Đối với những nước đang phát triển, cán cân thương mại bị thâm hụt là điều khó tránh
khỏi, nhưng thâm hụt trong thời gian dài thì cần phải nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và có
giải pháp thích hợp để giảm dần thâm hụt. Bài viết ngắn này trước hết đánh giá các chiều
hướng của tình trạng nhập siêu, bắt đầu từ 8 tháng đầu năm 2010 và các năm trước đó,
bởi vì nhập siêu là vấn đề dài hạn và việc xem xét chúng cần phải nghiên cứu trong thời
gian dài. Tiếp đến là việc đánh giá những rủi ro, ảnh hưởng mà nhập siêu gây nên cho nền
kinh tế. Cuối cùng là một số giải pháp giảm nhập siêu.
7 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhập siêu: Thực trạng và một số giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5 - Thaùng 01/2011
137
NHẬP SIÊU: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NGUYỄN ĐÌNH LUẬN (*)
TÓM TẮT
Đối với những nước đang phát triển, cán cân thương mại bị thâm hụt là điều khó tránh
khỏi, nhưng thâm hụt trong thời gian dài thì cần phải nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và có
giải pháp thích hợp để giảm dần thâm hụt. Bài viết ngắn này trước hết đánh giá các chiều
hướng của tình trạng nhập siêu, bắt đầu từ 8 tháng đầu năm 2010 và các năm trước đó,
bởi vì nhập siêu là vấn đề dài hạn và việc xem xét chúng cần phải nghiên cứu trong thời
gian dài. Tiếp đến là việc đánh giá những rủi ro, ảnh hưởng mà nhập siêu gây nên cho nền
kinh tế. Cuối cùng là một số giải pháp giảm nhập siêu.
ABSTRACT
Trade deficit is inevitable to developing countries. If this situation drags on, it is
necessary to find out its cause and carry out good solutions to curb it. In this article, the
writer first evaluates some changes in trade deficit, a persistent problem which will take a
long time to study, in the two quarters of 2010 and previous years. Next, he will evaluate
the risks and effects which trade deficit brings on the economy, and finally he will present
some solutions to reduce trade deficit.
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
NHẬP SIÊU (*)
Để đánh giá tình hình thương mại của
một quốc gia người ta sử dụng Cán cân
thương mại. Cán cân thương mại còn được
gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư hay
thâm hụt. Khi cán cân thương mại có thặng
dư, xuất khẩu ròng mang giá trị dương.
Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất
khẩu ròng mang giá trị âm. Lúc này còn
gọi là thâm hụt thương mại (nhập siêu).
NX = X – M
Trong đó: NX(Net export) là xuất
khẩu ròng hay cán cân thương mại;
X(Export) là xuất khẩu;
M(Import) là nhập khẩu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân
thương mại:
Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi
GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh
hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP
(*)
TS, Trường Đại học Sài Gòn
tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên-
MPZ. MPZ là phần của GDP có thêm mà
người dân muốn chi cho nhập khẩu (Ví dụ,
MPZ bằng 0,3 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có
thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,3
đồng cho nhập khẩu). Ngoài ra, nhập khẩu
phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa
sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại
nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng
tương đối so với giá thị trường quốc tế thì
nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại.
Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào
những gì đang diễn biến tại các quốc gia
khác vì xuất khẩu của nước này chính là
nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó phụ
thuộc chủ yếu vào sản lượng và thu nhập của
các quốc gia bạn hàng. Chính vì vậy trong
các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất
khẩu là yếu tố tự định.
Tỉ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng
đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá
tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước
138
với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỉ
giá của đồng tiền của một quốc gia tăng
lên thì giá cả của hàng hoá nhập khẩu sẽ
trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất
khẩu lại trở nên đắt hơn đối với người
nước ngoài. Vì vậy việc tỉ giá đồng nội tệ
tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và
thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là
xuất khẩu ròng giảm.
2. TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU CỦA
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY
2.1 Nguyên nhân của nhập siêu
Có một số nguyên nhân dẫn đến tình
trạng nhập siêu (thâm hụt thương mại),
bao gồm một số nguyên nhân cơ bản từ
cơ cấu mà khi giải quyết là một quá trình
đầy khó khăn và thách thức. Bao gồm:
Một là, tăng trưởng kinh tế trong một
thời kì dài dựa quá mức vào đầu tư, đặc
biệt thông qua việc bơm vốn cho khối
doanh nghiệp nhà nước trong khi “năng
lực” xuất khẩu của khu vực này yếu kém
còn “năng lực” nhập khẩu thì rất dồi dào.
Thực trạng này được minh họa cụ thể hơn
bằng việc thâm hụt cán cân thương mại
và thâm hụt ngân sách trong 10 năm qua
tương quan chặt chẽ với nhau. Hệ số
tương quan giữa hai đại lượng này cho
giai đoạn 2000-2009 là 0,86 (Con số này
dương và càng gần 1 càng minh chứng
một điều: cứ khi nào thâm hụt ngân sách
lớn thì thâm hụt thương mại cũng có
nhiều khả năng lớn và ngược lại khi nào
thâm hụt ngân sách thu hẹp hoặc dương
thì thâm hụt thương mại cũng có nhiều
khả năng được thu hẹp hoặc dương
(thặng dư)).
Trong một thời kì dài Chính phủ đã
liên tiếp nỗ lực mở rộng đầu tư thông qua
chi tiêu ngân sách để kích thích tăng
trưởng và do đó làm thâm hụt ngân sách
ngày càng lớn. Đầu tư mở rộng cao hơn so
với tiết kiệm của nền kinh tế cũng làm cho
cán cân thương mại thâm hụt ngày càng lớn
hơn do: đầu tư mở rộng sản xuất nhưng
không mở rộng năng lực xuất khẩu dẫn đến
việc tập trung quá mức vào thị trường nội
địa. Đầu tư thường do các doanh nghiệp nhà
nước thực hiện với năng lực cạnh tranh bên
ngoài yếu kém nên năng lực “tạo ra ngoại tệ”
cũng rất yếu mà lại còn nhập khẩu nhiều máy
móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, bán
thành phẩm để phục vụ sản xuất, do đó đã
dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại nghiêm
trọng trong một thời kì dài. Đây chính là
thâm hụt kép, vừa mất cân bằng bên trong lại
vừa mất cân bằng bên ngoài. Để giải quyết sự
thâm hụt kép này đòi hỏi một chiến lược dài
hạn nhằm tái cấu trúc nền kinh tế và nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt
là việc tái cấu trúc và chỉnh đốn lại khu vực
doanh nghiệp nhà nước.
Hai là, doanh nghiệp nhà nước được bảo
hộ trong thời gian dài buộc các doanh nghiệp
khác trong nền kinh tế phải mua đầu vào sản
xuất của họ từ các doanh nghiệp nhà nước
với giá cao hơn và chất lượng thấp hơn, làm
tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành, giảm
chất lượng sản phẩm và giảm năng lực cạnh
tranh trong thị trường quốc tế, từ đó mà dẫn
đến giảm xuất khẩu.
Ba là, xuất khẩu của nền kinh tế dựa quá
mức vào nhập khẩu, như vậy xuất khẩu tăng
luôn đi kèm với nhập khẩu tăng (đồng biến).
Thực trạng này còn cho thấy một nguyên
nhân sâu xa hơn, đó là việc nền kinh tế đang
sở hữu một ngành công nghiệp phụ trợ ọp
ẹp, không đủ năng lực đáp ứng cho hoạt
động sản xuất xuất khẩu.
Bốn là, trong những năm vừa qua, cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu đã làm giá nhiều mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam giảm mạnh. Cụ thể, chỉ
139
số giá hàng hoá xuất khẩu quốc tế năm
2009 giảm 19% (theo tỉ trọng xuất khẩu),
trong đó nhiều mặt hàng chủ lực của Việt
Nam giảm mạnh như dầu thô, lúa gạo,
cao su, cà phê, than đá Trong khi giá
nhiều mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam
lại không giảm tương ứng. Kết quả là
nhập siêu đã tăng đột biến kể từ năm
2007 và đang tiếp tục cho năm 2010 cũng
như cho năm 2011.
