Tiểu thuyết Nam Bộ ra đời gắn với sự phát triển của báo chí. Do vậy phần lớn các tác
phẩm xuất hiện dưới dạng feuilleton. Tiểu thuyết feuilleton mang những đặc tính xã hội giống
tiểu thuyết chương hồi: bình dân, đại chúng. Về phương diện nghệ thuật, chúng có sự gặp gỡ ở
việc chú trọng xây dựng cốt truyện tự sự, các thủ pháp mô tả nhân vật Đặc biệt trong tiểu
thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX có sự thẩm thấu của dạng thức feuilleton và chương hồi và rất hấp
dẫn đại chúng. Từ những vấn đề đã đặt ra, chúng tôi cho rằng văn học đại chúng phải trở thành
đối tượng quan trọng của các nhà nghiên cứu.
8 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề của văn học đại chúng: so sánh tiểu thuyết feuilleton ở Nam bộ trước 1945 và tiểu thuyết chương hồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA VĂN HỌC ĐẠI CHÚNG:
SO SÁNH TIỂU THUYẾT FEUILLETON Ở NAM BỘ TRƯỚC 1945
VÀ TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI
PHAN MẠNH HÙNG*
TÓM TẮT
Tiểu thuyết Nam Bộ ra đời gắn với sự phát triển của báo chí. Do vậy phần lớn các tác
phẩm xuất hiện dưới dạng feuilleton. Tiểu thuyết feuilleton mang những đặc tính xã hội giống
tiểu thuyết chương hồi: bình dân, đại chúng. Về phương diện nghệ thuật, chúng có sự gặp gỡ ở
việc chú trọng xây dựng cốt truyện tự sự, các thủ pháp mô tả nhân vật Đặc biệt trong tiểu
thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX có sự thẩm thấu của dạng thức feuilleton và chương hồi và rất hấp
dẫn đại chúng. Từ những vấn đề đã đặt ra, chúng tôi cho rằng văn học đại chúng phải trở thành
đối tượng quan trọng của các nhà nghiên cứu.
ABSTRACT
The issues of mass literature: a comparative study of pre-1945 novel – feuilleton
and the novel of chinese classical style (zhanghui xiaoshuo) in southern vietnam
The formation of southern Vietnam novel was closely connected with the development of
press and newspaper, for this reason, most of novels was feuilletonistic. Novel-feuilleton was
closed to traditional novel of Chinese style (zhanghui xiaoshuo), because both tended to
describing social side of common people. In poetic regard, both feuilleton and zhanghui
xiaoshuo paid attention to plot and and character description. There were mixed forms of novel-
feuilleton and zhanghui xiaoshuo, which very much attracted common readers in literature of
Southern Vietnam in the early 20th century. Therefore, we assume that the mass literature should
be an important subject for studies.
*
* *
Văn học đại chúng (Mass literature) ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong xã
hội hiện đại. Văn học đại chúng có mục đích giải trí, phục vụ một lớp người bình dân,
chiếm đa số trong xã hội. Văn học đại chúng, theo nghĩa rộng bao gồm nhiều thể loại:
tiểu thuyết, truyện tranh, thi ca bình dân, kịch bản phim truyền hình, gắn liền với sự
phát triển của các phương tiện truyền thông như báo chí, phim ảnh. Trong đó tiểu thuyết
là thể loại chủ lực của văn học đại chúng.
*
2Theo Từ điển thuật ngữ văn học, văn học đại chúng: “Còn gọi là văn học thông tục.
