Nội dung lý luận về tổ chức lao động trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp

Lao động là hoạt động có mục đích của con người dưới bất kỳ hình thái kinh tế – xã hội nào cũng đều diễn ra dưới sự kết hợp của ba yếu tố: Công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Từ lâu những hoạt động sản xuất của con người để làm ra sản phẩm “Quá trình sản xuất” không còn là quá trình riêng lẻ mà đã mang tính tập thể, tính xã hội, muốn cho quá trình sản xuất đó có hiệu quả cao người ta phải biết kết hợp tối ưu ba yếu tố có bản đó là quá trình sản xuất. Tức là biết tổ chức tốt cho quá trình lao động với mục đích đạt hiệu quả cao trong lao động sản xuất.

doc62 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nội dung lý luận về tổ chức lao động trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Nội dung lý luận về tổ chức lao động trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp. I- Những vấn đề cơ bản về lao động quản lý trong doanh nghiệp. Một số khái niệm. * Tổ chức lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người dưới bất kỳ hình thái kinh tế – xã hội nào cũng đều diễn ra dưới sự kết hợp của ba yếu tố: Công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Từ lâu những hoạt động sản xuất của con người để làm ra sản phẩm “Quá trình sản xuất” không còn là quá trình riêng lẻ mà đã mang tính tập thể, tính xã hội, muốn cho quá trình sản xuất đó có hiệu quả cao người ta phải biết kết hợp tối ưu ba yếu tố có bản đó là quá trình sản xuất. Tức là biết tổ chức tốt cho quá trình lao động với mục đích đạt hiệu quả cao trong lao động sản xuất. Tổ chức lao động là một phạm trù gắn liền với lao động một hệ thống biện pháp nhằm sử dụng tốt lao động sống và lao động vật hoá. Tổ chức lao động tốt là tổ chức tốt quá trình hoạt động của con người tác động lên đối tượng lao động trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nhằm mục đích của quá trình sản xuất đó. Tổ chức lao động là một bộ phận không thể tách rời tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong xí nghiệp phải căn cứ vào mục đích của sản xuất trên cơ sở khối lượng sản phẩm và công nghệ sản xuất mà phân chia công việc cho từng người xác định những cân đối năng lực, sức khoẻ của họ với nhau. * Quản lý: Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên tập thể người lao động trong hệ thốn, sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng của Xã hội nhằm đạt được những mục tiêu đề ra theo đúng luật định và mục tiêu hiện hành. Có thể hiểu theo một cách khác: Quản lý là hoạt động của các bộ phận quản lý tác động vào các bộ phận bị quản lý thông qua một hê thống những nguyên tắc, phương pháp nhất định nhằm hướng bộ phận bị quản lý đạt được mục tiêu chung đề ra. 2- Phân loại lao động quản lý: Trong doanh nghiệp, quản lý lao động được phân chia theo hai cách: a. Theo chức năng, vai trò của quản lý quá trình sản xuất: - Nhân viên quản lý kỹ thuật: là những người được đào tạo ở những trường kỹ thuật hoặc đã được đào tạo ở những trường kỹ thuật hoặc đã được rèn luyện trong thực tế sản xuất, có trình độ kỹ thuật tương đương được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản. đồng thời phải là những người trực tiếp làm công tác kỹ thuật, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác kỹ thuật trong doanh nghiệp. Những nhân viên này bao gồm: + Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, quản đốc hoặc phó quản đốc phụ trách kỹ thuật, trưởng phòng, ban kỹ thuật. + Các kỹ sư, kỹ thuật viên làm việc ở các