2.2. Thực trạng nhập siêu của Việt
Nam
Nhập siêu đang trở thành vấn đề
nghiêm trọng cho nền kinh tế bởi vì nó đã
diễn ra trong một thời gian dài và từ năm
2007 trở lại đây càng trở nên nghiêm
trọng hơn. Nếu đặt chúng trong mối
tương quan với tỉ lệ đầu tư cao nhằm thúc
đẩy tăng trưởng, với các doanh nghiệp
nhà nước, với những bất ổn vĩ mô, và với
mô hình xuất khẩu dựa vào nhập khẩu thì
chúng ta có thể nhìn rõ những rủi ro mà
nó đem lại và những nguyên nhân của
tình trạng nhập siêu để từ đó đề ra chiến
lược giảm nhập siêu hiệu quả.
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê,
trong 8 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu của
nền kinh tế nước ta đạt 43,4 tỉ$, nhập khẩu
đạt 52 tỉ $ và nhập siêu là 8,6 tỉ $, tăng
34,4% so với cùng kì năm 2009. Con số
nhập siêu này cao hơn nhiều so với các năm
trước đó và chỉ thấp hơn so với năm 2008
(năm đạt mức thâm hụt kỉ lục trong vòng 20
năm qua kể từ sau đổi mới). Thâm hụt
thương mại qua các tháng của năm 2010 có
xu hướng giảm nhưng chưa rõ rệt và nhiều
trở ngại cho thấy mục tiêu kiềm chế nhập
siêu ở mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu
là rất khó đạt được (đồ thị 1, 2). Trong 2 năm
2008 và 2009 tỉ lệ nhập siêu/xuất khẩu cao
hơn 20% và tỉ lệ nhập siêu/xuất khẩu năm
2007 cũng xấp xỉ 20%. So sánh tỉ lệ này cho
8 tháng đầu năm 2010 cao hơn so với các
năm trước đó (trừ năm 2008), và với các
tháng cuối năm còn lại, tốc độ giải ngân tăng
cao, hoạt động sản xuất những ngày giáp Tết
sôi động thì nhập khẩu sẽ còn tăng hơn nữa
và việc kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 20%
kim ngạch nhập khẩu là nhiệm vụ rất khó
khăn (Bảng 1, 2 một số mặt hàng xuất, nhập
khẩu chủ yếu).
Đồ thị 1. Tỉ lệ nhập siêu/xuất khẩu (%) từ 2004-2010
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Tỉ lệ nhập siêu/xuất khẩu cho năm 2010 (chỉ tính 8 tháng đầu năm)
140
Đồ thị 2. Tỉ lệ nhập siêu/xuất khẩu (%) 8 tháng đầu năm từ năm 2004-2010
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Bảng 1. Một số mặt hàng xuất khẩu chính
Mặt hàng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Than (1.000tấn) 3251 4292 6047 7262 11636 17987 29307 32535 19355 24992 13192
Gạo (1.000tấn) 3477 3721 3236 3810 4063 5250 4643 4500 4742 5985 5017
Dầu thô (1.000tấn) 15424 16732 16876 17143 19501 17967 16419 15081 13725 13373 5493
Cà phê (1.000tấn) 734 931 722 749 976 892 981 1194 1060 1184 835
Hạt tiêu (1.000tấn) 36 57 78 74 111 109 117 86 90 134 94
Cao su (1.000tấn) 273 308 455 432 513 578 708 719 658 731 427
Hạt điều (1000tấn) 34 44 62 82 105 109 127 153 165 177 120
Chè (1.000tấn) 56 68 77 59 104 88 106 114 104 134 85
Giáy dép (triệu$) 1472 1578 1875 261 2691 3040 3592 3963 4768 4067 3221
Hàng dệt may (tr$) 1892 1975 2732 3609 4430 4838 5834 7784 9120 9066 6895
Thủy sản (triệu$) 1479 1816 2022 2200 2408 2739 3358 3792 4510 4251 2918
Điện tử, máy tính
(tr$)
789 709 605 855 1062 1427 1708 2178 2638 2763 2177
Bảng 2. Một số mặt hàng nhập khẩu chính
