Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
(NLCT) của doanh nghiệp sản xuất bia tại Hải Phòng. Nghiên cứu sử dụng cả hai kỹ
thuật định tính và định lượng. Kết quả phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu cho
thấy, có 8 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp sản xuất bia tại Hải Phòng, cụ
thể: (1) Thương hiệu; (2) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (3) Điều kiện môi trường kinh
doanh; (4) Cạnh tranh về giá; (5) Năng lực tổ chức, quản lý; (6) Năng lực marketing; (7)
nguồn nhân lực; (8) Trách nhiệm xã hội. Qua đó đề xuất một số hàm ý chính sách phù
hợp nhằm nâng cao NLCT của doanh nghiệp sản xuất bia tại Hải Phòng.
12 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp sản xuất bia tại Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP - TRƯỜNG HỢP
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT BIA TẠI HẢI PHÒNG
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Phòng Khoa học - Công nghệ
Email: nhanntt@dhhp.edu.vn
Ngày nhận bài: 10/11/2017
Ngày PB đánh giá: 28/11/2017
Ngày duyệt đăng: 01/12/2017
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
(NLCT) của doanh nghiệp sản xuất bia tại Hải Phòng. Nghiên cứu sử dụng cả hai kỹ
thuật định tính và định lượng. Kết quả phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu cho
thấy, có 8 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp sản xuất bia tại Hải Phòng, cụ
thể: (1) Thương hiệu; (2) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (3) Điều kiện môi trường kinh
doanh; (4) Cạnh tranh về giá; (5) Năng lực tổ chức, quản lý; (6) Năng lực marketing; (7)
nguồn nhân lực; (8) Trách nhiệm xã hội. Qua đó đề xuất một số hàm ý chính sách phù
hợp nhằm nâng cao NLCT của doanh nghiệp sản xuất bia tại Hải Phòng.
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, thương hiệu, năng lực marketing
THE FACTORS AFFECTING THE COMPETITIVENESS
OF THE ENTERPRISES - THE CASE OF BEER MANUFACTURERS
IN HAI PHONG CITY
ABSTRACT
This study aimed to determine the factors influencing the competitive abilities of
brewing enterprises in Hai Phong City. The study used both qualitative and quantitative
methods. Results of analyzing and testing the research model show that there are 8 factors
influencing competitive abilities of brewing enterprises in Hai Phong, specifically: (1)
trademark; (2) quality of products and services; (3) business environment; (4) price
competition; (5) organizational capacity and management; (6) marketing capacity; (7)
human resources; and (8) social responsibility. It proposed some suitable measures to
improve competitive abilities of brewing enterprises in Hai Phong city.
Key words: Competitive ability, branding, marketing capability
7 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với một ngành bia non trẻ, dân số có tỷ
trọng người trong độ tuổi lao động cao và thu
nhập bình quân đầu người đang trong đà tăng
đều đặn, Việt Nam được đánh giá là một thị
trường tiêu thụ bia đầy tiềm năng. Tăng
trưởng của ngành bia Việt Nam được kỳ
vọng sẽ duy trì ở con số CAGR 6% trong giai
đoạn 2015-2020, cao hơn mức CAGR của
châu Á là 3,09%, nhưng đã có dấu hiệu giảm
nhiệt so với giai đoạn tăng trưởng hai chữ số
2000-2014.
Tại Hải Phòng, các doanh nghiệp sản
xuất bia vẫn còn ở quy mô nhỏ, sản phẩm
chưa đa dạng phong phú, chưa có đầu tư đúng
mức cho xây dựng và phát triển thương hiệu,
sức cạnh tranh chưa cao. Vì vậy, nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh
nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất bia nhằm
đánh giá thực trạng và xác định những yếu tố
ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp này
là cần thiết. Trong nghiên cứu này, tác giả xác
định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến
NLCT của doanh nghiệp sản xuất bia tại Hải
Phòng. Dựa vào lý thuyết về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp và một số mô hình
nghiên cứu trước đó trong lĩnh vực đồ uống đã
công bố, tiến trình nghiên cứu của đề tài được
thực hiện qua các bước:
Bước 1, dựa trên mục tiêu nghiên cứu,
tác giả tiến hành nghiên cứu tài liệu, các công
trình nghiên cứu trước đó để tìm ra các thuộc
tính cho nghiên cứu, làm cơ sở để thiết lập
dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận
nhóm nhằm xác định mô hình nghiên cứu và
hoàn thiện thang đo sơ bộ.
