Những đặc thù của thể loại báo chí

Kể từ năm 1919 đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hơn 2.000 bài báo với nhiều bút danh khác nhau (kể cả bài không ghi bút danh), tạo nên một phong cách đặc sắc và kỳ diệu - phong cách báo chí Hồ Chí Minh. Cơ sở tư tưởng của phong cách báo chí Hồ Chí Minh là: vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân, kết hợp với đạo đức cao cả và trong sáng của Người là "cần - kiệm - liêm - chính; chí công vô tư". Trong dịp triển lãm hội họa năm 1951, Bác nhắc nhở những người cầm bút: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Như vậy, nhà báo phải là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng. Tại lớp chỉnh đốn Đảng Trung ương, 17/8/1953, Bác Hồ dạy “cách viết” cho các nhà báo, trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh đến cơ sở tư tưởng và mục đích của các bài viết: “Viết cho ai? - Viết cho đại đa số công - nông - binh. Viết để làm gì? - Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình; để phục vụ quần chúng". Tư tưởng cách mạng đúng đắn, đạo đức cách mạng cao đẹp của Bác là cơ sở của phong cách báo chí Hồ Chí Minh, đồng thời là nội dung khái quát các tác phẩm báo chí của Người. Đề tài các tác phẩm báo chí của Bác Hồ rất đa dạng. Bác không viết chuyên sâu về một đề tài như một số nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp. Là lãnh tụ tối cao của Đảng và Nhà nước, suốt đời hy sinh, phấn đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, Bác không bỏ qua một đề tài nào, một vấn đề nào, một sự việc nào liên quan đến đời sống của nhân dân và cách mạng quốc tế. Đề tài đa dạng, có tính chất tổng hợp và phong phú như vậy, nhưng đều được Bác quán xuyến ở chủ đề và tư tưởng, bao trùm đó là lòng yêu nước, thương dân nồng nàn, sâu sắc, ý chí phấn đấu cho sự tiến bộ và công bằng xã hội, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân. Rõ ràng là: tư tưởng "Viết cho ai?", "Viết để làm gì?" đã được khẳng định sáng ngời trong các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên các tờ báo trong và ngoài nước.

doc13 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những đặc thù của thể loại báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH XÁC ĐỊNH THỂ LOẠI BÁO CHÍ LỜI MỞ ĐẦU Kể từ năm 1919 đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hơn 2.000 bài báo với nhiều bút danh khác nhau (kể cả bài không ghi bút danh), tạo nên một phong cách đặc sắc và kỳ diệu - phong cách báo chí Hồ Chí Minh. Cơ sở tư tưởng của phong cách báo chí Hồ Chí Minh là: vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân, kết hợp với đạo đức cao cả và trong sáng của Người là "cần - kiệm - liêm - chính; chí công vô tư". Trong dịp triển lãm hội họa năm 1951, Bác nhắc nhở những người cầm bút: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Như vậy, nhà báo phải là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng. Tại lớp chỉnh đốn Đảng Trung ương, 17/8/1953, Bác Hồ dạy “cách viết” cho các nhà báo, trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh đến cơ sở tư tưởng và mục đích của các bài viết: “Viết cho ai? - Viết cho đại đa số công - nông - binh. Viết để làm gì? - Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình; để phục vụ quần chúng". Tư tưởng cách mạng đúng đắn, đạo đức cách mạng cao đẹp của Bác là cơ sở của phong cách báo chí Hồ Chí Minh, đồng thời là nội dung khái quát các tác phẩm báo chí của Người. Đề tài các tác phẩm báo chí của Bác Hồ rất đa dạng. Bác không viết chuyên sâu về một đề tài như một số nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp. Là lãnh tụ tối cao của Đảng và Nhà nước, suốt đời hy sinh, phấn đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, Bác không bỏ qua một đề tài nào, một vấn đề nào, một sự