Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường Trung học Phổ thông huyện Đan Phượng – Hà Nội

Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông. Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại cơ sở.

pdf31 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường Trung học Phổ thông huyện Đan Phượng – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng – Hà Nội Bùi Thị Thoa Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Người hướng dẫn: TS. Ngô Thu Dung, TS. Bùi Thị Thúy Hằng Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông. Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại cơ sở. Keywords: Tâm lý học; Tâm lý học đường; Phổ thông trung học; Trợ giúp tâm lý Content 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tình trạng nghèo nàn, lạc hậu dần dần được khắc phục. Đời sống vật chất, tinh thần của mọi người, mọi nhà đang từng bước được cải thiện. Song xã hội (XH) càng phát triển thì những vấn đề của đời sống tâm lý, tình cảm cũng càng nảy sinh phong phú, đa dạng và bức xúc hơn. Các hoạt động tham vấn tâm lý (TVTL) xuất hiện và ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhất là ở những đô thị đông dân. Tham vấn tâm lý được ứng dụng ở nhiều loại hình tham vấn khác nhau, trong đó trợ giúp tâm lý học đường đang trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội cần được đáp ứng kịp thời. Hoạt động trợ giúp tâm lý học đường không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với học sinh (HS), sinh viên mà nó còn rất cần thiết cho giáo viên, phụ huynh HS – những người có liên quan đến sự nghiệp “trồng người”. Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội, các yêu cầu ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục; thêm vào đó là sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây căng thẳng cho HS trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển. Mặt khác, sự hiểu biết của HS về bản thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước những sức ép nói trên. Thực tế cho thấy HS trong nhà trường phổ thông có thể có những rối loạn về phát triển tâm lý, rối loạn phát triển các kỹ năng nhà trường (như đọc, viết, tính toán), những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi (như vô kỷ luật, bỏ học, trốn học, trộm cắp, hung bạo). Hậu quả là ngày càng có nhiều HS gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp trong các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy, những HS này rất cần được sự trợ giúp của các nhà chuyên môn, của thầy cô giáo và cha mẹ. Đứng trước thực trạng trên cho thấy rất cần có những hoạt động trợ giúp tâm lý học đường cho HS. Việc xây dựng các hoạt động trợ giúp tâm lý cho HS trong nhà trường sẽ giúp cho giáo viên và HS hiểu biết rõ hơn về những vấn đề liên quan tới sự hình thành và phát triển nhân cách của các em để giúp đỡ và hướng cho các em phát triển một cách đúng đắn, lành mạnh, hiểu về bản thân và người khác tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, các hoạt động trợ giúp tâm lý trong trường học còn chưa được thực hiện một cách phổ biến; một số trường phổ thông ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) có lập các phòng tư vấn nhưng hoạt động chưa có hiệu quả cao. Riêng ở huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội, hiện nay chưa có trường phổ thông nào trên địa bàn huyện thành lập phòng tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho HS; tổ chức hoạt động trợ giúp tâm lý cho HS tại các trường phổ thông còn rất ít. Các em chưa được biết, chưa được tiếp cận nhiều với các hoạt động trợ giúp tâm lý. Vì vậy việc tìm hiểu nhu cầu trợ giúp tâm lý trong trường học của của HS là rất cần thiết, trên cơ sở đó đánh giá nhu cầu trợ giúp tâm lý theo các mức độ khác nhau để từ đó xác định phương hướng tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý nhằm đáp ứng nhu cầu của các em. Từ lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài: “Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT nhằm đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại trường học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu -Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT -Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT -Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại cơ sở. 4. Khách thể nghiên cứu Tổng số lượng khách thể nghiên cứu: 516 học sinh Trong đó: 248 học sinh trường THPT Đan Phượng 268 học sinh trường THPT Hồng Thái (Số khách thể này được lựa chọn một cách ngẫu nhiên) Tại các trường, chúng tôi lựa chọn khách thể ngẫu nhiên ở cả 3 khối: khối 10, khối 11, khối 12 để làm tăng tính khách quan và đa dạng của kết quả nghiên cứu. 5. Đối tƣợng nghiên cứu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng rất đa dạng và phong phú. Có sự khác nhau nhưng không nhiều về mức độ và sự biểu hiện nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường giữa các nhóm khách thể. - Học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng hầu như chưa được tiếp cận với các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường vì nhiều lý do khác nhau. - Phần lớn khách thể vẫn có nhận thức chưa đầy đủ về dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường. 7. Phạm vi nghiên cứu -Về địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Đan Phượng – thành phố Hà Nội Trường THPT Hồng Thái – thành phố Hà Nội -Về thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 04/2011 đến 05/2012 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu và thực hiện luận văn này, chúng tôi lựa chọn những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê toán học 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu tâm lý học đƣờng 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu tâm lý học đường tại nước ngoài Tâm lý học đường là một nhánh của nghành Tâm lý học được ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX tại Mỹ. Jesse B. Davis có thể được xem là một trong những người đầu tiên trong lĩnh vực này khi giới thiệu một chương trình “Những hướng dẫn về nghề nghiệp và đạo đức” và Frank Parsons, được xem như là cha đẻ của nghề Hướng dẫn (còn gọi là Khải đạo), khi ông giới thiệu cuốn sách “Lựa chọn một nghề” (Choosing a Vocation) (1909), trong đó ông trình bày những phương pháp kết nối những đặc điểm tính cách của mỗi cá nhân với một nghề nghiệp. Năm 1927, chuyên nghành Tâm lý học đường đầu tiên được đào tạo tại trường Đại học New York bao gồm đào tạo đại học và sau đại học. Sau những năm 30 của thế kỷ XX, Hiệp hội các nhà Tâm lý học Hoa Kỳ được thành lập nhưng loại trừ các nhà tâm lý học đường vì không có bằng tiến sĩ – một yêu cầu đối với những thành viên. Đến năm 1997, tiêu chuẩn quốc gia dành cho các hoạt động tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường xuất hiện. Kể từ đó, nghành Tâm lý học đường được xem như là đã ra đời. Hiện nay, Hiệp hội các nhà Tâm lý học đường Hoa Kỳ được xem như là nguồn tham khảo và kiểu mẫu cho các chương trình tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường của hầu hết các nước trên thế giới. Ngày nay, các dịch vụ tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường đã trở nên phổ biến và không thể thiếu được trong các trường học, các cơ sở đào tạo ở Anh, Pháp, Nga, Đức. và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ở Nga, hoạt động trợ giúp tâm lý xuất hiện muộn hơn vào khoảng những năm 80 của thế kỷ XX cùng với những thực nghiệm tâm lý nhằm ứng dụng Tâm lý học vào các trường học của thành phố Mátxcơva. Tại đây, chính sự xuất hiện nhiều chương trình, nhiều phương pháp dạy học khác nhau, các cơ sở đào tạo mới ra đời và sự xuất hiện của các giá trị mới như tự do tư duy, tính tích cực. đã thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ vừa ra đời này. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tâm lý học đường tại Việt Nam Hiện nay, Tâm lý học đường trên thế giới đã có một quá trình phát triển lâu dài. Tuy nhiên, ở nước ta, Tâm lý học đường vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Các hoạt động tham vấn, trợ giúp tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên còn chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Trước đây, trong thời gian chiếm đóng miền Nam Việt Nam, Mỹ đã cho triển khai các hoạt động Khải đạo trong các trường học. Đến năm 1975, khi miền Nam được giải phóng, cách thức tiếp cận với giáo dục đã thay đổi làm cho hoạt động này không còn tồn tại trong các trường học với đúng nghĩa của nó nữa. Năm 1984, trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ và tâm bệnh N-T do bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thành lập đã trở thành nơi đầu tiên thực hành, phát triển nghề tham vấn trong đó có lĩnh vực tâm lý trẻ em và gia đình. Phương châm nghiên cứu của trung tâm là chiết trung, không suy tôn một trường phái nào, không lấy một học thuyết nào làm chính thống. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu sâu từng trường hợp. Ngoài ra phải kể đến các công trình nghiên cứu của Viện tâm lý học, khoa Tâm lý – giáo dục của trường Đại học Sư Phạm, khoa Tâm lý học – trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, các tổ bộ môn tâm lý - giáo dục các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong cả nước. Đó là những cơ sở không chỉ đào tạo nghảnh tâm lý, giáo dục mà còn là những cơ sở nghiên cứu về tâm lý học đường ở nước ta. Khi đời sống kinh tế được nâng cao đã làm cho học sinh, sinh viên có điều kiện phát triển về thể lực, trí lực về kỹ năng sống. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi quan trọng do sự phát triển kinh tế - xã hội mang lại thì nó cũng có những thách thức. Những áp lực này đã tạo nên những khó khăn tâm lý rất nhiều và các em cần tới sự trợ giúp. Những nghiên cứu đã phần nào cho thấy những khó khăn, rối nhiễu tâm lý mà học sinh hay gặp phải là rất đa dạng. Học sinh ở bất kì cấp học nào cũng đều có nguy cơ mắc phải những rối nhiễu này. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động trợ giúp tâm lý học đường là rất cần thiết. Với những hiệu quả mà dịch vụ mang lại, chắc chắn sẽ góp phần giúp các em giải quyết các khó khăn tâm lý, hạn chế tối đa những rối nhiễu tâm lý mà các em có khả năng gặp phải, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Như vậy, tham vấn tâm lý học đường tại Việt Nam vẫn là một trong những vấn đề mang tính thời sự cao, thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý, các chuyên gia, các tổ chức trong nước và quốc tế mà ngay cả các em học sinh – sinh viên, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo. Tuy nhiên, để nó trở thành một hoạt động phổ biến trong trường học thì đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực lớn của không chỉ các nhà tham vấn mà còn của toàn xã hội 1.2.Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.2.1. Một số lý thuyết nghiên cứu về nhu cầu Trong Tâm lý học, nhu cầu là một đối tượng được nhiều trường phái, nhiều tác giả nghiên cứu, vì vậy mà có không ít quan điểm về nhu cầu. Vào cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trường phái Phân tâm học – coi trọng nhu cầu tự do cá nhân như các nhu cầu tự nhiên, đặc biệt là nhu cầu tình dục. Nhu cầu của cơ thể đã được S.Frued đề cập đến trong “Lý thuyết bản năng của con người”. Việc thỏa mãn nhu cầu tình dục sẽ giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế, tự do cá nhân thực sự được tôn trọng; nếu kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn đến hành vi mất định hướng của con người. Tâm lý học hành vi không quan tâm đến việc mô tả hay giải thích các hiện tượng, trạng thái ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của con người. Có thể nói, nghiên cứu nhu cầu là một trong những hiện tượng tâm lý không phải