Activities in music curriculum is organized through the main contents such as teaching
singing, teaching music movement, music games, teaching listening music. Preschool teachers have
achieved the positive aspects but they also have the limitations which greatly affect to the quality of
teaching and learning music. Music activities are successful when children have reception and
express confidently as well as how children desire participation well in these activities. Therefore,
preschool teachers have to see both advantages and limitations in organizing music activities in order
to stimulate the interests of children and find ways to overcome limitations and promote advantages.
6 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những hạn chế trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non và giải pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 71-76
71
NHỮNG HẠN CHẾ TRONG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NON
VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Lê Thu Trang - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ngày nhận bài: 29/11/2017; ngày sửa chữa: 30/11/2017; ngày duyệt đăng: 12/12/2017.
Abstract: Activities in music curriculum is organized through the main contents such as teaching
singing, teaching music movement, music games, teaching listening music. Preschool teachers have
achieved the positive aspects but they also have the limitations which greatly affect to the quality of
teaching and learning music. Music activities are successful when children have reception and
express confidently as well as how children desire participation well in these activities. Therefore,
preschool teachers have to see both advantages and limitations in organizing music activities in order
to stimulate the interests of children and find ways to overcome limitations and promote advantages.
Keywords: music education, limitations.
1. Mở đầu
Trong thời đại ngày nay, âm nhạc dành cho trẻ nhỏ
đã thực sự được quan tâm và phát triển một cách nhanh
chóng. Chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của âm
nhạc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Âm nhạc giúp
trẻ thông minh hơn, nâng cao được kĩ năng vận động của
cơ thể để có được cơ thể cân đối và khỏe mạnh hơn.
Không những vậy, âm nhạc còn giúp trẻ tự tin, biết cách
thể hiện chính mình, cải thiện kĩ năng giao tiếp, rèn luyện
tính kiên nhẫn cho trẻ.
Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của các nhà
sư phạm âm nhạc, kết hợp với sự chỉ đạo của Vụ Giáo
dục mầm non - Bộ GD-ĐT, ngành học Mầm non đã liên
tục phát triển, góp phần to lớn vào sự nghiệp giáo dục
Việt Nam. Các hoạt động trong chương trình giáo dục
âm nhạc được thực hiện qua các nội dung chính như: dạy
hát, dạy vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc và dạy trẻ
nghe nhạc. Bên cạnh những mặt tích cực mà giáo viên
(GV) mầm non đã và đang đạt được thì những điều còn
hạn chế, tồn tại trong từng hoạt động cụ thể cũng ảnh
hưởng khá nhiều tới chất lượng dạy và học. Bài viết này
đưa ra những giải pháp để giải quyết những tồn tại đó.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
(TMN)
Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non được tiến hành
theo 4 dạng hoạt động: hát, nghe hát - nghe nhạc, vận
động theo nhạc và trò chơi âm nhạc:
2.1.1. Dạy hát
Hoạt động dạy hát là một trong những nội dung trọng
tâm của hoạt động giáo dục âm nhạc được trẻ yêu thích,
có sự tác động mạnh mẽ đến khả năng cảm thụ âm nhạc
của trẻ. Các bài hát với giai điệu trầm bổng, tiết tấu nhịp
nhàng, sôi nổi dễ dàng đưa trẻ vào thế giới của cái đẹp
hấp dẫn, đầy màu sắc với hình ảnh của những con vật
ngộ nghĩnh, đáng yêu được nhân cách hóa một cách khéo
léo đã kích thích sự hứng thú của trẻ, giúp trẻ cảm nhận
và biết yêu quý cái đẹp.
Trong hoạt động dạy hát, trẻ được thưởng thức, được
xem cô biểu diễn, được hát các bài hát mầm non và được
cùng cô trò chuyện về ý nghĩa nội dung, về tính chất âm
nhạc của bài hát sẽ tạo cho trẻ có được những sự cảm nhận
về nghệ thuật. Không chỉ vậy, qua mỗi bài hát được học,
trẻ còn được liên hệ giáo dục đến tình cảm đạo đức, thẩm
mĩ để thấy được cái hay, cái tốt đẹp để học và làm theo.