việc nào liên quan đến đời sống của nhân dân và cách mạng quốc tế. Đề tài đa dạng, có tính chất tổng hợp và phong phú như vậy, nhưng đều được Bác quán xuyến ở chủ đề và tư tưởng, bao trùm đó là lòng yêu nước, thương dân nồng nàn, sâu sắc, ý chí phấn đấu cho sự tiến bộ và công bằng xã hội, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân. Rõ ràng là: tư tưởng "Viết cho ai?", "Viết để làm gì?" đã được khẳng định sáng ngời trong các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên các tờ báo trong và ngoài nước. Thể loại báo chí của Bác Hồ cũng rất phong phú, đa dạng. Bác tận dụng mọi hình thức thể loại để biểu đạt nội dung, nhằm “giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình, phục vụ quần chúng". Một nét độc đáo khác trong phong cách báo chí Hồ Chí Minh là: kết cấu bài viết gọn gàng, nhưng văn phong rất đa dạng. Bác thường vào đề bằng lối trực tiếp, thu hút ngay được người đọc. Văn phong Bác đa dạng, thể hiện trí tuệ uyên thâm, sự am hiểu vô cùng rộng lớn của Người viết triết học, chính trị, văn hóa, lịch sử và đời sống xã hội đông - tây - kim - cổ. Phong cách báo chí Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở chỗ: Bác thường viết rất ngắn, viết "thiết thực", không lạm dụng tiếng nước ngoài./. Hiện nay, ở nước ta báo chí học còn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thể loại báo chí, vì vấn đề này cho đến nay còn chưa được chú ý thích đáng. Do đó, khi nghiên cứu về vấn đề này chúng ta cũng phải chú ý rằng các thể loại báo chí luôn ở trạng thái động và có sự đan xen, thẩm thấu lẫn nhau. Bởi vì báo chí mô tả cuộc sống với vô vàn sự biến động đa dạng và phức tạp nên các thể loại cũng phải biến đổi theo. PHẦN NỘI DUNG I/ Khái niệm về thể loại báo chí: Để tìm hiêu về vai trò của việc nghiên cứu các thể loại báo chí, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm của các thể loại báo chí trong và ngoài nước. Theo từ điển tiếng Việt, năm 1992 giải thích: thể loại là hình thức sáng tác văn học, nghệ thuật phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn ngữ... Từ điển bách khoa toàn thư Liên Xô, 1985, giải thích: thể loại là khái quát hoá những đặc tính của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình thức, cách thức biểu hiện tác phẩm của một thời giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới. Ở nước ta có nhiều quan niệm về thể loại báo chí khác nhau. Nguyên nhân là do báo chí Việt Nam ra đời muộn hơn báo chí phương Tây hơn hai thế kỷ. Sự hình thành và phát triển của báo chí ở Việt Nam là do nhu cầu nội tại của quá trình xây dựng kinh tế - xã hội của đất nước. Trong cuốn sách " Tác phẩm báo chí" tập I, Nhà xuất bản giáo dục, năm 1995, các tác giả đưa ra một cách phân chia thể loại như sau: Trong loại tác phẩm thông tấn có các thể loại như tin, tường thuật, phỏng vấn, bài báo, ghi nhanh, điều tra, phóng sự. Loại tác phẩm chính luận bao gồm các thể loại bình luận, xã luận, chuyên luận. Loại tác phẩm thông tấn- văn nghệ bao gồm các thể loại bút ký, ký sự, nhật ký phóng viên, tiểu phẩm" Tác giả Đức Dũng trong cuốn "ký báo chí" nhấn mạnh: " Thể loại báo chí là cách thức tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sông hiện thực, một phạm vi nội dung xác định ứng với một hình thức tương đối ổn định". Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn "Tác phẩm báo chí" Tập I, cho rằng: "Thể loại báo chí là một khái niệm để chỉ tính quy luật loại hình của tác phẩm báo chí. Thể loại là sự thống nhất có tính quy luật lặp lại của các yếu tố trong một tác phẩm báo chí". Tác giả Đinh Văn Hường, trong bài "Một số vấn đề thể loại báo chí”quan niệm: Thể loại báo chí là hình thực biểu hiện cơ bản thống nhất và tương đối ổn định của các bài báo, được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính chính trị - tư tưởng nhất định". Qua những khái niệm trên, chúng ta thấy quan niệm về thể loại báo chí còng nhiều ý kiến khác nhau, quan niệm khác nhau hết sức phức tạp, gây khó khăn trong hoạt động báo chí. Do vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu và tổng kết để đưa ra được một định nghĩa đích thực, chính xác về thể loại giúp cho nhà báo ý thức được việc lựa chọn thể loại nào cho phù hợp với bài báo của họ. Từ những khái niệm trên, có thể đưa ra cách hiểu về thể loại báo chí như sau: Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và ổn định của các bài báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện, phương pháp và hình thức trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung, thích ứng với từng tình huống sự kiện, và có thể chứa đựng được nội dung hình thức bài báo cần trình bày. II/ Những đặc thù của thể loại báo chí Trước hết, những dấu hiệu chung có ở tất cả các thể loại báo chí đó là tính trung thực với chân lý cuộc sống, dựa trên những tư liệu chính xác của hiện thực khách quan, miêu tả các hiện tượng và quá trình của đời sống xã hội một cách chính xác. Lập trường tư tưởng chính trị rõ ràng. Bởi vậy, mọi sự kiện của đời sống xã hội được làm sáng tỏ. Tất cả các thể loại báo chí đều có thái độ tích cực đối với cuộc sống, đều nhằm được kết quả tích cực trong công cuộc xây dựng đất nước, trong việc tuyền truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, cổ động nhân dân tham gia những phong trào tích cực nhằm tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Có thể thấy rằng tất cả các thể loại báo chí để lấy con người làm đối tượng phản ánh, chính con người và những gì liên quan đến con người đều là đối tượng phục vụ của báo chí. Như đã phân tích mỗi thể loại đều có đặc thù riêng, từ cái riêng đó làm nên diện mạo của thể loại. Các đặc điểm riêng của mỗi thể loại đó là: - Thứ nhất, các thể loại khác nhau theo đặc thù của đối tượng được phản ánh. Thông thường, người phóng viên có quan hệ trực tiếp với các sự kiện, hiện tượng. Trong nhiều trường hợp thì sự kiện là đối tượng của nhận thức báo chí. Ví dụ, tin và các thể ký được xây dựng trên cơ sở những tư liệu nhận được từ "nguồn đầu tiên", nhưng có nhiều trường hợp, đối tượng mô tả lại là hiện thực qua sự đánh giá của một người hay một nhóm người. Trong một số trường hợp thì đối tượng mô tả không phải chỉ là sự kiện, quá trình... mà là sự phân tích đánh giá hiện thực của tác giả hay một nhóm tác giả. Như vậy, ở trường hợp này thể loại báo chí phải làm nhiệm vụ vừa phản ánh vừa phân tích, dĩ nhiên có yếu tố chủ quan của nhà báo. Ví dụ, bài bình luận được xây dựng trên cơ sở những chi tiết tiêu biểu về những sự kiện riêng lẻ trong một lĩnh vực nào đó đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, tác giả lựa chọn, phân tích một cách hệ thống, và bằng tư duy sắc sảo tái hiện một bức tranh tổng thể về đời sống xã hội, giúp người đọc hiểu sâu sắc và đầy đủ về vấn đề mà tác giả đề cập. Đây là đặc điểm của một bài bình luận hoàn chỉnh, đại diện cho những bài bình luận bình luận nói chung. Tác giả loại bài này thường sử dụng một khối lượng tư liệu lớn để nghiên cứu về một vấn đề lớn ( về quy mô, tính chất hoặc về không gian, thời gian). Các báo trung ương như báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động... thường sử dụng loại bài này để tái hiện bức tranh tổng thê về một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội. - Thứ hai, các thể loại khác nhau theo mục đích, chức năng, nhiệm vụ sáng tạo của tác phẩm báo chí Hoạt động thực tiễn báo chí cho thấy, tuy cùng viết về một đề tài, một vấn đề nhưng tuỳ thuộc vào mỗi cơ quan báo chí, nhà báo có thể sử dụng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau để thể hiện. Ví