Có thể nói, nợ công (NC) là một phần quan trọng và không thể thiếu
trong tài chính của mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo nhất ở Châu Phi đến
những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Lào, Campuchia hay những
cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật, các nước thuộc
Liên minh Châu Âu (EU) thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu
của Chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. NC cần phải được sử dụng hợp lý,
hiệu quả và quản lý tốt, nếu không thì khủng hoảng NC có thể xảy ra với bất cứ
quốc gia nào tại bất kỳ thời điểm nào và để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Mặc dù đã có nhiều nhà kinh tế đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt NC,
nhưng cho đến nay NC vẫn là tâm điểm nóng được dư luận thế giới quan tâm. Để
góp phần tìm ra lời giải đáp cho bài toán NC, tác giả giới thiệu quan điểm về NC
của một số tổ chức trên thế giới và các yếu tố đánh giá mức độ an toàn NC. Từ
đó liên hệ thực trạng NC Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó tác giả xin đưa ra một
số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NC ở Việt Nam.
Từ khoá: Thực trạng nợ công, giải pháp quản lý nợ công, ngưỡng an toàn nợ công.
7 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nợ công - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 83
NỢ CÔNG - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN L NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM
CN. Nguyễn Thị Ngọc Lê
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Có thể nói, nợ công (NC) là một phần quan trọng và không thể thiếu
trong tài chính của mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo nhất ở Châu Phi đến
những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Lào, Campuchia hay những
cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật, các nước thuộc
Liên minh Châu Âu (EU) thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu
của Chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. NC cần phải được sử dụng hợp lý,
hiệu quả và quản lý tốt, nếu không thì khủng hoảng NC có thể xảy ra với bất cứ
quốc gia nào tại bất kỳ thời điểm nào và để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Mặc dù đã có nhiều nhà kinh tế đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt NC,
nhưng cho đến nay NC vẫn là tâm điểm nóng được dư luận thế giới quan tâm. Để
góp phần tìm ra lời giải đáp cho bài toán NC, tác giả giới thiệu quan điểm về NC
của một số tổ chức trên thế giới và các yếu tố đánh giá mức độ an toàn NC. Từ
đó liên hệ thực trạng NC Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó tác giả xin đưa ra một
số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NC ở Việt Nam.
Từ khoá: Thực trạng nợ công, giải pháp quản lý nợ công, ngưỡng an toàn nợ công.
1. Quan niệm về nợ công
NC rất quan trọng đối với bất kỳ
quốc gia nào vì nó là nguồn tài chính
quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Bên
cạnh đó, các nhà đầu tư cũng sẽ xem xét
đến NC khi quyết định đầu tư vốn. Vì
vậy để sử dụng và quản lý NC có hiệu
quả chúng ta cần hiểu NC là gì? NC bao
gồm các khoản nợ nào?
NC là một khái niệm tương đối
phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết những
cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng,
NC là khoản nợ mà Chính phủ của một
quốc gia phải chịu trách nhiệm trong
việc chi trả khoản nợ đó. Vì vậy, thuật
ngữ NC thường được sử dụng cùng
nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà
nước hay nợ Chính phủ. Tuy nhiên, NC
hoàn toàn khác với nợ quốc gia. Nợ
quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả
của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận
là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân
(doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Như
vậy, NC chỉ là một bộ phận của nợ quốc
gia. Tuy nhiên, xoay quanh khái niệm
và nội hàm NC vẫn còn nhiều quan
điểm chưa thống nhất.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF):
- NC theo nghĩa rộng là nghĩa vụ
nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa
vụ của Chính phủ trung ương, các cấp
chính quyền địa phương, ngân hàng
trung ương và các tổ chức độc lập
(nguồn vốn hoạt động do ngân sách nhà
nước quyết định hay trên 50% vốn thuộc
sở hữu nhà nước và trong trường hợp vỡ
nợ, nhà nước phải trả nợ thay).
