Nhận thức và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đến trẻ em khuyết tật: Tiếng nói từ cha mẹ của trẻ

Bài viết này phản ánh một phần kết quả của nghiên cứu về nhận thức và ứng phó của cha mẹ trẻ khuyết tật trước tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và ô nhiễm không khí (ONKK) đến trẻ. Nghiên cứu được thực hiện qua khảo sát bằng hình thức phỏng vấn trên mẫu 87 cha mẹ của trẻ, nhằm phản ánh một phần bức tranh thực trạng của vấn đề. Kết quả cho thấy: 1) Cha mẹ TKT phần đông có hiểu biết ở mức phổ thông với cảm quan cụ thể, và có mối quan tâm đến các vấn đề này; 2) Con em của họ hầu hết đều đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH và ONKK, đặc biệt là dễ bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, số ngày nghỉ học tăng cao và hiệu quả tham gia học tập giảm sút; 3) Cha mẹ TKT hầu hết thể hiện đã có hành động hướng đến bảo vệ môi trường và bảo vệ con em bằng các biện pháp thông thường. Tuy nhiên, họ hầu như không biết đến các sáng kiến công nghệ hỗ trợ học tập cho trẻ khuyết tật. Một số phụ huynh đề xuất mong có được những công nghệ hỗ trợ, trong đó có các phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến thân thiện với TKT.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đến trẻ em khuyết tật: Tiếng nói từ cha mẹ của trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
169 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0071 Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 169-179 This paper is available online at NHẬN THỨC VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN TRẺ EM KHUYẾT TẬT: TIẾNG NÓI TỪ CHA MẸ CỦA TRẺ Bùi Thế Hợp, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Đinh Nguyễn Trang Thu và Trần Tuyết Anh Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này phản ánh một phần kết quả của nghiên cứu về nhận thức và ứng phó của cha mẹ trẻ khuyết tật trước tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và ô nhiễm không khí (ONKK) đến trẻ. Nghiên cứu được thực hiện qua khảo sát bằng hình thức phỏng vấn trên mẫu 87 cha mẹ của trẻ, nhằm phản ánh một phần bức tranh thực trạng của vấn đề. Kết quả cho thấy: 1) Cha mẹ TKT phần đông có hiểu biết ở mức phổ thông với cảm quan cụ thể, và có mối quan tâm đến các vấn đề này; 2) Con em của họ hầu hết đều đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH và ONKK, đặc biệt là dễ bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, số ngày nghỉ học tăng cao và hiệu quả tham gia học tập giảm sút; 3) Cha mẹ TKT hầu hết thể hiện đã có hành động hướng đến bảo vệ môi trường và bảo vệ con em bằng các biện pháp thông thường. Tuy nhiên, họ hầu như không biết đến các sáng kiến công nghệ hỗ trợ học tập cho trẻ khuyết tật. Một số phụ huynh đề xuất mong có được những công nghệ hỗ trợ, trong đó có các phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến thân thiện với TKT. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng, cha mẹ trẻ khuyết tật, nhận thức, ứng phó. 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) và ô nhiễm không khí (ONKK) là về vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi quốc gia, và thuộc vào những chủ đề nghị sự thường xuyên của Liên Hiệp Quốc [1], [2]. Việt Nam là một trong số các quốc gia đang và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, với ghi nhận trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình tăng 0,50C/năm, nước biển dâng 2,8 mm/năm, nhiều vùng khô hạn trong khi nhiều vùng khác lượng mưa tăng 20% vào mùa lũ lụt [3; 7-15]. Chính