Bộ phận văn học giải trí và giáo huấn được in với số lượng lớn, phổ biến từ cuối thế kỷ
XIX và nhất là thế kỷ XX... Cơ sở tư tưởng của văn học đại chúng là chủ nghĩa thực
dụng. Cơ sở xã hội của văn học đại chúng là chính sách nhượng bộ đối với lớp thị dân
tầm thường: dùng phương tiện sản xuất hàng loạt để nuôi dưỡng tâm lý tiêu dùng, làm
nguội lạnh tính công dân tích cực của quần chúng. Văn học đại chúng không có quan hệ
trực tiếp với lịch sử văn học như là nghệ thuật ngôn từ, nhưng nó là một thành tố của quá
trình văn học thế kỷ XIX – XX... Điểm mấu chốt của văn học đại chúng là làm cho người
ta được can dự vào văn hóa hiện đại dưới dạng lược gọn, nó đưa ra một thế phẩm cho sự
thỏa thuận thẩm mĩ. Thi pháp của nó là rập khuôn nhất là cách tả chân dung và tâm lý
nhân vật, ở vần thơ và cốt truyện...” (1).
Bàn về Tiểu thuyết đại chúng và đại chúng văn học, nhà phê bình Kiều Thanh Quế
(1914-1947) cho rằng: “Đại chúng là bao gồm tất cả hạng dân tầm thường trong một
nước Tiểu thuyết ngày nay cũng nằm trong văn học đại chúng. Tiểu thuyết của đại
chúng không thiên trọng về lối phô diễn cầu kỳ. Tánh chất, giá trị của nó là giản dị, đẹp
và thật: dùng rất ít lời văn mà tả nên bức tranh linh hoạt đầy thi vị. Đó là yếu tố của đại
chúng văn học Tiểu thuyết đại chúng không vị nghệ thuật mà vị nhân sinh. Vị nghệ
thuật là chú trọng ở lời văn. Vị nhân sinh là chú trọng ở hứng thú. Đại chúng là hạng
người lao khổ, cả ngày vất vả với sống còn. Một khi được thảnh thơi mó đến quyển tiểu
thuyết họ không cần gì hơn được tìm trong ấy một vài hứng thú, để qua những giờ nhàn
rỗi vô vị. Tiểu thuyết đại chúng hiện có mấy loại: 1. Trinh thám tiểu thuyết, 2. Lịch sử
tiểu thuyết, 3. Võ hiệp tiểu thuyết, 4. Diễm tình tiểu thuyết, 5. Phiêu lưu tiểu thuyết, 6.
Giáo dục tiểu thuyết, 7. Xã hội tiểu thuyết” (2). Nhà phê bình cũng cho biết thêm những
loại tiểu thuyết vừa kể trên ở Âu Mỹ đều có đủ, đặc biệt là ở nước Anh. Đồng thời Kiều
Thanh Quế xếp các tiểu thuyết của Thế Lữ, Phạm Cao Củng vào loại trinh thám; tiểu
thuyết Phú Đức vào loại võ hiệp; tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc,
Lan Khai vào loại lịch sử; tiểu thuyết của Song An, Khái Hưng, Nhất Linh vào loại diễm
tình; tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương vào loại xã hội. Những ý kiến của
Kiều Thanh Quế cho thấy sự ảnh hưởng của tiểu thuyết đại chúng phương Tây đến nền
tiểu thuyết Việt Nam. Và có lẽ Kiều Thanh Quế đã tiếp nhận được các đánh giá phẩm
bình của các nhà nghiên cứu phê bình phương Tây để vận dụng vào trường hợp Việt
Nam. Tiếc rằng, trong đánh giá xếp loại, nhà nghiên cứu chỉ thiên về các tác giả đất Bắc.
Nguyễn Nam Trân trong Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, chương Văn học đại
chúng Nhật Bản hiện đại cho biết: “Từ điển Kôjien của Nhật định nghĩa văn học đại
chúng như một hình thức đối lập với văn học thuần túy và nhắm quần chúng độc giả bình
dân. Trong loại này có thể kể đến các loại tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết trinh thám
(người Nhật gọi là tantei tức “thám trinh”, suiri hay suy lý, deduction), tiểu thuyết kiếm
hiệp, tiểu thuyết tình cảm có tính chất gia đình hay yếu tố khôi hài” (3). Nguyễn Nam Trân
đã khảo sát văn học đại chúng Nhật Bản ở các thể loại: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tân
thời, tiểu thuyết trinh thám và suy luận, tiểu thuyết khoa học giả tưởng. Trong quan niệm
của ông, văn học đại chúng có nghĩa định lượng hơn định tính, nhằm chỉ một lớp người
khá thuần nhất về mặt văn hóa, không có đặc tính gai cấp và hầu như cấu thành bởi lớp
người trung lưu, chiếm đa số trong xã hội Nhật giai đoạn kỹ nghệ hóa.
3Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã dùng khái niệm “văn học thông tục” hay “tục
văn học” để chỉ bộ phận văn học có tính bình dân, đại chúng, đối lập với bộ phận văn học
chính thống bác học. Về thể loại, văn học thông tục Trung Quốc bao gồm: dân ca, ca dao,
truyền thuyết, truyện cười, câu đố, khúc, các loại tiểu thuyết thông tục, giảng sử, thoại
bản, v.v
Như vậy, văn học đại chúng có những vấn đề lý luận và thực tiễn đáng chú ý sau:
Thứ nhất, văn học đại chúng ra đời và phát triển gắn liền với các loại phương tiện
truyền thông đại chúng, phục vụ những cá nhân ở đô thị. Ở phương Đông, văn học đại
chúng phát triển từ cội nguồn văn học dân gian, cùng với sự lớn mạnh của các đô thị và
thể loại quan trọng là tiểu thuyết thông tục, trong đó tiểu thuyết chương hồi có một vị trí
hết sức quan trọng.
Thứ hai, văn học đại chúng có các đặc điểm đáng chú ý là viết về cuộc sống đời
thường, trình bày đơn giản, hướng đến người đọc rộng lớn và có tính chất giải trí.
Thứ ba, văn học đại chúng là một thành tố của quá trình văn học và khó có thể phân
định rạch ròi ranh giới giữa văn học thuần túy và văn học đại chúng. Vấn đề xác định
những tác phẩm nào thuộc về văn học đại chúng, loại nào thuộc văn học thuần túy và loại
nào có tính chất trung gian là cần thiết trong nghiên cứu đánh giá nhưng không mấy dễ
dàng. Môi trường văn học đại chúng có ưu thế lan tỏa, dễ tạo nên sự nổi tiếng đã khuyến
khích nhiều tác giả thuộc dòng văn chương thuần túy ghé qua. Cũng có tác giả viết văn
chương đại chúng nhưng nhờ tài năng nghệ sĩ, tác phẩm lại trở thành văn chương thuần
túy và theo thời gian trở thành cổ điển. Do vậy, công việc viết văn học sử không chỉ đề
cập đến những tác phẩm thuộc dòng văn chương thuần túy mà cần chú ý đền dòng văn
chương đại chúng.
*
Văn học Nam Bộ cuối thế kỷ XIX – 1945 xuất hiện dòng văn chương đại chúng bên
cạnh văn chương thuần túy. Văn chương Nam Bộ buổi đầu gắn với sự ra đời của báo chí.
