữa IFRS for SMEs và IFRS cũng đồng tình là IFRS for SMEs là căn cứ quan trọng để VN nghiên cứu ban hành những chính sách thay đổi VAS cho SMEs nhằm cung cấp thông tin minh bạch và đầy đủ hơn. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Vũ Việt & Mai Ngọc Anh [22] tiến hành so sánh sự khác biệt giữa VAS và IFRS for SMEs và cũng đề nghị sửa đổi VAS theo IFRS for SMEs. Nhìn chung, kết luận từ các nghiên cứu trên thế giới về IFRS for SMEs mang nặng tính đặc thù của từng quốc gia, chưa thể kết luận chung cho tất cả các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là VN, một quốc gia có nền kinh tế mới nổi và việc hội tụ với IFRS còn khá hạn chế. Về các nghiên cứu thực hiện tại VN, theo Trần Đình Khôi Nguyên [27], trong số các nghiên cứu về kế toán của SMEs đã được công bố, các nghiên cứu trong nước thời gian qua chủ yếu chỉ bàn về tổ chức công tác kế toán hay chế độ kế toán cho SMEs, các nghiên cứu đánh giá thực trạng VAS áp dụng cho SMEscòn hạn chế và hầu như không có nghiên cứu thực hiện khảo sát để tìm hiểu nhu cầu của SMEs về IFRS for SMEs. Vì thế, cần thiết thực hiện nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng VAS đối với SMEs, chất lượng BCTC của SMEs cũng như xác định nhu cầu cần IFRS for SMEs để có các biện pháp hỗ trợ SMEs trong quá trình hội tụ với kế toán quốc tế. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu của nghiên cứu là xác định quan điểm của SMEs về VAS, về chất lượng thông tin BCTC cho SMEs và nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs. Để đạt được mục tiêu đó, tác giảxây dựng một bảng câu hỏi khảo sát gồm 20 câu, dựa vào các nghiên cứu của Bunea et al [9], Maingot & Zeghal [19] và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện VN. Bảng câu hỏi bao gồm 3 phần: (1) thông tin chung về DN khảo sát, (2) đánh giá VAS hiện hành áp dụng cho SMEs và (3) nhu cầu cần IFRS for SMEs Nghiên cứu thực hiện kỹ thuật chọn mẫu theo cụm, áp dụng cả hai hình thức phỏng vấn trực tiếp và gửi mail đến 1.063 KTT của SMEs tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thuế dành cho đối tượng là DN có vốn đầu tư nước ngoài (FAC) và câu lạc bộ thuế, tài chính, kế toán của Phỏng thương mại và công nghiệp VN, chi nhánh TP.HCM (TAF). Sau gần 4 tháng thực hiện khảo sát, có 408 bảng phản hồi. Trong đó, số lượng bảng phản hồi bị loại trừ là 50 do trùng mẫu, thiếu thông tin DN, công ty niêm yết, NH, CK. Số bảng câu hỏi còn lại đưa vào xử lý là 358, chiếm tỷ lệ 35,98%. Nghiên cứu sử dụng thông kê mô tả như đồ 28 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật thị, bảng thống kê để phân tích dữ liệu khảo sát dựa vào phần mềm SPSS 20.0 và Excel 2010. Một số đặc điểm th
Tài liệu liên quan