phủ đã chủ động xây dựng chương trình hành động quốc gia thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu [4]. Trong khi BĐKH không ngừng tác động tiêu cực và được nhận thấy rõ qua hàng thập kỉ, thì vấn đề ONKK lại tác động tiêu cực một cách trực tiếp và hằng ngày lên sức khỏe cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm thế giới có đến 7 triệu người chết sớm liên quan đến ô nhiễm không khí [5]. Việt Nam là nước đang phát triển và ở trong nỗ lực của quá trình công nghiệp hóa, mà một trong những hệ quả không mong muốn là ô nhiễm môi trường nói chung và ONKK nói riêng. Năm 2020, trong số 106 quốc gia được quan trắc chỉ số chất lượng không khí (AQI) theo thời gian thực, thì Việt Nam đứng thứ 21 về mức độ ô nhiễm không khí, với nồng độ bụi mịn PM 2.5 trung bình cao cấp 2 lần mức khuyến cáo tiếp xúc của Tổ chức Y tế thế giới [6]. Ngày nhận bài: 22/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 2/9/2021. Tác giả liên hệ: Bùi Thế Hợp. Địa chỉ e-mail: bthop@hnue.edu.vn Bùi Thế Hợp, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Đinh Nguyễn Trang Thu và Trần Tuyết Anh 170 Trẻ em khuyết tật (TEKT) là một nhóm xã hội yếu thế, chịu nhiều tác động tiêu cực của BĐKH và ONKK cả trực tiếp và gián tiếp. Vấn đề đã dần được chỉ ra và minh chứng ở nhiều báo cáo và nghiên cứu rộng khắp trên thế giới. Báo của của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc năm 2019 đã chỉ ra những tác động không cân xứng của biến đổi khí hậu đến nhóm người khuyết tật, trong đó có TEKT, gồm: 1) Hạn chế tiếp cận tri thức, nguồn lực, và các dịch vụ để ứng phó một cách hiệu quả trước các thay đổi môi trường; 2) Tình trạng khuyết tật khiến cho dễ bị tổn thương trước các điều kiện thời tiết cực đoan, tình trạng mất đi hệ sinh thái các dịch vụ hỗ trợ, và trước các bệnh truyền nhiễm; và 3) Gặp nhiều khó khăn hơn khi phải sơ tán hoặc di cư [7]. Nghiên cứu của Kett, Cole1 và các cộng sự (2018) khảo sát trên mẫu 100 người ở 28 nước thuộc các châu lục Á, Phi, Âu, Mĩ, và Úc cho thấy sự thống nhất nhận định rằng những người khuyết tật, bao gồm TEKT, và những người cực nghèo là 2 nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất trong số 11 nhóm người yếu thế trước các tác động của biến đổi khí hậu [8; 23]. Nghiên cứu của Emerson, Robertson, Hatton, và Baines năm 2018 trên mẫu 18000 trẻ em nước Anh sinh từ năm 2000 đến 2002 cho thấy ở các vùng có mức độ ONKK cao hơn thì tỉ lệ trẻ khuyết tật trí tuệ đông hơn hẳn. Theo đó, so với các vùng không khí trong lành thì vùng ô nhiễm dầu diesel có tỉ lệ trẻ khuyết tật trí tuệ cao hơn 33%, vùng có nồng độ cao khí NO2 có tỉ lệ cao hơn 30%, vùng nồng độ cao khí CO có tỉ lệ cao hơn 30%, và vùng có nồng độ cao khí SO2 có tỉ lệ cao hơn 17% [9]. Thêm nữa, có nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của ONKK đến nhận thức và học tập của trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật (TKT). Chẳng hạn, nghiên cứu của Schikowski và Altug (2020) đã tổng quan hàng loạt các công trình công bố các minh chứng về ảnh hưởng của ONKK làm suy giảm và khiếm khuyết về nhận thức [10]. Hoặc như, nghiên cứu của Wargocki, Porras-Salazar, và Contreras-Espinoza (2019) về mối quan hệ giữa nhiệt độ phòng học và thành tích học tập, qua thực nghiệm cho kết quả nếu giảm nhiệt độ phòng học từ 300C xuống 200C thì mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập tăng lên 20% [11]. Như vậy, có nhiều bằng chứng nghiên cứu đã trực tiếp và gián tiếp chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH & ONKK đến TEKT nói chung và hiệu quả hoạt động học tập của các em nói riêng. Trong khi trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hưởng tiêu cực của BĐKH & ONKK đến TEKT như vừa trình bày ở trên, và Chính phủ Việt nam cũng đã có chương trình hành động quốc gia ứng phó với BĐKH và ONKK [4], [12]; thì vẫn chưa có các nghiên cứu tương tự ở trong nước, cũng như chưa có các chương trình hành động ứng phó trong đó quan tâm đúng mức đến nhóm TEKT nước ta. Một phần, có lẽ do thiếu diễn đàn tiếng nói của các em, hoặc tiếng nói của cha mẹ hay người đại diện cho các em về vấn đề này, đến các nhà hoạch định chính sách; hoặc giả, thiếu các nghiên cứu trong nước đủ sức thuyết phục các bên liên đới để quan tâm đến vấn đề này ở tầm mức cộng đồng. Bài viết này góp phần phản ánh vấn đề, từ tiếng nói của cha mẹ trẻ khuyết tật, thông qua kết quả nghiên cứu bằng phỏng vấn. Đây là một phần kết quả của nghiên cứu khảo sát về thực trạng và sáng kiến giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH – ONKK đối với trẻ em khuyết tật và giáo dục, do nhóm nghiên cứu Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện với sự hợp tác và hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu và triển khai Theo kế hoạch nghiên cứu chung, khảo sát được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2021 trên mẫu 90 phụ huynh của TKT tại 3 tỉnh/thành thuộc 3 miền ở Việt Nam, gồm: 1) Hà Nội; 2) Quảng Bình; và 3) Tp. Hồ Chí Minh, mỗi nơi 30 người. Mục tiêu của nghiên cứu khảo sát nhằm phản ánh bức tranh thực tế ở 3 nội dung: 1) Nhận thức, thái độ và hành động của cha mẹ TKT trước vấn đề BĐKH và ONKK; 2) Thực trạng ảnh hưởng của BĐKH và ONKK đối với gia đình TKT, đối với sức khỏe và tình trạng khuyết tật của trẻ, và với hoạt động học tập của Nhận thức và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí 171 trẻ; 3) Sáng kiến và đề xuất của cha mẹ TKT về giải pháp công nghệ ứng phó với ảnh hưởng của BĐKH và ONKK. Ba nội dung nghiên cứu này được thực hiện qua hình thức phỏng vấn, với các câu hỏi như mô tả ở Bảng 1, cùng với đó là phần thông tin cá nhân người trả lời phỏng vấn. Bảng 1. Câu hỏi phỏng vấn cha mẹ TKT Thứ tự Nội dung câu hỏi 1. Ông/Bà có thể cho biết một số thông tin về cháu khuyết tật (dạng và mức độ khuyết tật, thời gian phát hiện khuyết tật, tình hình can thiệp, giáo dục) 2. Ông/Bà có quan tâm đến mức độ nào đến tình trạng BĐKH & ONKK hiện nay? Vì sao? 3. Ông/bà hiểu như thế nào là BĐKH & ONKK? Ở địa phương của Ông/Bà, tình trạng BĐKH và ONKK biểu hiện như thế nào? 4. Ông/Bà nhận thấy tình trạng BĐKH & ONKK có tác động gì đến đời sống, công việc và thu nhập của gia đình mình? 5. Ông/Bà nhận thấy tình trạng BĐKH & ONKK có tác động như thế nào đến sức khỏe, tình trạng khuyết tật của con mình? 6. Ông/Bà nhận thấy tình trạng BĐKH & ONKK có tác động như thế nào đến việc đi học/hoạt động học tập của con mình? 7. Ông/Bà làm gì khi tình trạng BĐKH & ONKK đang tác động tiêu cực đến con em khuyết tật của mình? 8. Ông/Bà có biết những sáng kiến, đặc biệt liên quan đến ứng dụng công nghệ/công nghệ thông tin nhằm ứng phó các tác động tiêu cực của BĐKH & ONKK đến TEKT và giáo dục? Vui lòng làm rõ nếu có. 9. Ông/Bà có sáng kiến hoặc đề xuất gì để thời gian tới ứng phó hiệu quả hơn trước các tác động tiêu cực của BĐKH & ONKK đến sức khỏe và việc học tập của con mình? Thực tế triển khai, có 87 cha mẹ TKT đồng ý trả lời phỏng vấn qua hình thức trả lời (tự điền, viết câu trả lời) vào phiếu hỏi phỏng vấn, hoặc trả lời trực tiếp (bằng lời) các câu hỏi