Ca hát còn giúp trẻ bộc lộ được những cảm xúc,
những suy nghĩ của trẻ về bài hát đó. Khi hát trẻ còn phải
thể hiện tình cảm, hát đúng nhạc, đúng lời, thể hiện được
sự biểu cảm với những cường độ, âm sắc phù hợp với nội
dung và tính chất âm nhạc. Trẻ hát kết hợp với việc sử
dụng các dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo tiết tấu âm
nhạc sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú cũng như những kĩ năng
hoạt động nghệ thuật phong phú.
2.1.2. Dạy nghe hát - nghe nhạc
Nghe hát - nghe nhạc là nội dung hoạt động âm nhạc
tạo điều kiện cho trẻ được thưởng thức và làm quen với
những làn điệu dân ca các vùng miền Tổ quốc nhằm làm
phong phú cho đời sống văn hóa của trẻ.
“Nghe nhạc góp phần phát triển cảm xúc của trẻ đối
với âm nhạc, hình thành ở trẻ thói quen nghe nhạc có kiến
thức (khái niệm âm nhạc cơ bản và ấn tượng âm nhạc), từ
đó biết ghi nhớ tác phẩm, phân biệt nội dung, hình thành
mối liên hệ giữa âm nhạc và cuộc sống” [1; tr 46]. Vì vậy,
GV cần chú ý khi lựa chọn cho trẻ nghe những bài hát, bản
nhạc phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
Trẻ được nghe hát hoặc nghe nhạc không lời, đặc biệt
là những ca khúc quen thuộc mang âm hưởng dân ca, các
làn điệu được chuyển thể do các nhạc cụ dân tộc diễn tấu
hoặc nghe nhạc kết hợp với xem biểu diễn, múa cũng góp
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 71-76
72
phần tích cực vào việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Hoạt
động này nhằm bổ sung cho trẻ hiểu biết về các tác phẩm
âm nhạc và năng lực cảm thụ, giúp trẻ hình thành kĩ năng
nghe, đó là sự tập trung và chăm chú, không ồn ào, biết
nhận xét hoặc đánh giá về tác phẩm. Nghe nhạc còn
nhằm giáo dục cho trẻ thị hiếu âm nhạc lành mạnh, phát
huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ.
2.1.3. Vận động theo nhạc
Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm
nhạc và các động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm
nhạc gõ đệm theo nhạc nhằm tạo cho trẻ có được sự cảm
nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển
trí tuệ và thể chất của trẻ.
Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp
điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn
tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra, nó còn thỏa mãn
nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được tự do thể hiện, bộc lộ cảm
xúc của mình, được giao tiếp với bạn bè xung quanh.
Các động tác GV hướng dẫn cho trẻ vận động cần
đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ, phải phù hợp với tính
chất, cấu trúc và nội dung âm nhạc của tác phẩm. Động
tác không nên quá khó khiến trẻ không thực hiện được
và cũng không nên lạm dụng quá nhiều động tác trong
một bài vận động hoặc có sự di chuyển, sắp xếp đội hình
phức tạp sẽ làm trẻ khó nhớ, khó thực hiện được.
Vận động theo nhạc được chia làm hai nhóm:
- Vận động nhịp điệu (các âm hình tiết tấu đang được
sử dụng ở trường mầm non: âm hình tiết tấu 1 (chậm), 2
(phối hợp), 3 (nhanh), nhịp, phách).
+ Vỗ tay theo nhịp:
Ví dụ: trích trong bài hát Con cò
(nhạc và lời Xuân Giao)
+ Vỗ tay theo phách: trích trong bài hát Mùa xuân,
nhạc và lời Hoàng Văn Yến
Ví dụ:
+ Vỗ tay theo hình tiết tấu 1 ( ):
Ví dụ: trích trong bài hát Đố bạn, nhạc và lời Hồng
Ngọc
+ Vỗ tay theo hình tiết tấu 2 ( ):
Ví dụ: trích trong bài hát Em đi chơi thuyền, nhạc và lời
Trần Kiết Tường
+ Vỗ tay theo hình tiết tấu 3 ( ):
Ví dụ: trích trong bài hát Mây và gió, nhạc và lời Minh
Quân
- Vận động minh họa và múa.
Trong hoạt động vận động theo nhạc, GV mầm non
thường hay dạy vận động minh họa nhiều nhất bởi đây là
hình thức vận động hay và dễ thực hiện.