- Theo nghĩa hẹp, NC bao gồm
nghĩa vụ nợ của Chính phủ trung ương,
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 84
các cấp chính quyền địa phương và nợ
của các tổ chức độc lập được Chính phủ
bảo lãnh thanh toán. Quan niệm về NC
của WB và IMF cũng tương tự như quan
niệm của Hệ thống quản lý nợ và phân
tích tài chính của Diễn đàn Thương mại
và Phát triển Liên hợp quốc, bao gồm:
- Nợ của Chính phủ trung ương và
các bộ, ban, ngành trung ương.
- Nợ của các cấp chính quyền
địa phương.
- Nợ của ngân hàng trung ương.
- Nợ của các tổ chức độc lập mà
Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc
việc quyết lập ngân sách phải được sự
phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính
phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ
trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ.
Tùy thuộc vào thể chế kinh tế và chính
trị, quan niệm về NC ở mỗi quốc gia
cũng có sự khác biệt.
Ở Việt Nam theo Luật Quản lý Nợ
công số 29/2009/QH12, NC được quy
định trong Luật này bao gồm nợ Chính
phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ
chính quyền địa phương. Trong đó:
- Nợ Chính phủ là khoản nợ phát
sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh
Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các
khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết,
phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy
định của pháp luật. Nợ Chính phủ không
bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện
chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
- Nợ được Chính phủ bảo lãnh là
khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước
ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
- Nợ chính quyền địa phương là
khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký
kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.
Như vậy quan niệm về NC theo quy
định của pháp luật Việt Nam được đánh
giá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế.
Tóm lại, có thể khái quát NC là
toàn bộ các khoản vay nợ của các cấp
chính quyền từ trung ương đến địa
phương tại một thời điểm nào đó.
2. Các yếu tố đánh giá mức độ an toàn
nợ công
Xuất phát từ sự khác biệt trong
quan niệm về NC mà cách xác định NC
của Việt Nam nói riêng và các quốc gia,
tổ chức trên thế giới nói chung cũng
khác nhau. Điều này góp phần giải thích
cho những con số NC được đưa ra bởi
các tổ chức quốc tế và Việt Nam rất
khác nhau. Chính vì số liệu NC đưa ra
khác nhau dẫn đến tiêu chuẩn hay nói
cách khác các yếu tố đánh giá mức độ an
toàn NC cũng khác nhau.
Hiện nay trên thế giới chưa có tiêu
chuẩn chung về ngưỡng an toàn NC để
áp dụng cho tất cả các nước. Mặc dù
vậy, khi đánh giá mức độ an toàn NC
của một quốc gia thì Việt Nam nói riêng
và các nước trên thế giới nói chung
thường căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Thứ nhất, tỷ lệ NC trên tổng sản
phẩm quốc nội (NC/GDP)
Đây là một trong những yếu tố đầu
tiên được nhắc đến khi đánh giá mức độ
hay ngưỡng an toàn NC của mỗi quốc
gia. Tùy theo tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội mà mỗi nước sẽ đưa ra mức trần
NC/GDP khác nhau, ví dụ: Việt Nam
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 85
đưa ra mức trần NC/GDP là 65%, các
nước EU quy định hạn mức trần NC áp
dụng chung trong khối là dưới 60%
GDP... Và mức trần NC/GDP mà nước
đó đưa ra được xem là ngưỡng an toàn
NC. Hiểu một cách thuần túy nếu NC
của nước đó tiến gần sát hoặc chạm mức
trần NC/GDP thì được đánh giá là vẫn
nằm trong giới hạn nhưng lúc này nó đã
bắt đầu tác động đến nền kinh tế, có
nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng NC.
Còn nếu NC vượt mức trần NC/GDP thì
quốc gia đó rơi vào tình trạng vỡ NC và
cuộc khủng hoảng NC tất yếu sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, một nghịch lý đó là nhiều
nước trên thế giới có tỷ lệ NC/GDP rất
cao và vượt trần nhưng vẫn không rơi
vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Theo số liệu do “The Economist” cập
nhật tính đến đầu tháng 3/2013, những
khu vực và quốc gia có tổng mức NC
tuyệt đối cao nhất hiện nay là Bắc Mỹ,
Brazil, Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản và Australia. Trong đó, Nhật
Bản là nước có số NC khổng lồ nhất với
tỷ lệ NC/GDP là 226,1%. Nhiều quốc
gia trong EU cũng đang có mức NC
hàng nghìn tỷ USD như Đức nợ gần 2,7
nghìn tỷ USD (tương đương 83% GDP);
Ý nợ trên 2,4 nghìn tỷ USD (tương
đương 120,8% GDP); Pháp nợ hơn 2,3
nghìn tỷ USD (tương đương 90,5%
GDP); trong khi Argentina NC chỉ
45,9% nhưng lại vỡ nợ.
