Nhân tố tác động tới chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam

Bài viết này tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố nội tại của doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến chính sách tín dụng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Mẫu nghiên cứu bao gồm 326 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và dữ liệu bảng cho các doanh nghiệp Việt Nam với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14.0. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng Fixed Effect (FE) và phương pháp Feasible Generalized Least Squares (FGLS) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu kết hợp sử dụng phương pháp ước lượng GMM (Two-Step Generalized Method Of Moments) đối với dữ liệu bảng để tăng tính vững chắc cho mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy dự phòng phải thu khó đòi, tài chính ngắn hạn và khả năng thanh khoản tác động cùng chiều với chính sách tín dụng thương mại; trong đó biến mới dự phòng phải thu khó đòi tác động tích cực và tương đối lớn đến chính sách tín dụng thương mại. Ngược lại, tăng trưởng doanh thu tác động ngược chiều với chính sách tín dụng thương mại.

pdf28 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhân tố tác động tới chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
135 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THƢƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VIỆT NAM Trần Thị Diệu Hường Đại học Quy Nhơn Trần Thị Thanh Tú Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội Đỗ Hồng Nhung Đại học Kinh tế Quốc dân Email: nhungdh@gmail.com Tóm tắt Bài viết này tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố nội tại của doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến chính sách tín dụng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Mẫu nghiên cứu bao gồm 326 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và dữ liệu bảng cho các doanh nghiệp Việt Nam với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14.0. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng Fixed Effect (FE) và phương pháp Feasible Generalized Least Squares (FGLS) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu kết hợp sử dụng phương pháp ước lượng GMM (Two-Step Generalized Method Of Moments) đối với dữ liệu bảng để tăng tính vững chắc cho mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy dự phòng phải thu khó đòi, tài chính ngắn hạn và khả năng thanh khoản tác động cùng chiều với chính sách tín dụng thương mại; trong đó biến mới dự phòng phải thu khó đòi tác động tích cực và tương đối lớn đến chính sách tín dụng thương mại. Ngược lại, tăng trưởng doanh thu tác động ngược chiều với chính sách tín dụng thương mại. Từ khóa: Chính sách tín dụng thƣơng mại, Tín dụng thƣơng mại ròng, Phải thu, Phải trả. 1. Giới thiệu Quản lý tín dụng thƣơng mại luôn là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp thông qua việc kiểm soát tốt các khoản phải thu và khoản phải trả. Doanh nghiệp cung cấp tín dụng thƣơng mại cho khách hàng sẽ có thể đẩy nhanh đƣợc lƣợng hàng bán ra, làm giảm lƣợng hàng tồn kho và tăng doanh thu. Đồng thời ngƣời mua đƣợc cấp 136 tín dụng thƣơng mại sẽ có nguồn hàng phục vụ sản xuất kinh doanh mà không phải thanh toán ngay. Tuy nhiên, không phải công ty duy trì khoản phải thu nhiều là tốt, do khi thực hiện chính sách bán chịu thì công ty sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng, cụ thể là nguy cơ bị mất vốn khi khách hàng không thanh toán tiền hàng khi đến