để người phỏng vấn ghi vào phiếu. Thông tin chi tiết về cơ cấu mẫu khảo sát bằng phỏng vấn đã triển khai được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Cơ cấu nhóm cha mẹ của trẻ khuyết tật được phỏng vấn (n=87) Cơ cấu Số lượng Tỉ lệ % Địa phương Hà Nội 28 32,18 Quảng Bình 30 34,48 Tp. Hồ Chí Minh 29 33,33 Giới tính Nữ 49 56,32 Nam 38 43,67 Khác 0 0 Không muốn đề cập 0 0 Độ tuổi < 30 tuổi 35 42,52 30 – 40 tuổi 42 48,27 Bùi Thế Hợp, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Đinh Nguyễn Trang Thu và Trần Tuyết Anh 172 41 – 50 tuổi 7 8,04 > 50 tuổi 3 3,44 Dân tộc Kinh 87 100 DT thiểu số 0 0 Khuyết tật hay không? Khuyết tật 0 0 Không khuyết tật 87 100 Dạng tật của trẻ (con của người được phỏng vấn) Khiếm thính 14 16,09 Khiếm thị 5 5,74 Khuyết tật trí tuệ 31 35,63 Khuyết tật ngôn ngữ 7 8,04 Khuyết tật vận động 7 8,04 Rối loạn phổ tự kỉ 7 8,04 Khuyết tật học tập 5 5,74 Rối loạn ADHD 4 4,59 Tật khác 7 8,04 Cấp học trẻ Mầm non 28 32,18 Tiểu học 52 59,77 Trung học cơ sở 7 8,04 Trung học phổ thông 0 0 Hình thức giáo dục trẻ Hòa nhập 29 33,33 Hội nhập 8 9,19 Chuyên biệt 47 54,02 Với mỗi phiếu phỏng vấn thu được, sẽ được nhập mã phiếu theo địa phương. 28 phiếu trả lời phỏng vấn từ cha mẹ của TKT ở Hà Nội sẽ lần lượt được ghi mã từ HNPH01 đến HNPH28. Tương tự, 30 phiếu thu được từ Quảng Bình được đánh mã từ QBPH01 đến QBPH30; và 29 phiếu từ Tp. Hồ Chí Minh được đánh mã phiếu từ SGPH01 đến SGPH29. Sau khi ghi mã toàn bộ các phiếu phỏng vấn thu thập được, từng phiếu sẽ được nhập liệu vào phần mềm Excel. Các thông tin cá nhân người trả lời phiếu là câu hỏi lựa chọn hoặc điền ngắn và chính xác thông tin, như là các thông tin phản ánh ở Bảng 2, và thông tin về tình hình phụ huynh được tập huấn về BĐKH và ONKK, cũng như dữ liệu trả lời về nguồn thông tin phụ huynh đã tiếp cận liên quan đến 2 chủ đề vừa nêu, sẽ được xử lí định lượng theo cách đơn giản: đếm số lượng và tính tỉ lệ phần trăm (xem Bảng 2 & Bảng 3). Trong số các câu hỏi phỏng vấn (xem Bảng 1), câu hỏi 1 chỉ nhằm kiểm chứng lại thông tin về TKT mà cha mẹ của trẻ đã khai ở phần thông tin cá nhân, cũng là cách để bắt đầu cuộc phỏng vấn được tự nhiên. Các câu hỏi còn lại sẽ được xử lí theo cách lập bảng các câu trả lời dựa vào ý cốt lõi, đồng thời các ý kiến này được sắp xếp theo thứ tự a, b, c, ... tương ứng từ mức độ phổ biến nhất (nhiều người phát biểu giống như thế nhất) đến ít phổ biến nhất. Thêm nữa, khi phân tích các bảng vừa nêu, ý kiến phổ biến nhất, ít phổ biến nhất và ý kiến đáng chú ý nhất cho một số câu hỏi, sẽ được dẫn lại nguyên văn. Một số phụ huynh không trả lời ở một số câu hỏi, khi đó, mẫu khảo sát nội dung ấy sẽ bị trừ đi số lượng tương ứng số người không trả lời. Nhận thức và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí 173 2.2. Kết quả khảo sát – phỏng vấn 2.2.1. Nhận thức và thái độ của cha mẹ TKT về vấn đề BĐKH & ONKK Bảng 3. Tình hình cha mẹ TKT tiếp cận thông tin về BĐKH & ONKK (n=87) Thực trạng tiếp cận thông tin về BĐKH & ONKK Số lượng Tỉ lệ % Đã qua tập huấn hay chưa? Đã được tập huấn về BĐKH 2 2,29 Đã được tập huấn về ONKK 2 2,29 Chưa được tập huấn về BĐKH 85 97,71 Chưa được tập huấn về ONKK 85 97,71 Nguồn thông tin đã tiếp cận Tự tìm hiểu trên Internet 39 44,83 Nghe/xem phát thanh, truyền hình 68 78,16 Tự đọc sách, báo 17 19,54 Được tập huấn 2 2,29 Chủ đề BĐKH và ONKK thuộc về những vấn đề được truyền thông thường xuyên theo nhiều con đường, trên các kênh và nguồn khác nhau. Việc được các cá nhân được tập huấn và hoặc tiếp cận thông tin sẽ có tác động đến nhận thức, thái độ và hành động của họ. Trong số 87 phụ huynh được hỏi, có 2 người (2,29%) từng được tập huấn về BĐKH & ONNK. Phần đông còn lại tiếp cận thông tin qua 1 hoặc nhiều hơn 1 trong số các nguồn như nghe, xem phát thanh, truyền hình; tự tìm hiểu trên internet; hoặc tự đọc sách, báo (xem Bảng 3). Bảng 4. Hiểu biết của cha mẹ TKT về khái niệm BĐKH và nhận biết thực trạng BĐKH tại địa phương (n=87) Ông/Bà hiểu như thế nào về BĐKH? Biểu hiện BĐKH ở địa phương của Ông/Bà như thế nào? (a) Là sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng; (b) Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường xảy ra thường xuyên hơn; (c) Là sự thay đổi thành phần của bầu khí quyển toàn cầu do con người hoặc thiên nhiên tác động; (d) Sự thay đổi trạng thái trung bình của khí hậu diễn ra trong thời gian hàng thập kỉ, tác động (theo hướng xấu đi) đến bầu không khí, nước, đất đai, sinh vật; (e) Tôi cũng không hiểu lắm. (a) Trời nóng, nắng gắt hơn trước; phải dùng điều hòa, quạt nhiều hơn; (b) Mưa bão, lũ lụt thất thường và nặng nề hơn trước; (c) Triều cường và xâm nhập mặn thường xuyên hơn trước, ảnh hưởng đến đi lại, sinh kế và nguồn nước sinh hoạt; (d) Tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô trầm trọng hơn trước; (e) Sự thay đổi dòng chảy của sông, sạt lở chỗ ở và đất canh tác; (f) Chưa nhận thấy rõ. Hiểu biết của cha mẹ TKT về khái niệm BĐKH, cũng như nhận biết thực trạng vấn đề này tại địa phương của họ được phản ánh tập trung ở Bảng 4. Theo đó, cách hiểu phổ biến nhất của họ về BĐKH là hiện tượng nóng lên toàn cầu và mực nước biển tăng. Câu trả lời phổ biến nhất về biểu hiện của BĐKH ở địa phương là trời nóng, nắng gắt hơn trước và phải dùng điều hòa, quạt điện nhiều hơn. Câu trả lời ít phổ biến nhất, xuất hiện ở 2 trong số các phụ huynh được hỏi, cho rằng họ không hiểu lắm và cũng chưa nhận thấy rõ biểu hiện BĐKH ở địa phương. Cách hiểu khái niệm BĐKH kiểu khái quát, như là sự thay đổi trạng thái trung bình của khí hậu diễn ra trong thời gian hàng thập kỉ, tác động (theo hướng xấu đi) đến bầu không khí, nước, đất đai, sinh vật cũng không phổ biến trong trả lời của phụ huynh, chỉ được thấy trong số 3 người được Bùi Thế Hợp, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Đinh Nguyễn Trang Thu và Trần Tuyết Anh 174 hỏi. Câu trả lời về biểu hiện BĐKH ở địa phương, ngoài câu trả lời phổ biến nhất là trời nóng, nắng gắt hơn trước và phải dùng điều hòa, quạt điện nhiều hơn được thấy ở phụ huynh cả 3 địa phương, các ý trả lời khác phản ánh vấn đề mang tính địa phương rõ rệt. Trong khi hầu hết cha mẹ TKT ở Quảng Bình và một số ở Hà Nội phản ánh về tình trạng mưa bão, lũ lụt thất thường và nặng nề hơn trước; thì đa số các ý kiến của cha mẹ TKT ở Tp. Hồ Chí Minh phàn nàn về tình trạng triều cường và xâm nhập mặn. Ít phổ biến hơn các ý kiến vừa nêu là phản ánh về tình trạng hạn hán trầm trọng hơn trước và ý kiến về sự thay đổi dòng chảy của sông gây sạt lở đất ở và đất canh tác. Hiểu biết của cha mẹ TKT về khái niệm ONKK, cũng như nhận biết thực trạng vấn đề này tại địa phương của họ được phản ánh tập trung ở Bảng 5. Tương tự như ở chủ đề BĐKH, câu trả lời mang tính cảm quan cụ thể về khái niệm ONKK được thấy phổ biến nhất, đó là không khí không còn trong lành vì có nhiều khói, bụi bẩn, mùi hôi, và cả khí lạ, độc. Và, câu trả lời phổ biến nhất về biểu hiện ONKK ở địa phương là tình trạng quá nhiều bụi, khói từ công trình xây dựng, xe cộ, và ô nhiễm mùi từ rác thải và từ các công xưởng, các khu sản xuất- chế