Nhu cầu thông tin KH&CN là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, xuất phát
từ lòng ham hiểu biết và khám phá thế giới khách quan. Nhu cầu thông tin KH&CN nói riêng,
nhu cầu tin nói chung còn là nguồn gốc, mục tiêu hướng tới của hoạt động TT-TV. Vì thế việc
đi sâu nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin KH&CN cho người dùng tin là một việc làm
không thể thiếu đối với các cơ quan thông tin-thư viện nói chung, Thư viện Viện Kinh tế và
Chính trị Thế giới (KT&CTTG) nói riêng. Nghiên cứu nhu cầu tin là cơ sở để Thư viện hiểu
được người dùng tin của mình, giúp Thư viện xây dựng định hướng phát triển vốn tài liệu, xác
định phương pháp xử lý thông tin, hệ thống tra cứu tìm tin và tổ chức phục vụ người dùng tin
đạt hiệu quả. Từ nhận định đó, cán bộ thư viện có thể tác động giúp cho người dùng tin xây
dựng được những nhu cầu tin đúng đắn, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của họ.
Với nhiệm vụ thu thập, bổ sung, xử lý và cung cấp tài liệu, thông tin về các lĩnh vực khoa
học cơ bản liên quan đến các vấn đề kinh tế, chính trị và quan hệ kinh tế quốc tế của thế giới
nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, giảng dạy của cán bộ trong và ngoài Viện
KT&CTTG, cán bộ cấp cao và sinh viên các trường đại học. Để hoàn thành tốt vai trò của mình
Thư viện Viện KT&CTTG cần phải đặt ra những kế hoạch phát triển mới trong hoạt động của
mình, nắm rõ nhu cầu tin của người dùng tin và đáp ứng tốt thông tin cho người dùng tin, đảm
bảo cung cấp thông tin luôn mới, kịp thời và chính xác
14 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu tin và đảm bảo thông tin khoa học và công nghệ cho người dùng tin tại thư viện viện kinh tế và chính trị thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHU CẦU TIN VÀ ĐẢM BẢO THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO
NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN VIỆN KINH TẾ
VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
ThS. Nguyễn Thị Kim Dung*
Nhu cầu thông tin KH&CN là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, xuất phát
từ lòng ham hiểu biết và khám phá thế giới khách quan. Nhu cầu thông tin KH&CN nói riêng,
nhu cầu tin nói chung còn là nguồn gốc, mục tiêu hướng tới của hoạt động TT-TV. Vì thế việc
đi sâu nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin KH&CN cho người dùng tin là một việc làm
không thể thiếu đối với các cơ quan thông tin-thư viện nói chung, Thư viện Viện Kinh tế và
Chính trị Thế giới (KT&CTTG) nói riêng. Nghiên cứu nhu cầu tin là cơ sở để Thư viện hiểu
được người dùng tin của mình, giúp Thư viện xây dựng định hướng phát triển vốn tài liệu, xác
định phương pháp xử lý thông tin, hệ thống tra cứu tìm tin và tổ chức phục vụ người dùng tin
đạt hiệu quả. Từ nhận định đó, cán bộ thư viện có thể tác động giúp cho người dùng tin xây
dựng được những nhu cầu tin đúng đắn, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của họ.
Với nhiệm vụ thu thập, bổ sung, xử lý và cung cấp tài liệu, thông tin về các lĩnh vực khoa
học cơ bản liên quan đến các vấn đề kinh tế, chính trị và quan hệ kinh tế quốc tế của thế giới
nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, giảng dạy của cán bộ trong và ngoài Viện
KT&CTTG, cán bộ cấp cao và sinh viên các trường đại học. Để hoàn thành tốt vai trò của mình
Thư viện Viện KT&CTTG cần phải đặt ra những kế hoạch phát triển mới trong hoạt động của
mình, nắm rõ nhu cầu tin của người dùng tin và đáp ứng tốt thông tin cho người dùng tin, đảm
bảo cung cấp thông tin luôn mới, kịp thời và chính xác.