hạn. Trong khi đó, tín dụng thƣơng mại thƣờng đƣợc tài trợ bởi nguồn vốn vay ngắn hạn ngân hàng, đồng thời sử dụng từ các nguồn phải trả mà doanh nghiệp chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp nên sẽ gia tăng chi phí nếu chính sách tín dụng thƣơng mại của doanh nghiệp kém hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu ngƣời mua chiếm dụng vốn của ngƣời bán quá nhiều có thể ảnh hƣởng không tốt đến xếp hạng tín dụng và uy tín của doanh nghiệp. Mà sự tăng giảm các khoản phải thu và khoản phải trả chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố. Điều này cũng đã đƣợc các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm nhƣ Petersen và Rajan (1997), Danielson và Scott (2004), Niskanen và Niskanen (2006), Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2010a) Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu còn gây nhiều tranh cãi bởi vì các nhân tố ảnh hƣởng đến tín dụng thƣơng mại có sự thay đổi đáng kể giữa các quốc gia và các ngành khác nhau. Trong khi đó, tại Việt Nam khi nền kinh tế đang ngày càng mở cửa và phát triển, đặc biệt là sau khi gia nhập vào Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO thì quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp trở nên đa dạng và phức tạp. Bởi vì một trong những biện pháp để doanh nghiệp có thể tăng doanh thu, cạnh tranh các doanh nghiệp khác đó là thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại. Tuy nhiên điều này đi kèm với rủi ro tín dụng cao khi mà khách hàng không thể trả đƣợc nợ. Nhƣ vậy rủi ro về nợ khó đòi cần phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ vì nhiều trƣờng hợp tổn thất của nợ tồn đọng ảnh hƣởng đến năng lực kinh doanh và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp dẫn đến nguy cơ phá sản. Do đó, doanh nghiệp cần phải cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại. Để làm đƣợc điều này thì doanh nghiệp phải xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến việc cấp tín dụng cho khách hàng. Bên cạnh đó, để có thể tận dụng đƣợc nguồn vốn từ nhà cung cấp và đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến các khoản phải trả. Vì vậy, quản lý tín dụng thƣơng mại đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến khoản phải thu, khoản phải trả và tín dụng thƣơng mại ròng. Vấn đề này ở Việt Nam còn ít đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm, có thể kể đến hai nghiên cứu, đó là 137 nghiên cứu của Phan Đình Nguyên và Trƣơng Thị Hồng Nhung (2014) phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tín dụng thƣơng mại của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam và nghiên cứu của Trần Ái Kết (2017) tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến tín dụng thƣơng mại của các doanh nghiệp ngành giao thông vận tải. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu còn có nhiều bất đồng, tổng hợp các nhân tố chƣa đầy đủ. Hơn nữa, có một nhân tố cũng có khả năng ảnh hƣởng đến tín dụng thƣơng mại của doanh nghiệp nhƣng chƣa đƣợc bất cứ nghiên cứu nào kiểm định đó là dự phòng phải thu khó đòi. Đây chính là khoảng trống cho nghiên cứu. Vì vậy, bài viết này tập trung vào việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến tín dụng thƣơng mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết đƣợc cấu trúc gồm 5 phần: sau phần giới thiệu, phần tổng quan sẽ xem xét các nghiên cứu trƣớc đây về chính sách tín dụng thƣơng mại, lí thuyết về quản lí tín dụng thƣơng mại và các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách tín dụng thƣơng mại của doanh nghiệp. Phần thứ 3 trình bày về phƣơng pháp nghiên cứu và cách thức thu thập xử lí dữ liệu. Nhóm tác giả đƣa ra các phân tích và kết quả thảo luận ở phần thứ 4. Và phần cuối cùng đề xuất một số khuyến nghị và kết luận nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam quản lí chính sách tín dụng thƣơng mại hiệu quả. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tín dụng thương mại Lý thuyết về tín dụng thƣơng mại đƣợc khởi xƣớng lần đầu tiên bởi Le Goff (1957). Ông cho rằng hình thức tín dụng thƣơng mại đƣợc sử dụng từ thời Trung Cổ, nó đƣợc hình thành khi ngƣời bán không đòi hỏi ngƣời mua phải thanh toán ngay khi nhận sản phẩm (trích dẫn trong Alphonse và cộng sự, 2006, tr. 6). Kể từ đó đến nay, các chủ đề liên quan đến tín dụng thƣơng mại luôn đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới nhƣ: Nadiri (1969), Schwartz (1974), Emery (1984), Smith (1987), Brennan và cộng sự (1988), Long và cộng sự (1993), Rajan và Zingales (1995), Guariglia và Mateut (2006), García-Teruel và Martínez-Solano (2010a) (2010b), Fabbri và Klapper (2016), García-Teruel và Martínez-Solano (2010a) cho rằng tín dụng thƣơng mại là một hình thức tín dụng đƣợc hình thành khi ngƣời bán đồng ý cho ngƣời mua thanh toán chậm giá trị hàng hóa đã mua trong một khoảng thời gian nhất định. 138 Đối với ngƣời bán, đây là khoản đầu tƣ vào các khoản phải thu, trong khi đối với ngƣời mua nó là một nguồn tài chính đƣợc phân loại theo các khoản nợ ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán, hay còn gọi là các khoản phải trả. Cũng cùng quan điểm trên thì Fabbri và Klapper (2016) nhận thấy có nhiều doanh nghiệp thông qua việc sử dụng tín dụng thƣơng mại để có đƣợc hàng hóa đầu vào, hình thành nên các khoản phải trả; trong khi đó các doanh nghiệp cung cấp tài chính cho khách hàng thông qua chính sách tín dụng thƣơng mại thì tạo ra các khoản phải thu. Đây là một nguồn tài chính quan trọng cho tất cả các doanh nghiệp trên thế giới (Petersen và Rajan, 1997; Demirguc-Kunt và Maksimovic, 2001). Vào năm 1986, các công ty sản xuất ở Mỹ có khoản phải thu chiếm 21% trong tổng tài sản (Mian và Smith, 1992). Theo nhƣ Elliehausen và Wolken (1993) báo cáo thì vào năm 1987, tín dụng thƣơng mại chiếm khoảng 20% trong tổng số nợ và 35% trong tổng tài sản của các doanh nghiệp phi nông nghiệp và phi tài chính ở Mỹ. Rajan và Zingales (1995) đã cho biết vào năm 1991 tín dụng thƣơng mại chiếm 17,8% tổng tài sản cho tất cả các công ty Mỹ và ở các nƣớc châu Âu nhƣ Đức, Pháp và Ý thì tín dụng thƣơng mại đại diện cho hơn một phần tƣ tổng tài sản của công ty. Năm 1995, các công ty phi tài chính ở Bỉ có tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản là 16% (Deloof và Jegers, 1999). Hơn nữa, tín dụng thƣơng mại cũng rất quan trọng ở các nền kinh tế mới nổi, nhƣ Trung Quốc, nơi các doanh nghiệp nhận đƣợc sự hỗ trợ hạn chế từ hệ thống ngân hàng (Ge và Qiu, 2007). Nhƣ vậy, tín dụng thƣơng mại giúp cho các công ty cấp tín dụng bán đƣợc hàng có khả năng sinh lời cao, cũng nhƣ có thể đảm bảo đƣợc dòng thu nhập trong tƣơng lai. Do vậy, dòng tiền phát sinh từ quyết định gia hạn thời gian thu tiền đƣợc coi là tài sản có giá trị của công ty. Bên cạnh đó, tiền có giá trị theo thời gian nên ngƣời đƣợc cấp tín dụng sẽ đƣợc hƣởng lợi vì không phải thanh toán ngay lập tức, nên giúp cho họ có nguồn yếu tố đầu vào để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khi đó, ngƣời bán có thể tiêu thụ đƣợc nhiều hàng hơn nên khuyến khích ngƣời bán cấp tín dụng thƣơng mại cho khách