phòng, ban kỹ thuật (Làm theo đúng chuyên môn). - Nhân viên quản lý kinh tế: Là những ngừoi làm công tác tổ chức, lãnh đạo, quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: + Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách kinh doanh, kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh... + Các chuyên viên, cán sự làm việc ở các phòng ban nghiệp vụ như: Tài chính kế toán, thống kê, kế hoạch, lao động tiền lương... - Nhân viên quản lý hành chính: Là những người làm công tác tổ chức, nhân sự, thi đua khen thưởng, quản lý hành chính, văn thư lưu trữ, thường trực bảo vệ... b. Theo vai trò đối với người thực hiện chức năng quản lý: - Cán bộ lãnh đạo: là những người quản lý lao động, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc, quản đốc và phó quản đốc, đốc công, trưởng phó các phòng, ban trong bộ máy quản lý doanh nghịêp. - Các chuyên gia: là những lao động quản lý thực hiện các công việc chuyên môn, không thực hịên chức năng lãnh đạo trực tiếp, bao gồm: + Các cán bộ kinh tế, kỹ thuật. + Các cán bộ thiết kế, công nghệ. - Các nhân viên thừa hành, phục vụ: là những người thực hiện các công việc giản đơn, thường xuyên lặp đi, lặp lại mang tính chất thông tin kỹ thuật và phục vụ. + Các nhan viên làm công tác hạch toán và kiểm tra. + Các nhân viên làm công tác hành chính. 3- Nội dung lao động quản lý: -Các loại lao động quản lý: các loại lao động quản lý khác nhau có nhiệm vụ lao động khác nhau, do đó có nội dung lao động cũng khác nhau. - Sự khác nhau đó là do sự khác nhau về tính chất của các chức năng quản lý quy định. Tuy nhiên, nội dung lao động của tất cả các loại lao động quản lý đều được hợp thành từ các yếu tố, các thành phần sau: + Yếu tố kỹ thuật: thể hiện ở việc thực hiện các công việc mang tính chất thiết kế, phân tích chuyên môn. + Yếu tố tổ chức, hành chính: thể hiện ở việc thực hịên các công việc nhằm tổ chức thực hiện tổ chức các phương án thiết kế, các quyết định như lập kế hoạch, hướng dẫn công việc. + Yếu tố sáng tạo: thể hiện ở việc thực hiện các công việc như suy nghĩ, tìm tòi, phát minh ra các kiến thức mới, các quyết định, các phương pháp, biện pháp để hoàn thành công việc. + Yếu tố thực hành đơn giản: thể hiện ở việc thực hiện các công việc đơn giản, được thực hiện theo các quy định, hướng dẫn sẵn có như những công việc có liên quan đến phân phối thu nhập và các công việc phục vụ. + Yếu tố hội họp và sự vụ: thể hịên ở sự tham gia các cuộc họp về chuyên môn hoặc giải quyết các công việc mang tính chất thủ tục. Năm yếu tố, thành phần trên đều có mặt ở các nội dung củ quản lý lao động, nhưng tỷ trọng của chúng khác nhau cho nên làm cho nội dung lao động cũng khác nhau. 4- Đặc điểm của lao động quản lý: - Hoạt động của lao động quản lý là loại lào động trí óc đặc biệt. Xuất phát từ đặc điểm này mà hoạt động quản lý có những đặc điểm riêng, khác hẳn với các loại lao động thể lực và lao động giản đơn khác, thể hiện: + Hoạt động của lao động quản lý mang tính chất sáng tạo hơn nhiều so với các loại lao động thể lực. + Hoạt động của lao động quản lý mang tính chất xã hội và tâm lý cao. Yếu tố này còn là yêu cầu và nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến quản lý lao động. + Hoạt động quản lý không chỉ diễn ra trong một ngày làm việc, khong chỉ diễn ra trong một thời gian làm việc và nơi làm việc nhất định cho nên định mức công việc cho lao động quản lý rất khó thực hiện được một cách chính xác. + Kết quả của lao động quản lý thường không biết ngay sau khi thực hiện công việc, không đo lường cụ thể, chính xác và trực tiếp được, mà chỉ xác định được sau một thời gian nhất định thông qua kết quả lao động của cả tập thể. + Thông tin kinh tế vừa là đối tượng lao động, vừa là kết quả lao động, vừa là phương tiện lao động đối với lao động quản lý. II- Nội dung cơ bản về tổ chức lao động quản lý trong các doanh nghiệp công nghiệp. 