dụ, bài "Thành tích của một tập thể thầy thuốc", nhà báo có thể viết ký chân dung của các bác sỹ, y tá..., có thể viết bài phản ánh về kinh nghiệm trị bệnh cho nhân dân, cũng có thể viết tin ngắn thể hiện các sự kiện quan trọng nhất trong công việc và thái độ đối với bệnh nhân... Tuy viết cùng đề tài, nhưng trong mỗi trường hợp, bài báo sẽ có mục đích cụ thể và được giải quyết theo cách riêng. Tóm lại, khi xuất hiện tình huống báo chí, người phóng viên cần phải xác định xem nên thể hiện bằng thể loại nào thì hợp lý hơn. Thực tiễn báo chí cho phép chúng ta đi đến kết luận như sau: sự thông báo, phổ biến các sự kiện - đó là mục đích của tin ngắn. Khi cần giới thiệu với công chúng kinh nghiệm làm việc của một tổ chức, một cơ quan, hay một tập thể thì nên dùng thể loại bài phản ánh. Khi cần mô tả con người với những nét của họ thì nên dùng thể loại ký. Khi muốn làm sáng tỏ sự kiện, sự việc nào đó thì nên dùng thể loại điều tra...Như vậy, khi xác định được mục đích của bài viết, tác giả có tìm thể loại nào cho phù hợp với những chức năng, nhiệm vụ để đạt hiệu quả. - Thứ ba, các thể loại báo chí phân biệt nhau ở mức độ nắm bắt hiện thực, ở các kết luận và khái quát hoá vấn đề cần phản ánh trong tác phẩm. Điều này thể hiện ở thể loại tin tức, thường ở phạm vi hẹp "những mẩu vụn của đời sống, còn trong thể ký, thể luận thì sự kiện, sự việc, quá trình ( cả trong thời gian và không gian) thường có phạm vi lớn hơn nhiều. Dĩ nhiên trong các kết luận và mức độ khái quả vấn đề trong từng thể loại cũng không giống nhau. - Thứ tư, các thể loại phân biệt nhau theo tính chất của phương tiện phản ánh hiện thực ( lời, phim, ảnh, âm thanh...) , văn phong, ngôn ngữ Không thể thiếu các tác phẩm ký nếu thiếu yếu tố hình tượng , thiếu cảm xúc thẩm mỹ của tác giả. Các tác phẩm châm biếm hay đả kích lại không thể thiếu sự mỉa maim châm biếm hay giễu cợt. Trong tin, tiểu luận, nhưng trong ký và tiểu phẩm thì phải bắt buộc phải có. Các tác phẩm ở nhóm chính luận không thể thiếu yếu bình, ngôn ngữ giàu hình ảnh để diễn đạt. Trên đây là những đặc thù cơ bản để phân biệt sự khác nhau giữa các thể loại báo chí. Điều quan trọng là khi sử dụng thể loại nào phải tính đến mục đích, phương pháp và đối tượng phản ánh, có nghĩa là cần cân nhắc mối quan hệ giữa nhiệm vụ và cách giải quyết nhiệm vụ của tác phẩm báo chí.Đó cũng là các tiêu chí cơ bản để xác định thể loại. III/ Vai trò của việc phân chia các thể loại báo chí Báo chí là một trong những phương tiện thông tin đại chúng truyền thông tin tới đối tượng công chúng hiệu quả nhất. Không chỉ vậy, báo chí với tư cách là phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải các nội dung văn bản tác phẩm mang tính chính trị - tư tưởng - xã hội nhất định. Các tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình đều sử dụng linh hoạt và phong phú các thể loại báo chí để thể hiện nội dung với mức độ giá trị khác nhau về từng vấn đề, sự kiện, con người cụ thể của đời sống xã hội. Dĩ nhiên các tờ báo hay chương trình phát thanh, truyền hình không thể sử dụng cùng lúc tất cả các thể loại báo chí hiện có trong thực thế mà chỉ sử dụng từng thể loại báo chí khác nhau để nâng cao hiệu quả và sức hấp dẫn của báo chí. Vì vậy, việc phân chia nhóm và thể loại báo chí là cần thiết và khách quan của lý luận và thực tiễn báo chí. Tuy nhiên, việc phân chia nhóm và thể loại báo chí ở nước ta cũng như trên thế giới còn nhiều phức tạp. Có nhiều cách chia, cách phân nhóm, đặt tên khác nhau. Sự phức tạp này diễn ra trong giới nghiên cứu lý luận báo chí cũng như các nhà báo và có thể nói đến nay vẫn chưa kết thúc. Căn cứ vào thực tiễn báo chí Việt Nam hiện nay, ta có thể tạm chia các thể loại ra làm ba nhóm chính: nhóm 1 - nhóm thông tấn, nhóm 2 - nhóm chính luận, nhóm 3 - nhóm chính luận nghệ thuật. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí, khi các phóng viên xây dựng tác phẩm, thường có hiện tượng những yếu tố của thể loại này xâm nhập vào thể loại kia hoặc ngược lại. Nhưng điều đó chẳng những không gây hại đến quá trình sáng tạo của tác giả, nhà báo, mà ngược lại, làm cho bộ mặt của báo chí ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Điều đáng quan tâm là khi xây dựng tác phẩm, nhà báo cần nhấn mạnh những đặc điểm quan trọng, đặc điểm chủ yếu của mỗi thể loại. Dưới đây là một số cách phân chia thể loại của một số tác giả; Một số người phân theo: - Nhóm thể loại nặng về thông tin như: tường thuật, tin, tư liệu, phỏng vấn... - Nhóm thể loại nặng về bình luận như: bình luận, xã luận, tiểu luận, điều tra... - Nhóm thể loại nặng về châm biếm, khôi hài như: thơ, tranh, tiểu phẩm, đả kích... Nhóm tiểu phẩm nặng về tình văn học như: phóng sự, bút ký, chân dung... - Nhóm thể loại ảnh báo chí. Nhóm người khác lại chia theo: - Nhóm thể loại nặng về phản ánh bao gồm: tin, tường thuật, phóng sự văn học, điều tra... - Nhóm thể loại nặng về bình luạn như: xã luận, bình luận, thời sự, chuyên luận, bài luận chiến, bài chỉ đạo... - Nhóm thể loại tiểu phẩm như: thơ, tranh, ảnh, tiểu phẩm, phê bình, đả kích... Nhóm thể loại tư liệu bao gồm: văn kiện, lời lãnh tụ, tư liệu tổng hợp, sơ đồ, biểu đồ... Một số người khác lài chia theo: - Nhóm thông tấn bao gồm: tin, tường thuật, phỏng vấn, điều tra... - Nhóm chính luận báo chí bao gồm: xã luận, bình luận, chuyên luận... - Nhóm thể ký báo chí bao gồm: phóng sự, ký sự, ký chân dung, ghi nhanh, ký chính luận, nhật ký phóng viên... Trên cơ sở các cách phân chia trên và dựa vào lý luận cũng như thực tiễn hoạt động báo chí, có thể phân chia ba nhóm chính với các thể loại sau đây: Nhóm thông tấn: Bao gồm: tin, phỏng vấn, tường thuật, bài phản ánh, điểm báo. Đặc điểm đặc trưng của thể loại trong nhóm này là đòi hỏi tính thời sự rất cao, tức là phải đề cập, thông báo, phản ánh kịp thời những sự kiện, hiện tượng, quá trìn... vừa mới xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp xảy ra trong đời sống xã hội. Đặc tính này của nhóm thông tấn liên quan chặt chẽ và trực tiếp với những tính chất của thông tin báo chí như tính độc đáo, sắc sảo, tính hợp thời, đặc biệt là tính linh hoạt. Dĩ nhiên, tính linh hoạt là đặc tính của thông tin báo chí nói chung, nhưng tính linh hoạt trong các thể loại thông tấn đặc biệt cao. Biểu hiện cụ thể của nó là tính hấp dẫn và thời gian tính. Nếu sự kiện được thông báo ngay lập tức khi vừa mới xảy ra sự kiện hay đang xảy ra sự kiện thì sẽ tạo được sự chú ý đặc biệt của công chúng. Trong các thể loại thuộc nhóm này, sự phản ánh, phân tích, đánh giá, khái quát thường ở phạm vi hẹp và chỉ dựa trên những nét riêng lẻ. Do yêu cầu chỉ thông báo, phản ánh là chủ yếu nên các thể loại trong nhóm này không nhất thiết phải phân tích, đánh giá bình luận sâu và tỉ mỉ vấn đề. Các hiện tượng, sự kiện quá trình con người được phản ánh trong tin, phỏng vấn, tường thuật, bài phản ánh thường đơn lẻ, độc lập hoặc tập hợp một số sự kiện tiêu biểu cho cái mới, cái thật của đời sống xã hội. Như vậy, có thể nói thông tin sự kiện có yếu tố bình luận mức độ là đặc điểm cơ bản hay còn gọi đó là tính trội của nhóm này. Nhóm chính luận: Bao gồm các thể loại như: xã luận, bình luận, chuyên luận, bài phê bình. Đặc điểm của nhóm chính luận là trên cơ sở các tư liệu, sự kiện, hiện tượng, quá trình có hệ thông để phân tícg, đánh giá, bình luận một vấn đề nào đó theo ý đồ và mục đích nhất định. Nhà báo Hoàng Tùng - cây bút viết chính luận tên tuổi của báo chí nước ta cho rằng " luận là hướng dẫn tư tưởng, hướng dẫn suy nghĩ, phân tích tình hình, sự kiện trên một dòng biến đổi, phát triển