hàng của họ nhiều hơn. Thêm vào đó, Schwartz (1974) cho biết có nhiều công ty có khả năng tiếp cận thị trƣờng vốn rẻ hơn so với khách hàng của họ nên khuyến khích các công ty cấp tín dụng nhiều hơn cho khách hàng để đƣợc hƣởng lợi. Tuy nhiên, chính sách tín dụng thƣơng mại cũng có thể đem đến rủi ro cho ngƣời bán nếu nhƣ không thể thu hồi đƣợc tiền hàng của ngƣời mua. 139 Mục đích của việc hình thành tín dụng thương mại: Sự xuất hiện của tín dụng thương mại là do ba động cơ: động cơ tài chính, động cơ quản lý dòng tiền và động cơ bán hàng (García-Teruel và Martínez-Solano, 2010a). Động cơ tài chính Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các công ty (ngƣời bán) có lợi thế hơn các tổ chức tài chính khi thu thập thông tin và theo dõi ngƣời mắc nợ. Điều này cho phép các công ty phi tài chính có mức độ tín nhiệm cao để dành nguồn tài chính nhằm giúp các công ty khác gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thị trƣờng vốn do xếp hạng tín dụng thấp (Emery, 1984, Mian and Smith, 1992; Petersen and Rajan, 1997; Schwartz, 1974; Smith, 1987). Cụ thể, các nhà cung cấp có khả năng thu thập thông tin tốt hơn do liên tục tiếp xúc với khách hàng. Dựa vào khối lƣợng và tần suất của đơn hàng mà nhà cung cấp có thể có thông tin về tình hình tài chính hiện tại của khách hàng. Hơn nữa, họ có quyền kiểm soát khách hàng thông qua việc ngƣời bán có thể cắt đứt nguồn hàng thƣờng xuyên đƣợc cung cấp. Điều này đặc biệt quan trọng khi có ít nhà cung cấp trên thị trƣờng và khách hàng có sự phụ thuộc đáng kể vào nhà cung cấp của họ. Cuối cùng, ngƣời bán có lợi thế trong việc thanh lý các sản phẩm đã bán trong trƣờng hợp ngƣời mua không thanh toán. Bởi vì so với các tổ chức tài chính thì những hàng hóa này đƣợc coi nhƣ là tài sản thế chấp giá trị của nhà cung cấp. Trong trƣờng hợp không thanh toán, nó có thể đƣợc thu hồi lại và bán cho khách hàng khác. Do đó, mức tín dụng thƣơng mại sẽ phụ thuộc vào mức tín nhiệm của công ty và chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp dễ tiếp cận thị trƣờng vốn với chi phí vốn thấp hơn sẽ cấp tín dụng thƣơng mại nhiều hơn, trong khi những khách hàng có ít lựa chọn về tài chính sẽ sử dụng tín dụng thƣơng mại nhiều hơn từ các nhà cung cấp (García-Teruel và Martínez-Solano, 2010a). Động cơ quản lý dòng tiền Nếu không có tín dụng thƣơng mại, các công ty (ngƣời mua) sẽ phải thanh toán tiền mua hàng ngay khi giao hàng và trong trƣờng hợp tần suất mua hàng không ổn định hoặc thay đổi theo thời gian, các công ty cần phải giữ mức tiền mặt dự phòng để thanh toán các khoản này. Tín dụng thƣơng mại tạo ra hiệu quả hoạt động và cải thiện chi phí thông qua việc tách bạch giữa trao đổi hàng hoá và thanh toán. Điều này giúp cho ngƣời mua có kế hoạch dự trữ lƣợng tiền mặt cần 140 thiết để thanh toán các khoản mua hàng (Ferris, 1981) và đem đến sự linh hoạt hơn trong việc điều hành hoạt động kinh doanh, từ đó tăng khả năng đối phó với những biến động khác (Emery, 1984, 1987). Nhƣ Emery (1987) đã chỉ ra, việc mở rộng chính sách tín dụng thƣơng mại sẽ làm tăng tính linh hoạt trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh. Emery (1987) gợi ý rằng khi doanh số bán hàng của doanh nghiệp có tính chu kỳ hoặc biến động, họ có thể sử dụng tín dụng thƣơng mại để khuyến khích khách hàng mua hàng trong giai đoạn nhu cầu thấp. Bằng cách nới lỏng các điều khoản tín dụng, ngƣời bán có thể giảm chi phí lƣu kho của hàng tồn kho nếu họ giữ sản xuất không đổi. Do đó cũng cho phép các công ty tránh đƣợc chi phí thay đổi mức sản