1. Khái quát về Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
Viện KT&CTTG trực thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam được thành lập theo
Quyết định số 96/HĐBT ngày 9/9/1983 của Hội đồng Bộ trưởng. Với tư cách là một trong
những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế và chính trị thế giới,
Viện đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình là: “Nghiên cứu những vấn đề kinh tế thế
giới dưới giác độ của kinh tế chính trị học Mác - Lê nin, nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm, quy
luật và cơ chế vận động của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó đóng
góp những cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà
nước; phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế ở
trong nước”.
*
Giảng viên Khoa Thông tin – Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
Viện KT&CTTG hiện có 64 cán bộ. Trong đó có 4 Phó giáo sư, 13 Tiến sĩ, 18 Thạc sĩ, 25
Cử nhân, 02 Cao đẳng, 01 trung cấp và 1 phổ thông trung học. Số cán bộ này được đào tạo từ
các trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Ngoại thương, Học viện
Ngoại giao, Báo chí tuyên truyền, Đại học KHXH & NV, Đại học Văn hóa Hà NộiNgoài Ban
lãnh đạo của Viện và Tạp chí, Viện được chia thành 13 phòng chức năng sau: Phòng biên tập -
trị sự; Phòng hành chính tổng hợp; Phòng quản lý khoa học & đào tạo; Phòng nghiên cứu các
nước đang phát triển; Trung tâm nghiên cứu an ninh chiến lược quốc tế; Phòng nghiên cứu
chính trị quốc tế; Phòng nghiên cứu kinh tế quốc tế; Phòng nghiên cứu các nước phát triển;
Phòng nghiên cứu các nền kinh tế chuyển đổi; Phòng nghiên cứu các tổ chức và thể chế quốc tế;
Phòng nghiên cứu toàn cầu hóa và hội nhập; Trung tâm nghiên cứu tiểu vùng Sông Mêkông mở
rộng; Thư viện.
2. Thư viện Viện kinh tế và chính trị thế giơi
Thư viện Viện KT&CTTG là một bộ phận gắn liền với sự phát triển của Viện ngay từ
những ngày đầu thành lập. Thư viện đóng vai trò chủ chốt trong việc lưu giữ và cung cấp thông
tin khoa học chuyên ngành kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và chính trị quốc tế cho các
cán bộ nghiên cứu trong và ngoài Viện. Với 5 cán bộ trong đó có 01 Thạc sĩ Thư viện, 02 Cử
nhân Thư viện, 02 Cử nhân Ngoại ngữ. Ngoài Lãnh đạo Thư viện, Thư viện gồm các phòng sau:
Phòng Bổ sung, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tra cứu, Phòng đọc.
Nguồn lực thông tin khoa học & công nghệ của Thư viện
Thư viện Viện KT&CTTG hiện có 24.904 tài liệu được tổ chức thành 3 kho tài liệu như
sau:
- Kho 1: Kho chứa tài liệu mới bao gồm sách, báo, tạp chítừ những năm 1990 trở lại
đây. Với 2 ngôn ngữ chính là tiếng Việt và tiếng Anh. Kho 1 có tổng số tài liệu là 14.935 tính
đến tháng 12/2008, trong đó: Sách tiếng Việt: 5.475 cuốn; Sách tiếng Anh: 4.070 cuốn; Tạp chí:
4.255 cuốn; Báo: 600 cuốn; Luận án: 60 cuốn; Tư liệu: 475
- Kho 2: Kho tài liệu cũ là những loại sách, tạp chí, tư liệu cắt dán từ những năm 1990 trở
về trước và các sách tiếng Nga - nguồn tài liệu ít người sử dụng cũng được đưa vào trong kho
này. Kho cũ có 9.698 tài liệu bao gồm: Sách tiếng Việt: 4.493 cuốn; Sách tiếng Anh: 2.116
cuốn; Sách tiếng Nga: 1.537; Tạp chí: 1.212 cuốn; Tư liệu: 340 cặp ba dây
- Kho 3: Kho chứa tài liệu nội sinh có khoảng 400 đầu sách.