Vì vậy, ngày càng có nhiều nhà
kinh tế cho rằng tỷ lệ NC/GDP không
thể phản ánh toàn diện mức độ an toàn
của tình hình NC một nước.
Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
NC được huy động và sử dụng
không phải để thỏa mãn những lợi ích
riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào
mà vì lợi ích chung của cộng đồng. Vì
vậy khi vốn đầu tư được sử dụng hiệu
quả sẽ làm gia tăng sản lượng cho nền
kinh tế, đời sống xã hội của cộng đồng
được nâng cao. Hay nói cách khác khi
sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả sẽ tạo
ra lợi nhuận và khi có lợi nhuận, có
thặng dư thì sẽ không phải lo lắng về
khủng hoảng NC. Ngược lại, nếu sử
dụng vốn đầu tư không hiệu quả sẽ gây
ra thất thoát, lãng phí dẫn đến thua lỗ.
Nếu kéo dài tình trạng trên thì sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến sự an toàn của NC
trong tương lai.
Điều này góp phần giải thích vì sao
các nước có tỷ lệ NC/GDP cao như Nhật
Bản hay một số nước trong EU vẫn
không bị vỡ nợ.
Thứ ba, người nắm giữ khoản nợ
(chủ nợ)
Ai nắm giữ các khoản nợ cũng là
một yếu tố quan trọng. Một quốc gia mà
chủ nợ là người trong nước chiếm đa số
thì bao giờ NC cũng được đánh giá là an
toàn hơn những nước mà phần lớn chủ nợ
là người nước ngoài. Chẳng hạn, NC của
Nhật Bản được đánh giá an toàn vì có tới
95% chủ nợ là người trong nước, đa phần
trái phiếu Chính phủ Nhật Bản được các
nhà đầu tư trong nước nắm giữ. Do đó ít
phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc
tế, giữ được thị trường trái phiếu bình ổn.
Trong khi đó, Hy Lạp nhanh chóng chìm
vào khủng hoảng NC vì có tới 70% chủ
nợ là người nước ngoài.
Thứ tư, niềm tin
Yếu tố niềm tin hay uy tín của một
quốc gia cũng góp phần đánh giá mức
độ an toàn NC của quốc gia đó. Bởi
niềm tin là yếu tố quan trọng trong việc
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 86
gây ra cuộc khủng hoảng NC. Do đó, khi
giới đầu tư quốc tế tin vào thể chế chính
trị, chính sách điều hành kinh tế - xã hội
của quốc gia đó thì khó có thể xảy ra
cuộc khủng hoảng NC. Mặt khác, mỗi
quốc gia sẽ có chi phí vay mượn khác
nhau, xuất phát từ niềm tin của giới đầu
tư quốc tế đối với quốc gia đó. Điều này
có nghĩa là quốc gia nào có uy tín cao
trên trường quốc tế thì sẽ được vay với
lãi suất và chi phí thấp hơn những quốc
gia có uy tín thấp.
Trên đây là các yếu tố cơ bản nhằm
đánh giá mức độ an toàn NC của một
nước. Tuy nhiên, để đánh giá một cách
tổng quát thì ngoài các yếu tố trên còn
phải căn cứ vào việc đánh giá thực trạng
nợ, tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách
tài chính - tiền tệ, hệ số tín nhiệm của
quốc gia và có thể tham khảo khuyến
nghị của IMF và WB về ngưỡng an toàn
nợ nước ngoài theo phân loại chất lượng
khuôn khổ thể chế và chính sách.
3. Thực trạng nợ công Việt Nam hiện nay
Bảo đảm an toàn và bền vững NC
đã trở thành bài toán mà đa số các quốc
gia đều phải tính đến và Việt Nam cũng
không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, để có
lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn NC
ở Việt Nam thì trước tiên cần phải hiểu
thực trạng NC của Việt Nam hiện nay
như thế nào?
