Nhận thức về bệnh phong của người dân Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Mở đầu: Kon Tum là một trong những tỉnh có tỉ lệ lưu hành và tỉ lệ phát hiện bệnh cao nhất nước. Để góp phần nâng cao nhận thức về bệnh phong trong cộng đồng người dân nơi đây, chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức về bệnh phong của người dân thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh phong và mức độ kì thị đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong. Tìm các yếu tố liên quan đến kiến thức và mức độ kì thị của người dân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 779 người dân từ 15 tuổi trở lên đang sinh sống tại thành phố Kon Tum từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012. Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Kết quả nghiên cứu: Qua khảo sát 779 người, có 755 người đã từng nghe nói về bệnh phong. Trong 755 người đã từng nghe nói về bệnh phong có 80 người (10,6%) có kiến thức đúng về bệnh phong, 474 người (62,8%) có thái độ kì thị nhiều, 219 người (29%) có thái độ kì thị ít và 62 người (8,2%) không có thái độ kì thị đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong. Những người có trình độ học vấn cao, người trẻ tuổi, người được tuyên truyền có kiến thức về bệnh phong tốt hơn. Người có kiến thức về bệnh đúng không có thái độ kì thị nhiều như người có kiến thức không đúng. Kết luận: Tỉ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh phong là 10,6%, đa số người dân (62,8%) có thái độ kì thị nhiều đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong. Có mối liên quan giữa độ tuổi, trình độ học vấn, vấn đề tuyên truyền với kiến thức và mức độ kì thị của người dân.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức về bệnh phong của người dân Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 416 NHẬN THỨC VỀ BỆNH PHONG CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM Nguyễn Thị Tuyết Sương,* Lê Ngọc Diệp** TÓM TẮT Mở đầu: Kon Tum là một trong những tỉnh có tỉ lệ lưu hành và tỉ lệ phát hiện bệnh cao nhất nước. Để góp phần nâng cao nhận thức về bệnh phong trong cộng đồng người dân nơi đây, chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức về bệnh phong của người dân thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh phong và mức độ kì thị đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong. Tìm các yếu tố liên quan đến kiến thức và mức độ kì thị của người dân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 779 người dân từ 15 tuổi trở lên đang sinh sống tại thành phố Kon Tum từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012. Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Kết quả nghiên cứu: Qua khảo sát 779 người, có 755 người đã từng nghe nói về bệnh phong. Trong 755 người đã từng nghe nói về bệnh phong có 80 người (10,6%) có kiến thức đúng về bệnh phong, 474 người (62,8%) có thái độ kì thị nhiều, 219 người (29%) có thái độ kì thị ít và 62 người (8,2%) không có thái độ kì thị đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong. Những người có trình độ học vấn cao, người trẻ tuổi, người được tuyên truyền có kiến thức về bệnh phong tốt hơn. Người có kiến thức về bệnh đúng không có thái độ kì thị nhiều như người có kiến thức không đúng. Kết luận: Tỉ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh phong là 10,6%, đa số người dân (62,8%) có thái độ kì thị nhiều đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong. Có mối liên quan giữa độ tuổi, trình độ học vấn, vấn đề tuyên truyền với kiến thức