“Ai nhắn tin/gọi điện cho anh vậy?” Trong cuộc họp, điện thoại của đồng nghiệp rung lên và anh ấy mở tin nhắn ra đọc. Bạn hỏi ngay “Ai nhắn tin cho anh vậy?”. Có thể bạn cảm thấy bị làm phiền khiđang tập trung vào cuộc thảo luận hoặc người đồng nghiệp kia đang xao nhãng nhưng ai đã gửi tin nhắn cho anh ấy không phải việc của bạn. Sẽ càng tệ hơn nếu bạn hỏi “oang oang” cho cả phòng họp nghe, vì sẽ đặt đồng nghiệp vào tình huống khó xử. Anh ấy có thể sẽ mất cảm tình với bạn. Thay vào đó, bạn nên hành động một cách tế nhị hơn, kêu gọi sự tập trung mà không làm mất mặt đồng nghiệp bằng cách nói: “Không có việc gì nghiêm trọng chứ? Tin nhắn/cuộc gọi đó có quan trọng không?”. “Sao hôm nay chị lại ăn mặc kiểu cách thế?” Văn phòng của bạn không yêu cầu cao về trang phục của nhân viên nhưng một đồng nghiệp lại ăn mặc rất “diện”. Bạn cho rằng cô ấy chuẩn bị tham gia cuộc phỏng vấn xin việc ở công ty khác. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do cho việc ăn mặc đẹp hơn. Có thể cô ấy đi hẹn hò hay tham gia một sự kiện quan trọng sau giờ làm việc. Và kể cả cô ấy thực sự đi phỏng vấn xin việc, bạn cũng không nên đặt câu hỏi một cách trực diện như vậy. Bạn sẽ bị coi là cố tình soi mói đồng nghiệp với động cơ không tốt. Người kia có thể mất niềm tin ở bạn. Do đó, đừng bận tâm tới lý do mà hãy khen ngợi đồng nghiệp ăn mặc đẹp hơn.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những câu nói “giết chết” tình đồng nghiệp - Giao tiếp thành công nơi công sở đơn giản vô cùng!, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những câu nói “giết chết” tình đồng
nghiệp - Giao tiếp thành công nơi công
sở đơn giản vô cùng !
Ở Công ty bạn luôn có những đồng nghiệp rất thân thiết nhưng không có nghĩa là
không có những ranh giới nhất định trong những mối quan hệ này. Ngược lại, để
duy trì được sự thân thiết đó bạn luôn phải tuân thủ những ranh giới nếu không
bạn sẽ bị coi là kẻ phiền toái, bới móc thậm chí dần dần bạn sẽ trở thành kẻ khó ưa
ở công ty và không đồng nghiệp nào còn muốn duy trì mối quan hệ với bạn. Để
tránh điều đó, NLL sẽ mách nhỏ cho bạn những câu nói cấm kị không nên nói với
đồng nghiệp.
“Ai nhắn tin/gọi điện cho anh vậy?”
Trong cuộc họp, điện thoại của đồng nghiệp rung lên và anh ấy mở tin nhắn ra đọc.
Bạn hỏi ngay “Ai nhắn tin cho anh vậy?”. Có thể bạn cảm thấy bị làm phiền khi
đang tập trung vào cuộc thảo luận hoặc người đồng nghiệp kia đang xao nhãng
nhưng ai đã gửi tin nhắn cho anh ấy không phải việc của bạn.
Sẽ càng tệ hơn nếu bạn hỏi “oang oang” cho cả phòng họp nghe, vì sẽ đặt đồng
nghiệp vào tình huống khó xử. Anh ấy có thể sẽ mất cảm tình với bạn.
Thay vào đó, bạn nên hành động một cách tế nhị hơn, kêu gọi sự tập trung mà
không làm mất mặt đồng nghiệp bằng cách nói: “Không có việc gì nghiêm trọng
chứ? Tin nhắn/cuộc gọi đó có quan trọng không?”.