1- Tổ chức lao động quản lý trong doanh nghiệp. a. Hoàn thiện phân công và hiệp tác lao động quản lý. - Phân công lao động quản lý là sự phân chia quá trình quản lý thành các quá trình, các bộ phận có tính chất chuyên môn hoá thành những công việc riêng biệt và giao cho những người thực hiện có trình độ chuyên môn và trình độ thích hợp. - Hiệp tác lao động quản lý là sự phối hợp giữa các cá nhân trong nội bộ tổ, nhóm, giữa các tổ, nhóm trong một bộ phận và giữa các bộ phận quản lý với nhau nhằm thực hiện tốt các chức năng quản lý. Xây dựng các hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ văn hoá, chuyên môn nghịêp vụ của người lao động, tạo điều kiện không ngừng tăng năng suất lao động và hiệu suất công tác. Phương hướng hoàn thiện phân công và hiệp tác lao động quản lý trong giai đoạn hiện nay là: 1. Hoàn thiện cơ cấu quản lý theo hướng vừa bảo đảm sự phù hợp giữa bộ phận quản lý và bộ phận bị quản lý, vừa gọn nhẹ tránh lãng phí lao động và chi phí quản lý đạt hiệu quả cao. Cơ cấu tổ chức quản lý thường được hoàn thiện theo các kiểu sau: * Kiểu cơ cấu trực tuyến: Mô hình này thích hợp với doanh nghiệp nhỏ. Người lãnh đạo thực hiện toàn bộ các chức năng quản lý, do vậy ở cơ cấu tổ chức được xây dựng theo kiểu này, quá trình ra quyết định được nhanh hơn, đơn giản hơn, tạo điều kiện để thực hiện nghiêm ngặt chế độ một thủ trưởng. Tuy nhiên, cơ cấu này có nhược điểm là người lãnh đạo phải thực hiện tất cả các chức năng quản lý trong điều kiện không có người giúp việc do vậy đòi hỏi người lãnh đạo trực tuyến phải có kiến thức rất rộng. * Kiểu cơ cấu trực tuyến – Tham mưu. Mô hình này thích hợp với doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và lớn nhưng không có quá nhiều nhiệm vụ, quá đa dạng và quá lớn. Bộ phận tham mưu có nhiệm vụ giúp cho người lãnh đạo trực tuyến trong công việc chuẩn bị ra quyết định. Ưu điểm của cơ cấu này giúp cho người lãnh đạo giảm được gánh nặng; sử dụng được kiến thức và kinh nghiệm của các cán bộ tham mưu. Tuy nhiên cơ cấu này có nhược điểm là bộ phận tham mưu có xu hướng phình to ra, làm cho cơ cấu cồng kềnh, khó thống nhất ý kiến do vậy chậm đưa ra được quyết định quản lý. * Kiểu cơ cấu trực tuyến – Chức năng. Kiểu cơ cấu này được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay, ở mô hình này vẫn giữ quyền chỉ huy theo trực tuyến, các bộ phận chức năng giúp người lãnh đạo chuẩn bị các quyết định, đồng thời họ còn có nhiệm vụ giúp đỡ, kiểm tra, tư vấn về mặt chuyên môn cho các đơn vị thực hiện. Ưu đỉêm của cơ cấu này vẫn giữ được chế độ một thủ trưởng, đồng thời sử dụng được kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia (chức năng). Kiểu cơ cấu này tỏ ra hợp lý, hiệu qủa và nhiều ưu việt nhất so với các cơ cấu trước nó. Tuy nhiên, khi tổ chức cơ cấu này cần đề phòng việc lập ra quá nhiều các phòng ban chức năng, làm cho bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả. * Kiểu cơ cấu ma trận. Kiểu này có hai hệ thống chỉ huy cặp đôi (theo chức năng và theo mặt hàng). Trong đó bao chùm lên các nhánh chức năng là các nhà quản trị trung gian, chịu trách nhịêm về những mặt hàng, về một dự án hoặc chương trình cụ thể của doanh nghiệp. 