Trong những năm qua, mô hình
tăng trưởng của Việt Nam còn dựa nhiều
vào đầu tư công, tỷ lệ này luôn ở mức
cao nhưng hiệu quả mang lại từ hoạt
động đầu tư công ngày càng giảm sút,
lợi ích tăng trưởng và tăng thu ngân sách
chưa bù đắp được các chi phí liên quan
đến gia tăng đầu tư công và NC. Mặt
khác, trong những năm gần đây cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, NC khu
vực EU và những khó khăn nội tại của
nền kinh tế trong nước đã có ảnh hưởng
nhất định đến tình hình NC của Việt
Nam cả về quy mô, cơ cấu, nghĩa vụ trả
nợ và các chỉ số an toàn NC.
Theo báo cáo của Thủ tướng Chính
phủ trong kỳ họp Quốc hội mới đây
(tháng 10/2014) thì NC của Việt Nam
trong những năm gần đây có xu hướng
ngày càng tăng cả về quy mô và cơ cấu.
Nếu như năm 2012 tỷ lệ NC/GDP chiếm
50,8% thì đến cuối năm 2013 NC bằng
54,2% GDP (trong đó nợ Chính phủ
42,3%, nợ Chính phủ bảo lãnh 11,1%,
nợ của chính quyền địa phương 0,8%).
Năm 2014 NC tăng cao lên đến 60,3%
GDP (trong đó nợ Chính phủ 46,9%, nợ
Chính phủ bảo lãnh 12,6%, nợ của chính
quyền địa phương 0,8%). Dự kiến năm
2015 NC sẽ là 64% GDP, gần chạm mức
trần NC là 65%.
Lý giải về tình hình NC tăng nhanh
trong những năm qua có hai nhóm
nguyên nhân:
- Về khách quan, những năm gần
đây, kinh tế toàn cầu rơi vào khủng
hoảng, tốc độ phục hồi chậm và NC của
khu vực EU ở mức báo động đã tác
động không nhỏ đến tình hình NC của
Việt Nam.
- Về chủ quan, có thể kể đến:
Thứ nhất, nhu cầu chi tăng mạnh
trong thời gian vừa qua, đặc biệt là chi
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chi
cho con người và cho an sinh xã hội.
Thực trạng kết cấu hạ tầng của nước ta
còn yếu kém, nhu cầu vốn đầu tư để
thực hiện đột phá chiến lược về phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội và áp lực cạnh tranh, hội nhập
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 87
quốc tế không ngừng gia tăng là nguyên
nhân tăng các khoản vay để bổ sung cho
đầu tư.
Thứ hai, bội chi ngân sách nhà
nước (NSNN) cao, kéo dài và có xu
hướng gia tăng. Chỉ tính riêng trong năm
2013, bội chi NSNN là 4,8 % GDP thì
đến năm 2014 con số này là 5,3% GDP.
Trong khi tỷ trọng thu ngân sách năm
2014 thấp hơn cùng kỳ năm 2013 nhưng
Nhà nước vẫn phải có biện pháp miễn,
giảm, gia hạn thuế để hỗ trợ doanh
nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến nguồn
vốn huy động vào NSNN. Khi bội chi
NSNN tăng thì NC cũng sẽ tăng lên
tương ứng.
Thứ ba, chi phí NC tăng lên trong
những năm vừa qua cũng góp phần làm
gia tăng NC. Từ năm 2010, việc tiếp cận
nguồn vốn vay ưu đãi (ODA) khó khăn
hơn do Việt Nam thuộc nhóm nước có
thu nhập trung bình thấp. Đặc biệt, trong
những năm gần đây, Việt Nam đã phải
chuyển sang các nguồn vốn vay thương
mại với lãi suất cao hơn và các điều kiện
vay khắt khe hơn, điều này làm gia tăng
chi phí trả nợ hằng năm.
Thứ tư, lượng vốn huy động qua
kênh phát hành trái phiếu Chính phủ
tăng nhanh. Trong bối cảnh nguồn ngân
sách bố trí cho trả nợ và đầu tư phát triển
rất hạn hẹp nhưng nhu cầu vốn đầu tư để
thực hiện đột phá chiến lược là rất lớn.