không ngừng". Người viết thể loại trong nhóm này phải huy động trí tuệ, kinh nghiệm và kiện thức xã hội, kết hợp với tư duy khoa học và tư duy logic, các luận cứ, luận chứng kết hợp chặt chẽ với nhau trong mạch tư duy nhất quán. Để lý giải vấn đề người viết phải nắm bắt được đường lối chính sách, lý luận, am hiểu sâu rộng công việc. Mỗi ý kiến khái quát đều được dựa trên vốn tri thức được rút ra từ các hoạt động xã hội. Viết chính luận phải sáng tạo, không lắp lại, phải truyền sức sống vào những điều mà mình cho là nguyên lý. Không những thế, khi xem xét, đánh giá hay bình luận một sự kiện, vấn đề, hiện tượng đòi hỏi người viết không chỉ nêu hiện tượng bên ngời mà còn phải chỉ ra nguyên nhân sâu xa và bản chất bên trong của vấn đề đó. Thái độ quan điểm, chính kiến của người viết cũng phải thể hiện rõ ràng, nhất quán và công khai trước vấn để mà mình thể hiện. Đặc biệt, với những vấn đề xã hội phức tạp người viế phải có những đề bạt, gợi mở, hướng dẫn tháo gỡ vấn đề. Điều này thể hiện tính xây dựng, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo. Có thể nói, mục đích của các thể loại báo chí trong nhóm này là thuyết phục công chúng, giúp công chúng hiểu sự thật bằng luận cứ, luận chứng và lý lẽ. Hay nói cách khác, thông tin lý lẽ là tính trội của nhóm chính luận báo chí. Nhóm các thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật: Bao gồm: ký, phóng sự, tiểu phẩm, ghi nhanh, điều tra, câu chuyện báo chí. Các thể loại chính luận nghệ thuật được hình thành và phát triển do có sự kết hợp một cách tự do và uyển chuyển bút pháp nghệ thuật. Hay nói cách khác, đặc điểm của nhóm này là kết hợp yếu tố chính luận ( tư liệu, sự kiệnm lý lẽ, hùng biện...) và yếu tố nghệ thuật ( hình ảnh, cảm xúc, thái độ, khái quát... để phản ánh và lý giải vấn đề. Các sự kiện, hiện tượng, quá trình có thật của đời sống xã hội được phản ánh một cách sinh động hấp dẫn bằng cách sử dụng hình ảnh, cảm xúc và các thế mạnh khác nhau của ngôn từ ( ẩn dụ, ngoa dụ, tính ngữ, so sánh...). Sự kết hợp yếu tố cảm xúc là điểm rõ nét để nhấn mạnh ý nghĩa hoặc bản chất của sự việc, con người. PHẦN KẾT LUẬN Như thế, thế giới chứng kiến sự đa dạng và phức hợp chưa từng có trong cách thức con người truyền thông, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm báo chí. Khi bạn đọc là người tiêu dùng các sản phẩm tin tức đã trở nên chủ động hơn, đặc biệt với sự hỗ trợ của những thành tựu công nghệ mới, thông tin về mặt số lượng không còn quan trọng nữa mà yếu tố chất lượng cao của thông tin đã trở thành mối quan tâm hàng đầu. Hiện nay, ở nước ta báo chí học còn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thể loại báo chí, vì vấn đề này cho đến nay còn chưa được chú ý thích đáng. Do đó, khi nghiên cứu về vấn đề này chúng ta cũng phải chú ý rằng các thể loại báo chí luôn ở trạng thái động và có sự đan xen, thẩm thấu lẫn nhau. Bởi vì báo chí mô tả cuộc sống với vô vàn sự biến động đa dạng và phức tạp nên các thể loại cũng phải biến đổi theo. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 3 I/ Khái niệm về thể loại báo chí: 3 II/ Những đặc thù của thể loại báo chí 4 - Thứ nhất, các thể loại khác nhau theo đặc thù của đối tượng được phản ánh. 5 - Thứ hai, các thể loại khác nhau theo mục đích, chức năng, nhiệm vụ sáng tạo của tác phẩm báo chí 5 - Thứ ba, các thể loại báo chí phân biệt nhau ở mức độ nắm bắt hiện thực, ở các kết luận và khái quát hoá vấn đề cần phản ánh trong tác phẩm. 6 - Thứ tư, các thể loại phân biệt nhau theo tính chất của phương tiện phản ánh hiện thực ( lời, phim, ảnh, âm thanh...) , văn phong, ngôn ngữ 6 III/ Vai trò của việc phân chia các thể loại báo chí 7  Nhóm thông tấn: 9  Nhóm chính luận: 9  Nhóm các thể loại báo chí chính luận - nghệ thuật:
Tài liệu liên quan