Những vấn đề mới của sự nghiệp thư viện thế giới nửa cuối thế kỷ XX

Sự nghiệp thư viện thế giới có lịch sử phát triển lâu dài. Trải qua những năm tháng cùng với bao thăng trầm Sự nghiệp thư viện thế giới không ngừng phát triển với những bước tiến và những thành tựu đáng kể đã và đang phục vụ cho sự phát triển của các quốc gia trên cơ sở các thông tin phục vụ sự phát triển của mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đặc biệt vai trò của thư viện trong những năm cuối thế kỷ XX. Trong giai đoạn đó sự nghiệp thư viện thế giới đã có rất nhiều đổi mới, vấn đề mới, sự kiện mới xảy ra. Thuật ngữ thư viện xuất phát từ chữ Hy Lạp “Bibliotheca”. Trong đó “biblio” nghĩa là “sách”, “theca” có nghĩa là “bảo quản”, hiểu theo nghĩa đen thư viện là nơi bảo quản sách, là nơi tàng trữ sách báo. Người Trung Hoa cổ cho rằng “thư” là “sách”, “viện” là “nơi tàng trữ”. Trong thời đại mới, thư viện vẫn luôn luôn được coi là toà lâu đài trí tuệ của nhân loại, nơi lưu trữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của loài người, là một bộ phận của nền văn hoá và mang thêm sắc thái mới là trung tâm thông tin, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống thông tin tư liệu của các nước, là nơi thu thập và thoả mãn nhu cầu thông tin cho quảng đại quần chúng.Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) định nghĩa: thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác kể cả đồ hoạ, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí. Trong năm 1957 đã thành lập ủy ban thường trực mới do T.P. Xevensmơ (Hà Lan) làm chủ tịch. Có 40 người tham gia vào cuộc đầu tiên của nó. Đã quyết định khôi phục lại công trình nghiên cứu trong lĩnh vực đào tạo và trao đổi quốc tế các cán bộ thư viện. Một trong những vấn đề mà ủy ban chú ý đến là uy tín thấp của nghề thư viện ở nhiều nước và hậu quả của nó là lương thấp. Hội nghị cũng đã nhấn mạnh rằng các cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn cap thường xuyên phải thực hiện công tác kỹ thuật do thiếu các nhân viên thư viện và nhân viên văn phòng. E.Egger đã trình bày một báo cáo chi tiết được công bố với tư cách như là bản phụ trương cho các tài liệu của khóa họp lần thứ 24 Hội đồng IFLA (Vacsava, 1959). Ông đã cố bắng xác định việc đào tạo cán bộ thư viện ở các nước khác nhau tiến hành như thế nào và bằng cách gì nó gây được ảnh hưởng lên việc tuyển dụng vào biên chế của thư viện. Các câu hỏi mà ông đặt ra đụng chạm đến cấu trúc thang bậc của các thư viện, khả năng và các điểm ưu việt của việc tổ chức công tác thư viện theo 3 cấp. Trong phần đề cập đến việc đào tạo cán bộ thư viện ở nước ngoài có một bảng mà trong đó đưa ra những thông tin về hiện trạng công việc ở 14 nước, trong đó có các nước Châu Âu và nước Mỹ, ở đó có sinh viên nước ngoài học tập cũng như về 30 nhà chuyên môn đã qua các khóa học ở nước ngoài. Sau khi thông qua báo cáo này. Hội đồng IFLA được ủy quyền tác động tới việc trao đổi cán bộ thư viện. Một ý tưởng về đào tạo các nhà chuyên môn ở một số cấp độ đã nhận được sự ủng hộ, điều đó cho phép phân bổ có hiệu quả hơn trách nhiệm giữa các nhân viên và cải thiện tình hình của họ.

