Nhu cầu học liệu của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tiền đề để xây dựng học liệu mở đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực giáo dục. Sự tác động này đã và đang đưa giáo dục đến môi trường “phẳng” chính vì vậy việc tổ chức và sử dụng học liệu phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập cũng cần phải được tổ chức sao cho phù hợp với xu hướng giáo dục mới. Trong bối cảnh đó một mô hình tổ chức Tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER) đã ra đời và đang được UNESCO khuyến cáo sử dụng từ năm 2002. Với mô hình này các tài liệu học tập như bài giảng, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học, bài báo, tạp chí, video, hiện vật….được linh hoạt trao đổi tự do. Để Tài nguyên giáo dục mở phục vụ cho bất cứ ai, ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào cần có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh như: Phần mềm hỗ trợ việc tạo lập, tìm kiếm sử dụng và tổ chức nội dung để phục vụ học liệu cho cộng đồng học tập trực tuyến. Để vận hành OER cần phải có giấy phép mở - giấy phép bảo vệ quyền của tác giả trong môi trường mở khi sản phẩm trí tuệ của tác giả đã được số hóa có thể được sao chép và chia sẻ dễ dàng mà không cần xin phép.

pdf13 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu học liệu của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tiền đề để xây dựng học liệu mở đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
412 Nguyễn Chí Trung NHU CẦU HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - TIỀN ĐỀ ĐỂ XÂY DỰNG HỌC LIỆU MỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ Nguyễn Chí Trung*1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực giáo dục. Sự tác động này đã và đang đưa giáo dục đến môi trường “phẳng” chính vì vậy việc tổ chức và sử dụng học liệu phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập cũng cần phải được tổ chức sao cho phù hợp với xu hướng giáo dục mới. Trong bối cảnh đó một mô hình tổ chức Tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER) đã ra đời và đang được UNESCO khuyến cáo sử dụng từ năm 2002. Với mô hình này các tài liệu học tập như bài giảng, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học, bài báo, tạp chí, video, hiện vật.được linh hoạt trao đổi tự do. Để Tài nguyên giáo dục mở phục vụ cho bất cứ ai, ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào cần có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh như: Phần mềm hỗ *1 ThS., Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN 413NHU CẦU HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN... trợ việc tạo lập, tìm kiếm sử dụng và tổ chức nội dung để phục vụ học liệu cho cộng đồng học tập trực tuyến. Để vận hành OER cần phải có giấy phép mở - giấy phép bảo vệ quyền của tác giả trong môi trường mở khi sản phẩm trí tuệ của tác giả đã được số hóa có thể được sao chép và chia sẻ dễ dàng mà không cần xin phép. Để góp phần có cơ sở định hướng phát triển OER tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã tiến hành nghiên cứu tình hình sử dụng học liệu của sinh viên trong bối cảnh đang áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ hiện nay. Cùng hòa nhập với quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, từ năm 2006, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu áp dụng đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Phương thức đào tạo theo tín chỉ là phương thức đào tạo lấy người học làm trung tâm. Người học cần tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn và giảng viên chỉ là người thầy, người định hướng cho người học. Quá trình thực hiện phương thức mới này đòi hỏi người học cần phải tiếp cận tới học liệu/thông tin nhiều hơn để phục vụ quá trình tự học tập, tự nghiên cứu. Trong bối cảnh mới này, việc sử dụng học liệu của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ra sao và cần có những giải pháp nào nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu học liệu của họ đang là vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả bài viết đã triển khai nghiên cứu vấn đề này. 2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Tác giả đã tiến hành điều tra thông qua bảng hỏi với 600 sinh viên các khóa học hệ chính quy tại 20 ngành đào tạo của 16 Khoa trên tổng số gần 6000 sinh viên đang theo học tại Trường. Kết quả điều tra cho chúng ta thấy như sau: 414 Nguyễn Chí Trung Về sử dụng thời gian rảnh rỗi của sinh viên: Biểu đồ 2.1. Thói quen sử dụng thời gian rảnh rỗi của sinh viên Kết quả cho thấy sinh viên sử dụng Internet chiếm tỷ lệ cao nhất (86.5%). Việc lựa chọn sử dụng học liệu cũng chiếm tỷ lệ cao. Việc lựa chọn địa điểm để đọc tài liệu ở nhà cao hơn ở thư viện (58.8%/13.5%). Về thời gian dành cho việc đọc, nghiên cứu tài liệu: Biểu đồ 2.2. Thời gian dành cho việc sử dụng tài liệu của sinh viên Nghe đài 8.3% Xem ti vi 31% Đọc TL ở nhà 58.8% Đọc TL ở TV 13.5% Sử dụng Internet 86.5% Tham gia CLB 24.5% Đi làm thêm 25.3% Chơi trò chơi 28% Làm việc khác 1% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T ỷ lệ ( % ) Từ 1h đến dưới 2h: 53% Từ 2h đến dưới 3h: 21% Dưới 1h: 18% Trên 4h: 2% Từ 3h đến dưới 4h: 7% 415NHU CẦU HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN... Đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải chủ động, tích cực nghiên cứu tài liệu ngoài các giờ lên lớp. Vì vậy, sinh viên thường dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Biểu đồ 2.2 cho thấy chiếm tỷ lệ cao nhất (53%) là việc sinh viên dành từ 1h đến 2h để đọc, nghiên cứu tài liệu và khoảng 47% sinh viên dành nhiều hơn 2h để đọc, nghiên cứu tài liệu. Theo tác giả, việc dành từ 1h đến 2h để đọc, nghiên cứu tài liệu là hợp lý. Về mục đích sử dụng tài liệu: Biểu đồ 2.3. Mục đích sử dụng tài liệu sinh viên Kết quả cho thấy 88.8% sinh viên sử dụng tài liệu phục vụ học tập chiếm tỷ lệ cao nhất, 46.8% dành cho nghiên cứu khoa học và 44% dành cho giải trí. Hiện tượng này là biểu hiện rất đúng, vì nhiệm vụ học của sinh viên hiện nay là chủ yếu tiếp đến là nghiên cứu khoa học, rồi sau đó mới đến giải trí. Đối chiếu mục đích sử dụng tài liệu với khóa học của từng sinh viên ta có kết quả dưới đây: Học trên lớp 88.8% Phục vụ NCKH 46.8% Phục vụ giải trí 44% Mục đích khác 2% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T ỷ lệ ( % ) 416 Nguyễn Chí Trung Biểu đồ 2.4. Mục đích sử dụng tài liệu theo khóa học của sinh viên Minh họa tại biểu đồ 2.4 cho thấy tùy từng khóa học thì mục đích sử dụng tài liệu khác nhau. Sinh viên Khóa QH-2015 sử dụng tài liệu với nhiều mục đích và chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể: 31% sử dụng tài liệu phục vụ học trên lớp, 31.1% phục vụ nghiên cứu khoa học, 31.3% dành cho giải trí và 31.5% sử dụng tài liệu với mục đích khác. Sinh viên Khóa QH-2012 sử dụng tài liệu với mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ cao nhất (24.1%). Đây là đối tượng sinh viên năm cuối với yêu cầu của việc hoàn thành niên luận, khóa luận tốt nghệp để chuẩn bị ra trường nên việc sử dụng tài liệu phục vụ mục đích trên chiếm tỷ lệ cao nhất là hợp lý. Về loại hình tài liệu: Biểu đồ 2.5. Loại hình tài liệu mà sinh viên quan tâm 27.6% 20% 21.4% 31% 21.4% 22.4% 24.1% 32.1% 18.2% 27.8% 22.7% 31.3% 26.5% 21.5% 20.5% 31.5% 0 5 10 15 20 25 30 35 Khóa QH-2012 Khóa QH-2013 Khóa QH-2014 Khóa QH-2015 T ỷ lệ ( % ) Học trên lớp Phục vụ NCKH Phục vụ giải trí Mục đích khác Sách tham khảo 66.5% Báo/tạp chí 67.8% Giáo trình/ Bài giảng 51.8% TL tra cứu 39% KLTN, Luận văn, Luận án 32% Công trình NCKH 28.5% Kỷ yếu hội