Nội dung ôn tập học kỳ I (2009 - 2010) môn Hóa học

1. Axit khi tan trong nước phân li ra ion H 2. Baz khi tan trong nước phân li ra ion OH 3. Hidroxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như baz. 4. Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại ( hoặc cation NH4 ) và anion gốc axit. Nếu gốc axit còn chứa hidro có tính axit, thì gốc đó tiếp tục phân li yếu ra cation H và anion gốc axit

pdf13 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 3440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập học kỳ I (2009 - 2010) môn Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ I (2009-2010) A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG: CHƯƠNG I: 1. Axit khi tan trong nước phân li ra ion H+. 2. Baz khi tan trong nước phân li ra ion OH–. 3. Hidroxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như baz. 4. Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn + ra cation kim loại ( hoặc cation NH4 ) và anion gốc axit. Nếu gốc axit còn chứa hidro có tính axit, thì gốc đó tiếp tục phân li yếu ra cation H+ và anion gốc axit . + – –14 5. Tích số ion của nước là K = [H ].[OH ] = 1,0.10 ( 2OH ở 25oC). Một cách gần đúng, có thể coi giá trị của tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau . 6. Các giá trị [H+] và pH đặc trưng chó các môi trường: Môi trường trung tính ; [H+] = 1,0. 10–7M hoặc pH = 7,00. Môi trường axit ; [H+] > 1,0. 10–7M hoặc pH < 7,00. Môi trường kiềm ; [H+] 7,00. 7. Màu của quỳ, phenolphthalein và chất chỉ thị vạn năng trong dung dịch ở các giá trị pH khác nhau : Quỳ Đỏ Tím Xanh pH  6 pH = pH  8 7,0 Phenolphtalein Không màu Hồng pH< 8,3 pH  8,3 Về mặt toán học : pH = – lg [H+] 8. Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất 1 trong các chất sau : * chất kết tủa, * chất điện li yếu , * chất khí. 9. Phương trình ion thu gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. Trong phương trình ion rút gọn, người ta loại bỏ những ion không tham gia phản ứng, còn những chất kết tủa, điện li yếu, chất khí được giữ nguyen dưới dạng phân tử. CHƯƠNG II: 1. Cấu hình electron của nitơ và photpho., độ âm điện, cấu tạo phân tử và các số oxi hóa thường gặp. 2. Phản ứng thể hiện tính khử của nito và phot pho: phản ứng với oxi 3. Phản ứng thể hiện tính oxi hóa của nitơ và photpho: phản ứng với hidro và kim loại. 4. Hợp chất amoniac: tính tan, tính khử. 5. hợp chất muối amoni: tính tan , phản ứng nhiệt phân. 6. Axit nitric: tính oxihóa, tính axit mạnh. 7. Muối nitrat ; tính tan, phản ứng nhiệt phân ( chú ý các sản phẩm sinh ra trong mỗi loại muối nitrat tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại) . Nhận biết muối nitrat : thuốc thử là Cu và dung dịch axit. 8. Axit photpho ric :, muối photphat : tính tan, tính axit , cách nhận biết . CHƯƠNG III: 1. Các dạng thù hình của cacbon và Silic. 2. Các phản ứng thể hiện tính khử : C + 2CuO → 2Cu + CO2 Si + 2F2 → SiF4 3. Các phản ứng thể hiện tính oxi hóa: C + 2H2 → CH4 3C + 4Al → Al4C3 Si + 2Mg → Mg2Si 3. Hợp chất của cacbon, silic.: CO, CO2, SiO2, Axit cacbonic, Axit silixic, muối cacbonat, muối silicat. Chú ý tính tan của các muối Cacbonat và Silicat. B. CÂU HỎI ÔN TẬP: 1- Giải thích vì sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong ( dung dịch Ca(OH)2 trong nước ) để trong không khí giảm dần theo thời gian. Viết phương trình hoa học minh họa. 2- Viết phương trình điện li của các chất sau đây trong dung dịch: a. Các chất điện li mạnh : BeF2 , HBrO4 , K2CrO4. b. Các chất điện li yếu : HBrO , HCN. 3- Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau : a. NaClO4 0,020M b. HBr 0.050M c. KOH 