doc16 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề mới của sự nghiệp thư viện thế giới nửa cuối thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN THƯ VIỆN ---------------  TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ THƯ VIỆN ĐỀ BÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI CỦA SỰ NGHIỆP THƯ VIỆN THẾ GIỚI NỬA CUỐI THẾ KỶ XX Sự nghiệp thư viện thế giới có lịch sử phát triển lâu dài. Trải qua những năm tháng cùng với bao thăng trầm… Sự nghiệp thư viện thế giới không ngừng phát triển với những bước tiến và những thành tựu đáng kể đã và đang phục vụ cho sự phát triển của các quốc gia trên cơ sở các thông tin phục vụ sự phát triển của mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đặc biệt vai trò của thư viện trong những năm cuối thế kỷ XX. Trong giai đoạn đó sự nghiệp thư viện thế giới đã có rất nhiều đổi mới, vấn đề mới, sự kiện mới xảy ra. Thuật ngữ thư viện xuất phát từ chữ Hy Lạp “Bibliotheca”. Trong đó “biblio” nghĩa là “sách”, “theca” có nghĩa là “bảo quản”, hiểu theo nghĩa đen thư viện là nơi bảo quản sách, là nơi tàng trữ sách báo. Người Trung Hoa cổ cho rằng “thư” là “sách”,  “viện” là “nơi tàng trữ”. Trong thời đại mới, thư viện vẫn luôn luôn được coi là toà lâu đài trí tuệ của nhân loại, nơi lưu trữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của loài  người, là một bộ phận của nền văn hoá và mang thêm sắc thái mới là trung tâm thông tin, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống thông tin tư liệu của các nước, là nơi thu thập và thoả mãn nhu cầu thông tin cho quảng đại quần chúng.Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc  (UNESCO) định nghĩa: thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác kể cả đồ hoạ, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí. Trong năm 1957 đã thành lập ủy ban thường trực mới do T.P. Xevensmơ (Hà Lan) làm chủ tịch. Có 40 người tham gia vào cuộc đầu tiên của nó. Đã quyết định khôi phục lại công trình nghiên cứu trong lĩnh vực đào tạo và trao đổi quốc tế các cán bộ thư viện. Một trong những vấn đề mà ủy ban chú ý đến là uy tín thấp của nghề thư viện ở nhiều nước và hậu quả của nó là lương thấp. Hội nghị cũng đã nhấn mạnh rằng các cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn cap thường xuyên phải thực hiện công tác kỹ thuật do thiếu các nhân viên thư viện và nhân viên văn phòng. E.Egger đã trình bày một báo cáo chi tiết được công bố với tư cách như là bản phụ trương cho các tài liệu của khóa họp lần thứ 24 Hội đồng IFLA (Vacsava, 1959). Ông đã cố bắng xác định việc đào tạo cán bộ thư viện ở các nước khác nhau tiến hành như thế nào và bằng cách gì nó gây được ảnh hưởng lên việc tuyển dụng vào biên chế của thư viện. Các câu hỏi mà ông đặt ra đụng chạm đến cấu trúc thang bậc của các thư viện, khả năng và các điểm ưu việt của việc tổ chức công tác thư viện theo 3 cấp. Trong phần đề cập đến việc đào tạo cán bộ thư viện ở nước ngoài có một bảng mà trong đó đưa ra những thông tin về hiện trạng công việc ở 14 nước, trong đó có các nước Châu Âu và nước Mỹ, ở đó có sinh viên nước ngoài học tập cũng như về 30 nhà chuyên môn đã qua các khóa học ở nước ngoài. Sau khi thông qua báo cáo này. Hội đồng IFLA được ủy quyền tác động tới việc trao đổi cán bộ thư viện. Một ý tưởng về đào tạo các nhà chuyên môn ở một số cấp độ đã nhận được sự ủng hộ, điều đó cho phép phân bổ có hiệu quả hơn trách nhiệm giữa các nhân viên và cải thiện tình hình của họ. Vào đầu những năm 1960 tại các kỳ họp của ủy ban người ta đã thảo luận một số bài báo được công bố trong “Libri” và các tạp chi khi trong đó phân