và mức độ kì thị của người dân. Từ khóa: Bệnh phong, kiến thức, kì thị, cộng đồng ABSTRACT AWARENESS ON LEPROSY OF THE PEOPLE LIVING IN THE COMMUNITY OF KON TUM CITY, KON TUM. Nguyen Thi Tuyet Suong, Le Ngoc Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 416 - 422 Background: Kon Tum is one of the provinces having the highest prevalence and detection rate of leprosy in VietNam. In order to raise awareness on leprosy of the people living in this community, the study was carried out to survey the awareness on leprosy among the people in Kon Tum city, Kon Tum province. Objective: To identify proportion of the people with good knowledge of leprosy, and stigma level against persons affected by leprosy in the community and find out the factors related to people’s understanding and stigma level of the disease. Methods: A cross sectional study was carried out on a sample of 779 people, aged 15 years or older in Kon Tum city from 2/2012 to 5/2012. A questionnaire was used as the data collection instrument by direct interview. Results: Through the survey of 779 people, 755 people have ever heard about leprosy, 80 people (10.6%) had * Lớp Cao học Da Liễu, ĐHYD TPHCM ** Bộ môn Da Liễu ĐHYD TPHCM Tác giả liên lạc: TS. Lê Ngọc Diệp ĐT: 0938106969 Email: drlengocdiep@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 417 right understanding about leprosy. 474 people (62.8%) had strong stigma, 219 (29%) had less stigma and 62 people (8.2%) had no stigma against persons affected by leprosy. The highly educated people, young people, communicated people have better understanding of leprosy. People with right understanding about the disease did not have strongly stigma as much as people with wrong understanding. Conclusion: There is 10.6% of community with right understanding about leprosy. Most people (62.8%) had strong stigma against persons affected by leprosy. There is a significant relationship between age, education, communication problems with people’s knowledge and the stigma level. Keywords: Leprosy, knowledge, stigma, community ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phong hay còn gọi là bệnh Hansen là một bệnh nhiễm trùng do trực khuẩn Mycobacterium leprae gây nên. Bệnh tiến triển lâu dài và có thể để lại hậu quả tàn tật nếu phát hiện và điều trị muộn(5). Tại Việt Nam, tuy đã đạt được tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2000 nhưng bệnh phong ở một số tỉnh vẫn chưa giảm, nhất là một số tỉnh như Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận(1). Giáo dục cộng đồng là một trong các hoạt động trong chương trình phòng chống phong trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Năm 2002, Bộ Y Tế đã ban hành tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong của Việt Nam nhằm duy trì và nâng cao chất lượng công tác loại trừ bệnh phong gồm 4 tiêu chuẩn, trong đó tiêu chuẩn thứ tư là một tiêu chuẩn đánh giá sự hiểu biết trong cộng đồng (bao gồm: cán bộ xã, cán bộ y tế và học sinh trung học cơ sở) về bệnh phong(1). Tỉnh Kon Tum là một tỉnh miền núi nghèo có tỉ lệ bệnh nhân mới được phát hiện còn ở mức cao (3,11/100.000 dân năm 2011) so với tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong của Bộ Y tế (< 1/100.000 dân). Tại Thành phố Kon Tum, tỉ lệ lưu hành bệnh phong có sự khác nhau giữa các phường, xã. Tỉ lệ này thay đổi từ thấp đến vừa đến cao. Trong khi đó, các xã vùng ven lại có mật độ dân cư thấp hơn so với vùng trung tâm thành phố, đi lại không thuận tiện nên công tác tuyên truyền cũng gặp nhiều khó khăn. Với mục đích tìm ra những hạn chế trong nhận thức về bệnh phong của người dân Thành phố Kon Tum, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhận thức về bệnh phong của người dân Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum. Từ đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khắc phục những hạn chế, góp phần làm giảm tỉ lệ bệnh, giảm di chứng do bệnh phong để lại và giảm sự kì thị của người dân đối với các bệnh nhân phong ở đây. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định nhận thức về bệnh phong của người dân ở Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Mục tiêu chuyên biệt Xác định tỉ lệ người dân ở Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum có kiến thức đúng về bệnh phong. Xác định được mức độ kì thị của người dân ở Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong. Xác định được các yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh phong và mức độ kì thị của người dân. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả người dân đang sinh sống ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Tiêu chuẩn đưa vào - Đang sống ở thành phố Kon Tum và trên 15 tuổi. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Khi có một trong các tiêu chuẩn sau: - Người dân không có đủ điều kiện sức khỏe Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 418 để tham gia nghiên cứu như già yếu, đang mắc bệnh nặng, người không có khả năng giao tiếp. - Những người không có mặt tại thành phố Kon Tum trong thời gian thu thập số liệu. Cỡ mẫu n = n: cỡ mẫu. α: xác xuất sai lầm loại 1. Z21-α/2: hệ số tin cậy với α = 0,05 → Z21-α/2 = 1,962. P: tỉ lệ người có hiểu biết đúng về bệnh phong. d: sai số cho phép = 0,05. Theo nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Nga và cộng sự tại Bình Thuận, tỉ lệ học sinh có hiểu biết đúng về bệnh phong 44,3%, do đó chúng tôi chọn P = 44,3%. Từ công thức trên, ta tính được n = 379. Vì chọn mẫu cụm nên ta lấy hệ số thiết kế là 2, do đó cỡ mẫu tính được là 2n = 758. Như vậy cỡ mẫu cần tiến hành nghiên cứu là 758. Kĩ thuật chọn mẫu Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Kon Tum năm 2009, Thành phố Kon Tum có 153.595 người và 34.428 hộ gia đình, trong đó có 97.251 người trên 15 tuổi. Như vậy trung bình một hộ có 97.251/34.428 = 2,824 người trên 15 tuổi. Với cỡ mẫu nghiên cứu là 758, ta tính được số hộ cần khảo sát là m = 758/2,824 = 268,34 (269 hộ). Lập bảng danh sách các xã, phường cùng với số hộ dân tương ứng. Sau đó lập bảng cộng dồn số hộ. Chọn ra 4 số ngẫu nhiên trong số từ 0 đến 34.428, rồi chọn 4 xã phường tương ứng số ngẫu nhiên đó. Tại mỗi xã phường chọn ngẫu nhiên 1 tổ, tại mỗi tổ khảo sát 69 hộ. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Nội dung nghiên cứu - Cách thức nhận số liệu: Liên hệ với các tổ trưởng, thôn trưởng để nhờ hỗ trợ dẫn đến từng hộ. Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Trong trường hợp đối tượng phỏng vấn không biết tiếng Kinh thì có thể nhờ thôn trưởng phiên dịch. - Công cụ thu thập số liệu: Các câu hỏi trong bảng thu thập số liệu được tổng hợp từ tờ rơi, áp phích tuyên truyền, các nghiên cứu trong và ngoài nước và được khảo sát thử trên 20 người để chỉnh sửa cho phù hợp với trình độ nhận thức, văn hóa xã hội của người dân nơi đây. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua khảo sát 779 người dân sống tại thành phố Kon Tum, chúng tôi thu được kết quả như sau: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n=779). Đặc điểm Tần số Tỉ lệ Giới Nam 331 42,5% Nữ 448 57,5% Dân tộc Kinh 489 62,8% Dân tộc thiểu số 290 37,2% Tuổi 15 – 29 274 35,2% 30 – 59 434 55,7% > 60 71 9,1% Trình độ học vấn Mù chữ 69 8,9% Cấp 1 140 18% Cấp 2 266 34,1% Cấp 3 154 19,8% Trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học 150 19,3% Nghề nghiệp Lao động chân tay 532 68,3% Lao động trí óc 175 22,5% Thất nghiệp, mất sức lao động 72 9,2% Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ nữ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 419 (57,5%) tham gia nghiên cứu nhiều hơn nam (42,5%). Dân tộc Kinh (62,8%) nhiều hơn dân tộc thiểu số (37,2%). Trình độ học vấn cấp 2 chiếm nhiều nhất (34,1%) và đa số người dân là lao động chân tay (68,3%). Người dân từng nghe nói về bệnh phong Bảng 2: Tỉ lệ người dân từng nghe nói về bệnh phong Nghe nói về bệnh phong Tần số Tỉ lệ(%) Chưa từng nghe 24 3,1 Đã từng nghe 755 96,9 Tổng 779 100 Nhận xét: Đa số người dân (96,9%) đã từng nghe nói về bệnh phong. Tuyên truyền về bệnh phong Bảng 3: Tỉ lệ người dân được tuyên truyền về bệnh phong Tuyên truyền Số lượng Tỉ lệ (%) Chưa được tuyên truyền 698 89,6 Được tuyên truyền Từ nhân viên y tế 6 0,8 Từ báo chí, internet 11 1,4 Từ ti vi 25 3,2 Từ tấm bảng, tờ rơi tuyên truyền 39 5 Tổng 779 100 Nhận xét: Chỉ có 10,4% người dân được tuyên truyền về bệnh phong. Kiến thức về bệnh phong Những người dân chưa từng nghe nói về bệnh phong sẽ không trả lời các câu hỏi về kiến thức và đánh giá mức độ kì thị. Kiến thức về bệnh của người dân (n = 755) Bảng 4: Kiến thức về bệnh của người dân. Kiến thức Tần số Tỉ lệ (%) Khả năng lây Không lây 145 19,2 Khó lây 54 7,2 Dễ lây 418 55,3 Không rõ 138 18,3 Đường lây Hô hấp 6 0,8 Qua ăn uống chung với bệnh nhân phong 80 10,6 Qua vết trầy xướt ở da 386 51,1 Đường máu 27 3,6 Không rõ 269 35,6 Nguyên nhân Di truyền 208 27,6 Máu xấu 67 8,9 Kiến thức Tần số Tỉ lệ (%) Trời phạt 97 12,8 Vi khuẩn 69 9,1 Đi qua mồ mả mới chôn cất 124 16,4 khác: không tắm rửa thường xuyên, cơ địa, virus. 176 23,3 Không rõ 14 1,9 Nhận xét: Đa số người dân cho rằng bệnh dễ lây (55,3%) và lây qua vết trầy xước ở da (51,1%). Rất ít người biết bệnh khó lây (7,2%) và có lây qua đường hô hấp (0,8%). Chỉ có 9,1% người dân biết bệnh là do vi khuẩn gây ra. Dấu hiệu của bệnh phong (n = 755) Bảng 5: Kiến thức về dấu hiệu của bệnh phong. Kiến thức Tần số Tỉ lệ(%) Mảng da đổi màu kèm mất cảm giác 337 44,6 Da nổi đỏ kèm đau, ngứa 68 9 Người bị phong có thể bị tàn tật, dị hình 670 88,7 Không rõ dấu hiệu của bệnh 43 5,7 Nhận xét: Gần một nửa người dân (44,6%) biết được dấu hiệu sớm của bệnh là mảng da đổi màu kèm mất cảm giác. Số người dân biết bệnh phong có thể bị tàn tật, dị hình chiếm tỉ lệ cao (88,7%). Kiến thức về điều trị (n = 755) Bảng 6: Kiến thức về khả năng chữa khỏi của bệnh phong Khả năng chữa khỏi Tần số Tỉ lệ(%) Có thể chữa được 369 48,9 Không thể chữa được 135 17,9 Không rõ 251 33,2 Nhận xét: Số người dân biết được bệnh có thể chữa khỏi chiếm tỉ lệ cao nhất (48,9%). Kiến thức đúng về bệnh phong (n = 755) Người dân được coi là có kiến thức đúng về bệnh khi biết được dấu hiệu sớm của bệnh và một trong 2 kiến thức sau: nguyên nhân gây bệnh (do vi khuẩn) và khả năng lây của bệnh (khó lây). Bảng 7: Đánh giá kiến thức đúng về bệnh phong Kiến thức Số lượng Tỉ lệ (%) Đúng 80 10,6 Không đúng 675 89,4 Tổng 755 100 Nhận xét: Số người dân có kiến thức đúng về Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 420 bệnh phong chiếm tỉ lệ thấp (10,6%). Sự kì thị đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong (n = 755) Việc đánh giá mức độ kì thị dựa