xuất. Đồng quan điểm với Emery (1987), Long và cộng sự (1993) nhận thấy các công ty có nhu cầu thay đổi đã cấp thời gian tín dụng thƣơng mại lâu hơn so với các công ty có nhu cầu ổn định. Theo đó, tín dụng thƣơng mại có thể đƣợc sử dụng nhằm kích thích tăng doanh thu và do đó các công ty có thể sử dụng tín dụng thƣơng mại nhiều hơn khi doanh thu của họ tăng trƣởng thấp. Động cơ bán hàng Tín dụng thƣơng mại có thể đƣợc sử dụng nhƣ là một hình thức phân biệt giá giữa các công ty, tùy theo sự chậm trễ trong thanh toán mà ngƣời bán có thể ra quyết định cho ngƣời mua đƣợc hƣởng chính sách tín dụng thƣơng mại hợp lý (Brennan và cộng sự, 1988; Mian and Smith, 1992). Việc kéo dài thời hạn tín dụng hoặc tăng chiết khấu cho việc thanh toán nhanh chóng có hiệu quả tƣơng đƣơng với việc giảm giá. Bằng cách này, cùng một sản phẩm có thể đƣợc bán với mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau. Petersen và Rajan (1997) tìm thấy thấy bằng chứng ủng hộ cho lý thuyết phân biệt giá trong một nghiên cứu đó là các công ty có lợi nhuận cao thì quan tâm nhiều hơn đến việc tăng doanh thu. Điều này là do thực tế thu nhập biên của họ cao nên cho phép họ phải chịu thêm chi phí để tạo ra doanh thu mới. Lợi nhuận của loại hình công ty này đến từ hoạt động kinh doanh và tài chính của họ, do đó họ có thể dễ dàng chấp nhận lợi nhuận thấp hơn. Đồng quan điểm với Petersen và Rajan (1997), García-Teruel và Martínez-Solano (2010a) qua nghiên cứu đã chứng minh các công ty có tỷ suất lợi nhuận cao hơn sẽ tăng mức tín dụng thƣơng mại. Hơn nữa, tín dụng thƣơng mại cũng có thể đƣợc coi là một cách để các nhà cung cấp đƣa ra những đảm bảo ngầm về chất lƣợng sản phẩm. Tín dụng thƣơng mại cũng cho phép 141 ngƣời bán bảo đảm chất lƣợng sản phẩm cho ngƣời mua và để ngƣời mua có thời gian đánh giá chất lƣợng sản phẩm trƣớc khi thanh toán (Lee và Stowe, 1993; Long và cộng sự, 1993; Smith, 1987). Về mặt này, Smith (1987) chỉ ra rằng các nhà cung cấp có thể truyền tải thông tin về chất lƣợng sản phẩm của mình bằng cách đồng ý các điều khoản tín dụng cho phép khách hàng có một thời gian sử dụng để đánh giá sản phẩm. Tƣơng tự, thời hạn thanh toán có thể kéo dài hơn khi chất lƣợng sản phẩm khó đánh giá hoặc cần thời gian để nghiên cứu. Lee và Stowe (1993) lập luận rằng tín dụng thƣơng mại là cách tốt nhất để đảm bảo sản phẩm. Các công ty sử dụng tín dụng thƣơng mại để báo hiệu chất lƣợng sản phẩm của họ. Hơn nữa, Pike và cộng sự (2005) đã chứng minh rằng, ở Mỹ, Anh và Úc, tín dụng thƣơng mại có thể đƣợc sử dụng để giảm thông tin bất cân xứng giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Tuy nhiên, trái với lập luận của Lee và Stowe (1993), García-Teruel và Martínez-Solano (2010a) không tìm thấy bằng chứng của việc sử dụng tín dụng thƣơng mại nhƣ một cách truyền tải thông tin về chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Âu. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thì tín dụng thƣơng mại chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố, đó là những nhân tố mang tính vĩ mô và cũng có những nhân tố vi mô xét đến nội tại trong doanh nghiệp (Petersen và Rajan, 1997; Demirguc-Kunt và Maksimovic, 2001; Nilsen, 2002; Niskanen và Niskanen, 2006; Huyghebaert, 2006; Garcia-Teruel và Martinez-Solano, 2010a, 2010b; ). Các nhân tố kinh tế vĩ mô: Đứng ở góc độ vĩ mô, tín dụng thƣơng mại chịu ảnh hƣởng của chính sách tiền tệ, sự phát triển hệ thống tài chính và cơ sở hạ tầng pháp lý của một quốc gia. Nilsen (2002) cho biết khi nhà nƣớc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng, cho