Mặt hàng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Máy móc thiết bị
(triệu$)
2572 2706 3790 5409 5249 5282 6630 10376 13994 12673 8548
Xăng dầu (1000tấn) 8447 9083 9971 9936 11048 11477 11213 12554 12964 12706 7023
Nguyên phụ liệu cho
dệtmay,da (triệu$)
1422 1590 1711 2034 2253 2281 1952 2187 2355 1932 1685
Sắt thép (1000tấn) 2485 3870 4946 4623 5186 5525 5707 7705 8264 9749 5328
Phân bón (1000tấn) 3971 3288 3820 4135 4078 2877 3119 3793 3035 4519 1945
Tân dược (triệu$) 325 328,6 349,7 399,7 410 502,1 548 700 864 1097 828
Chất dẻo (triệu$) 530,6 551 613,5 829 1190,9 1455,7 1866 2506 3714 3954 2400
Sợi dệt (1000tấn) 237,3 228,4 272,7 317,5 338,8 339,6 341 425 414 495 354
Vải (triệu$) 761 880 1523 1805 2067 2474 2985 3989 4434 4224 3416
Ô tô nguyên chiếc (chiếc) 16362 28269 29355 21355 22560 17346 50400 76300 1817
Nguồn bảng 1 và 2: Tổng cục thống kê (2005), Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Đức Thành (2010), Lựa chọn để tăng trưởng bền
141
vững, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội. Và từ trang Web của Tổng cục Thống kê cho số liệu
8 tháng đầu của năm 2010 (www.gso.gov.vn).
Tuy nhiên, nhập siêu là vấn đề của
dài hạn, nó đã diễn ra trong một thời gian
dài vì thế không thể chỉ căn cứ vào năm
2010 để giải thích tại sao nhập siêu lại
đang gia tăng nhanh và mạnh mà chúng
ta cần có cái nhìn dài hơn để tìm ra
nguyên nhân cơ bản của vấn đề, để từ đó
đề ra các giải pháp hữu hiệu có tính
thuyết phục cao.
Trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt kể
từ năm 2007, sau khi Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của WTO, thâm
hụt thương mại gia tăng đột biến và đang
trở thành nguy cơ gây nên bất ổn nghiêm
trọng và rủi ro cao cho nền kinh tế. Năm
2006 thâm hụt 44.000 tỉ đồng thì năm
2007 tăng tới 181.000 tỉ đồng và vẫn tiếp
tục giữ nguyên đà thâm hụt cao như thế
cho hai năm tiếp theo. Cụ thể:
Phân theo khu vực, thâm hụt ngân
sách khu vực FDI nhỏ hơn nhiều so với
khu vực kinh tế trong nước. Mặc dù có
nhiều ý kiến về tình trạng nhập siêu của
khu vực FDI, và khu vực FDI bị đổ lỗi đã
gây ra thâm hụt cán cân thương mại
nghiêm trọng, nhưng những lo lắng và ca
thán đó là không có bằng chứng. Ngược
lại, qua số liệu cho thấy một thực trạng
khu vực kinh tế trong nước mới là thủ
phạm chính gây ra tình trạng nhập siêu
cho nền kinh tế. Nếu tính cả đến xuất
khẩu thô ở khu vực FDI thì thâm hụt ở
khu vực này trong giai đoạn 2006-2009
chỉ chiếm 10% thâm hụt của cả nền kinh
tế. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI đã và
đang tham gia xuất khẩu hầu hết các các
mặt hàng chủ lực và chiếm tỉ trọng cao
trong xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp
chế biến như túi xách, va li, nón, hàng dệt
may, giày dép, điện tử, máy tính Cho dù
còn nhiều vấn đề trong khu vực FDI nhưng
cũng không thể quên những đóng góp quan
trọng của khu vực này cho nền kinh tế.
Phân theo ngành, khu vực nông – lâm –
thuỷ sản luôn xuất siêu còn khu vực công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ luôn nhập siêu.