trên 4 tình huống về bệnh nhân phong bị tàn tật. Bảng 8: Sự kì thị đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong Tần số Tỉ lệ (%) Đồng ý thuê bệnh nhân phong làm việc 204 27 Đồng ý đến chơi nhà bệnh nhân phong 318 42,1 Đồng ý cho người nhà cưới bệnh nhân phong 62 8,2 Đồng ý làm việc cùng bệnh nhân phong 279 37 Nhận xét: Rất ít người đồng ý cho người nhà cưới bệnh nhân phong (8,2%). Với mỗi ý kiến đồng ý trên được tính là 1 điểm, những người có từ 0-1 điểm được coi là kì thị nhiều, từ 2-3 điểm được coi là kì thị ít và 4 điểm được coi là không kì thị. Bảng 9: Đánh giá mức độ kì thị của người dân Số lượng Tỉ lệ(%) Không kì thị (4điểm) 62 8,2 Kì thị ít (2-3 điểm) 219 29 Kì thị nhiều (0-1 điểm) 474 62,8 Tổng 755 100 Nhận xét: Đa số người dân vẫn còn thái độ kì thị nhiều đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong (62,8%). Các yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh phong Bảng 10: Các yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh phong Kiến thức n(%) Kết quả thống kê Đúng Không đúng Tuổi 15 - 29 39 (14,6) 228 (85,4) P = 0,002  2 = 12,8 30 - 59 41 (9,7) 380 (90,3) ≥ 60 0 (0) 67 (100) Học vấn Mù chữ 3 (4,7) 61 (95,3) P = 0,00  2 = 61,16 Cấp 1 1 (0,8) 126 (99,2) Cấp 2 17 (6,5) 243 (93,5) Cấp 3 19 (12,3) 135 (87,7) Trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học 40 (26,7) 110 (73,3) Tuyên truyền Chưa 42 (6,2) 632 (93,8) P = 0,00  2 =126,3 Rồi 38 (46,9) 43 (53,1) Nhận xét: Người trẻ tuổi có kiến thức về bệnh phong tốt hơn người lớn tuổi (14,6% so với 9,7% và 0%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,002). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn và vấn đề tuyên truyền với kiến thức về bệnh phong (p < 0,05). Các yếu tố liên quan đến mức độ kì thị đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong Bảng 11: Các yếu tố liên quan đến mức độ kì thị đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong Kì thị Kết quả thống kê Kì thị nhiều Kì thị ít Không kì thị Tuổi 15 – 29 149 (55,8%) 87 (32,6%) 31 (11,6%) P = 0,00  2 = 22,2 30 – 59 268 (63,7%) 124 (29,5%) 29 (6,9%) ≥ 60 52 (85,1%) 29 (11,9%) 3 (3%) Học vấn Mù chữ 56 (87,5%) 4 (6,2%) 4 (6,2%) P = 0,00  2 = 196,4 Cấp 1 109 (85,8%) 4 (3,1%) 14 (11,1%) Cấp 2 199 (76,5%) 40 (15,4%) 21 (8,1%) Cấp 3 53 (34,4%) 88 (57,1%) 13 (8,4%) Trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học 57 (38%) 83 (55,3%) 10 (6,7%) Tuyên truyền Chưa được tuyên truyền 454 (67,4%) 167 (24,8%) 53 (7,8%) P = 0,00  2 = 60,6 Được tuyên truyền 20 (24,7%) 52 (64,2%) 9 (11,1%) Kiến thức Không đúng 456 (67,6%) 175 (25,9%) 44 (6,5%) P = 0,00  2 = 60,6 Đúng 18 (22,5%) 44 (55%) 18 (22,5%) Khả năng lây Không lây 76 (52,4%) 51 (35,2%) 18 (12,4%) P = 0,00  2 = 138,1 Khó lây 9 (16,7%) 27 (50%) 18 (33,3%) Dễ lây 288 (68,9%) 127 (30,4%) 3 (0,7%) Không rõ 101 (73,2%) 14 (10,1%) 23 (16,7%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 421 Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa độ tuổi, trình độ học vấn, sự tuyên truyền, kiến thức về bệnh và khả năng lây với mức độ kì thị đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong (p < 0,05). BÀN LUẬN Qua khảo sát 779 người dân tại thành phố Kon Tum cho thấy dân tộc Kinh chiếm nhiều hơn dân tộc thiểu số, đa số người dân là lao động chân tay, trình độ học vấn cấp 2 chiếm nhiều nhất phù hợp với đặc điểm dân số lao động ở tại thành phố Kon Tum. Mặc dù có 96,9% người dân đã từng nghe nói về bệnh phong nhưng chỉ có 10,4% người dân tiếp nhận được các thông tin tuyên truyền về bệnh phong. Do chọn