thảo 7.3% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 T ỷ lệ ( % ) 417NHU CẦU HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN... Thông qua biểu đồ 2.5, chiếm tỷ lệ cao nhất là 67.8% sinh viên quan tâm và sử dụng báo/tạp chí, 66.5% dành cho sách tham khảo, 51.8% là các loại giáo trình/bài giảng, 39% dành cho các tài liệu tra cứu, 32% dành cho luận văn/luận án/khóa luận tốt nghiệp, 28.5% dành cho các công trình nghiên cứu khoa học và khoảng 7.3% dành cho các kỷ yếu hội nghị khoa học. Đối chiếu mức độ quan tâm của sinh viên từng khóa học với loại hình tài liệu, ta có kết quả dưới đây: Bảng 2.6. Loại hình tài liệu theo khóa học của sinh viên Loại hinh tài liệu Khóa học QH-2012 QH-2013 QH-2014 QH-2015 Sách tham khảo 21.1% 24.8% 21.8% 32.3% Báo/tạp chí 27% 24% 21.4% 27.6% Công trình nghiên cứu KH 29% 20.1% 19.3% 31.6% Kỷ yếu hội nghị khoa học 13.8% 20.7% 20.7% 44.8% Khóa luận TN, LV, LA 23.4% 25% 25.8% 25.8% Giáo trình/Bài giảng 20.3% 26.1% 18.8% 34.8% Tài liệu tra cứu 18.6% 20.5% 21.8% 39.1% Về nội dung thông tin trong tài liệu: Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, sinh viên thể hiện sự quan tâm đến các lĩnh vực khác nhau. Điều này giúp ích mục đích học tập và nghiên cứu đã đề cập ở trên của sinh viên. 418 Nguyễn Chí Trung Biểu đồ 2.7. Nội dung thông tin trong tài liệu mà sinh viên quan tâm Kết quả cho thấy 73% sinh viên quan tâm nhiều nhất đến các thông tin liên quan đến môn học, 58% quan tâm đến các thông tin thể thao và giải trí, 47.3% quan tâm đến các thông tin thời sự và chính trị7.3% sinh viên quan tâm ít nhất đến các thông tin kinh tế. Đối chiếu nội dung thông tin trong tài liệu với khóa học của từng sinh viên ta có kết quả dưới đây: Bảng 2.8. Nội dung thông tin trong tài liệu theo khóa học của sinh viên Nội dung thông tin trong tài liệu Khóa học QH-2012 QH-2013 QH-2014 QH-2015 Liên quan đến môn học 21.2% 26% 21.9% 30.3% Liên quan đến đề tài NCKH 26.8% 21.6% 21.6% 30% Thời sự, chính trị 28.5% 26% 18% 27.5% An ninh, pháp luật 28.1% 28.1% 17.5% 26.3% Thông tin giáo dục và đào tạo 20.2% 26.1% 18.1% 35.6% Thông tin thể thao, giải trí 23.2% 26.7% 20.7% 29.4% Thông tin kinh tế 27.6% 34.5% 10.3% 27.6% Liên quan đến môn học 73% Liên quan đến đề tài NCKH 38.3% Thời sự, chính trị 47.3% An ninh, pháp luật 28.5% Thông tin giáo dục, đào tạo 34.5% Thông tin thể thao, giải trí 58% Thông tin kinh tế 7.3% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 T ỷ lệ ( % ) 419NHU CẦU HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN... Minh họa tại bảng 2.8 cho thấy tùy từng khóa học thì sinh viên quan tâm các nội dung thông tin trong tài liệu khác nhau. Về ngôn ngữ tài liệu: Biểu đồ 2.9. Ngôn ngữ tài liệu mà sinh viên quan tâm Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ tài liệu viết bằng tiếng Việt là chủ yếu (chiếm tỷ lệ 100%), 37% thường sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh, 10.8% tiếng Trung, 5.5% tiếng Nhật, 3.8% tiếng Hàn, 2.8% tiếng Pháp Nhìn tổng thể, ngoài tiếng Việt thì tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ thông dụng và được nhiều sinh viên sử dụng hơn. Những ngôn ngữ khác (tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn) có một lượng sinh viên quan tâm và sử dụng, đặc biệt là ngành Đông phương học của Trường vì gắn với các chuyên ngành học tập của sinh viên. 