“Sao hôm nay chị lại ăn mặc kiểu cách thế?”
Văn phòng của bạn không yêu cầu cao về trang phục của nhân viên nhưng một
đồng nghiệp lại ăn mặc rất “diện”. Bạn cho rằng cô ấy chuẩn bị tham gia cuộc
phỏng vấn xin việc ở công ty khác. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do cho việc ăn mặc
đẹp hơn. Có thể cô ấy đi hẹn hò hay tham gia một sự kiện quan trọng sau giờ làm
việc. Và kể cả cô ấy thực sự đi phỏng vấn xin việc, bạn cũng không nên đặt câu hỏi
một cách trực diện như vậy.
Bạn sẽ bị coi là cố tình soi mói đồng nghiệp với động cơ không tốt. Người kia có
thể mất niềm tin ở bạn. Do đó, đừng bận tâm tới lý do mà hãy khen ngợi đồng
nghiệp ăn mặc đẹp hơn.
“Anh cảm thấy thế nào về cuộc họp?”
Sếp vừa tổ chức một cuộc họp nhạt nhẽo, không có kết quả và bạn cho rằng đó
hoàn toàn là một sự lãng phí thời gian. Sau đó, trong giờ ăn trưa, bạn hỏi cảm nhận
của các đồng nghiệp về buổi họp. Hành động lúc này của bạn như cố tình tìm kiếm
những ý kiến tiêu cực. Không cần phải nói, ai cũng biết rằng đó là một họp vô vị.
Hơn nữa, câu hỏi của bạn có thể khơi mào cho những cuộc tranh luận nói xấu sếp.
Khi đó, bạn sẽ phải chịu những hậu quả đáng tiếc. Do đó, hãy để mọi thứ trôi qua
và tiếp tục công việc của bạn.
“Anh sẽ nói đỡ cho tôi chứ?”
Đề nghị đồng nghiệp giúp bạn nói dối sếp thực sự là một sai lầm nghiêm trọng.
Trước tiên, bạn đẩy anh ấy vào một tình huống khó xử. Hơn nữa, nếu đồng nghiệp
đồng ý giúp bạn, anh ấy sẽ đặt ra nghi vấn về con người và khả năng của bạn, rằng
nếu bạn nói dối sếp, dù chỉ là việc nhỏ như báo ốm trong khi sự thật không phải
vậy, bạn còn có thể làm những việc trầm trọng hơn.
Đừng yêu cầu đồng nghiệp giúp đỡ bạn làm những việc họ không muốn hay khiến
họ cảm thấy không thoải mái. Mối quan hệ công sở sẽ không bền vững nếu bạn lợi
dụng đồng nghiệp như vậy.
“Anh có thể nói với sếp là tôi làm việc tốt hơn anh A không?”
Bạn là một trong hai ứng viên được xét duyệt cho vị trí phó phòng. Bạn nhờ đồng
nghiệp nói tốt về mình với sếp và hạ thấp ứng viên kia. Làm như vậy là bạn chứng
tỏ mình không tự tin hay thậm chí không đủ năng lực để được thăng chức. Thay
vào đó, hãy cạnh tranh một cách lành mạnh, thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp.
Môi trường công sở luôn luôn là môi trường đòi hỏi sự giao tiếp tinh tế và khéo
léo. Để đạt được đến trình độ giao tiếp như vậy, bạn cần có kinh nghiệm và kiến
thức để trau dồi bản thân. Ngoài ra, những chú ý nhỏ như NLL vừa giới thiệu cũng
sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc “tinh tế hóa” khả năng giao tiếp của mình.
Giao tiếp thành công nơi công sở đơn giản vô cùng !