Ngoài ra Thư viện còn có 41 tài liệu ebook bằng ngôn ngữ tiếng Anh mới được bổ sung
năm 2009 từ Công ty Nam Hoàng, 230 sách, tạp chí điện tử toàn văn lưu giữ dưới file định dạng
pdf, file ảnh và file word.
3. Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
Qua khảo sát và điều tra thực tế tại Thư viện Viện KT&CTTG tôi chia đối tượng phục vụ
chính của Thư viện thành 3 nhóm. Nhóm 1: Cán bộ nghiên cứu trong Viện; Nhóm 2: Cán bộ
nghiên cứu ngoài Viện; Nhóm 3: Sinh viên các trường đại học.
Nhóm 1: Cán bộ nghiên cứu trong Viện (chiếm 62%)
Nhóm người dùng tin này bao gồm: Cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, và cán bộ văn
phòng của Viện.
- Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu trong Viện là Ban lãnh đạo, các nhà khoa
học thuộc các phòng: quản lý khoa học & đào tạo; nghiên cứu các nước đang phát triển; nghiên
cứu an ninh chiến lược quốc tế; nghiên cứu chính trị quốc tế; nghiên cứu kinh tế quốc tếcủa
Viện. Họ là những người có trình độ học vấn cao và được đào tạo có hệ thống về một lĩnh vực
nhất định. Phẩm chất tâm lý đặc biệt của nhóm đối tượng này là trung thực, nhạy bén, linh hoạt,
kiên trì và bền bỉ.
- Nhóm cán bộ văn phòng của Viện: là những người làm việc tại các Phòng biên tập - trị
sự, Phòng Hành chính tổng hợp, Thư viện. Các phòng này là những phòng có nhiệm vụ biên tập
thông tin, cung cấp thông tinhỗ trợ cho các cán bộ trong Viện hoàn thành quá trình nghiên
cứu.
Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu ngoài Viện (chiếm 18%)
Nhóm người dùng tin này là các cán bộ nghiên cứu, các học viên cao học, nghiên cứu
sinhhọ đến từ các viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, từ Viện nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ươngvới mục đích tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc hoàn thành
các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sĩ, các luận văn thạc sĩ
Nhóm 3: Sinh viên các trường đại học (chiếm 20%)
Đây là nhóm đối tượng thường xuyên lên sử dụng Thư viện Viện KT&CTTG. Họ là sinh
viên của các trường Đại học Ngoại thương, Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Kinh tế quốc
dân, Đại học Thương mại. Đặc điểm của nhóm đối tượng này: Cần tìm tòi các công trình nghiên
cứu để nâng cao kiến thức, bổ sung thông tin, hoàn thiện quá trình tự học, tự nghiên cứu của họ,
đáp ứng nhu cầu xã hội khi ra trường.
4. Nhu cầu thông tin khoa học và công nghệ của các nhóm người dùng tin tại Thư viện
Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
Theo Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ, tại mục 1, điều 2 của
Nghị định này: “Thông tin khoa học và công nghệ” là các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức, tri
thức khoa học và công nghệ (bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội
và nhân văn) được tạo lập, quản lý và sử dụng nhằm mục đích cung cấp dịch vụ công, phục vụ
quản lý của nhà nước, hoặc đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong xã hội”.
Để tìm hiểu thực trạng nhu cầu thông tin KH&CN của người dùng tin tại Thư viện Viện
KT&CTTG tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế để quá trình nghiên cứu nhu cầu tin đảm
bảo độ chính xác, khách quan.