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT NHU CẦU SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐỐI VỚI SINH VIÊN PHỤC VỤ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Trước khi có thể triển khai mô hình OER tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tác giả có một số kiến nghị và giải pháp như sau: 3.1. Đối với Nhà trường - Cần có kế hoạch cụ thể hơn trong việc xây dựng và phát triển ngày càng phong phú nguồn học liệu theo khung chương trình đào tạo của từng ngành học. Tiếng Việt 100% Tiếng Anh 37% Tiếng Pháp 2.8% Tiếng Trung 10.8% Tiếng Hàn 3.8% Tiếng Nhật 5.5% Tiếng Nga 2.3% Ngôn ngữ khác 0.5% 0 20 40 60 80 100 120 T ỷ lệ ( % ) 420 Nguyễn Chí Trung - Rà soát, điều chỉnh, cập nhật và bổ sung đề cương môn học để giới thiệu đến sinh viên trong quá trình giảng dạy. - Song song với việc bổ sung học liệu dưới dạng sách, cần chủ động số hóa học liệu để thuận tiện cho người học có thể sử dụng dưới dạng điện tử. - Thường xuyên điều tra, khảo sát định kỳ thực trạng việc sử dụng nguồn học liệu của sinh viên để có những thay đổi phù hợp với tình hình mới. - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nơi ngồi học truy cập Internet không dây phục vụ sinh viên tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp. - Chú trọng đầu tư và nâng cấp hiện đại hóa, xây dựng thư viện điện tử cho các phòng tư liệu của các Khoa trong Trường. Các phòng tư liệu cũng đóng vai trò như một thư viện nhỏ, phục vụ việc khai thác tài liệu của sinh viên của từng ngành/chuyên ngành rất hiệu quả hiện nay. Các hoạt động tổ chức, quản lý và dịch vụ tại phòng tư liệu cần được tiến hành một cách khoa học. Thực tế cho thấy việc sắp xếp tài liệu không theo trật tự, việc tra cứu còn thủ công, đặc biệt nhiều phòng tư liệu có diện tích rất nhỏ, không đáp ứng số lượng đông sinh viên cùng một lúc. Do đó, Nhà trường cần có sự đầu tư cho cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo không gian cho sinh viên sử dụng. Hiện đại hóa các phòng tư liệu sẽ tạo điều kiện để sinh viên các Khoa trong Trường có cơ hội được tiếp cận tài liệu liên ngành phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu khi học các ngành chính, ngành phụ, ngành kép. - Các tổ chức đoàn thể của Trường định kỳ tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi về phương pháp học tập ở bậc đại học, phương pháp đọc tài liệu cho sinh viên hoặc tổ chức các cuộc thi tuyên truyền, giới thiệu tài liệu để phát triển văn hóa đọc trong sinh viên. 421NHU CẦU HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN... 3.2. Đối với Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trong đào tạo theo tín chỉ, thư viện trường đại học được coi là một trong những địa chỉ để sinh viên có cơ hội được thỏa mãn nhu cầu thông tin/học liệu phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học. Với chức năng, nhiệm vụ của mình đối với việc đảm bảo nhu cầu thông tin/học liệu cho sinh viên toàn ĐHQGHN nói chung và sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng cần chú trọng đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng như vốn học liệu. Khi được hỏi mục đích đến Trung tâm TT-TV ĐHQGHN, số lượng sinh viên trả lời đến để mượn tài liệu là cao nhất 76,8%, đọc tài liệu có sơ lượng sinh viên nhiều thứ hai 42,3%; tiếp đến là 30,5% tìm chỗ để ôn bài.; 8.5% đến để vào mạng Internet, 6.5% đến để xem thông báo sách mới và 1.2% đến vì mục đích khác. Như vậy, mục đích đến thư viện của các em là rất tốt, nhu cầu học liệu là rất lớn để phục vụ hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học. Nhưng thực tế các em đã không được đáp ứng học liệu đầy đủ, nhu cầu học liệu chưa được thỏa mãn ảnh hưởng đến chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học và cuối cùng là ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Biều đồ 3.10. Mục đích đến thư viện của sinh viên Kết quả khảo sát và minh họa tại biểu đồ 3.10 cho thấy, trong quá trình đến sử dụng thư viện, sinh viên vẫn thường xuyên bị từ chối tài liệu với nhiều lý do khác nhau. Đọc tài liệu 42.3% Mượn tài liệu 76.8% Tìm chỗ ôn bài 30.5% Vào mạng Internet 8.5% Xem TB sách mới 6.5% Mục đích khác 1.2% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 T ỷ lệ ( % ) 422 Nguyễn Chí Trung Biều đồ 3.11. Lý do sinh viên bị từ chối tại thư viện Theo biểu đồ 3.11, 55% sinh viên được hỏi bị từ chối tài liệu là do tài liệu đang có người mượn. Đây là tỷ lệ chiếm cao nhất. Tiếp đó, 36.3% bị từ chối do thư viện không có tài liệu, 15% do tài liệu đang xử lý nghiệp vụ, 12.5% do tài liệu bị mất và 30% bị từ chối bởi những lý do khác. Minh chứng cho việc nhu cầu hoc liệu của sinh viên chưa được thỏa mãn, tác gải đã có các số liệu điều tra như sau: - Về mức độ thỏa mãn nhu cầu học liệu của sinh viên: Trung tâm đáp ứng nhu cầu về học liệu cho sinh viên ở mức độ trung bình. 3% đánh giá vốn học liệu “Rất không đầy đủ”, 44.5% đánh giá “Không đầy đủ”, 48% đánh giá “Đầy đủ” và chỉ có 4.5% đánh giá “Rất đầy đủ”. Biều đồ 3.12. Đánh giá của sinh viên về mức độ đáp ứng vốn tài liệu của thư viện Không có tài liệu 36.3% Đang xử lý nghiệp vụ 15% Đang có người mượn 55% Tài liệu bị mất 12.5% Lý do khác 30% 0 10 20 30 40 50 60 3% 44,5% 48% 4.5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Rất không đầy đủ Không đầy đủ Đầy đủ Rất đầy đủ 423NHU CẦU HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN... - Về mức độ thỏa mãn việc cập nhật nội dung tài liệu: sinh viên đánh giá học liệu của Trung tâm chưa cập nhật kịp thời. Cụ thể: 2.3% sinh viên đánh giá “Rất không kịp thời”, 57.5% đánh giá “Không kịp thời”, 36.8% đánh giá “Kịp thời” và chỉ có 3.5% đánh giá “Rất kịp thời”. Biều đồ 3.13. Đánh giá của SV về mức độ cập nhật nội dung tài liệu của thư viện - Về mức độ phù hợp nội dung tài liệu đối với nhu cầu của sinh viên, 3.5% sinh viên đánh giá nội dung tài liệu của thư viện “Rất không phù hợp” với nhu cầu, 27.5% đánh giá “Không phù hợp”, 66.3% đánh giá “Phù hợp” và chỉ có 2.8% đánh giá “Rất phù hợp”. Vì vậy, để phát huy hiệu quả việc sử dụng học liệu của sinh viên, theo tác giả Trung tâm cần: - Hoàn thiện hơn nữa cơ sở vật chất, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ, trang thiết bị để thẻ thư viện ít bị lỗi dẫn đến sinh viên bị từ chối khi mượ; Tăng số lwowjg tài liệu được phép mượn cho sinh viên, cũng như kéo dài hơn thời gian được mượn tài liệu - Tăng cường bổ sung học liệu để sinh viên có nhiều cơ hội được sử dụng, đặc biệt là các học liệu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.Tích cực mở rộng hợp tác, trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện. - Chú trọng các cách thức mới trong việc giới thiệu thư viện đến người học như: thư điện tử, mạng xã hội... 2.3% 57.5% 36.8% 3.5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Rất không kịp thời Không kịp thời Kịp thời Rất kịp thời 424 Nguyễn Chí Trung 3.3. Đối với sinh viên - Cần nâng cao năng lực thông tin trong việc xác định nhu cầu, tìm kiếm đánh giá, sửu dụng học liệu. Rèn kỹ năng đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu, cũng như nâng cao kỹ năng khai thác, tìm kiếm học liệu. - Chú trọng đầu từ thời gian hơn nữa cho việc tự học, tự nghiên cứu sử dụng học liệu nhiều hơn nữa. Tích cực làm việc theo nhóm để từ đó nảy sinh nguồn ý tưởng phong phú hơn đáp ứng nhu cầu học liệu của mình. - Kêu gọi, khuyến khích và thúc đẩy bạn bè cùng tham gia vào việc đọc tài liệu. Coi việc đọc tài liệu là việc không thể thiếu trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Minh Nguyệt (2009), “Văn hóa đọc trong xã hội thông tin”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 1 (17), tr. 29-31. 2. Trần Thị Quý (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng của thư viện các trường đại học ở Việt Nam: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội: Luận văn ThS. Khoa học thư viện, Hà Nội, tr,123. 4. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. 5. Grellet Francoise (1981), Developing Reading Skills, Cambridge University Press.