Bước 2, nghiên cứu sơ bộ, nội dung
bước này sẽ tiến hành khảo sát sơ bộ 35 đối
tượng nhằm kiểm định độ tin cậy của thang
đo với hệ số Cronbach‟s Alpha, phân tích
nhân tố khám phá và xây dựng bảng khảo sát
chính thức.
Bước 3, nghiên cứu chính thức, bước
này sẽ thực hiện khảo sát chính thức 85 đối
tượng để tiến hành phân tích nhân tố khẳng
định CFA (Confirmatory factor analysis).
Từ nghiên cứu định lượng xác định mức độ
ảnh hưởng các yếu tố đến NLCT của doanh
nghiệp sản xuất bia, kết hợp với phân tích
thực trạng và nguyên nhân các yếu tố này,
tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao NLCT của doanh nghiệp sản xuất bia
Hải Phòng.
Nghiên cứu này mong muốn đáp ứng
yêu cầu đặt ra trong thực tiễn, nhằm xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh
nghiệp sản xuất bia Hải Phòng.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Năng lực cạnh tranh là một chủ đề có
tầm quan trọng lớn, không chỉ đối với các
nhà hoạch định chính sách mà còn đối với
doanh nghiệp. Hiện nay, ở các góc độ nghiên
cứu khác nhau, vẫn có nhiều cách tiếp cận và
định nghĩa khác nhau về NLCT. Hơn nữa,
NLCT là một khái niệm đa chiều, nó có thể
được xem xét từ ba cấp độ khác nhau, (1)
Quốc gia; (2) Ngành và (3) Doanh nghiệp.
Porter (1980) cho rằng, năng lực
cạnh tranh là khả năng tạo dựng, duy trì,
sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp để tạo ra năng
suất, chất lượng cao hơn đối thủ, chiếm
lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và
phát triển bền vững.
Thành phần chính trong mô hình lợi
thế cạnh tranh và NLCT trong doanh nghiệp
8 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
theo Porter là mô hình 5 áp lực cạnh tranh, ba
chiến lược cạnh tranh và chuỗi giá trị.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter
(1990): Mô hình được xuất bản lần đầu trên
tạp chí Harvard Business Review năm 1979
với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận
trong kinh doanh. Mô hình này thường gọi là
năm áp lực của Porter, được xem là công cụ
hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc
lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình năm áp
lực cung cấp các chiến lược cạnh tranh để
doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận.
Porter (1990) cho rằng, cường độ cạnh tranh
trên thị trường trong một ngành sản xuất bất
kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh,
(1) Sức mạnh nhà cung cấp; (2) Nguy cơ thay
thế; (3) Các rào cản gia nhập; (4) Sức mạnh
khách hàng; (5) Mức độ cạnh tranh.
Hình 1. Năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter
(Nguồn: Porter (1990))
Mô hình năm áp lực cạnh tranh của
Porter (1990) được thể hiện như sau:
(1) Sự cạnh tranh giữa các công ty
buộc họ phải lao vào cuộc chiến tranh về giá
cả, chi phí quảng cáo, khuyến mại.
(2) Do sự đe dọa về việc xuất hiện của
các đối thủ cạnh tranh mới buộc doanh nghiệp
phải liên tục đầu tư vào việc tạo ra các rào
cản thị trường thật cao nhằm ngăn chặn các
công ty mới này nhập ngành. Ví dụ như Nokia
liên tục cải tiến mẫu mã và tăng chức năng sản
phẩm với tốc độ nhanh đến mức bất kỳ đối thủ
tiềm năng nào cũng phải “ngán” khi nhảy vào
thị trường điện thoại di động.
(3) Các sản phẩm thay thế cũng là một
áp lực cạnh tranh không nhỏ. Nhiều ngành
nghề đã từng bị biến mất khi xuất hiện sản
phẩm thay thế.
CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
TRONG NGÀNH
Sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp có trong ngành
CÁC ĐỐI THỦ
TIỀM NĂNG
KHÁCH
HÀNG
NHÀ
CUNG
ỨNG
Nguy cơ của ngƣời
mới nhập cuộc
SẢN PHẨM
THAY THẾ
Quyền thƣơng lƣợng
của ngƣời mua
Nguy cơ của sản phẩm
và dịch vụ thay thế
Quyền thƣơng lƣợng
của nhà cung ứng
9 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
(4) Hệ thống phân phối và bán lẻ hùng
mạnh sẽ có tác động rất lớn đến việc ấn định
giá cả sản phẩm, những nhà sản xuất không
thể tùy tiện tăng giá.
(5) Những nhà cung cấp nguyên vật
liệu cũng có quyền lực tương tự.
- Ba chiến lược cạnh tranh: Sau khi
xem xét môi trường cạnh tranh bằng mô hình
5 áp lực của Porter, để đạt được giá trị cao
hơn, doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược
liên quan để giúp doanh nghiệp vượt trội hơn
đối thủ trong ngành và chống lại 5 áp lực
cạnh tranh, ba chiến lược đó là:
(1) Chiến lược chi phí thấp nhất, mục
đích của chiến lược này là làm sao để có mức
chi phí thấp nhất trong ngành. Phí tổn thấp
sẽ đem lại cho công ty lợi nhuận trên mức
trung bình, dù trong ngành đó đã có sự hiện
diện của các tác động cạnh tranh mạnh mẽ.
Phân khúc thị trường mà công ty nhắm đến
thường là những khách hàng “hết sức nhạy
cảm về giá cả”.
(2) Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm -
dịch vụ nhằm tạo ra các sản phẩm “độc nhất
vô nhị”, người tiêu dùng khó có thể có “lựa
chọn thứ hai”. Khác biệt hóa sản phẩm - dịch
vụ nếu làm được sẽ mang lợi nhuận trên mức
trung bình về cho công ty, bởi chúng tạo nên
một vị thế phòng vệ tốt, từ đó giúp công ty đối
phó với 5 áp lực cạnh tranh của thị trường.
(3) Chiến lược tập trung vào một phân
khúc thị trường nhất định, chiến lược này sẽ
tập trung vào các phân khúc thị trường hẹp, thị
trường nhỏ nhưng lại ít bị các công ty lớn để ý
nên tránh được cạnh tranh, dễ dàng tiêu thụ
sản phẩm. Porter cho rằng, việc chiếm được
một thị phần lớn không đồng nghĩa với việc
thu được nhiều lợi nhuận hơn. Cơ sở của
chiến lược này là do tập trung vào thị trường
cụ thể, nên công ty có khả năng phục vụ mục
tiêu chiến lược của mình tốt hơn, hiệu quả hơn
so với các công ty khác đang phải cạnh tranh
trong phạm vi rộng lớn hơn, bao quát hơn.
Các doanh nghiệp thường sử dụng mô
hình này để phân tích xem họ có nên gia
nhập một thị trường nào đó hoặc hoạt động
trong một thị trường nào đó không. Tuy
nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay
mang tính “động”, nên mô hình này còn được
áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất
định các khu vực cần được cải thiện để sản
sinh nhiều lợi nhuận hơn.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng cả hai kỹ thuật
định tính và định lượng, đây chính là cách
tiếp cận phương pháp hỗn hợp. Mục tiêu của
nghiên cứu là xác định và kiểm định các yếu
tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp
sản xuất bia Hải Phòng. Nghiên cứu bắt đầu
từ việc tập trung vào nghiên cứu tài liệu để
phát triển mô hình nghiên cứu lý thuyết.
Thiết kế nghiên cứu bao gồm các công việc
chính sau đây: (1) Nghiên cứu định tính; (2)
Nghiên cứu định lượng sơ bộ; (3) Nghiên
cứu định lượng chính thức.