4.1. Nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu trong Viện
Đây là nhóm người dùng tin chính tại Thư viện Viện KT&CTTG, họ chiếm 62% trong
tổng số người dùng tin của Thư viện. Họ là những người có trình độ học vấn cao, có chuyên
môn sâu về lĩnh vực nghiên cứu, lĩnh vực có liên quan. Họ trực tiếp làm công tác nghiên cứu
khoa học, triển khai các dự án nghiên cứu, họ vừa là người sử dụng thông tin vừa là người tạo ra
thông tin thông qua các công trình nghiên cứu của mình. Họ có thời gian tương đối ổn định dành
cho việc nghiên cứu tài liệu. Thông tin họ cần là những thông tin có bề sâu, chính xác, phản ánh
đúng đối tượng, có giá trị, có tính logic cao, thông tin phải mới, mang tính thời sự. Sách chuyên
khảo, báo và tạp chí khoa học là những loại tài liệu có giá trị thông tin khoa học cao thường
được nhóm người dùng tin này ưu tiên sử dụng; Ngoài ra họ cũng có nhu cầu sử dụng tài liệu
điện tử để cập nhật được thông tin nhanh chóng, kịp thời. Ngoài ngôn ngữ tiếng Việt, 100%
nhóm đối tượng này có nhu cầu sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Nơi họ tìm tài liệu
không chỉ có Thư viện mà có nhiều nguồn khác nhau để họ tìm kiếm thông tin, nhưng Thư viện
vẫn là địa chỉ cần thiết nhất cho họ trong việc tìm kiếm tài liệu. Qua khảo sát thời gian dành cho
việc tìm kiếm tài liệu trong một ngày của nhóm đối tượng này, tôi có kết quả là 76% dành thời
gian từ 1-3h tìm kiếm thông tin tại Thư viện, 85% người dùng tin dành từ 3-5h tìm kiếm thông
tin tại nhà. Do đặc thù công việc của họ là nghiên cứu, mà để hoàn thành một công trình nghiên
cứu đòi hỏi lượng thời gian và công sức bỏ ra là rất lớn. Vì thế họ tìm kiếm thông tin không chỉ
ở trên Thư viện mà ngay tại nhà họ vẫn tiến hành tìm kiếm thông tin. Việc tìm kiếm thông tin tại
nhà sẽ giúp họ thu nhận được các nguồn thông tin khá là đa dạng và phong phú qua Internet, qua
các kênh truyền thanh, truyền hình100% người dùng tin khi được hỏi đều trả lời là có nhu cầu
tìm tài liệu, điều này chứng tỏ nhu cầu tìm tin để hoàn thành công trình nghiên cứu của họ là rất
cao.
Với câu hỏi Bạn quan tâm đến thông tin thuộc lĩnh vực nào? Tôi có được kết quả như
sau: Kinh tế quốc tế 20%; Hội nhập kinh tế quốc tế 23%; Thương mại đầu tư quốc tế 10%; Tài
chính tiền tệ quốc tế 14%; Chính trị quốc tế 11%; An ninh và chiến lược quốc tế 15%; Thể chế
quốc tế 7%. Với số liệu này thì nhu cầu về Hội nhập kinh tế quốc tế chiếm tỉ lệ lớn nhất (23%),
có thể nói do việc hội nhập diễn ra ở tất cả các nước trên thế giới và đang có những biến đổi
mạnh mẽ, các mối quan hệ giữa các nước diễn ra phức tạp hơn không chỉ về kinh tế mà mặt
chính trị cũng đáng được quan tâm. Với thực tế đó nó cũng ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người
dùng tin ở đây.