ngẫu nhiên nên các phường, xã được khảo sát có tỉ lệ lưu hành bệnh ở mức thấp. Vì vậy, vấn đề tuyên truyền chủ yếu là thông qua truyền hình và báo chí địa phương. Tuy nhiên, ngày nay với rất nhiều kênh truyền hình và tạp chí có nội dung phong phú, hấp dẫn, vì vậy đa số người dân ở đây rất ít quan tâm đến các chương trình truyền hình cũng như báo chí địa phương. Do đó, các thông tin tuyên truyền không đến được với người dân nơi đây. Mặc khác, các thông tin tuyên truyền chủ yếu lại được phổ biến bằng tiếng Kinh hoặc tiếng Xê Đăng, Jeh Triêng nên các thông tin này không đến được với các dân tộc khác như Bana, Rơ Ngao... Tỉ lệ người dân biết được bệnh phong khó lây chiếm tỉ lệ 7,2%. Chỉ có 0,8% người dân biết bệnh lây qua đường hô hấp, 51,1% biết bệnh lây qua vết trầy xước ở da, thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Nga và cộng sự (2008) với 57,2% học sinh biết bệnh phong khó lây, 51,3% biết bệnh lây qua đường hô hấp và 56,3% lây qua da niêm có vết xước. Bên cạnh đó, tỉ lệ người dân có kiến thức về nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn cũng chiếm tỉ lệ thấp 9,1%, thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Nga (63,3%) và Phạm Văn Hiển (84%). Số người dân biết được dấu hiệu sớm của bệnh chiếm tỉ lệ 44,6%. Theo nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Nga, tỉ lệ này chiếm cao hơn (64,6%). Có lẽ do các học sinh trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Tuyết Nga được tuyên truyền về bệnh phong hàng năm nên có kiến thức tốt hơn, trong khi đó những người dân trong nghiên cứu này lại ít tiếp xúc với các thông tin tuyên truyền nên kiến thức còn nhiều hạn chế. Do đó, theo kết quả khảo sát trong nghiên cứu này, chỉ có 10,6% người dân có kiến thức đúng về bệnh phong. Rất nhiều người dân (88,7%) biết được dấu hiệu muộn cũng như di chứng của bệnh là có tàn tật và dị hình. Điều này chứng tỏ những hình ảnh về tàn tật trong bệnh phong đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người dân nơi đây. Khi đánh giá về sự kì thị, có rất ít người đồng ý cho người nhà cưới bệnh nhân phong (8,2%). Có lẽ do họ sợ bị lây bệnh, phần khác họ sợ bệnh nhân phong sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình họ, đồng thời họ cũng lo lắng không biết con cháu họ sau này liệu có mắc bệnh phong hay không. Tỉ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của AS John và cộng sự với 58% nam và 52% nữ đồng ý(2). Có 27% đồng ý thuê bệnh nhân phong làm việc, 42,1% đồng ý đến chơi nhà bệnh nhân phong và 37% đồng ý làm việc cùng bệnh nhân phong. Kết quả khảo sát cũng cho thấy đa số người dân vẫn còn giữ thái độ kì thị nhiều đối với bệnh nhân phong (62,8%). Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân phong gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập cộng đồng. Qua phân tích mối liên quan cho thấy có mối liên hệ giữa độ tuổi, trình độ học vấn và vấn đề tuyên truyền với kiến thức của người dân. Những người trẻ tuổi, người có trình độ học vấn cao, người được tuyên truyền có kiến thức về bệnh phong tốt hơn tương tự với nghiên cứu của Padmini Subramaniam (2003)(3). Có lẽ do những người trẻ tuổi, người có trình độ học vấn cao có khả năng tiếp thu các thông tin tuyên truyền tốt hơn nhóm người còn lại. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có mối liên quan giữa độ tuổi, trình độ học vấn, vấn đề Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 422 tuyên truyền với mức độ kì thị đối với người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong.
Tài liệu liên quan