Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư

Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn, nguồn vốn, cơ cấu huy động và sử dụng vốn Những yếu tố này có quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại với nhau cả về chất lượng và số lượng, trong không gian và thời gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo những tiềm lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế xã hội.

doc45 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Đầu tư phát triển là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề xã hội vì hoạt động này trực tiếp làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao mức sống dân cư và mặt bằng dân trí; bảo vệ môi trường sinh thái và đưa các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác vào cuộc sống. Hoạt động đầu tư phát triển có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện cùng với sự tác động của nhiều nhân tố . Chính sự khác nhau đó tạo nên cơ cấu đầu tư. Vì vậy có thể nói cơ cấu đầu tư là khung xương của đầu tư phát triển. Cơ cấu đầu tư có hợp lý và vững chắc thì hoạt động đầu tư phát triển mới có thể đạt được hiệu quả cao. Do nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư phát triển cũng như cơ cấu đầu tư hợp lý như vậy nên trong những năm vừa qua đã có nhiều chính sách và giải pháp khơi dậy nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để huy động vốn cho đầu tư phát triển, tuỳ vào từng điều kiện bên trong và bên ngoài mà xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lý phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Tuy vậy, việc thu hút, sử dụng và phân bổ vốn đầu tư phát triển vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, cơ cấu đầu tư chưa tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi phải có những giải pháp và tầm nhìn dài hạn để khắc phục. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng em xin mạnh dạn đưa ra một vài nhận xét và giải pháp chủ quan của mình nhưng do khả năng có hạn, chúng em không tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, mong các thầy cô thông cảm và góp ý cho chúng em. Chúng em xin chân thành cảm ơn: Tiến sĩ. Từ Quang Phương Tiến sĩ. Phạm Văn Hùng Đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài viết này Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Đề tài 5: Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam. Chương I: Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. I. Cơ cấu đầu tư. 1. Khái niệm. Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn, nguồn vốn, cơ cấu huy động và sử dụng vốn…Những yếu tố này có quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại với nhau cả về chất lượng và số lượng, trong không gian và thời gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo những tiềm lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế xã hội. 2. Phân loại. 2.1. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn còn gọi là cơ cấu nguồn vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội hay nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và dự án. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu nguồn vốn đầu tư ngày càng đa dạng hơn, phù hợp với các chính sách huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Một số loại nguồn vốn chủ yếu: - Vốn ngân sách nhà nước. - Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước. - Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. - Vốn đầu tư của tư nhân và dân cư. - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.2.Cơ cấu vốn đầu tư. Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay của một dự án. Cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên vào bộ phận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư với một tỷ trọng khá cao. Một số cơ cấu đầu tư quan trọng cần được chú ý xem xét như: cơ cấu kỹ thuật của vốn; Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản, công tác nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ, vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, tài sản lưu động và những chi phí khác; Cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực hiện dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư… 2.3. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư cho từng ngành kinh tế quốc dân cũng như trong từng tiểu ngành. Cơ cấu đầu tư theo ngành thể hiện mối tương quan tỷ lệ trong việc huy động và phân phối các nguồn lực cho các ngành hoặc các nhóm ngành của nền kinh tế và các chính sách, công cụ quản lý nhằm đạt được mối tương quan trên. Ngoài ra nó còn thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển, chính sách đầu tư đối với từng ngành trong một thời kỳ nhất định. Có nhiều cách phân loại cơ cấu đầu tư theo ngành. Sau đây là ba cách tiếp cận thông thường: - Phân chia theo cách truyền thống: Nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ: Mục đích là đánh giá, phân tích tình hình đầu tư. Nước ta hiện nay đang ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ để đạt được mục tiêu CNH – HĐH của Đảng đề ra. Bên cạnh đó nông nghiệp nông thôn cũng phải được đầu tư phát triển một cách hợp lý vì ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế và lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng cao. - Phân chia theo nhóm ngành kết cấu hạ tầng và sản xuất sản phẩm xã hội: Nghiên cứu tính hợp lý của đầu tư cho từng nhóm ngành. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước với một tỷ lệ hợp lý để đạt được tăng trưởng. - Phân chia theo khối ngành: Khối ngành chủ đạo và khối ngành còn lại. Đầu tư phải đảm bảo tương quan hợp lý giữa hai khối ngành này để duy trì thế cân bằng giữa những sản phẩm chủ đạo và những sản phẩm của các ngành khác. Nhờ đó nền kinh tế phát triển một cách cân đối, tổng hợp và bền vững. 2.4. Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ. Cơ cấu đầu tư theo địa phương, vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư theo không gian, phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy lợi thế cạnh tranh của từng vùng. Cơ cấu này thể hiện thông qua mối tương quan tỷ lệ và mối quan hệ giữa việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho các vùng, lãnh thổ trên cơ sở vận dụng các thể chế chính sách và cơ chế quản lý phù hợp. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ phải phù hợp với yêu cầu phát triển, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, lợi thế sẵn có của từng vùng đồng thời vẫn đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của các vùng khác, đảm bảo sự phát triển thống nhất và cân đối giữa các vùng, các ngành. Khi nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ có thể phân tích đầu tư giữa vùng, lãnh thổ phát triển với vùng, lãnh thổ kém phát triển hoặc phân tích cơ cấu đầu tư theo các vùng lãnh thổ kinh tế. Cơ cấu đầu tư theo ngành và cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ tuy khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ được hình thành gắn liền với cơ cấu đầu tư theo ngành và thống nhất trong mỗi vùng kinh tế. Trong mỗi vùng, lãnh thổ lại có một số ngành được ưu tiên đầu tư, tạo ra một cơ cấu đầu tư theo ngành riêng. 3. Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư. 3.1. Định nghĩa. Sự thay đổi của cơ cấu đầu tư từ mức độ này sang mức độ khác, phối hợp với môi trường và mục tiêu phát triển gọi là chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Đây không chỉ là sự thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn là sự thay đổi về chất trong nội bộ cơ cấu và chính sách áp dụng. Sự thay đổi đó có thể là sự thay đổi về quy mô, phân bố nguồn lực hay số lượng, chất lượng các ngành trong quá trình phát triển hoặc cũng có thể là sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế do những biến động trong nền kinh tế như sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành, tốc độ tăng trưởng của các yếu tố cấu thành cơ cấu đầu tư không đồng đều, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng... 3.2. Tác động của cơ cấu đầu tư tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những quyết định đầu tư sẽ làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế trong tương lai. Nó làm thay đổi số lượng, tỷ trọng của từng bộ phận trong nền kinh tế, đến lượt nó các bộ phận cấu thành nền kinh tế sẽ hình thành nên một cơ cấu mới. Cơ cấu này có