Nhu cầu tin còn thể hiện rất rõ trong các vấn đề họ quan tâm đó là về khu vực kinh tế mà
họ đang quan tâm chiếm khoảng 74% nhu cầu tin hiện nay. Trong đó thông tin về Các nền kinh
tế phát triển được quan tâm hàng đầu (34%). Đó là điều tất yếu mà hiện nay không chỉ Viện mà
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cũng rất quan tâm. Mục đích nghiên cứu vấn đề này để thấy rõ được
tình hình kinh tế của các nước phát triển diễn ra như thế nào để từ đó có thể học tập kinh nghiệm
của các nước đi trước nhằm đưa ra được các phương hướng, giải pháp cho nền kinh tế Việt
Nam. Ngoài ra không chỉ vấn đề liên quan đến các nước phát triển mới được quan tâm nhiều mà
các vấn đề liên quan đến Tiểu vùng Mê kông mở rộng cũng được quan tâm (32%). Đây là lĩnh
vực mới trong các đề tài nghiên cứu của Viện nhưng thu hút sự chú ý, quan tâm của rất nhiều
người. Với các nền kinh tế đang phát triển có 23%, các nền kinh tế chuyển đổi là 11%.
Các loại hình tài liệu ở đây được nhóm người dùng tin này sử dụng nhiều đó là tài liệu
bằng sách và báo, tạp chí. Trong đó thì báo, tạp chí được tìm kiếm nhiều hơn vì các thông tin có
trong đó luôn được cập nhật thường xuyên và như vậy nó sẽ đáp ứng tốt những đòi hỏi mà
người dùng tin cần. Qua điều tra nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu của nhóm này thì có tới 88%
người dùng tin sử dụng báo, tạp chí; 73% là sách; các loại tài liệu khác là 13%.
Hình thức tìm kiếm thông tin được người dùng tin sử dụng chủ yếu tại Thư viện thì 91%
người dùng tin có nhu cầu tra cứu thông tin trên máy tính, vì thời gian để tìm thấy tài liệu cần là
nhanh hơn, không người dùng tin nào có nhu cầu sử dụng hệ thống mục lục để tra cứu. Vì vậy
mà các cán bộ thư viện đang cố gắng đưa các thông tin cần thiết nhất liên quan đến tài liệu vào
cơ sở dữ liệu để việc tìm tin đạt hiệu quả cao hơn.
Ngoài các cán bộ nghiên cứu thì những người dùng tin làm công việc hành chính, văn
phòng (Phòng biên tập - trị sự, Phòng Hành chính - tổng hợp, Thư viện) của Viện lại có nhu cầu
tin thấp hơn rất nhiều. Họ chỉ có nhu cầu tìm đọc các báo, tạp chí bằng tiếng Việt, báo điện tử
mang tính chất giải trí về các thông tin liên quan đến đời sống xã hội.
Như vậy, nhìn một cách khách quan và cụ thể thì ta có thể thấy nhu cầu về tài liệu, thông
tin của nhóm cán bộ nghiên cứu trong Viện khá đa dạng. Nhóm người dùng tin này thích ứng tốt
được với những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế - chính trị của thế giới. Nhu cầu tin cũng
ảnh hưởng rất lớn từ những biến động trên thế giới, cụ thể ở đây nhu cầu tin về vấn đề Nghiên
cứu kinh tế quốc tế và Hội nhập kinh tế quốc tế được người dùng tin này quan tâm nhiều nhất.
Các vấn đề khác cũng được quan tâm để phù hợp với các đề tài mà họ nghiên cứu. Từ đó mà
Thư viện càng thấy rõ hơn chức năng, vai trò của mình trong sự thành công của các công trình
nghiên cứu khoa học ở đây.
4.2. Nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu ngoài Viện
Nhóm đối tượng này như đã nói ở trên họ là các cán bộ nghiên cứu, các học viên, các
nghiên cứu sinh đang học và làm luận văn cao học, luận án tiến sĩ của các cơ sở đào tạo của của
các Viện thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam như: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đông Bắc
Á, Viện Nghiên cứu Châu Âu,Vì thế họ cũng là những người dùng tin có trình độ học vấn
cao, nhóm người dùng tin này chiếm tỉ lệ thấp nhất 18% tổng số người dùng tin của Thư viện.