2.1.4. Trò chơi âm nhạc
Trẻ lứa tuổi mầm non học tập thông qua hoạt động
vui chơi. Trò chơi âm nhạc là dạng tương đối tổng hợp
sử dụng tất cả các dạng hoạt động âm nhạc khác như: Ca
hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc dưới hình thức hấp
dẫn và được trẻ yêu thích. Trong trò chơi âm nhạc, tính
chất, nội dung, luật chơi được quy định bởi âm nhạc. Trò
chơi âm nhạc thỏa mãn nhu cầu được chơi, được ca hát,
vận động của trẻ, là phương tiện góp phần phát triển toàn
diện nhân cách cho trẻ.
Trò chơi âm nhạc giúp trẻ rèn luyện tai nghe, củng cố
ca hát, phát triển cảm giác nhịp điệu, Mỗi loại trò chơi
đều hướng đến phát triển một hay nhiều kĩ năng âm nhạc
giúp trẻ ôn luyện, củng cố và tiếp thu các nội dung giáo
dục. Sự mới lạ và thú vị trong các trò chơi đa dạng, hấp
dẫn do cô giáo thiết kế, sáng tạo và tổ chức gắn liền với bài
học cũ và bài học mới nâng dần về yêu cầu sẽ là động lực
giúp trẻ tích cực, hứng thú và thoải mái trong vui chơi.
Qua 4 dạng hoạt động âm nhạc ở trường mầm non thì
vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc được trẻ rất thích
thú, tạo được sự hào hứng và sự tham gia rất nhiệt tình
của trẻ. Ở hoạt động này, trẻ sẽ không phải ngồi một chỗ
lâu và được vận động, được thả sức bộc lộ cảm xúc của
mình bằng các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng.
2.2. Những tồn tại và hạn chế trong các hoạt động giáo
dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non
2.2.1. Trong dạy hát cho TMN
So với các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở
trường mầm non thì hoạt động dạy hát là một trong
những hoạt động được xem là khó đối với GV mầm non
bởi cách dạy rập khuôn, không đưa được những cái mới
vào phương pháp giảng dạy. Tiến trình dạy hát cho TMN
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 71-76
73
thường được tổ chức như sau: Cô giới thiệu và dẫn dắt
vào bài hát, hát mẫu, đàm thoại với trẻ để trẻ hiểu nội
dung bài hát, dạy trẻ hát cùng với cô đến khi thuộc, mời
tổ, nhóm, cá nhân lên hát. Với tiến trình như vậy nên
nhiều GV chỉ “rập khuôn” theo các bước tiến hành như
trên mà không có sự tìm tòi, đổi mới để làm cho giờ dạy
của mình được hấp dẫn và gây được hứng thú với trẻ.
Thực tế khi đi dạy, tôi đã tìm hiểu và trao đổi với sinh
viên Khoa mầm non - những người đang trực tiếp dạy trẻ
thì các em cho biết trẻ thích và hứng thú với hoạt động
vận động theo nhạc hơn nhiều so với giờ học hát.
2.2.2. Trong nghe hát - nghe nhạc của TMN
Trẻ có khả năng nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ.
Trẻ vài tháng tuổi đã biết lắng nghe hoặc quay đầu về
phía âm thanh phát ra hoặc im lặng chăm chú nghe tiếng
mẹ ru
Trẻ 24-36 tháng tuổi có thể chú ý nghe những bài hát,
bản nhạc ngắn có nội dung gần gũi, dễ hiểu như những
bài nói về tình cảm, người thân trong gia đình, những bài
hát ru, dân ca có giai điệu vui tươi. Trẻ mẫu giáo đã nghe
và kể lại được nội dung bài hát; cảm nhận được tính chất
thể hiện của bài hát, bản nhạc. Trẻ cũng có thể tiếp nhận
sự đối lập về đặc trưng của âm thanh to - nhỏ, cao - thấp,
nhanh - chậm, phân biệt được âm thanh của các nhạc cụ
và các cách cảm thụ âm nhạc, mong muốn được nghe
nhạc. Trẻ cuối 5 tuổi hiểu được tác phẩm âm nhạc, phân
biệt tính thể loại (hành khúc, ngợi ca, nhảy múa); cảm
nhận được sắc thái thể hiện trong âm nhạc, nhận biết
được tác phẩm biểu diễn; phân biệt được các âm cao -
thấp và âm sắc của nhạc cụ; nhận xét được giọng hát
đúng, giọng hát sai của bạn mình.