* Nghiên cứu định tính
Mục đích: Hoàn thiện mô hình nghiên
cứu sơ bộ; điều chỉnh, bổ sung thang đo và
các biến quan sát làm cơ sở xây dựng bảng
khảo sát cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.
Thu thập và xử lý các dữ liệu thứ cấp, phân
tích thực trạng - nguyên nhân các yếu tố ảnh
hưởng; xây dựng căn cứ đề xuất giải pháp cụ
thể nhằm nâng cao NLCT cho doanh nghiệp
sản xuất bia tại Hải Phòng.
Nội dung: Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu
các công trình nghiên cứu trước đó của các
10 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến
đề tài để dò tìm và gạn lọc các nội dung, làm
cơ sở cho việc thiết lập dàn bài phỏng vấn
chuyên gia và thảo luận nhóm nhằm hoàn
thiện mô hình cho nghiên cứu sơ bộ, xác định
thang đo và biến quan sát. Bên cạnh đó, việc
tổng hợp những thành tựu nghiên cứu của các
luồng nghiên cứu trước cũng để tìm ra
khoảng trống nghiên cứu nhằm định hướng
cho đề tài nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra,
khi nghiên cứu lý thuyết, các nghiên cứu
trước cũng chứng minh rằng những khái
niệm đưa vào mô hình của đề tài đều đã được
nghiên cứu và kiểm định. Nghiên cứu định
tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng
vấn chuyên gia và thảo luận nhóm.
* Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ
Mục đích: Kiểm tra độ tin cậy của
thang đo, gạn lọc biến quan sát, hoàn thiện
thang đo và mô hình nghiên cứu chính thức.
Nội dung: Nghiên cứu này được thực
hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp
bằng bảng câu hỏi khảo sát chi tiết, được
thiết kế sẵn, được đo lường bằng thang điểm
Likert (điểm từ 1 đến 5). Dữ liệu sử dụng
trong bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ được lấy từ
kết quả nghiên cứu định tính. Dữ liệu thu
thập xong được làm sạch và xử lý bằng phần
mềm SPSS 22.0 thông qua kỹ kiểm định độ
tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach‟s
Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA –
Exploratory Factor Analysis. Kích thước mẫu
này là 35, được chọn theo phương pháp lấy
mẫu ngẫu nhiên. Đối tượng trả lời bảng khảo
sát sơ bộ là các doanh nghiệp sản xuất bia
trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
* Nghiên cứu định lƣợng chính thức
Mục đích: Kiểm định sự phù hợp của
thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả
thuyết nghiên cứu.
Nội dung: Nghiên cứu này được thực
hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp
bằng bảng câu hỏi khảo sát chính thức, dữ liệu
dùng để thiết kế bảng khảo sát chính thức được
lấy từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ.
Kích thước mẫu này là 85, được chọn theo
phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Đối tượng
trả lời bảng khảo sát chính thức là các doanh
nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hải
Phòng. Dữ liệu thu thập xong được làm sạch và
xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Theo đó, các
khái niệm được kiểm định bằng kỹ thuật phân
tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory
factor analysis), còn mô hình và các giả thuyết
nghiên cứu được kiểm định bởi phân tích mô
hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural
Equation Modeling).
Ngoài ra, tác giả đã phân tích thực
trạng và nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng
đến NLCT của doanh nghiệp sản xuất bia Hải
Phòng. Từ kết quả phân tích thực trạng và
nguyên nhân về các yếu tố ảnh hưởng; kết
hợp với kết quả phân tích định lượng trên mô
hình cấu trúc tuyến tính SEM về mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đến NLCT của doanh
nghiệp sản xuất bia Hải Phòng.
4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
* Mô hình nghiên cứu định lượng sơ bộ
Dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất và
kết quả nghiên cứu định tính từ phỏng vấn
chuyên gia, thảo luận nhóm, mô hình nghiên
cứu cho nghiên cứu sơ bộ các yếu tố ảnh
hưởng đến NLCT của doanh nghiệp sản xuất
bia Hải Phòng gồm: (1) Cạnh tranh về giá; (2)
Chất lượng sản phẩm; (3) Năng lực marketing;
(4) Năng lực tổ chức, quản lý; (5) Thương hiệu;
(6) Nguồn nhân lực; (7) Trách nhiệm xã hội;
(8) Điều kiện môi trường kinh doanh.