Nhóm người dùng tin này chỉ sử dụng Thư viện Viện KT&CTTG khi vấn đề nghiên cứu
của họ không được đáp ứng tại các Thư viện của Viện nơi họ công tác, hoặc thông tin họ cần
không thể tìm được ở các nguồn khác, vì thế khi họ tra cứu được thông tin mình cần qua các cơ
sở dữ liệu của mà Thư viện đưa lên mạng LAN, ngay lập tức họ sẽ tới thư viện đế thu thập
thông tin. Nên mức độ sử dụng Thư viện Viện KT&CTTG của họ là không thường xuyên. Tuy
nhiên khi được hỏi về thời gian dành cho việc tìm kiếm tài liệu trong một ngày của nhóm đối
tượng này, kết quả có 52% người dùng tin dành thời gian từ 1-3h tìm kiếm thông tin tại Thư
viện, 90% người dùng tin dành từ 3-5h tìm kiếm thông tin tại nhà.
Các lĩnh vực mà họ quan tâm trong thành phần vốn tài liệu mà Thư viện có: Kinh tế quốc
tế 22%; Hội nhập kinh tế quốc tế 22%; Tài chính tiền tệ quốc tế 18%; Thương mại đầu tư quốc
tế 10%; Chính trị quốc tế 12%; An ninh và chiến lược quốc tế 8%; Thể chế quốc tế 8%. Với số
liệu này chúng ta có thể thấy hai lĩnh vực mà nhóm người dùng tin này quan tâm nhiều nhất là
Kinh tế quốc tế ; Hội nhập kinh tế quốc tế (22%). Lĩnh vực họ ít quan tâm nhất là An ninh và
chiến lược quốc tế; Thể chế quốc tế (8%).
Khi được hỏi về khu vực kinh tế mà họ đang quan tâm thì có tới 36% người dùng tin trả
lời là họ quan tâm đến thông tin về Các nền kinh tế phát triển; Các nền kinh tế đang phát triển là
30% và các vấn đề liên quan đến Tiểu vùng Mê kông mở rộng cũng được tìm kiếm 22%. Các
nền kinh tế chuyển đổi là 12%.
Với nhóm đối tượng này thì có tới 85% người dùng tin sử dụng tài liệu điện tử, đó là các
eBooks (sách điện tử) được Thư viện mua trong 2 năm trở lại đây, đã được thư viện xử lý và đưa
ra phục vụ toàn văn, người dùng tin có thể tra cứu trực tiếp qua mạng LAN, tìm kiếm trong cơ
sở dữ liệu CDS/ISIS mà Thư viện đã xây dựng thông qua đường link liên kết để có thể xem toàn
văn tài liệu. Chẳng hạn như các sách: Contemporary Iran: Economy, Society, Politics. Ebook
English2 2009, 401.pg; 21st Century Management - A Reference Handbook Vol 1 Ebook
English2 2008, 606.pg; 21st Century Management - A Reference Handbook Vol 2 Ebook
English2 2008, 615.pg; Understanding Wall Street Ebook English2 2009, 385.pg
Một số ít người dùng tin khác có thêm nhu cầu sử dụng tài liệu là tư liệu và tạp chí khoa
học về các lĩnh vực kinh tế và chính trị thế giới.
Có thể nói so với nhóm dùng tin là cán bộ nghiên cứu trong Viện thì nhóm người dùng
tin này có nhu cầu tìm kiếm thông tin tại Thư viện cũng rất cao, và thông tin lưu giữ dưới dạng
các eBooks được họ sử dụng nhiều nhất.