Báo chí buổi đầu đã cho thấy khả năng phổ biến thông tin và giải trí vô cùng to lớn trong
xã hội hiện đại. Nhiều tờ báo ở Nam Bộ đã chọn lớp người chiếm số đông trong xã hội là
người lao động bình dân để phục vụ. Giá bán của một tờ báo thường lấy giá của một li cà
phê sáng của một người lao động bình thường trong xã hội làm chuẩn. Nhà văn Sơn Nam
cho rằng, làm báo thời kì đầu là nghệ thuật quản lí, vì toà soạn giống như một xí nghiệp,
nuôi sống công nhân, người làm báo, ngoài số kí giả, nhà văn. Các báo muốn tồn tại được
cần hướng đến lớp độc giả đông đảo là những người lao động bình dân ngoại trừ các tờ
báo được sự bảo hộ của nhà cầm quyền phục vụ cho mục đích chính trị. Mỗi tờ báo muốn
thu hút người đọc cần phải đề cập đến nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, ưu
tiên tính chất thông tin và khoa học, cách trình bày đơn giản và dễ hiểu. Lần mở lại các tờ
báo thời kì đầu chúng ta không khỏi ngạc nhiên. Bên cạnh các bài biên khảo, tin tức thời
sự, chiến sự, tiểu thuyết đăng nhiều kì (cả loại sáng tác và dịch), để lộn xộn bên những
bài quảng cáo, rao vặt, hiếu hỉ. Dần dà, các mục tiểu thuyết (dạng feuilleton) trên báo
ngày càng được chú ý trau chuốt, chăm sóc, vì đây là điểm nhấn quan trọng thu hút độc
giả. Một số tờ báo về sau đã phát huy tốt điều này khi dành cho tiểu thuyết một vị trí
quan trọng trên tờ báo, chẳng hạn như các tờ Phụ nữ tân văn, Lục tỉnh tân văn, Trung lập,
Công luận, Bình dân, Đuốc nhà Nam. Theo Nguyễn Thị Thanh Xuân “Chúng ta đã biết,
4báo chí làm nên phê bình văn học, nhưng ở Nam Bộ đầu thế kỷ, báo chí cũng làm nên
tiểu thuyết. Và như vậy, vượt ra khỏi tính chất là một phương tiện thông tin, báo chí Việt
Nam lúc bấy giờ đã là một sân chơi văn học dành cho đại chúng” (4). Có điều lạ, các tiểu
thuyết sau khi đã đăng báo được in lại thành sách vẫn còn thu hút độc giả.
Có sự tương đồng trong quá trình hiện đại hóa văn học giữa Việt Nam và Nhật Bản
khi nền văn học mới bắt đầu gắn với báo chí và thể loại chủ lực là tiểu thuyết. Tiểu thuyết
feuilleton ở Nhật xuất hiện khá sớm vào những năm đầu thời Minh Trị (Meiji). Báo chí
Nhật thời này được chia làm ba loại: loại đại tân văn (báo lớn) nhắm đến độc giả trí thức,
nặng về chữ Hán, nội dung bình luận về chính trị, thời cuộc; loại trung tân văn (báo vừa)
nhắm đến số lượng lớn độc giả trong xã hội; loại tiểu tân văn (báo nhỏ) dành cho người
đọc ít học, viết bằng chữ quốc ngữ hiragana. Theo Nguyễn Nam Trân “những tiểu thuyết
đăng nhiều kỳ (romans-feuilletons) trước tiên đăng trên các loại báo nhỏ nhưng sau đó đã
ăn lan sang các loại báo khác khi kiểu thương mãi này chứng tỏ được độc giả ưa chuộng”
(5)
.
Tiểu thuyết feuilleton mang những đặc tính xã hội giống tiểu thuyết chương hồi:
bình dân, đại chúng. Chúng tôi coi tính chất bình dân, hướng về đại chúng của văn học là
một biểu hiện của cận đại hóa. Khi văn học từ hệ hình chú trọng chủ yếu chức năng thù
tạc, quà tặng chuyển sang hệ hình mới mang chức năng giải trí thuần túy hướng tới số
đông. Với văn học Nam Bộ, nói riêng bộ phận tiểu thuyết, đặc tính này cho thấy tính chất
hiện đại sớm.
Tiến hành những so sánh giữa tiểu thuyết feuilleton ở Nam Bộ trước 1945 (6) và tiểu
thuyết chương hồi (ở đây xin hiểu là những tiểu thuyết chương hồi cổ điển Trung Quốc)
chúng tôi hướng đến lý giải những tương đồng và khác biệt ở góc độ loại hình: một loại
là sản phẩm điển hình của văn học có tính chất thông tục của phương Đông và một loại
tiêu biểu cho tính chất đại chúng trong văn học của phương Tây. Riêng ở Nam Bộ, cần
tính đến một thực tế là trước khi tiếp xúc và vận dụng kỹ thuật của phương Tây thì tiểu
thuyết chương hồi Trung Quốc đã trở thành hình mẫu.
Dưới đây là những phác thảo sơ bộ của chúng tôi.
