Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành bại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền
vững ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong bảy chương trình đột phá, góp phần phá vỡ
những “điểm nghẽn” đang cản trở sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Điều đó đòi hỏi
phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu
cầu phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, yếu tố quyết định thành công trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tạo lợi thế cạnh tranh của Thành phố hiện nay.
9 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thách thức đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 72 (06/2020) No. 72 (06/2020)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:
41
NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Challenges to human resource development in Ho Chi Minh City
TS. Nguyễn Minh Trí
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
TÓM TẮT
Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành bại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền
vững ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong bảy chương trình đột phá, góp phần phá vỡ
những “điểm nghẽn” đang cản trở sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Điều đó đòi hỏi
phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu
cầu phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, yếu tố quyết định thành công trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tạo lợi thế cạnh tranh của Thành phố hiện nay.
Từ khóa: nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực
ABSTRACT
Human resource development is a decisive factor in the success of sustainable socio-economic
development in Ho Chi Minh City. It is considered one of the seven groundbreaking programs,
contributing to breaking down the "bottlenecks" that are hindering the development of Ho Chi Minh
City today. That requires a comprehensive system of solutions to develop high-quality human resources
to meet the development requirements of Ho Chi Minh City, guaranteeing the success in the process of
industrialization and modernization and creating a competitive advantage of the City today.
Keywords: human resources, human resource development
1. Mở đầu
Phát triển nguồn nhân lực về thực chất,
là tăng cường, hoàn thiện cho người lao
động có trình độ lành nghề về chuyên môn,
kỹ thuật, ứng với mỗi ngành nghề cụ thể,
theo tiêu thức phân loại lao động về trình
độ chuyên môn, kỹ thuật nhất định; có kỹ
năng chuyên môn giỏi và khả năng thích
ứng với những thay đổi nhanh chóng của
công nghệ sản xuất và kinh doanh; có sức
khỏe và phẩm chất tốt; có khả năng vận
dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ
năng đã được đào tạo vào trong quá trình
sản xuất nhằm đem lại năng suất lao động
với chất lượng và hiệu quả cao. Đó là
những người làm chủ tri thức khoa học và
công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có
kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công
nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức
khỏe, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là
những “cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội
ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi,
lao động lành nghề và cán bộ khoa học
Email: nm.tri@hutech.edu.vn
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
42
công nghệ đầu đàn” (Đảng Cộng sản Việt
Nam, 2011, tr.130). Có thể nói, nguồn
nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính
quyết định quá trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế - xã hội. Tại Đại hội XI, Đảng
ta đã chỉ rõ: “Phát triển, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao là một trong những yếu
tố quyết định sự phát triển nhanh và bền
vững” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011,
tr.41).
Là đầu tàu kinh tế của cả nước, Thành
phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tạo ra khoảng
1/4 tổng sản phẩm quốc nội, 1/3 giá trị sản
lượng công nghiệp, đóng góp khoảng 28%
tổng thu ngân sách quốc gia, hơn 18% tổng
kim ngạch xuất, nhập khẩu, thu hút 1/3
tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) của cả nước và luôn đóng vai trò
quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Để thực hiện tinh thần chỉ đạo
của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ X, nhiệm
kỳ 2015 - 2020, đề ra mục tiêu: “Nâng cao
chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh
tranh của kinh tế thành phố, gắn tăng
trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây
dựng con người, thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội, bảo vệ môi trường” (Ðảng bộ
TP.HCM, 2015, tr.119). Thế nhưng, những
năm qua, khi tiến hành triển khai thực hiện
chủ trương này trong thực tiễn, Thành phố
phải đối mặt với những thách thức lớn,
chất lượng nguồn nhân lực hiện nay còn
nhiều bất cập cả về thể lực, trình độ chuyên
môn cũng như ý thức, tác phong, kỷ luật
lao động, năng lực cạnh tranh đã và đang
ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội TP.HCM, trước tác động của cuộc
cách mạng 4.0 và quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay.
Bài viết trình bày nghiên cứu về những
thách thức trong việc phát triển nguồn nhân
lực ở TP.HCM trong giai đoạn hiện nay, từ
đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở
TP.HCM trong thời gian tới.