4.3. Nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là sinh viên các trường đại học
Nhóm đối tượng này đều là những người còn trẻ, họ chưa có kinh nghiệm trong nghiên
cứu, đang học tập, tìm hiểu về ngành nghề, nên việc tìm kiếm thông tin của họ chủ yếu là phục
vụ cho công tác học tập, vì thế các tài liệu họ cần là những tài liệu mang tính chất tham khảo căn
bản về chuyên ngành kinh tế và quan hệ quốc tế. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài, các
thông tin chuyên đề, sưu tập chuyên đề, luận án của các cán bộ nghiên cứu là những tài liệu hết
sức bổ ích đối với họ. Ngoài ra họ còn muốn hiểu biết về tất cả các lĩnh vực do đó họ muốn thủ
thư giới thiệu những cuốn sách hay nhất, có liên quan đến vấn đề mà họ quan tâm. Bên cạnh đó
họ đến Thư viện để giải trí sau những giờ học tập, nghiên cứu căng thẳng, họ đến đọc báo, tạp
chíđể cập nhật khai thác thông tin phù hợp với thực tế đang diễn ra, phục vụ cuộc sống. Vì thế
sinh viên thường có nhu cầu tin hiện đại. Với nhóm người dùng tin này Thư viện chỉ cấp thẻ
đọc, thời gian sử dụng thẻ là 3 tháng, hết 3 tháng sinh viên phải đến làm lại thẻ.
Theo điều tra về lĩnh vực thông tin mà nhóm người dùng tin này quan tâm thì: Kinh tế
quốc tế là 9%; Hội nhập kinh tế quốc tế 31%; Thương mại đầu tư quốc tế 13%; Tài chính tiền tệ
quốc tế 28%; Chính trị quốc tế 6%; An ninh và chiến lược quốc tế 2%; Thể chế quốc tế 11%.
Với kết quả điều tra thu được có thể thấy nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là sinh viên về
Hội nhập kinh tế quốc tế chiếm 31%, lĩnh vực về Tài chính tiền tệ quốc tế cũng rất được quan
tâm chiếm 28%. Nhìn chung do sinh viên đến Thư viện từ rất nhiều trường Đại học khác nhau
nên các lĩnh vực của mỗi sinh viên ở từng trường cũng có sự khác nhau; Ngôn ngữ được sinh
viên sử dụng để tìm kiếm thông tin và đọc tài liệu chủ yếu vẫn là tiếng Việt (100%) và tiếng
Anh (10%), còn ngôn ngữ khác hầu như không được sử dụng; Lượng thời gian mà sinh viên
dành cho việc lên Thư viện là khá lớn khoảng 61% dành từ 1-3h để sử dụng thư viện, và thời
gian tìm kiếm tài liệu ở nhà cũng được sinh viên tận dụng để có thể tìm thấy tài liệu phù hợp cho
mình, điều này cũng phản ánh việc học tập của họ khá nghiêm túc.
Tóm lại qua việc thống kê và phản ánh nhu cầu tin của ba nhóm người dùng tin là cán bộ
nghiên cứu trong Viện, cán bộ nghiên cứu ngoài Viện và sinh viên tại Thư viện Viện
KT&CTTG chúng ta có thể thấy được rằng nhu cầu thông tin KH&CN của người dùng tin ở đây
tương đối cao. Các vấn đề được quan tâm phong phú và đa dạng điều đó là rất phù hợp với sự
phát triển của kinh tế hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để Thư viện có thể đảm bảo yêu cầu
mà người dùng tin đưa ra nhằm phục vụ tốt nhu cầu tin của họ.
5. Đảm bảo thông tin khoa học và công nghệ cho người dùng tin tại Thư viện Viện Kinh
tế và Chính trị Thế giới
Khi nghiên cứu được nhu cầu thông tin KH&CN của người dùng tin tại Thư viện Viện
KT&CTTG, chúng ta cần tìm hiểu việc đảm bảo thông tin KH&CN để cung cấp cho người dùng
tin ở đây có đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng và chính xác.
5.1. Đảm bảo về vốn tài liệu
Thư viện tiến hành sưu tầm, thu thập tài liệu thông qua nguồn bổ sung từ c