tich các vấn đề của đào tạo thư viện ở các nước khác nhau. Ủy ban cũng đã được đề nghị tiếp tục công trình nghiên cứu. UNESCO đã ủy quyền cho IFLA và F… chuẩn bị “Tổng quan khoa học về sự hình thành quy chế nghề nghiệp của cán bộ thư viện trong thư viện khoa học và của cán bộ tư liệu”. Theo kết quả phân tích mà một lần nữa do E.E. gger tiến hành, người ta đã công bố bản tổng quan như là phụ trương cho các tài liệu của khóa học lần thứ 27 của Hội Đồng ìLA (Edin-buốc, 1961). Công trình nghiên cứu trước đó của cả ban đã trở thành cơ sở của bản tổng quan này. Tuy nhiên, bản tổng quan hơn rộng hơn công trình nghiên cứu nhiều, mặc dù nó cũng có bao quát các thư viện khoa học. Các bản ankét được gửi tới Brzin, Hà Lan, Peru, Hà Lan, Liên Xô, Mhx, Uragoa, Pháp, Tây Đức và đã nhận được câu trả lời từ tất cả các nước đó trừ Uragoay. Các câu hỏi của bản ankét đã đề cập đến các điều kiện tuyển sinh vào các trường thư viện, tổ chức các trường thư viện, có dạng khác của đào tạo cán bộ thư viện, các chương trình các khóa học, sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác cũng như là địa vị xã hội và sự tuyển chọn của cán bộ thư viện. Tuy nhiên, bản tổng quan không cho phép đưa ra những kết luận cụ thể, và sau khi có một cố gắng bất thành nữa trong việc thu nhận thông tin từ các nước không được đưa vào diện nghiên cứu thì ủy ban đã đi đến kết luận rằng do có sự đa dạng trong các hệ thống quốc gia đào tạo cán bộ thư viện nên không thể thu nhận được các thông tin cần thiết nhờ bảng ankét. Vì vậy, người ta đã đưa ra khuyến nghị là triệu tập vào năm 1946 một hội nghị các chuyên gia để xem xét những vấn đề đào tạo chuyên môn của cán bộ thư viện thuộc các loại hình và những người trợ lý (cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn thấp - ND của họ). Vào tháng 5/1965 ở Pari đã tiến hành một cuộc hội nghị về giáo dục ngành thư viện với sự tham gia của chuyên gia từ các nước châu Âu. Hội nghị này đã cố gắng xác định những phương pháp so sánh các hệ thống và trình độ đào tạo ở các nước khác nhau. Báo cáo chi tiết về cuộc hội nghị đã được ủy ban thảo luận tại cuộc họp trong thời gian diễn ra khóa họp 22 của Đại hội đồng IFLA (Kheve - ningen, 1966). Một danh sách các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo chuyên môn (thư viện) đã được lập dành riêng cho các ban thư ký. Trong giai đoạn đó các chuyên gia của UNESCO đã bày tỏ sự lo lắng do thiếu những tiêu chuẩn trong lĩnh vực đào tạo thư viện mà chúng có thể đặc biệt có ích cho các nước đang phát triển. J.Letheve (Pháp) đã nhận soạn thảo “Các tiêu chuẩn tối thiểu trong lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp của cán bộ thư viện và cán bộ tư liệu”. Ông này đã đệ trình đề cương của tài liệu lên khóa hop lần thứ 34 Đại hội đồng IFLa (Franfret trên sông Main, 1968). Để cương này đã chỉ ra rằng hai khuynh hướng truyền thống của đào tạo chuyên môn - dạy thực hành và giáo dục phổ thông mà trước kia đối lập với nhau thì nay đã bắt đầu xích lại gần nhau. KLhh này có tầm quan trọng đặc biệt trong điều kiện xuất hiện các quốc gia độc lập mới và sự phổ biến của máy tính điện tử. Đề cương của J.Letheve bao gồm cả danh mục các đề tài mà chúng cần được đưa vào chương trình học để đào tạo tất cả các cán bộ thư viện và cán bộ tư liệu. Sau khi thảo luận tại ủy ban và có một số sửa đổi, tài liệu này đa được trình IFLA vào tháng 