hiệu quả và tác động tốt tới nền kinh tế hay không sẽ là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng của cả nền kinh tế bởi vậy cơ cấu kinh tế mới này là một yếu tố quan trọng tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế thay đổi là để nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra, và những mục tiêu đó có đạt được hay không chính là thước đo cơ bản nhất xác định kết quả, hiệu quả của đầu tư đổi mới cơ câu kinh tế và nó cho thấy tầm quan trọng của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư tác động đến cơ cấu kinh tế trước hết là ở sự thay đổi số lượng các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Quyết định đầu tư làm thay đổi sản lượng tuyệt đối các ngành, tiểu ngành cấu thành nền kinh tế quốc dân. Cùng với quyết định đầu tư, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ khiến cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao phát triển mạnh hơn trong khi một số ngành khác lại giảm vai trò, tỷ trọng do nhu cầu của xã hội giảm hoặc không còn sức cạnh tranh. Do đó tỷ trọng các ngành, tiểu ngành trong cơ cấu kinh tế có sự thay đổi, thứ tự ưu tiên khác nhau và kết quả là hình thành nên một cơ cấu ngành mới. Chính sách đầu tư vào các ngành có tốc độ phát triển khác nhau sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuỳ mức độ chuyển đổi cơ cấu đầu tư và hiệu quả đầu tư các ngành đó. Cơ cấu kinh tế sẽ luôn luôn thay đổi theo thời gian. Sự vận động của cơ cấu đầu tư luôn nhằm hướng tới một cơ cấu kinh tế có hiệu quả để các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế đều phát huy được điểm mạnh, khắc phục được điểm yếu, bổ xung cho nhau, cùng nhau phát triển và sử dụng tối ưu các nguồn lực của nền kinh tế. Sau đó sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư làm thay đổi mối quan hệ giữa các bộ phận trong nền kinh tế theo xu hướng ngày càng hợp lý hơn. Các nguồn lực trong nền kinh tế được sử dụng hợp lý. Các ngành liên kết, liên hệ với nhau chặt chẽ. Trong cùng một ngành, các bộ phận cũng có mối quan hệ với nhau và ngày càng hợp lý trong việc phân phối nguồn lực. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều làm tăng hiệu quả cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bởi việc đầu tư vào ngành nào sẽ giúp một phấn quan trọng cho ngành đó phát huy lợi thế để cạnh tranh và phát triển. Cuối cùng hiệu quả của cơ cấu đầu tư đổi mới cơ cấu kinh tế là làm tăng hiệu quả cho từng bộ phận của nền kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Khi xem xét hiệu quả của đầu tư tới cơ cấu kinh tế cần xem xét cả hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp đó là khi đầu tư vào riêng từng bộ phận thì bộ phận đó sẽ thu được về sự tăng trưởng mới như tăng giá trị tổng sản lượng, tạo thêm công an việc làm…Hiệu quả gián tiếp đó là không chỉ bộ phận nhận sự tác động trực tiếp của đầu tư có được những gia tăng mà những vùng khác, những bộ phận khác cũng phát triển theo. Hoặc trái lại do sự cạnh tranh nguồn lực, tranh chấp thị trường mà kìm hãm sự phát triển triển của các bộ phận khác. Bởi vậy tác động của đầu tư không chỉ riêng đến từng bộ phận của nền kinh tế mà còn tác động đến toàn bộ nền kinh tế nói chung. II. Cơ cấu đầu tư hợp lý. Cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu đầu tư phù hợp với các quy luật khách quan, các điều kiện kinh tế xã hội của từng cơ sở, ngành, vùng và toàn nền kinh tế, có tác động tích cực đến việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực. Mỗi nước đều có những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể, vì vậy xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lý được coi là bài toán quan trọng hầng đầu của các nhà quản lý để cơ cấu đầu tư được xây dựng nên phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, chính trị…của đất nước, tạo một cơ sở vững và tiến bộ cho kinh tế phát triển. Muốn có một cơ cấu đầu tư hợp lý phải xuất phát từ định hướng cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong từng giai đoạn phát triển phải xác định nên đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực nào, ngành nào, vùng nào. Những chính sách đầu tư phải tập trung hợp lý đối với