1. Môi trường tồn tại của tiểu thuyết và vấn đề độc giả
Môi trường tồn tại của tiểu thuyết chương hồi vốn ở không gian mở như: góc chợ,
bến đò. Không gian tồn tại đó tiêu biểu cho một kiểu sinh hoạt văn học cũ: kể - nghe và
xem. Ở đây nảy sinh một vấn đề liên quan đến văn hóa tiền văn bản là việc mỗi lần nghệ
nhân kể chuyện cũng là lúc anh ta đã tháo dỡ cấu trúc và tái cấu trúc truyện kể. Kể cả khi
các thoại bản được các trí thức “điển nhã hóa” thì hình thức sinh hoạt văn chương này
vẫn còn tiếp diễn. Kiểu sinh hoạt thời tiền văn bản vẫn được ưa thích có lẽ phần lớn độc
giả không thể đọc sách (việc học chữ là một khó khăn, số lượng ấn bản tác phẩm chắc
chắn còn hạn chế). Cũng không loại trừ một khả năng nằm trong bản chất của tự sự
chương hồi vốn hấp dẫn bằng “lối kể”, và được đồng tạo tác bằng “kiểu kể”. Ở Nam Bộ,
Truyện Lục Vân Tiên cuối thế kỷ XIX – đầu XX có thể là đã tồn tại theo kiểu sinh hoạt
văn chương chương hồi. Tựa trên một cơ sở xã hội khác với môi trường tiểu thuyết
chương hồi. Môi trường tồn tại của tiểu thuyết Feuilleton ở Nam Bộ là báo chí. Hình thức
này đã dẫn đến kiểu sinh hoạt văn học mới có tích chất cá nhân: văn học gắn với hoạt
5động viết – đọc. Văn chương chịu sự chi phối rõ rệt của khuôn khổ tờ báo và hoạt động
xuất bản. Nói cách khác, môi trường tồn tại của tiểu thuyết feuilleton là báo chí, gắn với
một kiểu văn hóa mới: văn hóa đọc.
Vấn đề người tiếp nhận của tiểu thuyết chương hồi và feuilleton cũng có nhiều điểm
khá thú vị: cả hai đều hướng đến độc giả đại chúng, bình dân. Con đường phát triển của
tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc gắn liền với nhu cầu thưởng thức của công chúng
bình dân, đặc biệt là tầng lớp thị dân thời Minh – Thanh. Độc giả của tiểu thuyết
feuilleton ở Nam Bộ trước 1945 là đại chúng, bình dân ở đô thị có tính chất thuộc địa
phương Tây. Cũng cần nhắc ở đây một vấn đề, có thể coi như đặc thù của Nam Bộ, đó là
bên cạnh việc phát triển mạnh của tiểu thuyết feuilleton là trào lưu dịch thuật các bộ tiểu
thuyết chương hồi Trung Quốc sang Việt ngữ. Thậm chí, bộ tiểu thuyết chương hồi nổi
tiếng Tam quốc diễn nghĩa đã được dịch và công bố dưới hình thức feuilleton trên Nông
cổ mín đàm ngay từ số thứ nhất, ra ngày 1/8/1901. Từ thực tế đó chúng ta có thể đặt vấn
đề sự ảnh hưởng qua lại giữa tiểu thuyết chương hồi và tiểu thuyết feuilleton ở Nam Bộ
và không loại trừ khả năng các nhà văn ở ta sử dụng tốt kĩ thuật felleton vì đã quen với kĩ
thuật chương hồi.
2. Phương diện thể tài
Thể tài của tiểu thuyết chương hồi được các nhà nghiên cứu thừa nhận có các
phương diện: “giảng sử” tiêu biểu cho loại này có Tam quốc diễn nghĩa; “yên phấn” tiêu
biểu cho loại này có Hồng Lâu Mộng; “linh quái” tiêu biểu cho loại này có Tây du ký;
“anh hùng thảo dã” tiêu biểu cho loại này có Thủy hử truyện; “phúng dụ” tiêu biểu cho
loại này có Nho lâm ngoại sử, v.v... Trong các bộ phận trên thì thể tài giảng sử chiếm một
số lượng lớn các tác phẩm chương hồi. Đề tài “yên phấn”, “phúng dụ” xuất hiện muộn
hơn gắn liền với sự lớn mạnh của tầng lớp thị dân Trung Hoa. Riêng với Hồng lâu mộng,
tiểu thuyết này đã báo hiệu một nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ mới của công chúng: chuyển từ
văn hóa nghe sang văn hóa đọc.