Nông nghiệp vẫn đang tiếp tục tạo ngoại tệ
ròng cho nền kinh tế và số ngoại tệ này đang
được sử dụng để phục vụ hoạt động sản xuất
và phát triển của các ngành công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ. Việt Nam vẫn là một nền
kinh tế dựa vào nông nghiệp, phát triển nhờ
nông nghiệp và ổn định cũng từ nông
nghiệp.
Phân theo mặt hàng xuất, nhập khẩu, kể
từ khi đổi mới đến nay, các mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu vẫn là than, dầu thô, gạo, hạt
tiêu, cà phê, hạt điều, giày dép, hàng điện tử,
hàng dệt may, thủy sản Các mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu là máy móc, trang thiết bị
và các nguyên vật liệu phục vụ như phân
bón, tân dược, xăng dầu, sợi dệt Nhập
khẩu hàng tiêu dùng chỉ chiếm một tỉ trọng
nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Phân theo khu vực có quan hệ thương
mại với Việt Nam, trong 3 năm từ 2007-
2009, Việt Nam xuất siêu sang Mĩ và EU
nhưng ngược lại nhập siêu rất cao từ các
nước ASEAN và Trung Quốc. Còn với Nhật
Bản, cán cân thương mại có năm thặng dư và
có năm thâm hụt nhưng thấp.
Như vậy, qua nghiên cứu cơ cấu hàng
hóa xuất, nhập khẩu của nền kinh tế Việt
Nam chúng ta có thể rút ra nhận xét:
Chúng ta chủ yếu nhập khẩu máy móc,
trang thiết bị và công nghệ sản xuất từ hai
khu vực là Trung Quốc và ASEAN có công
nghệ lạc hậu hơn so với Mĩ, EU, Nhật Bản.
142
Như vậy, công nghệ tiên tiến có khả năng
tăng năng suất lao động cao nhập khẩu từ
hai nền kinh tế Trung Quốc và ASEAN là
không có nhiều triển vọng. Một nền kinh
tế muốn cất cánh hoặc nhanh chóng rút
ngắn khoảng cách với các nước phát triển
không những đòi hỏi phải cần chiến lược
xuất khẩu mà còn đòi hỏi phải có cả
chiến lược nhập khẩu.
2.3. Ảnh hưởng của việc nhập siêu
trong tiến trình phát triển kinh tế ở
Việt Nam
Có nhiều rủi ro hay ảnh hưởng sinh
ra từ việc nền kinh tế nhập siêu trong một
thời gian dài mà đặc biệt khi tình trạng
nhập siêu trở nên nghiêm trọng hơn kể từ
năm 2007 cụ thể:
Một là, thâm hụt ngân sách lâu dài và
tăng nhanh làm cạn nguồn dự trữ ngoại
hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và
do đó làm giảm năng lực can thiệp của
NHNN vào thị trường ngoại hối nhằm đạt
mục tiêu đề ra. Mặt khác, nó còn tăng
tích luỹ nợ của nền kinh tế với bên ngoài
và đưa nền kinh tế gần hơn với trạng thái
khủng hoảng nợ và tiến xa hơn trạng thái
bền vững nợ.
Hai là, bằng chứng từ nhiều cuộc
khủng hoảng tiền tệ cho thấy một nền
kinh tế có cơ chế tỉ giá hối đoái cố định
cùng với thâm hụt cán cân thương mại
lớn có nguy cơ trở thành đối tượng của
các nhà đầu cơ, cộng với nguồn dự trữ
ngoại hối ít ỏi sẽ dẫn đến cuộc khủng
hoảng tiền tệ (bằng chứng rõ nhất cho
thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
năm 2007).