các thành phần dân cư, lực lượng lao động để đem lại kết quả tốt nhất. * Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Đầu tư là chìa khoá trong chiến lược và kế hoạch phát triển. Điều này được cụ thể hoá trong mối tương quan giữa tăng trưởng vốn đầu tư với tăng trưởng thu nhập. Thực tiễn đã chứng minh một nền kinh tế muốn giữ được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức trung bình thì phải giữ được tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư thoả đáng ( 15% - 25% NGP). Trong lý thuyết “ Đầu tư và mô hình số nhân” Keynes đã chứng minh: tăng đầu tư sẽ tăng thu nhập ( tăng thu nhập làm tăng sức mua ( tăng sức mua làm tăng đầu ra của nền kinh tế ( tạo ra sự tăng trưởng. Lý thuyết gia tốc của các nhà kinh tế Mỹ lại nghiên cứu các quan điểm đầu tư và chứng minh mối liên hệ giữa tăng sản lượng làm tăng đầu tư, sau đó tăng đầu tư làm tăng sản lượng với nhịp độ nhanh hơn. Sản lượng bán ra ngày hôm nay là kết quả đầu tư thời kỳ trước, năm trước. Như vậy đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc trực tiếp vào việc tăng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, đầu tư còn có vai trò gián tiếp trong tăng sản lượng sản xuất của nền kinh tế thông qua đầu tư cho các lĩnh vực lao động, khoa học, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và thông tin để tạo ra tăng trưởng kinh tế. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư. 1. Nhóm nhân tố trong nội bộ nền kinh tế. 1.1. Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng và chế độ, năng lực quản lý trong mỗi giai đoạn nhất định. Cơ cấu đầu tư là biểu hiện tóm tắt nội dung và phương tiện của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù cơ cấu đầu tư vừa mang tính khách quan vừa mang tính lịch sử nhưng các tính chất đó lại chịu sự tác động và chi phối của nhà nước thông qua các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua các định hướng phát triển, Nhà nước không chỉ nhằm khuyến khích mọi lực lượng sản xuất của xã hội, đạt được mục tiêu đề ra mà còn đưa ra các dự án để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia, nếu không đạt được thì Nhà nước trực tiếp tổ chức đầu tư, đảm bảo sự cân đối giữa các sản phẩm, các ngành lĩnh vực trong nền kinh tế. Cơ chế quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ lại có những thay đổi nhất định để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước do đó nó tác động trực tiếp đến quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu đầu tư. 1.2. Nhân tố thị trường và nhu cầu của xã hội. Thị trường và nhu cầu của xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế. Nếu như xã hội không có nhu cầu thì tất nhiên không có bất kỳ một quá trình sản xuất nào. Cũng như vậy không có thị trường thì không có kinh tế hàng hoá. Thị trường là nhu cầu xã hội không chỉ quy định về số lưọng mà cả về chất lượng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, nên nó có tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các cơ sở kinh tế, đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội, đến vị trí, tỷ trọng của các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế trong cơ cấu đầu tư. Việc xác đính cơ cấu đầu tư cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực kinh tế phải tính đến xu thế tiêu dùng, xu thế hợp tác, cạnh tranh của các sản phẩm trong nước, trong khu vực và trên thế giới. 1.3. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ. Lực lượng sản xuất là động lực phát triểnn của xội. Nhu cầu xã hội ngày càng cao, muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trước hết phải phát triển LLSX. Sự phát triển của LLSX sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi công nghệ, thiết bị, hình thành các ngành nghề mới, biến đổi lao động từ giản đơn thành lao động phức tạp, từ ngành này sang ngành khác. Sự phát triển đó phá vỡ cân đối cũ, yêu cầu hình thành một cơ cấu đầu tư mới với một vị trí, tỷ trọng vốn trong các ngành và khu vực lãnh thổ phù hợp hơn thích ứng với nhu cầu phát triển của xã hội. 1.4. Vị trí địa lý kinh tế, điều kiện về các nguồn lợi tự nhiên. Vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng trong việc phân bố đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Các nhân tố này tạo nên lợi thế so sánh cho các vùng bởi vậy nó chi phối một phần cơ cấu đầu tư theo vùng và lãnh thổ bởi cơ cấu đầu tư đặt ra cho từng vùng, từng khu vực phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đó, giúp các vùng phát huy được tối đa lợi thế thì mới trở thành cơ cấu đầu tư hợp lý và có hiệu quả. 2. Các nhân tố bên ngoài. Ngoài các nhân tố tác động ở trong nội tại nền kinh tế, cơ cấu đầu tư còn chịu tác động của nhiều nhân tố bên ngoài. Đó chính là xu thế chính trị, xã hội và kinh tế của khu vực và thế giới. Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của khoa học kỹ thuật công nghệ. Từ khi gia nhập WTO, với nhiều thuận lợi về hội nhập kinh tế thế giới thì Việt Nam không tránh khỏi những thách thức đó là hoà nhập chứ không hoà tan. Xu thế quốc tế hoá giúp nước ta hội nhập dễ dàng hơn nhưng chúng ta cũng phải luôn cảnh giác để đảm bảo năng lực cạnh tranh nhằm hội nhập an toàn. Chương II: Thực trạng cơ cấu đầu tư và chuyển dịch cơ cấu ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007 I. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn có thể chia ra làm ba khu vực chính là khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khu vực nhà nước vẫn giữ tỷ trọng lớn, đóng vai trò quyết định nhưng vốn ngân sách nhà nước thực ra vẫn chưa cao. Khu vực tư nhân trong giai đoạn đầu chưa đóng góp nhiều cho hoạt động đầu tư nhưng sau đó từ con số 0%, tỷ trọng đóng góp trong vốn đầu tư đã tăng lên đến 20%. Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, trong giai đoạn vừa qua giá trị đóng góp tăng lên đáng kể nhưng tỷ trọng thì giảm xuống, giá trị đóng góp của đầu tư nước ngoài vào GDP khá rõ ràng vào khoảng 20%. Như vậy, chuyển biến của cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn có nhiều giấu hiệu tích cực với sự đóng góp đa dạng, hiệu quả của nguồn vốn rõ nét hơn, và có sự phát huy ở trừng mực nhất định trong phân bổ vốn. Sau đây sẽ là những số liệu cụ thể hơn về tình hình từng loại nguồn vốn trong hoạt động đầu tư phát triển ở nước ta giai đoạn 2000 – 2007. 1. Vốn đầu tư trong nước. 1.1. Vốn ngân sách nhà nước. Tình hình đầu tư từ ngân sách nhà nước trong những năm gần đây giai đoạn 2000 - 2007. Trong bối cảnh nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển mới, yêu cầu cân đối ngân sách phải có những chuyển biến nhất định. Ngày 20/3/1996 Quốc hội khóa IX , kỳ họp thứ 9 đã thông qua luật NSNN và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997. Sau hơn một năm thực hiện, ngày 20/5/1998 luật NSNN đã được sửa đổi bổ sung, Đến năm 2002, Quốc hội khoa XI, kỳ họp thứ 2 đã thông qua luật NSNN có sửa đổi bổ sung ngày 16/12/2002 ( gọi tắt là luật NSNN năm 2002) và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004. Bảng 2 : Chi đầu tư phát triển của NSNN giai đoạn 2000 – 2007 Năm  Tổng chi NSNN  Chi đầu tư phát triển  % chi đầu tư phát triển/ GDP   2000  108961  29624  6,7   2001  129773  40236  8,3   2002  148208  45218  8,4   2003  181183  59629  8,4   2004  214176  66115  8,8   2005  262697  79199  8,2   2006  308058  88341  9,1   2007  332703  97000  8,5   Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng 2 cho thấy bình quân giai đoạn 2000 - 2007: tốc độ tăng chi phát triển chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi NSNN ( chiếm 35,1% ) và tăng dần theo thời gian, từ 34% tổng chi ngân sách giai đoạn 1997 -1999 lên 40,5% giai năm 2002 và 37% năm 2003. Tỷ lệ chi đầu tư/ GDP là 7,54% lớn hơn tỷ lệ bội chi ngân sách ( 4,57%). Tính chung cho giai đoạn 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư từ NSNN chiếm khoảng 22,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong những năm tiếp theo, vốn đầu tư từ NSNN có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Về cơ cấu chi đầu tư của NSNN trong thời kỳ này cũng đã chuyển biến theo hướng tập trung hơn cho các lĩnh vực ưu tiên của giai đoạn này, đó là: giao thông, thủy lợi giáo dục- đào tạo và các công trình phúc lợi dành cho người nghèo. Những chính sách này đã được tiến hành trong một thời gian khá dài, và nó đã thể hiện
Tài liệu liên quan