2. Hoàn thiện tuyển chọ và bố trí lao động quản lý. * Xác định chính xác tiêu chuẩn của lao động quản lý, nhất là cán bộ lãnh đạo. Tiêu chuẩn lao động quản lý bao gồm: - Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. - Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống chung thực lành mạnh. - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý phù hợp với yêu cầu công việc. - Về năng lực tổ chức: Có phương pháp quản lý, điều hành khoa học, năng động, sáng tạo, nhạy bén với cơ chế thị trường. - Có sức khoẻ tốt. * Xác định nguồn bổ sung lao động quản lý hiện nay, từ các nguồn sau: - Nguồn từ thị trường lao động. - Nguồn từ nội bộ doanh nghiệp: Lao động ở các bộ phận sản xuất đang chờ việc, hoặc lao động dôi đư do sắp xếp lại lực lượng sản xuất. - Nguồn từ các doanh nghịêp khác: lao động từ các doanh nghiệp khác xin chuyển đến. - Nguồn từ các Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề... * Xác định phương pháp tuyển chọn và bố trí lao động quản lý, tiến hành theo các bước sau: - Thu thập thông tin, xác định nhu cầu đối với các vị trí còn trống cần bổ sung. - Lựa chọn phương pháp hợp lý. - Quyết định tuyển chọn. - Kiểm tra quyết định tuyển chọn và bố trí lao động thông qua việc đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện công việc của người đó. 3. Hoàn thiện hình thức phân công và hiệp tác lao động quản lý: * Các hình thức phân công lao động: - Phân công lao động theo chức năng quản lý, là phân công trên cơ sở phân chia toàn bộ công việc quản lý thành các chức năng. - Phân công lao động theo công nghệ quản lý, thực chất là phân chia toàn bộ công việc theo quá trình thông tin (nhận tin, ghi chép ban đầu, xử lý thông tin). - Phân công lao động theo trình độ hức tạp của công việc quản lý là phân công trên cơ sở phân chia công vịêc quản lý thành những phần công việc nhỏ, có mức độ phức tạp khác nhau. Xu hướng hiện nay là phân công lao động theo trình độ phức tạp của dông việc quản lý, yêu cầu của hình thức này là phải bố trí lao động có trình độ chuyên môn và khả năng cá nhân người lao động phải phù hợp với yêu cầu công việc. * Các hình thức hiệp tác lao động quản lý. - Hiệp tác giữa bộ phận quản lý và bộ phận bị quản lý, là sự phối hợp nhịp nhàng, ăng khớp nhằm thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. - Hiệp tác trong nội bộ hệ thống quản lý (giữa các bộ phận quản lý với nhau). Hình thức này, chủ yếu là sự phối hợp cùng thực hiện các chức năng quản lý (theo từng mảng công việc quản lý). Sự hiệp tác ở đây chủ yếu là về nội dung. Như vậy nội dung lớn nhất của hiệp tác lao động quản lý là vấn đề tổ chức lao động quản lý tốt, bảo đảm lao động quản lý có đủ năng lực, hoạt động một cách đồng bộ với chất lượng cao trong toàn bộ các chức năng quản lý. Do đó muốn hiệp tác lao động quản lý tốt thì phải thực hiện tốt các bước sau: + Lựa chọn những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, năng lực, sở trường phù hợp với yêu cầu công việc. + Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động quản lý, bảo đảm cho mỗi người có thể tự đo lường được kết quả công tác của mình. + Tổ chức tốt việc đánh giá kết quả công tác của lao động quản lý, bảo đảm khách quan, công khai , dân chủ nhằm kích thích sự cố gắng phấn đấu vươn lên của người lao động. b- Hoàn thiện điều kiện làm việc. * Môi trường làm việc: bao gồm toàn bộ yếu tố vật chất bao quanh con người trong quá trình lao động như: Hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế – xã hội, yếu tố vệ sinh, khí hậu, những điều kiện