Những suy nghĩ về sự thay đổi thang giá trị đạo đức trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay

Đạo đức làmột trong những hình thái của ý thức – xãhội, là tổng hợp những nguyêntắc, quytắc, chuẩnmựchướngdẫn con ngườitự giác điều chỉnh hành vi ứngxửcủa mình trong quanhệ giữa ngườivới người, giữa con ngườivới xãhội nhằm đạttới cáixấu, cái giả. Đạo đứcnảy sinh do nhu cầucủa đờisống trênnềntảngcủa hoạt độngsản xuất kinhtế - xãhội, C. Mác và Ph. Ăngghen đã viết: “Chính con ngời, khi phát triểnsựsản xuất vật chất vàsự giao tiếpvật chấtcủa mình, đã làm biến đổi, cùngvới hiện thực đócủa mình,cảtư duylẫnsản phẩmtư duycủa mình. Không phảI ý thức quyết định đờisống mà chính đờisống quyết định ý thức” (1) . Nhưvậy, vớitư cách làmộtnội dungcủa phạm trù ý thức xãhội, đạo đứccũng làsản phẩmcủa những điều kiệnlịchsử - xãhội, vì vậy khi xãhội thay đổi thì đạo đứccũng có sự biến đổi thông qua cuộc đấu tranhlọc bỏvàkếthừa.Mặc dù làkết quảsự phản ánhcủa đờisống xãhội nhưng đạo đứccũng có tính độc lậptương đối, đếnlượt nó có thể tác độnglại làm cho xãhội không ngừng tiếnbộ hoặc kìmhãmsựphát triển của xãhội. Trongbốicảnh công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay,kỹ thuật công nghệ đangdần trở thành nhântố thống trị J. Ellul trong bài viết: “Nghiên cứu vềmột nền đạo đức trongmột xã hội kỹ thuật” đãviết: “Kỹthuật là môi trờng phứctạp và đầy đủ trong đó con ngờisống, theo đó con ngời phải tự xác định mình xem xétlại hoàn toàn các phơng thức ứngxửcũ,kểcả những giá trị đạo đức truyền thống” (2) . Thựctế cho thấy, công nghiệp hoá - hiện đại hoácũng mang tính haimặt. Bên cạnh việc tạo ra độnglực thúc đẩy sự biến đổicănbản tolớnvề cácmặtvật chấtkỹ thuật, phương phápsản xuất,tạo điều kiện cho con người trở nên tíchcựcnăng độnghơn, thì công nghiệp hoá - hiện đại hoá cũng tác động lên những mặt nhân cách con người, tạo cho con người tâm lý sùng báivật chất, khao khátsựhưởng thụ.Mặt khác, trong đại công nghiệp, xuhướng toàncầu hoá là điềutấtyếu, nhưng điều đáng lo ngại là nósẽ kéo theosự nghèo nàncủa nhân cách, bảnsắcvăn hoácủamỗi dântộc khó giữ đượcsựbềnvững trong quá trìnhhội nhập,dễ trởthành bản sao củadântộc khác.