Hoạt động dạy nghe cho trẻ ở trường mầm non chủ
yếu là được nghe hát là chính, nghe nhạc rất ít. Hoạt động
nghe hát chủ yếu qua sự thể hiện của cô, trẻ nghe qua
băng đĩa nhạc, hoặc xem các video ca sĩ biểu diễn. Việc
đầu tư về trang phục cũng như đạo cụ để phục vụ cho
hoạt động dạy nghe còn hạn chế, chỉ khi nào có dự giờ
hoặc lên tiết mẫu GV mới có sự đầu tư chu đáo. Chính vì
sự “sơ sài” đó nên hoạt động dạy nghe đôi khi không có
được hiệu quả như mong muốn.
2.2.3. Trong vận động theo nhạc cho TMN
Trong Giáo dục âm nhạc, tác giả Phạm Thị Hòa nhận
định: “Nhà chỉ huy Lô-tô-kôp-xki viết: “Cả người lớn, cả
trẻ em, thông thường khi nghe nhạc đều có ý muốn cử
động theo nhịp tiết tấu. Tay họ đung đưa, chân gõ nhịp,
đầu lắc lư. Đó là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các
em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa tự ngẫu hứng điệu múa có
tiết tấu độc đáo của mình”” [1; tr 67]. Khi nghe nhạc,
nghe hát dưới tác động của âm thanh sẽ làm cho chúng
ta có cảm xúc và muốn bộc lộ cảm xúc đó ra bên ngoài
bằng cử chỉ, hoạt động hình thể, chân, tay, hoặc lắc, gật
đầu một cách ngẫu hứng. Đó là những cảm xúc tự nhiên
mà âm nhạc đem lại cho chúng ta.
Với trẻ, vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm
giác nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và
đặc biệt là giúp trẻ tự do bộc lộ những cảm xúc, tình cảm
của mình. Trẻ ở lứa tuổi khác nhau sẽ có khả năng vận
động theo nhạc khác nhau. Khả năng vận động của trẻ ở
từng độ tuổi chi phối phương pháp tổ chức hoạt động vận
động. Vì vậy, GV cần chú ý những đặc điểm vận động
của trẻ để có được những phương pháp cũng như hình
thức tổ chức phù hợp và hiệu quả.
- Trẻ nhà trẻ: Trẻ 1 tuổi có thể lắc lư khi bài hát, bản
nhạc vang lên tuy nhiên chưa đúng nhịp điệu. Trẻ 2-3
tuổi: trẻ đi lại, leo trèo dễ dàng hơn, do đó, trẻ có thể học
đi theo nhạc nhưng chưa thật khớp nhạc, lặp đi lặp lại
những động tác đơn giản theo nhịp độ nhất định (kéo cưa
lừa xẻ, nu na nu nống).
- Trẻ mẫu giáo: Trẻ 3-4 tuổi: biết làm các động tác
phối hợp đơn giản; Trẻ 4-5 tuổi: biết chuyển động nhịp
nhàng theo tính chất âm nhạc với các động tác, đội hình
đơn giản; Trẻ 5-6 tuổi: biết chuyển động nhịp nhàng theo
tính chất âm nhạc, trẻ biết phối hợp nhịp nhàng các động
tác vận động, biết chuyển đội hình, thực hiện một số động
tác múa.
Trong chương trình giáo dục âm nhạc hiện nay, nội
dung vận động theo nhạc chủ yếu là dạy vỗ tay theo nhịp,
phách, tiết tấu, vận động minh họa theo lời ca và một số
điệu múa. Hình thức tổ chức dạy vận động theo nhạc còn
đơn điệu, chủ yếu là dạy trẻ đồng loạt các kĩ năng trên lớp,
trẻ ít được nghe nhạc với các bài hát, bản nhạc có giai điệu
đa dạng để từ đó tự cảm nhận và thể hiện cảm xúc bằng
chính vận động của bản thân. Đặc biệt, trong chương trình
chưa chú trọng hết vai trò của hoạt động vận động theo
nhạc nhằm phát triển cảm giác nhịp điệu, làm giàu cảm
xúc âm nhạc cho trẻ. Hơn nữa, GV mầm non còn yếu về
nhịp phách nên hình thức vận động nhịp điệu ít khi được
thực hiện trên trẻ. Bởi bản thân GV cũng chưa hiểu và
chưa biết cách thực hiện các hình thức vận động nhịp điệu
đó. Đây là tồn tại mà GV cần phải khắc phục để có thể
hướng dẫn trẻ được nhiều hình thức và cách thể hiện khác
nhau của hoạt động vận động theo nhạc.