2. Những thách thức đối với phát
triển nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay
TP.HCM là đô thị đặc biệt, một trung
tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và
đào tạo, khoa học và công nghệ, đầu mối
giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, có
sức thu hút và lan tỏa đối với vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị
quan trọng của cả nước. Điều đó góp phần
làm cho nguồn nhân lực của Thành phố rất
dồi dào đã góp phần tích trong phục vụ quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng
như quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở
Thành phố.
Một là, về số lượng lao động/tình
trạng sức khỏe:
Những năm gần đây, dân số TP.HCM
tăng trưởng với tốc độ khá cao và liên tục,
nên nguồn bổ sung vào lực lượng lao động
rất lớn. Năm 2017, dân số của TP.HCM là
8.643.044 người, tăng 2,38% so với năm
2016, trong đó dân số ở thành thị chiếm
80,9%, dân số nông thôn chiếm 19,1%.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt
4.538.195 người, chiếm 52,5% tổng dân
số; lực lượng lao động trực tiếp
khoảng 4.223.996 người chiếm 97,4% số
lực lượng lao động và chiếm 50% so với
tổng dân số (Cục Thống kê TP.HCM,
2018, tr.47). Lực lượng lao động từ 20 tuổi
đến 44 tuổi chiếm 68,6% trong các nhóm
tuổi tham gia lao động, nhóm tuổi 20-24
chiếm 10,0%, nhóm tuổi 25-29 chiếm
16,3%, nhóm tuổi 30-34 chiếm 15,0%,
nhóm tuổi 35-39 chiếm 14,1%, nhóm tuổi
NGUYỄN MINH TRÍ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
43
40-44 chiếm 13,2% (Cục Thống kê
TP.HCM, 2018, tr.61). So với các địa
phương khác trong cả nước, chỉ số về sức
khỏe của nguồn nhân lực TP.HCM đã có
nhiều cải thiện, cụ thể: chiều cao trung
bình của các bạn trẻ từ 18 tuổi trở lên là
168,1m, vượt 4,1cm so với mức trung bình
cả nước (1,64m), song nhìn chung, chỉ số ở
mức trung bình so với các nước trong khu
vực và thế giới. Đến nay, chiều cao trung
bình của thanh niên TP.HCM thấp hơn
2cm so với chuẩn quốc tế (1,70m) (Huy
Thịnh, 2017). Lực lượng lao động dồi dào,
khá trẻ và có sức khỏe là điều kiện thuận
lợi trong quá trình thu hút đầu tư nước
ngoài, cũng như tiếp thu các thành tựu
khoa học - công nghệ và linh hoạt trong
việc chuyển đổi nghề nghiệp phục vụ quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song
phần lớn nguồn nhân lực ở TP.HCM chưa
đáp ứng được cường độ làm việc công
nghiệp cũng như sử dụng máy móc thiết bị
theo chuẩn quốc tế.
Hai là, về chất lượng lao động:
Trình độ học vấn phổ thông của
nguồn nhân lực ở TP.HCM đã có những
bước phát triển vượt trước so với trình
độ phát triển kinh tế.
TP.HCM đã hoàn thành phổ cập giáo
dục trung học cơ sở (năm 2002) và được
công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc trung học
(năm 2008); hiện tỷ lệ biết chữ ở độ tuổi 15
- 35 tuổi đạt 99,98%; độ tuổi 36 trở lên đạt
99,69% (Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí
Minh, 2018, tr.420); tỷ lệ tốt nghiệp bổ túc
hàng năm đều cao hơn bình quân cả nước;
Thành phố đang phấn đấu nâng cao hơn
nữa trình độ bình quân tốt nghiệp trung học
phổ thông vào năm 2020.