phục vụ sinh hoạt và mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể, đơn vị công tác. -Về chiếu sáng, cần lưu ý các yêu cầu sau: + Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. + Không sử dụng các loại rèm qua dầy và bố trí qua nhiều cây cảnh trong phòng làm việc. + Phải bảo đảm phân phối ánh sáng đều đặn khi sử dụng chiếu sáng nhân tạo, tránh sấp bóng. + Không tổ chức chiếu sáng cục bộ mà phải chú ý đến vị trí và không gian của nơi làm việc. + Chiếu sáng nên có tác dụng tạo bóng một chút để tạo điều kiện nhận biết về hình dáng, không gian của đối tượng. - Về màu sắc: Mầu sắc có tác dụng lớn về thẩm mỹ và tâm lý trong lao động. + Những gam màu “ấm” (đỏ, vàng, da cam) có tác dụng thúc đẩy hoạt động của cơ thể, tăng khả năng làm việc. + Những gam màu “Lạnh” (xanh lá cây, xanh da trời) có tác dụng làm cho người ta yên tâm... + Phòng làm việc nên quét màu xanh nhạt hoặc màu vàng tươi, khu vực làm việc nên trồng nhiều cây xanh, cây cảnh để tạo bóng mát, làm cho môi trường trong sạch có tác dụng làm giảm sự mệt mỏi về thần kinh và thị giác. - Về tiến ồn. + Đối với hoạt động lao động quản lý, vấn đề chống tiếng ồn đặc biệt quan trọng bởi vì đặc điểm của hoạt động lao động quản lý là hoạt động trí óc là chủ yếu, do vậy đòi hỏi nơi làm việc phải được yên tĩnh để tập trung tư tưởng trong quá trình làm việc. + Biện pháp tổ chức: Đưa các máy móc có phát sinh tiếng ồn ra khỏi phòng làm việc và tập trung lại ở khu vực riêng. Bố trí nơi làm việc phải thường xuyên tiếp khách (thường trực, văn phòng) vào khu vực riêng biệt, bố trí lối đi lại hợp lý, thuận tiện tránh gây tiếng ồn. + Biện pháp chống tiếng ồn từ nguồn phát sinh là biện pháp kỹ thuật thuộc nhiệm vụ của các nhà thiết kế, chế tạo thiết bị, phương tiện lao động. Tuy nhiên khi mua sắm, trang bị cần phải lựa chọn các thiết bị, phương tiện bảo đảm tiêu chuẩn về tiếng ồn cho phép. + Biện pháp chống tiếng ồn trên đường lan truyền: sử dụng máy điện thoại có bộ tăng âm, máy điều hoà không khí đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, phủ tường, trần nhà bằng vật liệu hút ẩm, cách âm tại những nơi làm việc có phát sinh tiếng ồn. - Bầu không khí tâm lý tập thể: đây là yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng đến kết quả lao động và hiệu suất công tác. Để tạo ra bầu không khí tâm lý tập thể tốt cần phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ về tổ chức, tâm lýc hành chính... + Lựa chọn, bố trí và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ công nhân viên; đánh giá đúng mức kết quả lao động của họ và trả thù lao lao động một cách hợp lý, xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. + Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... cho đội ngũ lao động quản lý bảo đảm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công việc. + Không ngừng cải thiện điều kiện lao động, năng cao phúc lợi vật chất như: tham quan, nghỉ mát, phụ cấp nhà ở... cho cán bộ công nhân viên. +Sử dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục để nâng cao tinh thần, thái độ lao động, kỹ thuật lao động. + Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng âm nhạc trong lao động, duy trì chế độ tập thể dục giữa giờ... c- Đào tạo nâng cao trình độ hoạt động quản lý: Bao gồm việc lựa chọn các hình thức và phương pháp đào tạo và đào tạo lại thích hợp, đáp ứng yêu cầu của tiến bộ khoa học công nghệ và đòi hỏi thực tế sản xuất kinh doanh. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp: Yêu cầu: Trong phạm vi từng doanh nghiệp việc tổ chức bộ máy quản trị phải đáp ứng được những nhu cầu chủ yếu sau: Một là: Phải bảo đảm hoàn thành những nhiệm vụ của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ và hoàn thiện các chức năng quản lí doanh nghiệp. Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh ban hành kèm theo nghị định 50 HĐBT ngày 22/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng đã quy định rõ những nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu của xí nghiệp công nghiệp, đồng thời xác định những chức năng của bộ máy quản trị doanh nghiệp tự tổ chức bộ máy quản trị của mình. Hai là: Phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của tập thể người lao động trong doanh nghiệp. Ba là: Phải phù hợp với quy mô sản xuất thích ứng với những đặc điểm kinh tế và kĩ thuật của doanh nghiệp. Trong những doanh nghịêp quy mô sản xuất lớn, công tác các phòng chức năng được chuyên môn hoá sâu hơn, do đó cần thiết và có thể tổ chức nhiều phòng chức năng hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những đặc điểm kinh tế và kĩ thuật như loại hình sản xuất, tính chất công nghệ, trình độ tự chủ sản xuất kinh doanh... đều được xem là những căn cứ để xây dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp. Bốn là: Phải đảm bảo yêu cầu vừa tinh giản, vừa vững mạnh trong bộ máy quản lý. Một bộ máy quản lý được coi là tinh giản khi số cấp, số bộ phận quản trị ít nhất, tỉ lệ giữa nhân viên quản trị so với tổng số công nhân viên chức nhỏ nhất mà vẫn hoàn thành đầy đủ các chức năng quản trị. Nó được coi là vững mạnh khi những quyết định của nó được chuẩn bị một cách chu đáo, có cơ sở khoa học, sát thực với thực tiễn sản xuất. Khi quyết định ấy được mọi bộ phận, mọi người chấp hành với tinh thần kỷ luật nghiêm khắc và ý thức tự giác đầy đủ, thực hiện đầy đủ những yêu cầu nói trên sẽ tạo nên hiệu lực và quyền uy của bộ máy quản trị doanh nghiệp. b. Quy trình xây dựng tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. 1- Chế độ một thủ trưởng. Là chế độ tập trung nguyên tắc tập trung dân chủ vào việc tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Thủ trưởng trong doanh nghiệp bao gồm: giám đốc, trưởng phòng (ban) chức năng, quản đốc, đốc công và tổ trưởng sản xuất. Từng loại hình doanh nghiệp các chức danh thủ trưởng có thể khác nhau, nhưng thủ trưởng cao nhất là giám đốc. Thực chất chế độ một thủ trưởng là quyền chỉ huy doanh nghiệp được giao cho một người, người đó được giao những quyền hạn nhất định, cần thiết để có thể điều khiển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà mình phụ trách và chủ động sáng tạo trong khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả hoạt động của đơn vị mình. Tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp ở mọi cương vị đều phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thủ trưởng. 2- Phân công trong bộ máy quản trị điều hành doanh nghiệp. Doanh nghiệp hiện đại đòi hỏi một sự chỉ huy sản xuất và quản trị kinh doanh theo một ý chí thống nhất tuyệt đối, đòi hỏi sự phục tùng kỷ luật hết sức nghiêm ngặt, sự điều khiển cả bộ máy quản trị doanh nghiệp theo những quy tắc từ trên xuống dưới. Giám đốc doanh nghiệp là người được giao trách nhiệm quản trị doanh nghiệp, là người chỉ huy cao nhất trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm về mọi mặt quản lý, kỹ thuật, kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp. Để có thời gian tập trung vào những vấn đề lớn, có tính chiến lược, giám đốc nên giao quyền “Chỉ huy sản xuất và kỹ thuật
Tài liệu liên quan