nên họ đã sử dụng tín dụng thƣơng mại nhiều hơn. Bên cạnh đó, Niskanen và Niskanen (2006) đã đƣa ra một giả thuyết rằng có một mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất thị trƣờng và các khoản phải thu. Bởi vì khi lãi suất thị trƣờng cao thì nhiều doanh nghiệp xem việc sử dụng chính sách tín dụng thƣơng mại nhƣ là một giải pháp thay thế để mua các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên thì kết quả nghiên cứu của họ không ủng hộ giả thuyết này. Trong khi đó, Demirguc-Kunt và Maksimovic (2001) cho rằng ở một quốc gia có thị trƣờng tài chính phát triển tốt, các trung gian tài chính có thể giám sát 142 ngƣời vay một cách dễ dàng thì các doanh nghiệp có thể thuận lợi tiếp cận các nguồn tài trợ từ các tổ chức trung gian tài chính. Trong khi đó, ở một nƣớc mà có hệ thống tài chính không hoàn hảo thì các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lực tài chính. Do đó, nguồn vốn đƣợc chuyển sang các nhà cung cấp không phải là các tổ chức tài chính. Hơn nữa, Demirguc-Kunt và Maksimovic (2001) khẳng định ở một nƣớc có cơ sở hạ tầng pháp lý phát triển tốt sẽ có nhiều biện pháp hơn để bảo vệ hợp pháp cho các chủ nợ trong trƣờng hợp ngƣời đi vay bị phá sản. Nhƣ vậy, nếu hệ thống pháp luật quốc gia hoạt động có hiệu quả thì việc sử dụng tín dụng thƣơng mại của ngƣời mua sẽ giảm. Thêm vào đó, Huyghebaert (2006) chứng minh rằng khi tốc độ tăng trƣởng kinh tế vĩ mô giảm thì các công ty sẽ gia tăng các khoản phải trả do nguồn tín dụng ngân hàng bị hạn chế và dòng tiền thuần giảm. Kết quả nghiên cứu của Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2010b) cũng ủng hộ Huyghebaert (2006). Tuy nhiên trái ngƣợc với lý thuyết này, Niskanen & Niskanen (2006) tuyên bố các khoản phải trả vẫn tăng trong thời kỳ phát triển kinh tế. Giải thích cho điều này, đó là trong thời kỳ nền kinh tế phát triển, các công ty có nhiều cơ hội sẽ có nhiều cơ hội đầu tƣ hơn nên đã sử dụng tín dụng thƣơng mại nhiều hơn để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Ngoài ra, Fisman và Love (2003) và Nguyễn và cộng sự (1999) khẳng định việc sử dụng tín dụng thƣơng mại là khác nhau giữa các ngành công nghiệp. Bởi vì một số ngành công nghiệp không có hàng tồn kho hữu hình nên không cần tín dụng thƣơng mại nhƣ các công ty dịch vụ công nghệ và nhà hàng, nó hoàn toàn khác với các ngành công nghiệp có hàng tồn kho hữu hình (Niskanen và Niskanen, 2006). Bên cạnh đó, Smith (1987) cho biết trong cùng một ngành, các điều khoản về tín dụng thƣơng mại không đổi vì cả nhà cung cấp và khách hàng đều phải đối mặt với cùng điều kiện thị trƣờng. Đối với những ngƣời mua trong cùng ngành thì sự cung cấp tín dụng thƣơng mại là nhƣ nhau. Trong nhiều nghiên cứu thì biến ngành công nghiệp thƣờng đƣợc chọn làm biến giả để xác định vai trò của nó trong việc ảnh hƣởng đến mức tín dụng thƣơng mại (Delannay và Weill, 2004; Huyghebaert, 2006). 143 Các nhân tố thuộc về nội tại doanh nghiệp: Sự chênh lệch giữa khoản phải thu và khoản phải trả đƣợc gọi là tín dụng thƣơng mại ròng (Vaidya, 2011). Nó đƣợc xác định bằng (khoản phải thu trừ khoản phải trả) chia cho doanh thu. Khi nghiên cứu về tín dụng thƣơng mại của một công ty thì cần phải xem xét biến này để biết đƣợc công ty đang nghiêng về cung hay nhận tín dụng thƣơng mại hơn và nhân tố nào ảnh hƣởng đến tín dụng thƣơng mại ròng. Thứ nhất là số năm hoạt động của công ty. Theo Trần Ái Kết (2017) số năm hoạt động có tác động tích cực đến tín dụng thƣơng mại ròng, vì nó cũng là yếu tố
Tài liệu liên quan