2.2.4. Trong trò chơi âm nhạc của TMN
Trò chơi âm nhạc là hoạt động mà TMN rất yêu thích.
Đây là hoạt động tương đối tổng hợp, sử dụng tất cả các
hoạt động âm nhạc khác như ca hát, nghe nhạc, vận động
theo nhạc, nhảy múa,... Trò chơi gắn với âm nhạc - âm
nhạc kết hợp với trò chơi, đã tạo nên sự cuốn hút mạnh
mẽ đối với trẻ. Sau mỗi lần tham gia chơi là một lần trẻ
khắc sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết, trẻ được tự do thể
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 71-76
74
hiện bản thân, cảm xúc, suy nghĩ, sáng tạo,... Không
những vậy, khi tham gia trò chơi âm nhạc trẻ còn được
rèn luyện các kĩ năng hát, múa, nghe, ghi nhớ tác phẩm,
cảm thụ âm nhạc,... dưới các hình thức hấp dẫn.
Ở nhóm nhà trẻ và mẫu giáo bé, trò chơi âm nhạc
thường được tổ chức đó là trẻ hát theo cô và thực hiện
các động tác đơn giản, vận động nhẹ nhàng như vỗ tay,
lắc lư, giơ tay, nhún nhảy,... Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ và
lớn, trẻ được chơi là một nhu cầu tất yếu để một số kĩ
năng được vận dụng và phát triển. Độ tuổi này, cơ thể
đang phát triển, hệ thần kinh hiện ở trạng thái hưng phấn
nên trẻ rất hiếu động, nhưng khả năng chú ý lại hạn chế.
Nếu như phải tham gia vào hoạt động đơn điệu nào đó,
trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi do sự nhàm chán gây nên. Vì
vậy, trò chơi trong học tập nói chung trong đó có trò chơi
âm nhạc nói riêng có thể coi là một phương pháp hữu
hiệu để khắc phục những hạn chế của trẻ, giúp trẻ lấy lại
thăng bằng để tiếp tục tham gia vào các hoạt động khác.
Ở độ tuổi này trò chơi nhập vai chiếm vị trí quan trọng.
Trẻ mẫu giáo lớn nhập vai một cách thuận lợi và dễ dàng
và trẻ thường chơi rất say sưa. Trí tưởng tượng phong
phú giúp trẻ có sự liên tưởng phối hợp nhịp điệu, lời ca
với các động tác vận động theo nhạc. Khi chơi, trẻ được
thả hồn mình trong các nhân vật gần gũi thông qua lời ca,
những ca cảnh trong khi sắm vai... Đó là hình thức thể
hiện sống động phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ, là sự
phát triển mạnh mẽ của tính hình tượng tư duy trực quan
hành động và nhu cầu ham vận động của trẻ.
Trò chơi âm nhạc luôn được trẻ yêu thích nhưng thực
tế hiện nay ở trường mầm non, trò chơi âm nhạc được tổ
chức cho trẻ ít có trò chơi mới mà thưởng là các trò chơi
quen thuộc như Tai ai tinh, Nghe âm thanh to - nhỏ, Thỏ
nghe hát nhảy vào chuồng, Các trò chơi này thường
xuyên được tổ chức cho trẻ nên vì vậy trẻ hầu như đều
thuộc và biết cách chơi một cách thành thạo.
2.3. Giải pháp khắc phục những tồn tại và hạn chế
trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho TMN
2.3.1. Chuẩn bị tâm thế, trang phục, đạo cụ để dạy trẻ
Trong hoạt động dạy hát cho TMN, để giờ học hát
của trẻ được hứng thú và hấp dẫn hơn, trước hết, GV
mầm non cần phải chuẩn bị về trang phục, phong thái,
nét mặt. Chúng ta không cần quá cầu kì về trang phục
nhưng cần phải gọn gàng, sạch sẽ. Trong hoạt động dạy
nghe cũng vậy, bên cạnh việc mở rộng kiến thức cho trẻ,
chuẩn bị đạo cụ, trang phục vùng miền đối với các bài
dân ca là thế mạnh của hoạt động dạy nghe này. Nhà
trường nên đầu tư một vài bộ trang phục dân tộc các vùng
miền hay một số loại nhạc cụ như đàn guitar, sáo,
ukulele, đàn tranh,... để GV có thể sử dụng mà không
phải đi thuê.
Phong thái, biểu cảm trên gương mặt cùng với giọng
nói truyền cảm của cô cũng đóng một vai trò không nhỏ
để có được sự thành công của giờ học. Cô vào lớp với
tâm trạng luôn vui vẻ, gương mặt rạng ngời sẽ tạo được
sự hứng khởi và thiện cảm cho trẻ, bởi cô giáo là linh hồn
của lớp học.
Chuẩn bị các đạo cụ, dụng cụ âm nhạc cũng là điều
cần thiết trong giờ dạy hát cho trẻ. Thay vì chỉ mời trẻ
lên hát lại bài hát vừa học thì trẻ được lựa chọn đạo cụ,
dụng cụ âm nhạc để biểu diễn và như vậy trẻ sẽ thích
thú hơn, tự tin hơn. Đạo cụ và dụng cụ âm nhạc GV nên
chuẩn bị phong phú như nơ, micro, hoa đeo tay, quả
bông, sắc xô, phách tre,... và đặc biệt là các dụng cụ âm
nhạc tự sáng tạo.
2.3.2. Đưa các cách giới thiệu, dẫn dắt mới vào bài học
Giới thiệu và dẫn dắt vào bài hát cũng là phần thể
hiện được sự sáng tạo của GV một cách rõ nét. Thường
thì GV mầm non ưa thích sử dụng cách dẫn dắt khá đơn
giản như đọc câu thơ, câu đố, hay thậm chí là giới thiệu
luôn vào bài định dạy.
Có khá nhiều cách dẫn dắt hay, hấp dẫn mà GV cần
phải sáng tạo để đưa vào như sử dụng các sản phẩm mà
trẻ đã làm trong các hoạt động khác như tạo hình, vẽ, nặn,
cắt dán, Bên cạnh cách làm mà GV mầm non đã sử
dụng như dán các bức tranh của trẻ và đàm thoại với trẻ
để dẫn dắt vào bài hát thì một cách khác đó là scan các
bức ảnh của trẻ lên máy tính, sử dụng công nghệ thông
tin để chạy giai điệu bài hát đó cùng các hình ảnh, sau đó
đàm thoại với trẻ về nội dung và tác giả của các bức tranh.
Hay sử dụng những đạo cụ trực quan cũng rất được trẻ
yêu thích. Ví dụ: cô dạy cho trẻ bài Cá vàng bơi của nhạc
sĩ Hà Hải, cô có thể chuẩn bị một bình cá nhỏ có vài con
cá con và đàm thoại với trẻ, cô thả vài hạt thức ăn cho cá
để cho trẻ thấy cá ngoi lên đớp mồi như thế nào,...
Cách khác đó là GV tìm trên mạng internet các đoạn
video về hình ảnh có liên quan tới nội dung bài dạy để
dẫn dắt vào bài. Ví dụ: dạy trẻ bài Con rùa, cô tìm đoạn
video có hình ảnh con rùa bò từ bãi cát trắng mịn xuống
biển xanh mênh mông, đàm thoại cho trẻ những hình ảnh
đó, mở rộng kiến thức cho trẻ về tuổi thọ, thức ăn của
loài rùa, Hay cô có thể kể một câu truyện cô vừa gặp
sáng nay, hôm qua, những gì thân thuộc, gần gũi nhất
cũng là cách dẫn dắt hay, hiệu quả. Có rất nhiều cách dẫn
dắt hay và hấp dẫn để giới thiệu vào tác phẩm tuy nhiên
cần chú ý tới tiêu chí của nó là hấp dẫn, sinh động và
ngắn gọn cũng như sự phù hợp với bài hát.
2.3.3. Nâng cao kiến thức chuyên môn để mở rộng vốn
hiểu biết cho trẻ
Đối với GV mầm non nếu có thể sử dụng được bất kì
một loại nhạc cụ nào đều rất khuyến khích và lựa chọn
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 71-76
75
đàn Organ để học và biết cách sử dụng là điều tối ưu nhất.
Đàn Organ là sự tổng hợp của nhiều âm sắc nhạc cụ khác
nhau nên GV có thể cho trẻ nghe được nhiều loại nhạc
cụ chỉ trên một cây đàn. Không những vậy, đàn Organ
còn có nhiều tính năng rất hữu ích như có thể thu, ghi lại
những bản nhạc, tiết tấu trên bộ nhớ của đàn, có thể tăng
giảm tốc độ, thay đổi âm sắc các n