Do đó, việc duy trì huy động vốn qua
phát hành trái phiếu Chính phủ là cần
thiết. Năm 2013, khối lượng trái phiếu
Chính phủ huy động được đạt 143.021 tỷ
đồng, năm 2014 trái phiếu Chính phủ đạt
kỷ lục mới với khối lượng huy động
được là 234.067 tỷ đồng, tăng 63,7% so
với năm 2013.
Thứ năm, chính sách mở rộng
phạm vi, đối tượng bảo lãnh của Chính
phủ cho doanh nghiệp vay vốn góp
phần làm NC tăng cao. Phạm vi bảo
lãnh của Chính phủ rộng, bao gồm
nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh như
sản xuất thép, xi măng, điện, cảng
biển, năng lượng, y tế và các dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng...
Như vậy, với thực trạng NC Việt
Nam gia tăng như hiện nay, liệu có nguy
hiểm không? Hay nói cách khác NC của
Việt Nam đang ở ngưỡng nào? Có an
toàn hay không?
Có rất nhiều chuyên gia kinh tế bày
tỏ sự lo lắng trước tình hình NC có xu
hướng tăng nhanh, rủi ro cao và đang ở
mức báo động; áp lực trả nợ rất lớn
trong khi năng lực trả nợ của Nhà nước
không cao. Nếu theo cách tính NC của
WB và IMF thì NC ở Việt Nam hiện nay
đã vượt trần.
Tuy nhiên, như tác giả có phân tích
ở trên, hiện nay chưa có một tiêu chuẩn
chung nào để xác định ngưỡng an toàn
NC cho tất cả các nước. Mỗi quốc gia sẽ
đưa ra ngưỡng NC khác nhau tùy thuộc
vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
của nước mình. Do vậy, có thể nói NC
Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn
bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất, tại Quyết định số
958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược
NC và nợ nước ngoài của quốc gia giai
đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm
2030 đã xác định các chỉ tiêu an toàn về
NC và nợ nước ngoài của quốc gia như
sau: NC đến năm 2020 không quá 65%
GDP, trong đó dư nợ chính phủ không
quá 55% GDP và nợ nước ngoài của
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 88
quốc gia không quá 50% GDP. Nghĩa vụ
trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể
cho vay lại) so với tổng thu ngân sách
nhà nước hàng năm không quá 25% và
nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia
hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu
hàng hoá và dịch vụ.
Như vậy, về chiến lược nợ, trước
đây chúng ta quản lý nợ mang tính thụ
động thì giờ chúng ta đã chủ động. Tất
nhiên, chiến lược này sẽ điều chỉnh theo
từng thời kỳ. Và với các số liệu mà Thủ
tướng Chính phủ công bố vào tháng
10/2014 vừa qua chiếu theo các quy định
trên thì tổng số NC của Việt Nam vẫn ở
ngưỡng an toàn.
Thứ hai, nếu như trước đây tỷ trọng
nợ nước ngoài ở Việt Nam luôn cao hơn
nợ trong nước thì trong những năm gần
đây nợ trong nước có tỷ trọng cao hơn nợ
nước ngoài và có xu hướng ngày càng
tăng, từ 40,3% năm 2010 lên 54,5% tổng
dư NC năm 2014. Điều này góp phần làm
giảm rủi ro về tỷ giá và sự phụ thuộc vào
nguồn vốn bên ngoài, góp phần bảo đảm
an ninh tài chính quốc gia.
Thứ ba, đó chính là uy tín quốc
gia. Theo cách tiếp cận mới mà WB và
IMF thì các quốc gia có thể chế và chất
lượng chính sách tốt sẽ có khả năng
chống đỡ được mức nợ cao hơn. Theo
đánh giá của WB, Việt Nam có chỉ số
chất lượng thể chế và chính sách xếp
loại tốt. Mặt khác, NC của Việt Nam
bắt đầu tham gia vào bảng xếp hạng tín
nhiệm quốc gia từ năm 2005. Chỉ số
xếp hạng quốc gia sẽ đánh giá khả năng
trả nợ quốc gia và mức độ uy tín quốc
gia. Hiện nay, theo đánh giá của các tổ
chức tín dụng lớn trên thế giới như
Moody‟s, Standard & Poor'r, Fitch thì
NC Việt Nam đều ở mức ổn định. Nếu
so sánh với các nước trong khu vực như
Indonesia, Philippin thì chỉ số tín nhiệm
của chúng ta cao hơn.