là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học hành vi. Đại diện cho trường phái này tiêu biểu là: J.Watson – người sáng lập chủ nghĩa hành vi thì Tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi cơ thể, trong đó, hành vi được hiểu là tổng số các sử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp ứng lại một kích thích nào đó. Nó được thể hiện bằng công thức hành vi nổi tiếng: S – R (Trong đó: S là kích thích, R là đáp ứng). Trái ngược với quan điểm của các nhà Phâm tâm học và Tâm lý học hành vi, trường phái Tâm lý học nhăn văn đưa ra cách nhìn nhận mới, tiêu biểu là thuyết “Thứ bậc nhu cầu” của A.Maslow. Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp. Hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow đầu tiên chỉ có 4 cấp bậc, sau đó vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc. Các nhu cầu bậc thấp thì càng xếp phía dưới. Các nhà tâm lý học Liên xô khi nghiên cứu về nhu cầu khẳng định: nhu cầu là yếu tố bên trong, quan trọng đầu tiên thúc đẩy hoạt động của con người. Đó chính là điểm khác hẳn với con vật. Mọi nhu cầu của con người (kể cả những nhu cầu sơ đẳng) đều có bản chất xã hội. 1.2.2.Khái niệm nhu cầu Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về nhu cầu, tiêu biểu là các quan niệm mà chúng ta đã xem xét trong phần “Một số quan điểm về nhu cầu”. Vậy, nhu cầu là gì? Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các khái niệm khác nhau về nhu cầu và trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi sử dụng định nghĩa về nhu cầu của Nguyễn Quang Uẩn: “nhu cầu là trạng thái tâm lý của con người, biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển với tư cách là một nhân cách”. 1.2.2.1. Một số đặc điểm cơ bản của nhu cầu  Tính đối tượng của nhu cầu:  Tính nội dung của nhu cầu:  Tính ổn định của nhu cầu:  Tính tích cực của nhu cầu:  Tính thỏa mãn của nhu cầu  Tính xã hội của nhu cầu  Tính chu kì của nhu cầu: 1.2.2.2. Mối quan hệ giữa nhu cầu và nhận thức Nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó. Cái đó nó được cá nhân nhận thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn về ý nghĩa của nó đối với sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Lúc đó, nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu. Nhận thức có một vị trí đặc biệt đối với nhu cầu:  Thứ nhất, nhận thức giúp nhu cầu chuyển thành động cơ thúc đẩy hành động.  Thứ hai, nhận thức giúp cá nhân tìm ra phương thức và cách thức thỏa mãn nhu cầu phù hợp với nền văn hóa xã hôi đương đại.  Thứ ba, nhận thức giúp cá nhân xác định được các công cụ, điều kiện thỏa mãn nhu cầu.  Thứ tư, nhận thức giúp cá nhân lực chọn nhu cầu cơ bản, thường trực trong thời điểm hiện tại để thỏa mãn và kìm nén một số nhu cầu khác. Ngược lại, nhu cầu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động nhận thức của cá nhân. Nhu cầu thôi thúc con người nhận thức, khám phá thế giới xung quanh, giúp hoạt động nhận thức của cá nhân có tính mục đích, có tính lựa chọn cao. Và cũng chính trong quá trình nhận thức mà nhu cầu được nảy sinh, hình thành, phát triển. 1.2.3. Khái niệm “trợ giúp tâm lý học đường” 1.2.3.1. Khái niệm tâm lý học đường Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về tâm lý học đường. Tuy nhiên, theo chúng tôi, khái niệm Tâm lý học đường theo Trần Thị Lệ Thu thì đầy đủ hơn cả “Tâm lý học đường (tâm lý học trường học) là một chuyên nghành thực hiện công việc đánh giá (phòng ngừa) nhằm phát hiện những học sinh có thể có khó khăn về nhận thức, cảm xúc, xã hội, hay hành vi; phát triển và thực hiện các chương trình can thiệp tâm lý học cho học sinh, cố vấn cho giáo viên, phụ huynh và các chuyên gia/cán bộ chuyên môn có liên quan; tư vấn cho học sinh; tham gia phát triển và lượng giá chương trình; nghiên cứu; giảng dạy; hỗ trợ và giám sát cho những người đang học nghề” [36 tr.313] 1.2.3.2. Nội dung tư vấn tâm lý học đường cho học sinh trong trường học Theo Ngô Thu Dung, nội