TP.HCM là một trong những địa
phương đi đầu trong cả nước về giáo dục -
đào tạo với số lượng sinh viên theo học và
tốt nghiệp cao đẳng đại học năm sau cao
hơn năm trước, góp phần tăng tỷ lệ lao
động qua đào tạo tăng từ 40% (năm 2005)
lên 77,5% (năm 2017), trong đó lao động
đang làm việc chuyên môn kỹ thuật bậc sơ
cấp 26,69%; lao động đang làm việc
chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm
18,81%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung
chiếm 5,81%; chuyên môn cao đẳng
5,38%; chuyên môn đại học trở lên chiếm
20,81% (Cục Thống kê TP.HCM, 2018,
tr.420), ngày càng đáp ứng nhu cầu nhân
lực theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở
TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Đồng thời, Thành phố đã có nhiều
chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao như: đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ
quản lí nhà nước và quản trị kinh doanh;
đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ ngành giáo dục
đào tạo. Các chương trình này đã cung cấp
cho Thành phố một lực lượng cán bộ có
năng lực, có trình độ chuyên môn, đáp ứng
một phần đáng kể nhu cầu nhân lực cao
trong quản lí hành chính, giáo dục, đào tạo
và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nguồn
nhân lực chưa đáp ứng mục tiêu phát triển
nhanh và bền vững của thành phố. Mặc dù
lao động qua đào tạo nghề ở thành phố khá
cao, song thực tế “tỷ lệ lao động bài bản
(đào tạo từ 3 tháng trở lên và có chứng chỉ
công nhân kết quả) chỉ đạt 22%, số còn lại
đào tạo theo kiểu “cầm tay chỉ việc”,
truyền nghề, đào tạo “dăm bữa, nửa tháng”
đủ kỹ năng để người lao động đứng vào
dây chuyền sản xuất giản đơn” (Kỷ yếu hội
thảo cấp Thành phố, 2019, tr.478) và theo
Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và
thông tin thị trường lao động TP.HCM cho
rằng, tồn tại lớn nhất trong vấn đề đào tạo
hiện nay là cơ cấu đại học, cơ cấu trung
cấp đang có sự khập khiễng giữa đào tạo
và nhu cầu: bậc đại học đào tạo số lượng
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
44
nhiều hơn so với nhu cầu, lực lượng công
nhân giỏi cần nhiều lại đào tạo ít hơn. Về
lĩnh vực ngành nghề, những ngành chủ lực
phát triển của thành phố như ngành cơ khí,
hóa, chế biến thực phẩm, điện tử chỉ mới
đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tuyển dụng.
Mặt khác, theo khảo sát của Trung tâm Dự
báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị
trường lao động “chỉ có 80% sinh viên, học
viên tốt nghiệp tại TP.HCM tìm được việc
làm, 20% không tìm được việc. Trong số
tìm được việc chỉ có 50% là có việc làm
phù hợp với năng lực, sở thích” (Huyền
Bình, 2013).
Doanh nghiệp không tìm được người
lao động như mình mong muốn và trên
50% sinh viên ra trường khó khăn trong tìm
kiếm việc làm (Huyền Bình, 2013). Việc
đào tạo nặng lý thuyết, ít thực hành như
hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp phải
đào tạo lại, đào tạo thêm cho nhân công sau
tuyển dụng. Chưa kể, với thiết bị cũ kĩ, lạc
hậu ở nhiều trường như hiện nay, học viên
sau tốt nghiệp cũng hoàn toàn bỡ ngỡ với
những máy móc thiết bị hiện đại trong thực
tế. Bên cạnh đó, những hiện tượng tiêu cực
trong giáo dục - đào tạo chưa được ngăn
chặn (“học giả”, “bằng thật”); học phí và
các khoản liên quan đến giáo dục trên địa
bàn Thành phố ngày càng gia tăng, là gánh
nặng đối với các hộ gia đình, đặc biệt là gia
đình nghèo (bình quân mỗi người dân ở
Thành phố chi cho giáo dục hàng tháng là
166.200 ngàn đồng trên tổng mức chi tiêu).
Đại hội Đảng bộ lần thứ X (2015 – 2020)
đã nhìn nhận những yếu kém của ngành
giáo dục, đó là: “chất lượng giáo dục - đào
tạo và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển và hội nhập quốc tế” (Ðảng
bộ TP.HCM, 2015, tr. 102).
Bên cạnh đó, hệ thống thông tin thị
trường lao động chưa phản ánh khách
quan, kịp thời sự biến động của thị trường
lao động; chưa đưa ra được các dự báo
trung và ngắn hạn về thị trường lao động
và tính hiệu quả chưa cao của hoạt động
dịch vụ việc làm đã góp phần làm gia tăng
xu hướng này.