pdf6 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những suy nghĩ về sự thay đổi thang giá trị đạo đức trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG SUY NGHĨ VỀ SỰ THAY ĐỔI THANG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRẦN HOÀNG HẢO (*) Đạo đức là một trong những hình thái của ý thức – xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực hướng dẫn con người tự giác điều chỉnh hành vi ứng xử của mình trong quan hệ giữa người với người, giữa con người với xã hội nhằm đạt tới cái xấu, cái giả. Đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống trên nền tảng của hoạt động sản xuất kinh tế - xã hội, C. Mác và Ph. Ăngghen đã viết: “Chính con người, khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình. Không phảI ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”(1). Như vậy, với tư cách là một nội dung của phạm trù ý thức xã hội, đạo đức cũng là sản phẩm của những điều kiện lịch sử - xã hội, vì vậy khi xã hội thay đổi thì đạo đức cũng có sự biến đổi thông qua cuộc đấu tranh lọc bỏ và kế thừa. Mặc dù là kết quả sự phản ánh của đời sống xã hội nhưng đạo đức cũng có tính độc lập tương đối, đến lượt nó có thể tác động lại làm cho xã hội không ngừng tiến bộ hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trong bối cảnh công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, kỹ thuật công nghệ đang dần trở thành nhân tố thống trị J. Ellul trong bài viết: “Nghiên cứu về một nền đạo đức trong một xã hội kỹ thuật” đã viết: “Kỹ thuật là môi trường phức tạp và đầy đủ trong đó con người sống, theo đó con người phải tự xác định mình… xem xét lại hoàn toàn các phương thức ứng xử cũ, kể cả những giá trị đạo đức truyền thống”(2). Thực tế cho thấy, công nghiệp hoá - hiện đại hoá cũng mang tính hai mặt. Bên cạnh việc tạo ra động lực thúc đẩy sự biến đổi căn bản to lớn về các mặt vật chất kỹ thuật, phương pháp sản xuất, tạo điều kiện cho con người trở nên tích cực năng động hơn, thì công nghiệp hoá - hiện đại hoá cũng tác động lên những mặt nhân cách con người, tạo cho con người tâm lý sùng bái vật chất, khao khát sự hưởng thụ. Mặt khác, trong đại công nghiệp, xu hướng toàn cầu hoá là điều tất yếu, nhưng điều đáng lo ngại là nó sẽ kéo theo sự nghèo nàn của nhân cách, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc khó giữ được sự bền vững trong quá trình hội nhập, dễ trở thành bản sao của dân tộc khác. Tuy nhiên, không thể vì những hậu quả trên mà có thể chối bỏ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Hơn nữa, đối với nước ta, từ khởi điểm là một nền kinh tế còn nhiều sự lạc hậu, nghèo nàn, công nghiệp hoá - hiện đại hoá trước hết nhằm tạo ra một cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật hiện đại, làm chỗ dựa vững chắc cho sự tăng trưởng nhanh kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đồng thời công nghiệp hoá hiện đại hoá còn tạo điều kiện thúc đẩy cho người lao động tích cực vương lên, nhanh chóng hoà nhập vào nếp sống văn minh tiến bộ. Từ đây vấn đề được đặt ra là làm thế nào để công nghiệp hoá - hiện đại hoá không trở thành mâu thuẫn với đời sống tinh thần, đạo đức xã hội, điều đó cho thấy nâng cao phẩm chất đạo đức là một trong những vấn đề cấp bách, nhất là trong tình hình hiện nay ở nước ta. Ở nước ta, sau hơn 10 năm đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội cũng đạt được một số thành tích đáng kể, đời sống xã hội có sự thay đổi rõ nét. Bên cạnh đó thanh giá trị đạo đức cũng có sự chuyển đổi, nhưng sự chuyển đổi đó biểu hiện của sự văn minh tiến bộ, hay là sự thoái hoá, đổ vỡ? Có hai loại ý kiến trái ngược nhau trả lời vấn đề trên. Loại ý kiến thứ nhất xuất phát từ hiện thực, cho rằng đạo đức trong xã hội ta giờ đây đã mất định hướng, nhiều giá trị đạo đức mới được chấp nhận một cách dễ dàng, vai trò cá nhân với tư cách là con người thành đạt được đề cao, đồng thời trở thành thước đo của phẩm chất nhân cách. Đồng thời những giá trị đạo đức cũ dù nay không còn phù hợp với cuộc sống mới vẫn tiếp tục được bảo lưu, ca ngợi. Tất cả tạo thành một nghịch lý, đánh mất niềm tin của con người trong xã hội chúng ta. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, sự biến động những chuẩn mực của giá trị đạo đức hiện nay có tính tích cực. Từ chỗ chỉ biết đề cao những giá trị tinh thần thì nay đã coi trọng cả những lợi ích vật chất của con người. Vai trò cá nhân được coi trọng, tính tập thể được xác định đúng mức. Nhìn chung thang giá trị đạo đức Việt Nam hôm nay dù chưa được xác định một cách rõ ràng, song vẫn có thể thấy được sự biến động chung đó: - Từ chỗ coi trọng những giá trị chính trị - xã hội chuyển sang sự chú ý các giá trị lợi ích vật chất. Từ chỗ lấy con người tập thể làm mẫu mực chuyển sang đề cao con người cá nhân. - Từ chỗ lấy đạo đức làm thước đo nhân cách trong quan hệ xã hội, chuyển sang coi nhẹ đức dục, lấy đồng tiền làm vật chuẩn trong đối nhân xử thế. Trong tương lai nếu không có sự định hướng thì sự bùng nổ những xung đột nhân sinh quan xoay quanh những giá trị đạo đức như việc làm, gia đình, giới tính, giáo dục… sẽ khó kiểm soát. - Từ chỗ sống vì lý tưởng chuyển sang lối sống thực dụng, chạy theo sự cám dỗ vật chất, buông thả trụy lạc. Nhiều giá trị truyền thống, thuần phong mỹ tục bị coi thường, xâm phạm. Như vậy, những vấn đề xoay quanh đạo đức đang diễn ra những biến động phức tạp thể hiện ở sự bất cập giữa lý luận với thực tế xã hội, mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, giữa lý trí với tình cảm, giữa lý tưởng và hiện thực. Quả thật, trong thời khắc chuyển giao giữa hai thế kỷ, con người đã đạt được nhiều thành tựu tiến bộ trong cuộc cách mạng công nghệ hiện đại, tạo ra những biến đổi sâu sắc trong quan niệm, nhân cách, lối sống ở mỗi cá nhân trong thời đại mới. Việt Nam đang từng bước theo xu thế chung hội nhập vào các nước trong khu vực và thế giới với yêu cầu được xác định là hội nhập nhưng không hoà tan, chúng ta đi theo xu hướng tiến bộ chung của nhân loại mà không lệch hướng, vấn đề là giá trị chuẩn mực đạo đức mới là gì? Cái đó có thể tạo ra nền tảng bản sắc riêng của dân tộc để không thành bản sao của người khác. Từ thực tiễn của đời sống xã hội, nhiều ý kiến cho rằng để phù hợp với thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta cần phải khẳng định một hệ thống giá trị đạo đức vừa mang bản sắc văn hoá dân tộc, vừa có tính hiện đại. Ở nước ta, bản sắc văn hoá ấy chính là “lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “Thương người như thể thương thân”, đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động”(3). Thiết nghĩ, các giá trị truyền thống cực kỳ quý báu ấy ngày hôm nay vẫn cần được tiếp tục bồi dưỡng phát huy. Tinh thần yêu nước là giá trị đạo đức hàng đầu xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”(4). Ngày nay, yêu nước phải gắn liền với ý chí tự lực, tự cường đấu tranh chống lại đói nghèo, lạc hậu, làm cho ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành như Bác Hồ từng mong muốn. Lòng nhân ái cũng là một đức tính cao quý của dân tộc, nó xuất phát từ ý thức cộng sinh của dân tộc, nó xuất phát từ ý thức cộng sinh của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai, địch hoạ. Chính vì có lòng nhân ái nên cũng có đức khoan dung, bỏ lợi vì nghĩa. Ngày nay, lòng nhân ái ấy không chỉ là yêu nước mình mà còn là sự quý trọng, yêu mến chân thành các dân tộc khác. Là sự quyết tâm chống lại cái ác, quan tâm đến nỗi đau của mỗi con người. Tinh thần cần cù và tiết kiệm, thể hiện sự tận tâm với công việc, không xa hoa lãng phí trong lao động, kiên trì vượt khó. Cần cù là điều kiện để đi đến sáng tạo trong lao động cũng như trong những công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Ngày nay, tinh thần đạo đức ấy lại được thể hiện trong quá trình học tập tiếp thu nền khoa học công nghệ tiên tiến của loài người. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định đường lối tiếp tục sự nghiệp đổi mới ở nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh; đây là đại hội chuẩn bị để Việt Nam tiến vào thế kỷ XXI. Có thể nói rằng, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo là điều kiện tốt nhất để đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có đạo đức của con người Việt Nam. Trong xu thế đổi mới, ý thức khẳng định bản sắc cá nhân của con người Việt Nam đang được xác định dần. Những hiểu biết về quyền lợi, cống hiến, nghĩa vụ, sở thích, cá tính… được nâng cao. Đồng thời, những nhận thức mới về công bằng xã hội, với nội dung và ý nghĩa chính đáng của nó, góp phần tạo ra sự hài hoà giữa cộng đồng và cá nhân; khắc phục chủ nghĩa cá nhân cực đoan và vị kỷ. Với tình hình hiện nay, để nâng cao tinh thần đạo đức mới, thiết nghĩ cần có những giải pháp sau đây: - Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là yếu tố khách quan để bảo đảm cho đạo đức mới - đạo đức xã hội chủ nghĩa – hình thành và phát triển. Muốn vậy, phải đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ đạo đức và công bằng xã hội. Có giải quyết tốt những vấn đề xã hội trong lĩnh vực kinh tế - xã hội thì mới có khả năng để khẳng định sự bền vững và phát triển cho những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và đạo đức mới xã hội chủ nghĩa. - Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, thể hiện tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan chấp pháp. Giáo dục mọi công dân có ý thức luật pháp, thực hiện nguyên tắc dân chủ để các đoàn thể quần chúng, các cấp, các ngành và nhân dân biết tham gia việc kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật của Nhà nước. Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khơi dậy phong trào quần chúng rộng rãi tích cực tham gia đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu trong đời sống xã hội, tạo hàng lang an toàn cho cái thiện, cái tốt phát triển. - Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho mọi tầng lớp, đặc biệt là giới trẻ. Bởi vì “Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong lòng mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”(5). Để làm tốt công tác này, việc giáo dục đạo đức phải được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú, phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi, cần chú trọng đến tính định hướng, xác định đúng các giá trị đạo đức, nhất là đạo đức xã hội chủ nghĩa, làm cho nó trở thành những nguyên tắc đạo đức của mọi người trong xã hội. Nội dung giáo dục phải cụ thể, thiết thực, tránh khuôn sáo, máy móc, làm cho mọi người có tinh thần tự giác đạo đức trong quan hệ ứng xử. - Đổi mới phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải gắn liền với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong lối sông, trong quan hệ cư xử. Chú ý đến hiệu quả kinh tế không có nghĩa là đánh mất truyền thống tốt đẹp của dân tộc; để phát triển đạo đức mới, cần phải rà soát, đánh giá lại các giá trị đạo đức cũ trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc kết hợp với những giá trị đạo đức mang tính phổ quát toàn nhân loại. - Coi trọng sự đóng góp tài năng của cá nhân, có chế độ đãi ngộ tương xứng không chỉ bằng giá trị tinh thần, mà cả lợi ích vật chất, tạo nguồn lực kích thích làm cho cá nhân phát triển toàn diện và hài hoà. Tóm lại, có thể nói đạo đức truyền thống là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo ra môi trường bền vững cho sự phát triển kinh tế công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hiệu quả của sự phát triển đời sống của xã hội như thế nào là phụ thuộc rất nhiều vào môi trường đạo đức xã hội ấy. Công nghệ dù có hiện đại đến đâu thì cũng chỉ mới là “điều kiện cần”, văn hoá đạo đức mới là “điều kiện đủ” để thúc đẩy xã hội phát triển. Chính vì vậy, mọi đường lối chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước xoay quanh vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá không thể không tính đến những tác động mạnh mẽ của yếu tốc văn hoá đạo đức xã hội ở nước ta, nhằm đạt đến kết quả tối ưu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. SOME THOGHTS ON THE CHANGES IN MORAL VALUES IN THE CAUSE OF INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION IN VIETNAM TODAY TRAN HOANG HAO In this age of industrialization and modernization, apart from the motivation to the fundamental changes in producing materials for the society and facilitating people to become more dynamic, industrialization and modernization also have an effect on people’s personality, causing a materialistic psychology and way of life. It also erases the border among nations, and threatens the stability of the cultural identity of each nation in the cause of globalization. In order to preserve the traditional moral values, it is necessary to identify a system of moral values filed with national indentify and modernify. These values are patriotism, recognition of community, humanitatianisn, industriousness, hard work and creativity. CHÚ THÍCH 1. C. Mác, Ph. Ăngghen: Tuyển tập, T. 1, NXB Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 227. 2. Dẫn lại của Đoàn Xuân Mượu: Tiến bộ khoa học nhìn từ phía trái, NXB KHXH, Hà Nội, 1999, tr. 179. 3. Đỗ Mười: Chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. NXB Sự thật, Hà Nội 1993, tr.13. 4. Hồ Chí Minh: toàn tập, T. 6 NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 171. 5. Hồ Chí Minh: toàn tập, T. 12 NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 558.