Nhằm tìm hiểu về vai trò của khu vực rừng ngập mặn bịgãy đổ đối với các thủy vực lân cận, chúng tôi chọn nghiên cứu dinh dưỡng tại khu vực này. Đề tài “Định lượng photpho vào và ra dưới ảnh hưởng của thủy triều tại một khu rừng ngập mặn bị gãy đổ do bão ở huyện Cần Giờ” đưa ra các mục tiêu nghiên cứu:
1. Định lượng lượng photpho trả xuống nền trầm tích thông qua vật rụng trong một năm.
14 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung và phương pháp nghiên cứu rừng ngập mặn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28
II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1 Nội dung
Nhằm tìm hiểu về vai trò của khu vực rừng ngập mặn bị gãy đổ đối với các
thủy vực lân cận, chúng tôi chọn nghiên cứu dinh dưỡng tại khu vực này. Đề tài
“Định lượng photpho vào và ra dưới ảnh hưởng của thủy triều tại một khu rừng
ngập mặn bị gãy đổ do bão ở huyện Cần Giờ” đưa ra các mục tiêu nghiên cứu:
1. Định lượng lượng photpho trả xuống nền trầm tích thông qua vật rụng
trong một năm.
2. Tìm hiểu sự biến thiên lượng photpho vào và ra khỏi khu vực nghiên cứu
qua diện tích mặt cắt của một lạch ngập triều.
3. Khu vực rừng ngập mặn bị bão làm gãy đổ này đóng vai trò là nguồn hay
bồn chứa dinh dưỡng cho thủy vực kế cận.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, đề tài đã tiến hành các nội
dung sau:
1. Xác định năng suất vật rụng của khu vực nghiên cứu. Phân tích hàm
lượng photpho trong các đối tượng mẫu vật rụng để định lượng P trả
xuống nền trầm tích thông qua các thành phần vật rụng.
Tiến hành đo độ mặn nước trầm tích ở ba tầng đất 20 cm, 50 cm và 100
cm để tìm các tương quan giữa độ mặn và tốc độ rụng lá cũng như tốc độ
ra lá mới.
2. Xác định tải lượng photpho vào và ra khỏi khu vực nghiên cứu qua các
pha khác nhau: photpho trong vật rụng trôi nổi, photpho hòa tan trong
nước lạch và photpho trong các hạt mịn lơ lửng. Các công việc tiến hành
bao gồm:
a. Thu mẫu vật rụng trôi nổi vào đợt mùa mưa và đợt mùa khô ở vị trí
đầu nguồn con lạch dẫn nước vào khu vực. Phân tích hàm lượng
photpho trong các mẫu vật rụng trôi nổi.
29
b. Thu mẫu nước và tách lọc các dạng mẫu bằng giấy lọc (đường kính lỗ
lọc là 0,45 µm): P hòa tan, P từ các hạt cỡ nhỏ.
c. Đo đạc các chỉ tiêu của nước lạch bao gồm: pH, to, EC, độ mặn, DO
theo một chu kỳ ngày đêm vào mùa mưa và mùa khô để tìm hiểu sự
tương quan giữa các chỉ tiêu lý hóa với hàm lượng P trong nước lạch.
3. Đo đạc địa hình mặt cắt con lạch và lưu tốc dòng chảy tại vị trí thu mẫu
để xác định thể tích dòng chảy qua diện tích mặt cắt lạch biến thiên theo
cao độ ngập triều, từ đó tính toán được tải lượng vật chất thông qua diện
tích mặt cắt.
4. Tổng hợp kết quả, tính toán và phân tích kết quả nhằm tìm hiểu vai trò
của rừng ngập mặn đối với thủy vực lân cận.
II.2 Vật liệu và hóa chất
II.2.1 Vật liệu
Lưới có kích thước mắt 1 x 1mm.
Vợt vớt vật rụng có kích thước mắt lưới 1 x 1mm.
Cây tầm vông, dây rút.
Thước dây.
Ống nhựa , đồng hồ, la bàn.
Kẹp, giấy bạc, bao zip.
Rây có kích thước mắt lưới là 0,25 mm.
Pipet 1 – 5 ml và pipet 10 – 100 μl, đầu típ.
Ống đong 100 ml, bình xịt tia.
Chai nhựa 0,5 l.
Bộ dụng cụ lọc, bơm hút.
Cối và chày, cọ.
Lọ nhựa đựng mẫu bột.
Bình hút ẩm.
Chén nung.
Khay cát, bếp nấu.
30
Bình định mức 100 ml.
Giá đỡ, phễu thủy tinh, ống nhỏ giọt
Ống nghiệm, đĩa petri, becher, paraffin.
Máy đo 6 chỉ tiêu WTW Multi 340i.
Giấy lọc sợi thủy tinh Advantec GC – 50, đường kính 47 mm, kích thước lỗ
lọc 0,45 μm.
Cân 2 số Sartorius CP 4202S.
Cân 4 số AND RH-200.
Tủ sấy Shel lab.
Máy xay mẫu IKA A11 basic
Tủ đốt mẫu XMT 62T51.
Máy đo quang phổ Genesys 10uv, cuvette OG 6030.
Máy ly tâm EBA 20 – Hettich Zentrifugen, ống ly tâm.
Máy lắc Shaker HY-2.