Thể tài của tiểu thuyết feuilleton Nam Bộ trước 1945 khá đa dạng nhưng tiêu biểu
có: Tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết võ hiệp, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết xã hội.
Tiểu thuyết trinh thám feuilleton ở Nam Bộ trước 1945 có các nhà văn như Biến
Ngũ Nhy (1886 - 1963) với các bộ Mật thám truyện, Kim thời dị sử (Ba Lâu ròng nghề
đạo tặc, Chủ nợ bất nhơn), Phú Đức (1901 – 1970) với các bộ Châu về hiệp phố, Lửa
Lòng, Non tình biển bạc, Tình trường huyết lệ, Phi Long (? - ?) với bộ Thùng thơ bí
mật. Nam Đình Nguyễn Thế Phương (1906 – 1978) lại chuyên viết tiểu thuyết về vụ án
với các bộ Túy hoa đình, Vô oan trái, Chén thuốc độc... Nhà văn Nguyễn Thế Phương
đồng thời cũng là phóng viên pháp luật. Trong những nhà văn viết trinh thám feuilleton
thì Phú Đức là nhà văn tiêu biểu nhất: số lượng tác phẩm lớn, bán chạy và sự nổi tiếng.
“Chúng ta chưa có điều kiện để trả lời câu hỏi: ai là người đầu tiên đăng tiểu thuyết
feuilleton trên báo Việt Nam, nhưng chúng ta có thể khẳng định, Phú Đức là một trong
những người thành công nhất với tiểu thuyết feuilleton. Vậy nếu không có báo chí, chưa
hẳn đã có một Phú Đức. Và ngược lại Phú Đức cũng làm sôi động báo chí một thời” (7).
Phú Đức khiến người ta nghĩ đến kiểu nhà văn chuyên nghiệp của phương Tây.
6Tiểu thuyết trinh thám feuilleton nội địa đầu tiên được biết đến là Kim thời dị sử của
Biến Ngũ Nhy. Tuy vậy, “Kim thời dị sử” chính là một mục trên Công luận báo chứ
không phải là tên tác phẩm. Chính sự hấp dẫn của đề mục feuilleton này mà khi in sách
tác giả đã sử dụng lại. Với Kim thời dị sử, chúng ta thấy có sự gặp gỡ giữa feuilleton và
chương hồi ở ý niệm: “Vô Kỳ Bất Truyền”. Từ thành tựu bước đầu là Kim thời dị sử của
Biến Ngũ Nhy cho đến những sáng tác của Phú Đức giai đoạn sau, tiểu thuyết Nam Bộ đã
tạo ra một dòng tiểu thuyết trinh thám đích thực cho văn học Việt Nam hiện đại.
Loại võ hiệp tiêu biểu với các sáng tác của Nguyễn Chánh Sắt (1869 – 1947) với
Giang hồ nữ hiệp (1928), Một đôi hiệp khách (1929)và một phần nào đó là Phú Đức
với Tiểu anh hùng võ kiết (1929), Một thanh bửu kiếm (1930) đây là loại tiểu thuyết
chịu ảnh hưởng từ tiểu thuyết võ hiệp chương hồi của Trung Quốc.