11 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
Hình 2. Mô hình nghiên cứu sơ bộ
5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Phương pháp điều tra của đề tài được
chọn là phỏng vấn gặp trực tiếp thông qua
bảng câu hỏi điều tra đã gửi đến trước đó.
Với sự hỗ trợ của Công thương Hải Phòng,
quá trình điều tra chính thức đã thực hiện
khảo sát 03 doanh nghiệp sản xuất bia tại Hải
Phòng: Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hải
Phòng, Công ty Cổ phần Habeco Hải Phòng
và Công ty Cổ phần Bia Tây Âu. Số phiếu
phát ra: 85, số phiếu thu về: 69. Trong đó quá
trình nhập và xử lý số liệu có 10 phiếu bị lỗi.
Những lỗi chủ yếu là không trả lời hết những
câu hỏi trong bảng câu hỏi, trả lời các đáp án
giống nhau, trả lời nhiều đáp án trong cùng
một câu hỏi. Kết quả có 59 phiếu điều tra
hợp lệ cấu thành mẫu cho chương trình
nghiên cứu chính thức. Chương trình xử lý,
phân tích định lượng được tiến hành với sự
hỗ trợ của nhóm giảng viên giảng dạy phần
mềm phân tích định lượng SPSS Trường Đại
học Lao động, Thương binh và Xã hội.
Phân tích nhân tố khẳng định CFA:
Phân tích nhân tố khẳng định CFA giúp
làm sáng tỏ một các chỉ tiêu đánh giá, (1) Tính
đơn hướng; (2) Độ tin cậy của thang đo; (3) Giá
trị hội tụ; (4) Giá trị phân biệt. Để đo lường mức
độ phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu,
chỉ tiêu chính được sử dụng là Chi-square
(CMIN); Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do
(CMIN/df); Chỉ số thích hợp tốt (GFI- Good of
Fitness Index); Chỉ số thích hợp so sánh (CFI-
Comparative Fit Index); chỉ số Tucker và Lewis
(TLI - Tucker và Lewis Index); Chỉ số RMSEA
(Root Mean Square Erro Approximation). Một
mô hình nghiên cứu được xem là phù hợp với
dữ liệu thị trường nếu kiểm định Chi-quare có
giá trị P-value > 5%. CMIN/df ≤ 2, một số
Thương hiệu
NLC
DNSX
bia Hải
Phòng
ng
Nguồn nhân lực
Cơ chế
chínhsách
Trách nhiệm XH
hội
Khách hàng Điều kiện môi trường KD
Môi trường tự nhiên
TỰtựnhiên
Cạnh tranh về giá
Chất lượng sản phẩm vụ
Năng lực marketing
Năng lực tổ chức, quản lý
12 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
trường hợp CMIN/df có thể ≤ 3; GFI, TLI, CFI
≥ 0.9. Tuy nhiên, theo quan điểm gần đây của
các nhà nghiên cứu thì GFI vẫn có thể chấp
nhận được khi nhỏ hơn 0.9; RMSEA ≤ 0.08 sẽ
rất tốt nếu RMSEA ≤ 0.05.
- Độ tin cậy của thang đo được đánh giá
thông qua hệ số tin cậy tổng hợp (composite
reliability) và tổng phương sai trích (variance
extracted). Thang đo có giá trị nếu phương sai
trích của mỗi khái niệm phải lớn hơn 0.5, nếu
nhỏ hơn có nghĩa là phương sai đó có sai số đề
xuất lớn hơn phương sai được giải thích bởi
khái niệm cần đo và thang đo đó không đạt giá
trị. Trong phân tích nhân tố khẳng định CFA,
độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability) là
chỉ số đánh giá tốt hơn Cronbach‟s Alpha bởi
vì nó không phạm sai lầm giả định độ tin cậy
của các biến là bằng nhau. Theo Hair và cộng
sự (1998) thang đo đảm bảo tin cậy khi độ tin
cậy tổng hợp >0.6.