biến. Cũng có 1 trường hợp ý kiến nói rằng không hiểu rõ khái niệm và cũng không để ý lắm. Đáng chú ý, mặc dù không phổ biến, là 2 ý kiến phát biểu khái niệm ONKK rất khoa học khi đề cập đến chỉ số ô nhiễm không khí AQI và vấn đề nồng độ bụi mịn PM2.5 và PM10. Có sự giống nhau ở nhất nhiều ý kiến phản ánh về tình trạng ô nhiễm bụi, khói ở Hà Nội và Tp. HCM do quá trình xây dựng, sản xuất – chế biến và phương tiện giao thông; trong đó, có cả ý kiến phản ánh về tình trạng đốt rơm rạ ngày mùa gây hiện tượng mù quang và khó thở. Bảng 5. Hiểu biết của cha mẹ TKT về khái niệm ONKK và nhận biết thực trạng ONKK tại địa phương (n=87) Ông/Bà hiểu như thế nào về ONKK? Biểu hiện ONKK ở địa phương của Ông/Bà như thế nào? (a) Không khí không còn trong lành vì có nhiều khói, bụi bẩn, mùi hôi, và cả khí lạ, độc; (b) Sự thay đổi thành phần không khí chủ yếu do khói, bụi, ô nhiễm mùi; (c) Sự thay đổi thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, các khí lạ, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu và gây bệnh cho con người, vật nuôi, cây trồng; (d) Chất lượng không khí kém, chỉ số AQI ở mức cao, nhiều bụi, gồm bụi mịn PM 2.5, PM10 khói và các khí độc hại, làm giảm tầm nhìn, ô nhiễm mùi, gây biến đổi khí hậu và là tác nhân gây bệnh; (e) Tôi không hiểu rõ. (a) Quá nhiều bụi, khói từ công trình xây dựng, xe cộ, và ô nhiễm mùi từ rác thải và từ các công xưởng, các khu sản xuất- chế biến; (b) Khói, bụi ngày càng nhiều, mỗi ngày đều phủ kín khắp nơi, trời không còn trong xanh như trước; (c) Nhiều bụi, khói từ các công trình xây dựng, xe cộ, xưởng sản xuất, và đôi khi cả từ khói do đốt rơm rạ bay vào thành phố gây khó thở, mù mịt. (d) Địa phương tôi không khí chưa bị ô nhiễm, trừ những nơi tập trung rác thải và những chỗ gần đường lớn, chợ, công trình xây dựng. (e) Tôi không để ý lắm. Các ý kiến của phụ huynh TKT về mức độ quan tâm đến vấn đề BĐKH và ONKK, cùng những lời giải thích ngắn cho mức độ quan tâm của họ được phản ánh tập trung ở Bảng 6. Trong số 87 phụ huynh, có 85 người đã trả lời cho câu hỏi về mức độ quan tâm đến tình trạng BĐKH & ONKK. Câu trả lời phổ biến nhất của họ là ‘tôi có quan tâm’ (68 ý kiến) với lời giải thích rằng ‘BĐKH & ONKK gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe’. Chỉ có 1 ý kiến nói rằng chưa quan tâm, với giải thích tôi chưa biết đến vấn đề này. Ý kiến không phổ biến Nhận thức và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí 175 lắm, thấy ở 13 phụ huynh nói rằng họ rất quan tâm và lo ngại vì BĐKH & ONKK có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày. Bảng 6. Thái độ/mức độ quan tâm của cha mẹ TKT đến tình trạng BĐKH và ONKK (n=85) Ông/Bà quan tâm ở mức độ nào đến tình trạng BĐKH & ONKK? Lí do của mức độ sự quan tâm đó? a) Tôi có quan tâm b) Tôi thỉnh thoảng có để ý c) Tôi rất quan tâm và lo ngại d) Tôi chưa quan tâm (a) Vì gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe; (b) Ảnh hưởng đến môi trường sống (c) Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày (d) Tôi không biết đến (vấn đề này). 2.2.2. Ảnh hưởng của BĐKH và ONKK đối với gia đình TKT, với sức khỏe và hoạt động Nếu như ở các câu hỏi và trả lời về nhận thức và thái độ vừa trình bày và phân tích ở trên phản ánh hiểu biết và mối quan tâm của phụ huynh đối với vấn đề BĐKH và ONKK ở phạm vi rộng, tầm mức cộng đồng, thì các câu hỏi và trả lời về ảnh hưởng đến gia đình và con em khuyết tật của họ ở tầm mức cụ thể và sát hợp với từng trường hợp. Độ dài của các câu trả lời của phụ huynh tro
Tài liệu liên quan