0,010M d. KMnO4 0,015M. 4- Viết phương trình hóa học dưới dạng ion rút gọn của các phản ứng chứng minh rằng Zn(OH)2 , Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính. 5- Có hiện tượng gì xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau đây? a. cho khí amoniac lấy dư tác dụng với đồng (II) oxit khi đun nóng . b. cho khí amoniac lấy dư tác dụng với khí clo. c. cho khí amoniac tác dụng với oxi không khí khi có platin làm xúc tác ở nhiệt độ 850- 900oC. Viết các phương trình hóa học minh họa. d. dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư. Viết phương trình hóa học minh họa dạng phân tử và ion thu gọn. 6- Cho 50ml dung dịch HCl 0,12M vào 50ml dung dịch NaOH 0,1M. Tìm PH của dung dịch sau phản ứng. 7- Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3. Nêu hiện tượng và giải thích.Viết phương trình hóa học minh họa 8- Hòa tan hoàn toàn 0,12g Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 0,20M. Tính pH của dung dịch sau khi phản ứng kết thúc ( thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể ). 9-Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch : N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k)  = –92kj Cân bằng của phản ứng này chuyển dịch thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện sau ? Giải thích . a. Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống. b. Giảm nhiệt độ. c. Thêm khí nitơ. d. Dùng chất xúc tác thích hợp. 10- Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 75,0ml dung dịch muối amoni sunfat. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng dưới dạng ion thu gọn. b. Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch muối ban đầu, biết rằng phản ứng tạo ra 17,475g môt chất kết tủa. Bỏ qua sự thủy phân của ion amoni trong dung dịch. 11- Hòa tan bột kẽm trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch A và hỗn hợp khí gồm N2 và N2O. Thêm NaOH dư vào dung dịch A, thấy có khí mùi khai thoát ra. Viết phương trình hóa học của tất cả các phản ứng xảy ra dưới dạng ion rút gọn. – 12- Để nhận biết ion NO3 trong dung dịch, có thể dùng – kim loại nhôm khử ion NO3 trong môi trường kiềm. khi đó – phản ứng tạo ra ion aluminat AlO2 và giải phóng khí amoniac. Hãy viết phương trình hóa học ở dạng ion rút gọn. 13- Hòa tan 12,8g kim loại hóa trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 60,0% (D = 1,365 g/ml) Thu được 8,96 lít (đktc) một khí duy nhất màu nâu đỏ. Xác định tên kim loại và thể tích dung dịch HNO3 đã phản ứng. 14- Rót dung dịch chứa 11,76g H3PO4 vào dung dịch chứa 16,80g KOH. Sau phản ứng, cho dung dịch bay hơi đến khô. Tính khối lượng muối khan thu được. 15- Cho a gam hỗn hợp X gồm Si và Al tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,792 lít hidro. Mặt khác, cũng lượng hỗn hợp như trên khi tác dụng với dungdịch HCl dư, thu được 0,672 lít hidro. Tính a, biết rằng các thể tích khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn và Al tác dụng với dung dịch NaOH theo phản ứng : 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑ 16- Nhận biết : a. Có 6 dungdịch đựng trong 6 lọ mất nhãn : Mg(NO3)2, Zn(NO3)2 , Pb(NO3)2, AlCl3 , KOH và NaCl. Chỉ dùng thêm dungdịch NaOH và một thuốc thử nữa, hãy trình bày cách nhận biết từng dungd dịch. Viết các phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng nhận biết đó. b. Chỉ dùng một kim loại, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch muối sau đây :NH4NO3 , (NH4)2SO4 , K2SO4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. c. Có 5 lọ đựng riêng biệt từng dung dịch các chất sau đây: Al(NO3)3 , NH4NO3, AgNO3, FeCl3 , KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách phân biệt chất đựng trong mỗi lọ. Viế phương trình hóa học của các phản ứng đã đượcdùng để nhận biết. d. Bằng phương pháp hoá học phân biệt các muối : Na3PO4 , NaCl , NaBr , Na2S , NaNO3. Nêu rõ hiện tượng dùng để phân biệt và viết phương trình hóa học của các phản ứng. e. Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các chất sau : H3PO4, BaCl2 , Na2CO3, (NH4)2SO4. Chỉ sử dụng dung dịch HCl , hãy nêu cách phân biệt chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hóa học của các phản ứng. 17- Viết phương trình phản ứng hóa học: a. Chứng tỏ : N, P, C, Si, CO, NH3, NO2 có tính khử . b. Chứng tỏ : N, P, C, Si, CO2, HNO3 có tính oxi hóa . c. Hãy dẫn ra 3 phản ứng trong đó CO thể hiện tính khử và 3 phản ứng trong đó CO2 thể hiện tính oxi hóa. d. Hãy chọn công thức thích hợp để điền vào chỗ trống và lập phương trình hóa học điều chế một số phân bón sau: 1) . . . . . . . . + HNO3 → NH4NO3 2) Na2CO3 +to, p . . . . . . . . → NaNO3 + . . . . . . . 3) . . . . . . . + NH3 → (NH2)2CO + . . . . . . . . . 4) . . . . . . . .+ H2SO4 (đặc) → Ca(H2PO4)2 + CaSO4 5) Ca3(PO4)2 + H3PO4 → . . . . . . . . . 6) NH3 + . . . . . . . . → NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4 18- Nâng cao: Dung dịch A gồm có Cu(NO3)2 , Al(NO3)3 đều có nồng độ 1M. a. Hãy cho biết dungdịch A có môi trường baz, axit hay trung tính. Giải thích . b. Nếu thêm từ từ dung dịch NH3 vào A cho đến dư thì có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích và viết phương trình ion rút gọn . c. Nếu cho một mảnh đồng và một ít H2SO4 đặc vào dung dịch A thì có hiện tượng gì xảy ra. Giải thích và viết phương trình ion rút gọn . d. Nếu cô cạn 1000ml dung dịch A và nung tới khối lượng không đổi thì thu được chất rắn Y. Cho biết khối lượng , thành phần định tính và định lượng của chất rắn Y. Giả thiết không tạo thành hợp chất đồng (I). 19- Cho 12g hỗn hợp X gồm Fe, Cu ( có tỷ lệ khối lượng tương ứng 7:8) bằng dung dịch axit HNO3 dư thu được V lít (đkc) hỗn hợp khí Y gồm (NO, NO2) và dung dịch Z. Tỷ khối của Y đối với H2 bằng 19. a- Tính giá trị V ? b- Tính số mol axit HNO3 đã tham gia phản ứng. . 20- Nung 15,04g Cu(NO3)2 một thời gian thấy còn lại 8,56g chất rắn. a) Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân ? b) Xác định thành phần % chất rắn còn lại ? c) Cho khí sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 193,52g dung dịch NaOH 3,1% được dung dịch X. Tính nồng độ % chất tan trong dung dịch X ? 21-Nhiệt phân hoàn toàn 27,3g hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí có thể tích 6,72 lít ( đktc). a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp. 22-Nhiệt phân 9,4g một muối nitrat của kim loại M đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn nặng 4g. Xác định công thức muối nitrat ? 23-Cho 50,00ml dung dịch H3PO4 0,50M vào 50,00ml dung dịch KOH 0,75M thì thu được muối gì có nồng độ mol/lít là bao nhiêu ? ( biết V dung dịch thu được là 100,00ml ) 24-Có 1 hỗn hợp 3 muối NH4HCO3, NaHCO3, và Ca(HCO3)2. Khi nung 73,2g hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi, thu được 24,3 g bã rắn. Chế hóa bã rắn với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí ( đktc). Xác định thành phần % khối lượng các muối có trong hỗn hợp. 25- Cho m(g) CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch có chứa 14,8g Ca(OH)2. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 2,5g kết tủa. Tính m ? 26. Thổi 3,36 lít CO2 (đktc) vào 193,4g dung dịch KOH 5,8%. Tìm C% các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng ? HẾT
Tài liệu liên quan