Bạn là dân văn phòng ! 8 đến 10 tiếng mỗi ngày bạn có mặt ở văn phòng và điều
đó duy trì từ thứ 2 cho đến thứ 7, từ mùng 1 đến cuối tháng và từ năm này qua năm
khác. Vâng, thời gian bạn ở văn phòng chiếm một phần ngang với lại việc ngủ và
chiếm 1/3 quỹ thời gian mỗi ngày của bạn. Điều đó đồng nghĩa là bạn sẽ phải giao
tiếp, tiếp xúc với đồng nghiệp, nhân viên cấp dưới hay sếp của bạn rất nhiều. Tuy
nhiên, không phải lúc nào bạn cũng thành công và cảm thấy thoải mái với việc
giao tiếp với những người đó. Việc giao tiếp thành công nơi công sở giúp không
khí làm việc dễ chịu hơn, giúp bạn đạt được tình cảm cuổi tất cả mọi người trong
công ty và từ đó giúp bạn tạo dựng được những mối quan hệ. Cũng là một “dân
văn phòng” lâu năm tôi xin được chia sẻ một vài bí kíp mà tôi vẫn dùng để thành
công trong việc giao tiếp ở môi trường công sở.
Tránh xa stress
Theo kinh nghiệm của tôi, tôi thấy mọi việc trở nên dễ dàng và hứng thú khi tôi
cảm thấy thoải mái. Hay nói cách khác, sự stress, cau có, nóng giận sẽ làm cho tôi
thấy khó chịu và không đạt hiệu quả cao trong mọi việc. Không những thế, sự
stress ấy còn lây lan sag những người xung quanh và làm cho không khí thật căng
thẳng ngột ngạt. Chính vì thế, bạn hãy luôn vui vẻ, hạn chế sự cau có khó chịu.
Những biểu hiện đó không chỉ giúp bạn “ miễn nhiễm” với stress mà còn truyền
cho những người làm việc cùng bạn một sự dễ chịu. Mọi người sẽ thấy thoải mái,
thậm chí yêu thích khi ở bên cạnh bạn. Do đó, đừng chững lại trước rắc rối, thất
vọng nhỏ và “ vác” bộ mặt ủ rũ chốn công sở.
Hãy phớt lờ những bình luận ác ý của người khác về bạn. Hãy nhớ, người nói xấu,
bình luận ác ý về người khác sẽ không được kính trọng. Đừng để những nhận xét
bất lịch sự đó ảnh hưởng tiêu cực tới bạn.
Đồng thời bạn nên từ chối thảo luận về tính xấu hoặc điểm yếu của người khác khi
được gợi ý. Hạ thấp người khác để tự nâng mình lên là việc làm lãng phí thời gian.
Hơn nữa, nó còn thể hiện sự tiêu cực, đặc biệt trong công sở, tinh thần đồng đội và
nhuệ khí làm việc chung của mọi người sẽ giảm sút nghiêm trọng. Đồng nghiệp
cũng có thể hành động tương tự với bạn nếu bạn cất giọng chống lại họ.
“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Câu nói tưởng
chừng như quen thuộc này vẫn dễ bị lãng quên những lúc con người ta nóng giận.
Đừng để bản thân vướng vào những cuộc tranh luận căng thẳng với đồng nghiệp
hay sếp. Hãy thảo luận, chứ không phải tranh cãi. Bất đồng căng thẳng kéo dài có
thể biến mọi người thành kẻ thù của nhau. Vì thế, bạn nên bình tĩnh và thoải mái
trong mọi tình huống. Và khi phải đối mặt với ý kiến bạn không tán thành hoặc
không thích, hãy cư xử thật khéo léo sao cho thể hiện sự bất đồng mà không gây ra
bất hòa.