Loại tiểu thuyết lịch sử dịch có Tiền căn báo hậu (Le Comte de Monte Christo của
Alexandre Dumas) đăng trên Lục tỉnh tân văn năm 1907 và Ba chàng ngự lâm pháo thủ
(Les trois mousquetaires) đăng trên Lục tỉnh tân văn năm 1914 – cả hai đều do Trần
Chánh Chiếu (1867-1919) dịch. Tiền cắn báo hậu được in thành sách vào năm 1914. Tiểu
thuyết lịch sử dịch và chương hồi gống nhau ở tính chất sử. Thế nhưng tiểu thuyết
chương hồi thường thoát thai từ các thoại sử trong lúc yếu tố sử trong feuilleton là dã sử:
không gian thời gian là lịch sử, nhưng nhân vật là người thường, hấp dẫn bởi tính chất võ
hiệp kỳ tình. Tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc bình dân, trong lúc tiểu thuyết lịch sử Tây
lại đại chúng. Có một chi tiết cần chú ý là những tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam
Bộ không thấy đăng feuilleton. Phải chăng các nhà văn này cảm thấy trách nhiệm xã hội
quan trọng của mình và cần nói “một cách nghiêm túc”, viết văn với một sứ mệnh hướng
đạo quần chúng. Hay là trong một tình thế lấn lướt của truyện Tàu thì việc công bố theo
hình thức feuilleton là không phù hợp.
Tiểu thuyết xã hội feuilleton mang tính chất phong tục đạo lý có các tác phẩm của
Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958) như Chúa tàu kim quy (Công luận báo năm 1922-1923),
Cay đắng mùi đời (Đông Pháp thời báo năm 1923), Nhơn tình ấm lạnh (Đông Pháp thời
báo năm 1926), Cha con nghĩa nặng (Phụ nữ tân văn năm 1929); loại tiểu thuyết xã
hội mang tính chất tính dục có Hà Hương phong nguyệt (Truyện nàng Hà Hương đăng
trên Nông cổ mín đàm từ năm 1912 đến 1915) của Lê Hoằng Mưu (1879 – 1942). Ngoài
ra nhiều cuốn tiểu thuyết có tính chất xã hội của Lê Hoằng Mưu đáng chú ý như Hồ Thể
Ngọc (Nông cổ mín đàm năm 1916 và Công luận báo năm 1917-1918), Oan kia thao mãi
(Lục tỉnh tân văn năm 1920 – 1921), Đầu tóc mượn (Lục tỉnh tân văn năm 1924), Đêm
rốt người tội tử hình (Lục tỉnh tân văn năm 1925) Riêng loại tiểu thuyết có tính chất
chính trị chưa thấy xuất hiện trong giai đoạn này.
Có thể thấy, điển hình của tiều thuyết feuilleton là truyện vụ án – phá án. Điển hình
của tiểu thuyết chương hồi phương Đông là truyện lịch sử, võ hiệp.
3. Kĩ thuật tự sự
Về phương diện nghệ thuật, tiểu thuyết feuilleton và tiểu thuyết chương hồi có
nhiều điểm tương đồng khi chú trọng xây dựng cốt truyện tự sự, các thủ pháp mô tả nhân
vật, v.v
7Hình thức chương hồi định hình rõ và có tính nguyên tắc trong lúc hình thức
feuilleton có tính mềm dẻo hơn. Xuất phát từ những thoại bản, những đơn vị chương hồi
thường kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này dẫn đến lối kết cấu của
tiểu thuyết chương hồi tương đối khuôn mẫu: toàn bộ câu chuyện được chia thành nhiều
hồi khác nhau, mối quan hệ giữa các hồi có tính chất vừa “khép” vừa “mở”, vừa có tính
“liên tục” vừa “gián cách”. Lối kết cấu này có thể giúp tác giả xâu chuỗi các sự kiện, các
tình tiết có liên quan đến cốt truyện và nhân vật để tạo thành một chỉnh thể của tác phẩm.
Trong đó mỗi hồi có thể là một câu chuyện, một tình tiết tập trung làm nổi bật nhân vật
và chủ đề của tác phẩm. Trước mỗi hồi thường có hai câu thơ hoặc vài dòng đề từ nhằm
tóm tắt nội dung chính của hồi đó. Kết thúc mỗi hồi, tác giả thường đẩy sự việc đế