Ba là, về ý thức, tác phong, kỷ luật lao
động:
Người Việt Nam nói chung, TP.HCM
nói riêng được các đối tác và nhà đầu tư
nước ngoài đánh giá là có khả năng thích
ứng nhanh, dễ hòa nhập, có kỹ năng sử
dụng các công nghệ hiện đại, nhanh nhạy
hơn nhiều so với các nước khác trong khu
vực, song thiếu kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng giải quyết vấn đề; yếu kém về ngoại
ngữ, tin học; tác phong trong công việc và
ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương; tinh thần
hợp tác trong sản xuất còn thấp, một bộ
phận không nhỏ người lao động vừa yếu và
thiếu văn hóa nghề, được biểu hiện ở việc
tùy tiện, cẩu thả, vô tổ chức, vô kỷ luật, vô
trách nhiệm; thiếu trung thực, thiếu tự giác,
chưa yêu nghề; tự ti, tự phụ, thiếu tính
cộng đồng, tính nhân văn, tự đánh mất
mình, đây chính là những rào cản cho việc
đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế sang
sản xuất dịch vụ, công nghệ cao, xuất khẩu
lao động cũng như tham gia vào chuỗi giá
trị toàn cầu (Nguyễn Minh Trí, 2019,
tr.130).
Bốn là, về năng lực sáng tạo, năng
suất lao động:
Thời gian qua, mặc dù lãnh đạo
TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong công tác
chỉ đạo điều hành nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế, song nhìn chung đánh giá của
doanh nghiệp về môi trường đầu tư, kinh
doanh chưa được cải thiện rõ nét. Theo xếp
hạng chỉ số PCI 2018 được Phòng Thương
mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
NGUYỄN MINH TRÍ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
45
công bố vào tháng 3, TP.HCM đứng thứ 10
với 65,34 điểm, giảm 2 bậc so với năm
2017 và xếp sau loạt tỉnh, thành khác như
Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng
Tháp, Đà Nẵng.v.v. (Thanh Huyền, 2017).
Năng suất lao động của TP.HCM gấp 2,7
lần bình quân của cả nước (Ủy ban Nhân
dân TP.HCM, 2016, tr.281), nhưng so với
các nước trong khu vực và thế giới vẫn còn
thấp; trình độ tay nghề thấp, tác phong làm
việc còn yếu, chưa bắt kịp yêu cầu phát
triển. Tính theo sức mua tương đương
(PPP), năng suất lao động của TP.HCM chỉ
cao hơn cao hơn Campuchia, Myanmar và
Lào nhưng chỉ bằng 6% của Singapore,
15% của Malaysia, 37% của Thái Lan,
54% của Philippines và 55% của Indonesia
(Thanh Huyền, 2017).
Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân
lực của TP.HCM đang bị đánh giá khá thấp
và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực của
Thành phố còn hạn chế cả về thể lực, trí
lực và đạo đức để có thể bắt kịp được
đòi hỏi của thị trường lao động trong thời
kỳ cách mạng khoa học và công nghệ 4.0.
Sở dĩ sự phát triển nguồn nhân lực ở
TP.HCM còn những thách thức như trên
là do:
Một là, tư duy về quản lý phát triển
nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, bất cập.
Việc quy hoạch các đơn vị sự nghiệp cung
cấp các dịch vụ giáo dục – đào tạo chưa sát
với thực tiễn cả về số lượng, quy mô và cơ
cấu ngành nghề. Chưa có sự gắn kết rõ
ràng giữa quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực với các quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội khác, như quy hoạch phát triển các
ngành nghề của Thành phố. Việc thực hiện
các quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
trong thực tế còn mang tính hình thức,
phong trào, chất lượng chưa cao.
Việc kiểm định, đánh giá chất lượng
của các cơ quan quản lý nhà nước đối với
cơ sở đào tạo cũng còn nhiều bất cập, các
tiêu chí đánh giá còn nhiều định tính và
nặng về đánh giá đầu vào, chưa xây dựng
và thống nhất được hệ thống chuẩn đầu ra
cho các loại hình đào tạo để làm cơ cở cho
việc đánh giá chất lượng đào tạo ở Thành
phố. Bên cạnh đó, Trung tâm Dự báo nhu
cầu nhân lực và thông tin thị trường lao
động TP.HCM dù đã có nhiều cố gắng
trong công tác dự báo, phân tích nhu cầu
lao động của Thành phố, song còn hạn chế
trong dự báo cụ thể, chính xác về số lượng
ngành nghề, trình độ phân tích nhu cầu
nhân lực của nhà tuyển dụng vẫn chưa đáp
ứng các đòi hỏi thực tiễn, dẫn đến công tác
đào tạo chưa thật sự gắn với yêu cầu của
thị trường lao động.