11 năm 1968. Khóa họp lần thứ 35 Đại hội đồng IFLA (Copenhagen, 1969) đã dành riêng bản vẽ đào tạo ngành thư viện và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thư viện học. Nó đã minh chứng cho sự quan tâm lớn của IFLa đối với vấn đề này. Công tác khoa học như là một trong những hướng chủ yếu trong hoạt động của các trường đào tạo nghề thư viện đa nhận được sự quan tâm của ủy ban. Tại khóa họp lần thứ 37 của Đại hội đồng IFLA (Livơpun, 1971) các báo cáo của J.Panton (Mỹ), V.Xondec (Anh), K.Lancur (Mỹ) đã đề cập đến các đặc điểm tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học trong các trường thư viện. Trong báo cáo của H.Marco (Mỹ) tại khóa họp lần thứ 35 Đại hội đồng IFLA đã xem xét đến khả năng thành lập trường thư viện quốc tế. Trong quá trình thảo luận các đại biểu nhấn mạnh đến những vấn đề và những khó khăn trong việc thực hiện đề nghị này. Tuy nhiên, ý tưởng trên còn được thảo luận trong vòng 2 năm. Tại các kỳ họp của ủy ban vào năm 1971 các đại biểu một lần nữa đã trở lại dự án này và đã khuyến nghị với BCH IFLa xin một khoản đầu tư của UNESCO để nghiên cứu cùng với FID vấn đề về sự cần thiết thực hiện nó. Tuy nhiên công tác nhằm tổ chức trường thư viện quốc tế đã kết thúc ở đây. Còn một vấn đề nữa đã được nêu ra tại các kỳ họp của ủy ban là tầm quan trọng của việc thông tin thống kê chính xác về đào tạo ngành thư viện. Tại khóa họp lần thứ 36 của Đại hội đồng IFLA (Matxcơva - Lêningrat, 1970), F.Sik (Mỹ) đã đọc một bản báo cáo về kết quả của công trình điều tra về các trường thư viện của Mỹ do ông tiến hành. Trong quyết định của ủy ban có đề nghị UNESCO cấp ngân sách cho việc nghiên cứu tình trạng đào tạo thư viện trên thế giới nhằm tạo ra một cơ sở dữ liệu tương ứng. Ủy ban trở thành tiểu ban. Trong quá trình tổ chức lại IFLA vào năm 1972 ủy ban giáo dục thư viện đã được cải tổ thành tiểu ban các trường thư viện và các khía cạnh khác của đào tạo chuyên ngàng thư viện trong thành phần các Phòng Giáo dục và các công trình nghiên cứu khoa học. Mục đích của sự thay đổi này là đáp ứng sự hợp tác hiệu quả hơn với các Hội quốc gia các trường thư viện và với chính các trường đó. Từ khi thành lập, tiểu ban đã tiến hành các kỳ họp cảu Ban thường trực được triệu tập giữa các khóa họp của IFLa. Biện pháp này được coi là khía cạnh quan trọng trong hoạt động của Tiểu ban và nó vẫn còn coi là khía cạnh quan trọng trong hoạt động của Tiểu ban và nó cũng tồn tại cho đến ngày nay. Tại các kỳ họp, các thành viên của Ban thường trực có khả năng thảo luận một cách chi tiết những vấn đề họ quan tâm, lập kế hoạch công tác và thực hiện các dự án, soạn các chương trình lý thú cho các hội nghị đoàn thể hàng năm. Tiểu bản tiếp tục hợp tác với FID. Một dạng hoạt động quan trọng của Tiểu ban là tạo sự hài hòa, cân đối trong đào tạo cán bộ thư viện, cán bộ lưu trữ và cán bộ tư liệu; công tác thu thập thông tin thống kê, biên soạn các tiêu chuẩn, nghiên cứu các vấn đề tương hợp và công nhận lẫn nhau các bằng được tiến hành rất có kết quả. Đã đưa ra các chương trình học cơ bản theo các bộ môn khác nhau. Dưới đây xin trình bày kỹ hơn về một số hoạt động nêu trên. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Sự xuất hiện của các công nghệ mới, đặc biệt Công nghệ thông tin và việc ứng dụng ngày càng rộng rãi các công nghệ đó vào sản xuất, đời sống trong đó có công tác thư viện đã tạo nên những khả năng mới cho con người, kể cả hoạt động thư viện. Vào những năm 1950 Chính phủ các nước ban hành nhiều văn bản pháp quy về công tác thư viện. Ví dụ: “Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa nhân dân Rumani về các biện pháp nhằm cải thiện hoạt động thư viện” (ngày 23/12/1951); “quyết định của Hộ đồng Bộ trưởng Cộng hòa nhân dân Bungari “về công tác thư viện ở Cộng nhà nhân dân Bungari”(1957); “Luật về mạng lưới thư viện thống nhất” được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc thông qua năm 1959. Vào những năm 1960, hàng loạt nước chuyên chính đã thông qua Luật Thư viện mới. Vào năm 1968 Luật mới đã được nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan và nước Cộng hòa dân chủ Đức thông qua. Luật năm 1968 của Cộng hòa nhân dân Ba Lan vẫn khẳng định và phát triển tư tưởng được trình bày trong Luật năm 1946, trong đó cho rằng tổ chức sự nghiệp thư viện hiện đại sẽ tuân thủ định hướng cho mạng lưới thư viện toàn quốc gồm cả thư viện khoa học, thư viện chuyên ngành, thư viện trường học, thư viện công cộng v.v… Ngày 20/1/1970 Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa nhân dân Bungari đã thông qua ad “về việc thiết lập các luận điểm chủ yếu về tổ chức hệ thống thư viện thống nhất ở Cộng hòa nhân dân Bungri”. Trong quyết định này xác lập cấu trúc của mạng lưới thư viện thống nhất với Thư viện Nhân dân mang tên Kirin và Mefoni - Thư viện quốc gia của đất nước. Trong những năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, nước cộng hòa Hungari cũng như các nước khác thiết lập sự lãnh đạo tập trung sự nghiệp thư viện; tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thư viện; tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thư viện; Thành lập hội đồng quốc gia về thư viện và tư liệu - cơ quan tư vấn trực thuộc Bộ Văn hóa. Hệ thống thư viện của Hungari từ những năm 1970 cũng tiến hành tập trung hóa. Trong khối xã hội chủ nghĩa, từ rất sớm đã có những hình thức phối hợp và hợp tác trong lĩnh vực thư viện. Từ cuối những năm 1950 đã tổ chức những hội nghị của cán bộ thư viện các nước xã hội chủ nghĩa bàn về phát triển sự nghiệp thư viện ở các nước xã hội chủ nghĩa. Năm 1957 là hội nghị đầu tiên bàn về thư mục quốc gia hồi cố. Sau đó là các hội nghị bàn về đào tạo cán bộ thư viện vào năm 1958 (Praha), 1962 (Beclin), 1968 (Leningrat)… Nhìn chung ở các nước xã hội chủ nghĩa, thư viện rất được quan tâm phát triển. Năm 1976 đã thông qua đạo luật mới “Luật đặc biệt của Đoàn Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Hungari về thư viện” và thông tư hướng dẫn (số 17) thi hành luật này của hội đồng Bộ trưởng nước này. Năm 1984, Xô viết tối cao Liên Xô cũng thông qua “Quy chế sự nghiệp thư viện ở Liên Xô” mà thực chất là một đạo luật của nước này về thư viện. Ở Bungari thành lập hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật quốc gia. Và những hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Thiết lập việc mượn liên thư viện. Thư viện quốc gia Đức ở Béclin đã tiến hành việc lập mục lục liên hợp các ấn phẩn nước ngoài có trong các thư viện, trung tâm thông tin ở Đức với sự tham gia của hơn 1.000 đơn vị. Đồng thời nưc[s này cũng quan tâm hơn tới phát triển hệ thống thông tin Khoa học xã hội. Vai trò chủ đạo thực hiện nhiệm vụ này là Cục Thông tin và tư liệu Khoa học xã hội trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Đức. Các