Ba là, thâm hụt ngân sách trong thời
gian dài và nhập siêu đang gia tăng nhanh
đã đặt thị trường ngoại tệ trong trạng thái
bất ổn vì thị trường đặt kì vọng vào việc
phá giá đồng nội tệ khi thông tin về
nguồn dự trữ ngoại hối mập mờ và năng lực
can thiệp thành công của NHNN vào thị
trường ngoại hối bị nghi ngờ. Ảnh hưởng
cuối cùng liên quan đến tính độc lập của
chính sách tiền tệ, đó là chính sách tiền tệ
không còn được độc lập để theo đuổi các
mục tiêu vĩ mô khác khi luôn phải tập trung
giữ tỉ giá hối đoái theo mục tiêu đã định
trước.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM
THIỂU LẠM PHÁT ĐỐI VỚI NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM
Từ sự phân tích và đưa ra những nguyên
nhân gây nên tình trạng nhập siêu trong
những năm qua, tác giả đề xuất một số giải
pháp giảm nhập siêu trong những năm tới,
bao gồm:
Thứ nhất, giảm đầu tư cho các doanh
nghiệp nhà nước, thúc đẩy nhanh hơn nữa
quá trình cổ phần hóa và để cho các doanh
nghiệp nhà nước hoạt động trên nguyên tắc
kinh tế thị trường, nghĩa là phải được ứng xử
bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác.
Thứ hai, giảm bảo hộ và ưu đãi cho các
doanh nghiệp nhà nước và cho các mặt hàng
chiến lược. Chính sách bảo hộ hiện nay có
sự đánh đổi lớn, các doanh nghiệp nhà nước
hoặc các doanh nghiệp sản xuất những mặt
hàng được bảo hộ sẽ được lợi còn các doanh
nghiệp sử dụng sản phẩm của chúng làm đầu
vào cho quá trình sản xuất của mình thì chịu
nhiều thiệt thòi vì chi phí sản xuất cao làm
giá thành sản xuất đội lên, chất lượng sản
phẩm sản xuất cũng kém làm năng lực cạnh
tranh bị giảm dẫn đến năng lực cạnh tranh
cho tổng thể nền kinh tế yếu kém.
Thứ ba, phát triển ngành công nghiệp
phụ trợ với một chiến lược rõ ràng, toàn diện
và cụ thể; có lộ trình và mục tiêu thích hợp
để có thể kiểm tra, kiểm soát được bước đi;
có tính đến những ràng buộc nguồn lực để
143
theo đuổi các mục tiêu.
Thứ tư, phát triển cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực và đẩy nhanh, mạnh cải
cách hành chính như đã và đang thực
hiện.
Thứ năm, cơ chế tỉ giá linh hoạt hơn
nữa nhằm hạn chế rủi ro từ cuộc đầu cơ
tiền tệ do vấn đề nhập siêu, vấn đề cạn
kiệt nguồn dự trữ ngoại hối đặt ra.
4. KẾT LUẬN
Vấn đề nhập siêu không thể giải
quyết được trong một thời gian ngắn mà
phải có thời gian, có giải pháp và bước đi
cụ thể. Do vậy, không nên đặt kì vọng
quá lớn vào việc giảm nhập siêu trong năm
2011 và những năm tiếp theo. Mọi biện pháp
cấp tốc giảm nhanh nhập siêu (thâm hụt
thương mại) sẽ gây nên những rủi ro và
không hiệu quả trong trung hạn và dài hạn.
Triển vọng tốt nhất được mong đợi không
chỉ là thu hẹp dần thâm hụt thương mại mà
còn mong chờ một chiến lược làm thu hẹp
dần thâm hụt ngân sách. Chiến lược vừa làm
giảm thâm hụt thương mại vừa làm giảm
thâm hụt ngân sách đòi hỏi phải có mục tiêu
tổng thể, mục tiêu cụ thể và định lượng cho
từng giai đoạn và các biện pháp khả thi cần
có để đạt được các mục tiêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bi Trường Giang, Thương mại Việt Nam năm 2010 và vấn đề nhập siêu, tài liệu Hội
thảo Quốc gia, tháng 9/2010.
2. Tổng cục thống kê, Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội.
Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Thành, Lựa chọn để tăng trưởng bền vững, NXB Tri thức, Hà Nội 2010.
4. Nguyễn Đình Luận, Kinh tế vĩ mô, Giáo trình giảng dạy, Đại học Sài Gòn, năm 2010.