Hai là, hệ thống giáo dục từ phổ thông
đến sau đại học là nòng cốt của sự nghiệp
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vẫn
còn nhiều hạn chế, ít có sự kết nối giữa các
cơ sở đào tạo với hệ thống doanh nghiệp,
đặc biệt là các trường công lập, từ đó dẫn
đến nguồn nhân lực được đào tạo không
đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ngoài ra,
quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế trong
lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực của các
cơ sở đào tạo cũng chưa theo kịp tiến trình
hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng
sâu rộng của Thành phố. Nhìn chung, hệ
thống giáo dục chưa bắt kịp mô hình giáo
dục – đào tạo nguồn nhân lực tiên tiến của
các nước trong khu vực và thế giới.
Ba là, chất lượng cơ sở đào tạo,
chương trình và phương pháp đào tạo còn
lạc hậu, chậm đổi mới, chưa gắn với thực
tiễn và xu thế phát triển xã hội; bên cạnh
đó, cơ cấu đào tạo chưa thật hợp lý giữa
các lĩnh vực và ngành nghề đào tạo; chất
lượng giáo dục chưa được quan tâm đúng
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
46
mức, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra
trường lại chưa đủ chuyên môn, trình độ
ngoại ngữ, kỹ năng mềm để tiếp cận công
việc, nhất là các kỹ năng mà thị trường lao
động cần (Nguyễn Minh Trí, 2019, tr.176).
Đây cũng là một trong những rào cản đối
với việc nâng cao chất lượng dạy học cũng
như tăng cường hoạt động nghiên cứu của
các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trên địa
bàn TP.HCM.
3. Một số giải pháp nhằm phát triển
nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay
Trong những năm tới, để phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội ở TP.HCM cần phải thực
hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, cần phải xác định rằng, nguồn
nhân lực là tài nguyên quý nhất trong giai
đoạn hiện nay ở TP.HCM. Muốn vậy, phải
làm cho mọi người nhận thức một cách đầy
đủ và sâu sắc hơn vai trò, tầm quan trọng
trong việc đào tạo và sử dụng nhân lực là
làm cho chất lượng nguồn nhân lực của
Thành phố trở thành lợi thế cạnh tranh so
với các nước trong khu vực và quốc tế.
Đây là nhiệm vụ của toàn xã hội, là trách
nhiệm của các cấp lãnh đạo, quản lý của
mỗi cơ sở giáo dục - đào tạo, mỗi doanh
nghiệp, mỗi gia đình cũng như bản thân
người lao động. Đồng thời, gắn chiến lược
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và thị
trường lao động của TP.HCM. Có như vậy,
nguồn cung nhân lực chất lượng cao mới
đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế,
thị trường lao động cả về trình độ học vấn,
trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nhân
lực và năng lực phẩm chất.
TP.HCM cần làm tốt công tác xây
dựng, kế hoạch phát triển giáo dục và đào
tạo, xác định đúng đắn chiến lược phát
triển nguồn nhân lực, trên cơ sở thực hiện
tốt công tác dự báo nhu cầu và thị trường
lao động, cùng với việc làm tốt công tác
quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao
đẳng và dạy nghề, nhằm đào tạo nguồn
nhân lực theo lĩnh vực và bậc đào tạo, phù
hợp với nhu cầu của xã hội, phục vụ hiệu
quả cho chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của Thành phố.
Hai là, nâng cao trình độ chuyên môn,
kỹ năng của nguồn nhân lực. Đây là nhiệm
vụ then chốt, giải pháp trọng yếu để xây
dựng, phát triển nguồn nhân lực nói chung,
nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng
đáp ứng đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình
tăng trưởng, hội nhập kinh tế. Cần tập
trung vào các biện pháp: đổi mới nội dung,
chương trình, phương pháp dạy học ở các
cấp học, bậc học và phương thức đánh giá
chất lượng.
Đối với cấp học phổ thông ở Thành
phố, bảo đảm cho mọi người dân trong độ
tuổi đi học được đến trường, đặc biệt là ở
vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa của
Thành phố; tập trung phát triển trí tuệ, thể
chất, hình thành phẩm chất, năng lực công
dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu,
định hướng nghề nghiệp cho học sinh phù
hợp với tính đặc thù của Thành phố. Cần
sử dụng một cách phổ biến và triệt để các
phương pháp giáo dục tiên tiến, theo hướng
kết hợp hiện đại với truyền thống, sao cho
kích thích và phát huy được tốt nhất tính
tích cực, chủ động, sán