thư viện Cộng hòa dân chủ Đức quyết định áp dụng thống nhất một bảng phân loại BBK đồng thời cũng tiến hành tập trung hóa các thư viện. Ở Rumani trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, các thư viện công cộng được tập hợp vào một hệ thống và trực thuộc Bộ văn hóa. Đồng thời cũng thành lập thư viện thuộc các Bộ, ngành. Thư viện nhà nước Trung ương của Rumani thực hiện chức năng nhận lưu trữ, thống kê thư mục quốc gia… Ở Tiệp Khắc có quyết định của Chính phủ thành lập mạng lưới thư viện thống nhất quốc gia, khâu yếu nhất trong hệ thống này là thư viện xã. Đã tiến hành tập trung hóa các thư viện xã. Vào những năm 1970, nước này đã xây dựng được dự báo về các hướng phát triển của thư viện đến năm 2000, theo đó Tiệp Khắc sẽ thành lập các mạng thư viện - thông tin tự động hóa cấp quốc gia liên ngành. Ở Mông Cổ, thư viện quốc gia thực hiện luôn vai trò trung tâm thông tin của đất nước. Thư viện này còn phối hợp với các thư viện chuyên ngành ở Ulan Bato tạo thành một mạng lưới thư viện hợp tác phục vụ cho các nhu cầu đọc của người dân. Liên Xô có hệ thống văn bản pháp quy về thư viện rất phát triển, trong đó đỉnh cao là “Quy chế về sự nghiệp thư viện ở Liên Xô” do Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô thông qua năm 1984. Đây là văn bản pháp quy cao nhất của Liên Xô trong lĩnh vực thư viện và được đánh giá như là luật thư viện của Liên Xô. quy chế xác định những nguyên tắc tổ chức, hoạt động và quản lý sự nghiệp thư viện ở Liên Xô, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chính quyền liên bang và nước cộng hòa trong quản lý và cấp kinh phí cho hoạt động thư viện ở Liên Xô. Trước khi tan rã vào năm 1990, Liên Xô có 360.000 thư viện, trong đó có 128.000 thư viện đại chúng (thư viện công cộng), t0 thư viện khoa học, thư viện chuyên ngành… với tổng vốn sách là 3.700 triệu bản. Mỗi năm các thư viện này phục vụ khoảng 180 triệu lượt người đọc. Năm 1991, Liên Xô tan rã thành các nước cộng hòa độc lập, kinh tế bị giảm sút, kéo theo công tác thư viện cũng sa sút theo. Thư viện Quốc gia Liên Xô mang tên V.I.Lênin trở thành thư viện Nhà nước Nga có quy chế như là thư viện quốc gia nhưng thư viện quốc gia thực sự của Nga là Thư viện công cộng ở Peterburg. Thư viện các nước tư bản chủ nghĩa. Việc lập pháp thư viện vẫn tiếp tục diễn ra, năm 1948 Hội thư viện Mỹ thông qua “Dự luật về quyền của các thư viện” nhưng chưa được Quốc gia chấp nhận. Năm 1975, Hà Lan Thông qua luật thư viện công cộng. Sau chiến tranh, các thư viện ở Tây Đức phát triển khá, còn Itali chỉ có 1.800 thư viện công cộng trong hơn 8.000 công xã. Trong những năm 1970 - 1990, thư viện công cộng ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê, ở Hà Lan, đến năm 1977 có 1/4 dân số sử dụng thư viện công cộng. Ở Mỹ, vào năm 1965 có khoảng 30% học sinh cơ sở không được thư viện phục vụ. Hàng triệu người, đặc biệt những người da đen không có khả năng sử dụng thư viện. Như vậy, mặc dầu vẫn phát triển nhưng hệ thống các thư viện Mỹ cũng có những điểm yếu. Ở Anh, bạn đọc của thư viện công cộng trong những năm 60 đã chiếm 27% toàn bộ dân cư nước này, ở vùng nông thôn của Anh thành lập thư viện khu vực, các điểm đưa sách được thay bằng các chi nhánh. Các ô tô lưu động. Cơ quan thư mục quốc gia Anh được thành lập năm 1967 đã có những khuyến nghị cải tổ lại Thư viện Viện Bảo tàng