Thứ tư, tình hình kinh tế vĩ mô của
nước ta đang dần ổn định trong hai năm
qua, lạm phát được kiểm soát ở 4% -
6%, lãi suất cho vay liên tục được điều
chỉnh giảm, tăng trưởng kinh tế được
phục hồi với mức tăng bình quân trong
ba năm (2012 - 2014) là 5,5%.
Qua phân tích ở trên cho thấy dù
còn nhiều khó khăn và thách thức phía
trước, nhưng tính đến thời điểm này NC
Việt Nam vẫn được đánh giá là an toàn.
4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý nợ công ở Việt Nam
Từ thực trạng NC của Việt Nam có
thể thấy NC nước ta vẫn nằm trong giới
hạn cho phép. Tuy nhiên, để đảm bảo
tính bền vững cho NC trong tương lai thì
cần có những giải pháp lâu dài nhằm
quản lý NC có hiệu quả. Cụ thể:
Một là, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế đi kèm với kiềm
chế lạm phát. Ổn định vĩ mô là nền tảng
căn bản, thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu
hạ tầng đồng bộ sẽ là những yếu tố nội sinh
quyết định lợi thế cạnh tranh dài hạn của
nước ta, tạo tiền đề vững chắc cho tăng
trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Hai là, nâng cao hiệu quả huy động
và sử dụng vốn vay, đặc biệt trong sử
dụng vốn ODA, chúng ta phải khắc phục
bất hợp lý và phải gắn kết từ khâu huy
động đến khâu trả nợ. Đối với các
chương trình, dự án đang triển khai cần
rà soát, đánh giá và loại bỏ những dự án
không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí.
Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ
đối với những dự án quan trọng, có hiệu
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 89
quả ưu tiên cao. Đối với những dự án bổ
sung mới, cần được lựa chọn, có kế
hoạch tài chính rõ ràng.
Ba là, bảo đảm thu chi ngân sách
hợp lý, công khai, minh bạch. Thu
NSNN chủ yếu là từ nguồn thu thuế, do
đó hệ thống thuế cần được cải cách bảo
đảm các tiêu chí tạo nguồn thu bền
vững, hiệu quả, công bằng. Đối với chi
NSNN, cơ cấu lại theo hướng cắt giảm
và phân bổ lại các khoản chi thường
xuyên của mình một cách hiệu quả, cụ
thể là giảm thiểu đi cơ chế hành chính
cồng kềnh đang là gánh nặng của nền
kinh tế Việt Nam. Đối với chi đầu tư,
Nhà nước chỉ nên đầu tư vào những lĩnh
vực trọng điểm có vai trò quan trọng đối
với phát triển kinh tế - xã hội.
Bốn là, tiếp tục tái cơ cấu NC. Tái
cơ cấu NC theo hướng tăng nhanh tỷ
trọng vay dài hạn với lãi suất thấp, tăng
tỷ trọng nợ trong nước và giảm nợ
nước ngoài. Phát hành trái phiếu Chính
phủ có kỳ hạn dài hơn và lãi suất hợp
lý để vừa giảm thiểu rủi ro thanh toán,
rủi ro thanh khoản vừa nhằm tái cơ cấu
nợ. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm
trả nợ đối với các khoản vay được
Chính phủ bảo lãnh.
Năm là, hoàn thiện thể chế chính
sách, bộ máy và công cụ quản lý NC phù
hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó,
tiếp tục từng bước tăng cường cập nhật
và công khai minh bạch hoá thông tin về
NC thông qua việc xây dựng hệ thống
thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá
bền vững nợ công.
Sáu là, đẩy mạnh quan hệ hợp tác
quốc tế và nghiên cứu để từng bước cải
thiện hệ số t