- Giá trị hội tụ, thang đo đạt được giá
trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của
thang đo đều cao (> 0,5) và có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05) .
- Giá trị phân biệt, kiểm định giá trị
phân biệt của các khái niệm trong mô hình,
bao gồm: Giá trị phân biệt giữa các thành
phần trong cùng một khái niệm nghiên cứu
(within - construct discriminant validity); Giá
trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu
(across - construct discriminant validity). Các
khái niệm này thật sự khác biệt thì các thang
đo đạt được giá trị phân biệt. Giá trị phân biệt
sẽ đạt yêu cầu nếu thỏa mãn các tiêu chí sau:
(1) Tương quan giữa hai thành phần của một
khái niệm hay giữa hai khái niệm nhỏ hơn 1
một cách có ý nghĩa; (2) Mô hình thỏa mãn
độ phù hợp với dữ liệu.
6. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU BẰNG MÔ HÌNH CẤU
TRÖC TUYẾN TÍNH SEM
Kết quả ước lượng mô hình nghiên
cứu và bootstrap trong phân tích mô hình
cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy, mối
quan hệ được giả thuyết trong mô hình
nghiên cứu chính thức có mức ý nghĩa thống
kê vì p có giá trị cao nhất là 0.028 nhỏ hơn
0.05, đạt mức ý nghĩa cần thiết (ở độ tin cậy
95%). Hay nói cách khác, các giả thuyết
trong mô hình nghiên cứu chính thức đều
được chấp nhận.
Bảng 1. Hệ số hồi quy của mô hình nghiên cứu chính thức
Quan hệ Hệ số
Hệ số
(chuẩn hóa)
S.E. C.R. P
NLCT <--- NNL 0.098 0.113 0.031 2.875 0.004
NLCT <--- TN 0.098 0.104 0.040 2.201 0.028
NLCT <--- SP 0.246 0.247 0.045 5.243 ***
NLCT <--- GC 0.192 0.214 0.040 4.553 ***
NLCT <--- TCQL 0.185 0.191 0.042 4.163 ***
NLCT <--- TH 0.292 0.266 0.041 6.899 ***
NLCT <--- MT 0.195 0.202 0.048 3.824 ***
NLCT <--- MAR 0.103 0.108 0.040 2.311 0.021
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)
13 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
* Kiểm định giả thuyết H1
Giả thuyết H1 được phát biểu như sau,
năng lực marketing có ảnh hưởng tích cực
đến NLCT của doanh nghiệp sản xuất bia tại
Hải Phòng. Từ kết quả phân tích SEM cho
thấy, hệ số hồi quy chuẩn hóa khác không và
mang dấu dương (+) thể hiện mối quan hệ
đồng chiều giữ năng lực marketing và NLCT.
Với mức ý nghĩa P = 0.021 < 0.05; hệ số β =
0.093; SE = 0.040, nghĩa là giả thuyết H1
được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm.
Điều này cho thấy, năng lực marketing ảnh
hưởng tích cực đến NLCT của doanh nghiệp
sản xuất bia Hải Phòng.
* Kiểm định giả thuyết H2
Giả thuyết H2 được phát biểu như sau,
thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến
NLCT của doanh nghiệp sản xuất bia tại Hải
Phòng. Từ kết quả phân tích SEM cho thấy,
hệ số hồi quy chuẩn hóa khác không và mang
dấu dương (+) thể hiện mối quan hệ đồng
chiều giữa thương hiệu và NLCT. Với mức ý
nghĩa P = ***; hệ số β = 0.282; SE = 0.041,
nghĩa là giả thuyết H2 được chấp nhận bởi dữ
liệu thực nghiệm. Điều này cho thấy, thương
hiệu ảnh hưởng tích cực đến NLCT của
doanh nghiệp sản xuất bia tại Hải Phòng.
* Kiểm định giả thuyết H3
Giả thuyết H3 được phát biểu như sau,
năng lực tổ chức, quản lý có ảnh hưởng tích
cực đến NLCT của doanh nghiệp sản xuất bia
tại Hải Phòng. Từ kết quả phân tích SEM cho
thấy, hệ số hồi quy