Anh. Sau đó thành lập ủy ban nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1969 báo cáo của ủy ban được trình lên Quốc hội Anh. Nó còn nổi tiếng dưới tên gọi “Báo cáo Đây tơn” (Dainton Report) (Đay tơn là tiến sĩ, Phó chủ tịch trường ĐHTH Nottingham. Chủ tịch ủy ban nghiên cứu cải tổ Thư viện Viện Bảo tàng Anh. Năm 1971 Quốc hội Anh thông qua một tài liệu và được xuất bản dưới tên gọi “Sách trắng về Thư viện Anh”. Theo tài liệu này thì 5 cơ quan thư viện - Thư viện Viện Bảo tàng Anh, Thư viện tra cứu về khoa học tự nhiên và sáng chế, TVQGTƯ, TVQGTL KHKT, Cơ quan TMQG Anh cần phải hợp nhất vào làm một dưới tên gọi Thư viện Anh (British Library). Năm 1972 Quốc hội Anh thông qua Luật Thư viện Anh (British Library Act). Năm 1973 Thành viên Anh chính thức mở cửa. Ở Đan Mạch, Thư viện Quốc gia áp dụng rộng rãi hình thức mượn giữa các thư viện (mượn liên thư viện) với các thư viện công cộng. Trung tâm thư viện Đan Mạch tiến hành biên mục tập trung, biên soạn các loại thư mục, và cung cấp các bộ sách chuẩn cho các thư viện mới thành lập. Hy Lạp năm 1977 triệu tập đại hội những người làm công tác thư viện của Hy Lạp và phần đảo Síp nói tiếng Hy Lạp. Đại hội đã đưa ra quyết định: đề nghị quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Thư viện, xuất bản thư mục quốc gia… Các thư viện khoa học ở các nước tư bản có khuynh hướng phát triển mới. Chủ yếu là phối hợp bổ sung. Bên cạnh kế hoạch Farmingtơn, Thư viện Quốc gia Mỹ còn lãnh đạo chương trình vi phân hóa báo chí nước ngoài. Tháng 5, năm 1948 dưới sự giúp đỡ của cố vấn Mỹ, Thư viện Quốc hội Nhật Bản đã được khai trương. Thư viện Quốc gia của Anh cũng có những thay đổi cơ bản. Thành lập Thư viện Anh trên cơ sở Thư viện thuộc Bảo tàng Anh và một số thư viện khác, đồng thời từ bỏ nguyên tắc phi tập trung trong phục vụ bạn đọc. Việc mượn sách giữa các thư viện do Thư viện Khoa học kỹ thuật Quốc gia ở Boston - Spa tiến hành. Diễn đàn thường xuyên của các thư viện KH và ĐH (được thành lập năm 1950) thực hiện tốt chức năng hướng dẫn nghiệp vụ nhằm thống nhất hoạt động của các thư viện khoa học của nước Anh. Thư viện các trường đại học ở mỹ, Pháp , Canada, Tây Đức rất phát triển. Các thư viện này thành lập các chi nhánh hoặc thư viện nhỏ ở các khoa, bộ phận của trường. Ở Mỹ các thư viện hợp tác với nhau thành lập các thư viện tàng trữ các sách ít sử dụng. Một trong những thư viện tàng trữ đầu tiên là thư viện tàng trữ cho các trường đại học vùng Anh mới ở Boston. Năm 1951 một thư viện tương tự cũng được các thư viện vùng Trung Tây thành lập. Trong giai đoạn này hoạt động của hàng loạt tổ chức có phạm vi toàn quốc liên quan đến các vận động về phát triển và hợp tác giữa các thư viện khoa học đã được đẩy mạnh như Viện tư liệu Mỹ, Hội thư viện chuyên ngành Mỹ v.v… Các trung tâm thông tin khoa học xuấth iện nhiều ở Mỹ và các nước khác. Việc chuyển một phần các thư viện chuyên ngành cho các cơ quan nhà nước không chỉ diễn ra ở Mỹ mà ocnf ở Nauy và nhiều nước khác . Một điểm cần nhấn mạnh là vào đầu những năm 1950, các thư viện nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ đã ứng dụng máy tính vào hoạt động của mình. Đến cuối những năm 60 mô hình thư viện tự động hóa đã được xây dựng xong. Các hệ thống tin học hóa đầu tiên có thể kể đến: hệ thống BALLOTS của trường đại học Sáng tạoanford hoặc NOTIS. Bước tiến quan
Tài liệu liên quan