dung hoạt động tư vấn học đường trong trường học cho học sinh, sinh viên như sau [35, tr 100 – 106]: 1.Tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý, nhằm lắng nghe, khơi dậy nội lực, giúp học sinh, sinh viên tự phát triển thể chất tinh thần, tránh những sự phát triển lệch lạc không đáng có. 2.Cung cấp một số kiến thức cũng như tổ chức các lớp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên. 3.Tăng cường tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động vì cộng đồng, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao. 4. Cần rèn luyện cho học sinh, sinh viên khả năng thích ứng học tập và rèn luyện bản lĩnh học tập. 5.Cần rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác, lắng nghe, biết trình bày cho học sinh, sinh viên. 6. Thực hiện công tác hướng nghiệp, định hướng nghề (ở các trường phổ thông) và thích ứng nghề (ở các trường chuyên nghiệp). 7. Cung cấp các kiến thức, kỹ năng bảo vệ sức khỏe, rèn luyện thể chất, sức khỏe sinh sản cho học sinh, sinh viên. 8.Cần có hoạt động bảo vệ, tạo điều kiện hòa nhập cho những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. 9. Không chỉ tư vấn cho học sinh, sinh viên, các nhà tư vấn học đường cần tư vấn các vấn đề phát triển của trẻ em với những lực lượng giáo dục, lực lượng xã hội có liên quan trong vấn đề giáo dục, bảo vệ trẻ em. 1.2.4. Khái niệm “trợ giúp tâm lý học đường” Trợ giúp tâm lý học đường là ứng dụng thực tế của tâm lý học học đường trong trường học. Nó có vai trò trung tâm là trò trung tâm là trợ giúp tâm lý cho học sinh, cho ban giám hiệu, giáo viên và cha mẹ học sinh. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm “trợ giúp tâm lý học đường” của Nguyễn Thị Minh Hằng: “Trợ giúp tâm lý học đường là một hệ thống ứng dụng các tri thức tâm lý học vào thực tiễn nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi, tối đa giúp cho học sinh có thể tự quyết định hay giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống học đường của mình theo hướng tích cực để phát triển nhân cách toàn diện”. 1.2.4.1. Nội dung của “trợ giúp tâm lý học đường” Có nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống ứng dụng tri thức tâm lý vào hoạt động trợ giúp tâm lý cho học sinh. Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi đưa ra quan điểm của Nguyễn Thị Minh Hằng về nội dung của hoạt động trợ giúp tâm lý học đường. Theo Nguyễn Thị Minh Hằng, nội dung các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường bao gồm 5 hoạt động cụ thể sau: ●Hoạt động chẩn đoán tâm lý học sinh: hoạt động này mang tính định hướng cho các nhà tâm lý học trong trường học. Hoạt động này nhằm: - Chẩn đoán để lập hoặc bổ sung dữ liệu cho hồ sơ tâm lý học đường của học sinh. - Chẩn đoán để xác định phương thức và hình thức giúp đỡ học sinh khi các em gặp khó khăn trong học tập, trong giao tiếp và những khó khăn khác có liên quan. - Chẩn đoán nhằm lựa chọn phương tiện, công cụ và hình thức trợ giúp học sinh trong quá trình học tập một cách phù hợp nhất. ●Hoạt động dự phòng và phát triển tâm lý: hoạt động này được tiến hành với tất cả học sinh trong trường học nhằm tạo ra những điều kiện tâm lý – xã hội thuận lợi để học sinh có thể phát triển tốt nhất về mọi mặt và nâng cao được chất lượng cuộc sống tinh thần của mình. Hoạt động này bao gồm các hoạt động cụ thể sau: - Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh. - Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở học sinh hoặc bồi dưỡng các nhân tài, thần đồng. - Chẩn đoán sớm các rối nhiễu tâm lý có thể xuất hiện ở học sinh. - Hạn chế đến mức tối đa các rối nhiễu tâm lý học đường ở học sinh. ● Hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý cho học sinh, giáo viên và phụ huynh: đặc thù của tham vấn, tư vấn tâm lý học đường thể hiện ở đối tượng được tham vấn, tư vấn gồm có học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh. Đồng thời th
Tài liệu liên quan