Chú ý đến nội dung, chứ không phải người phát ngôn
Một điều hiển nhiên là những ai bạn thích thì dù họ có nói gì thì bạn cũng muốn
nghe. Ngược lại với những ai bạn không thích hoặc có hiềm khích thì dù nội dung
họ nói có hay và có ích thì bạn cũng không tiếp thu hoàn toàn. Trong môi trường
công sở cũng vậy, chắc chắn bạn cũng như tôi đều có những đồng nghiệp thân thiết
và những kẻ khó ưa. Tuy nhiên, khi làm việc, tất cả chúng ta là một tập thể, là một
nhóm vì vậy bạn vẫn phải làm việc, lắng nghe những điều được nói ra từ những
người bạn không ưa. Tôi đặt ra một nguyên tắc cho mình là : trong khi giao tiếp về
công việc, tôi chỉ chú ý đến nội dung lời nói, không chú ý đến ai là người phát
ngôn. Tức là trong khi bàn bạc công việc, tôi cố gắng bỏ qua mọi hiềm khích cá
nhân cũng như ấn tượng xấu về người phát ngôn. Tôi chỉ chú trọng nội dung, ý
tưởng mà họ truyền đạt. Đó là một cách làm hiệu quả, bởi dần dần những hiềm
khích cá nhân giữa tôi và đồng nghiệp khó ưa đó được xóa tan lúc nào không hay.
Thực tế từ khi áp dụng nguyên tắc làm việc đó, tôi cảm thấy dễ chịu trong công
việc và cũng đạt hiệu quả cao hơn khi giao tiếp. Một điều nữa là, những đồng
nghiệp khó ưa của tôi trước kia đã trở thành những người đồng nghiệp tin cậy và
thân thiết.
Lắng nghe rồi hãy đánh giá
Có một nguyên tắc trong cuộc sống là “luôn luôn phải biết lắng nghe”. Hãy lắng
nghe thật kỹ, suy nghĩ thật cẩn thận rồi hãy đánh giá. Nếu được, bạn nên nghe hết
thông tin rồi hãy đưa ra kết luận (trong trường hợp bạn không cần phải đưa ra
quyết định nhanh). Việc này nghe qua khá đơn giản, nhưng nó đòi hỏi ở bạn sự vô
tư, công bằng và óc phán đoán tốt. Chính sự công minh đó cũng đem lại cho bạn
một nguyên tắc sống và bạn sẽ trở thành một người tin cậy được mọi người xung
quanh tin tưởng.
Có thể dùng chữ viết thay cho lời nói
Trong một số trường hợp bạn phải liên lạc công việc với một đồng nghiệp có tính
“hay quên” hoặc không thể tập trung vào câu chuyện bạn nói, hãy viết mail để
truyền đạt thông tin thay vì nói trực tiếp. Hoặc giả dụ, bạn là người truyền đạt
không được tốt lắm, hãy viết thay vì nói. Vì khi viết, ta có thời gian để chỉnh sửa
câu chữ và ý tứ rõ ràng hơn.
Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng
Uy tín khó xây dựng nhưng dễ phá vỡ. Để có được niềm tin yêu, quý mến, sự tôn
trọng của mọi người, đây là một quá trình lâu dài, khó khăn và đòi hỏi nhiều kinh
nghiệm trong đối nhân xử thế và giải quyết công việc.
Hãy thử so sánh: bạn thích lắng nghe và tiếp nhận ý kiến từ một người có uy tín,
được mọi người tôn trọng hay từ một người suốt ngày cứ “bô lô ba la” mà chẳng
làm nên việc gì?
Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ và khuyến khích
đồng nghiệp. Hãy hết lời ca ngợi những người hoàn thành công việc xuất sắc, kể cả
đó là thành công của người cạnh tranh với bạn. Với cách cư xử như vậy, bạn có thể
khiến đồng nghiệp khó tính nhất cũng phải động lòng. Ngay cả khi đưa ra những
nhận xét tiêu cực, hãy thực hiện một cách lịch sự, mang tính chất xây dựng và
không bao giờ tỏ vẻ hằn học. Chắc chắn, bạn sẽ đạt được tình cảm của tất cả mọi
người trong công ty.
Tóm lại, môi trường công sở là một môi trường “sống” mà bạn phải sống nhiều giờ
trong đó mỗi ngày. Vì thế hãy đặt ra những nguyên tắc cho bản thân mình để có
thể “sống” một cách thoải mái nhất trong môi trường ấy. Và một khi thoải mái, bạn
sẽ “sống” và làm việc hiệu quả.