Máy thủy bình Leica Na 820 và thước –mia.
II.2.2 Hóa chất
Nước cất.
Dung dịch HgCl2 35 µg/l.
Silicagel.
Cồn.
Dung dịch HCl 1/3.
Dung dịch HCl 1M.
Dung dịch HNO3 1/3.
Dung dịch H2SO4 4.9N.
K(SbO)C4H4O6.0,5 H2O.
Axit ascorbic – C6H8O6.
(NH4)6Mo7O24.4H2O.
Dd photphat chuẩn của MERCK 1000 mg/l – KH2PO4.
Dd chuẩn điện cực pH.
31
II.3 Phương pháp thực địa
II.3.1 Phương pháp ô mẫu
Hình II.1: Bản đồ bố trí các đường cắt và ô mẫu
(Nguồn: Đề tài nghiên cứu “Động thái của vành đai rừng ngập mặn vùng cửa sông Sài Gòn –
Đồng Nai và ven biển Đông đồng bằng sông Cửu Long” – tài liệu chưa được công bố)
Toàn bộ khu vực được bố trí 4 đường cắt: A, B, C, D. Các đường cắt dẫn
ngang qua phần rừng có cây bị gãy đổ và phần rừng còn cây sống sót. Trong đó,
đường cắt A nằm trên vùng gãy đổ đã bị tác động của con người, các thân gỗ còn lại
sau cơn bão đã được thu dọn, chỉ còn lại gốc cây và các cành nhỏ. Đường cắt B, C
và D nằm trên vùng gãy đổ còn nguyên trạng, trên sàn rừng còn lại toàn bộ sinh
khối các cây đổ, các đường cắt này song song với nhau, cách nhau một khoảng cách
đều đặn khoảng 50 m.
Trên mỗi đường cắt bố trí các ô mẫu liên tiếp nhau có diện tích 20 x 20 m.
32
II.3.2 Phương pháp thu mẫu vật rụng tại bẫy
Tại mỗi ô mẫu được chọn làm thí nghiệm, thiết kế các bẫy vật rụng diện tích
là 1 m x 1 m kích thước mắt lưới là 1 x 1 mm, khung bằng cây tầm vông, các bẫy
nằm cách nền trầm tích 1,5 m (trên mức ngập triều cao nhất của khu vực).
Tần số thu mẫu: 1 lần/tháng.
II.3.3 Phương pháp thu mẫu vật rụng trôi nổi
Căng một tấm lưới có diện tích 10 m x 4 m và kích thước mắt lưới là 1 x 1
mm ngang con lạch dẫn nước vào khu gãy đổ tại vị trí cửa lạch, dùng các cây tầm
vông gia cố chắc chắn, cạnh dưới của lưới được ghim xuống đáy lạch. Dùng vợt vớt
tất cả vật rụng trong suốt 24 giờ. Theo dõi mực thủy triều tại vị trí căng lưới theo
định kỳ mỗi giờ, ghi nhận số liệu.
Tần số thu mẫu: 2 lần/năm vào ngày có đỉnh triều cao nhất ở 2 mùa: mùa
mưa, mùa khô.
Hình II.2: Bản đồ vị trí thu mẫu nước
(Nguồn: Nguyễn Thái Minh Quân, 2008)
33
II.3.4 Phương pháp thu mẫu nước lạch
Tại điểm căng lưới thu mẫu vật rụng trôi nổi, tiến hành thu 500 ml mẫu nước
tầng mặt. Thu mẫu nước mỗi giờ trong suốt 24 tiếng, chứa mẫu trong các chai nhựa
đã tráng sạch bằng nước lạch. Trữ lạch ở -2oC.
Các thông số thủy lý hóa (nhiệt độ, hàm lượng oxygen hòa tan, pH, độ dẫn
điện) được đo trực tiếp trong lạch bằng máy đo 6 chỉ tiêu WTW Multi 340i tại mỗi
thời điểm thu mẫu.
Tần số thu mẫu: 2 lần/năm vào các ngày có đỉnh triều cao nhất của 2 mùa
mưa và khô.
II.3.5 Phương pháp đo địa hình con lạch và lưu tốc dòng chảy
a. Nguyên tắc đo địa hình: xác định cao độ của các điểm cần đo so với
cao độ của mực nước biển.
Dụng cụ: Máy thủy bình Leica Na 820 và thước – mia.
Phương pháp đo địa hình: đặt máy tại điểm trạm đo. Sau khi định tâm,
chỉnh máy về vị trí cân bằng. Đo chiều cao máy bằng mia. Một người sẽ
dựng mia lên điểm chi tiết cần đo và người còn lại quay máy đến ngắm
mia đặt ở điểm chi tiết. Các số liệu đọc được ghi ngay vào sổ đo, sau đó
chuyển sang điểm kế tiếp.
Sử dụng la bàn để ngắm sao cho các điểm cần đo phải nằm trên một
đường thẳng vuông góc với con lạch ở vị trí căng lưới thu mẫu vật rụng
trôi nổi.
b. Phương pháp đo lưu tốc dòng chảy:
Sử dụng chai nhựa, bên trong chứa một lượng nước đủ để chai nổi
khoảng ½ trên mặt nước. Đầu chai nối với dây đo dài 3 m. Dây đo này
được cố định sát mặt nước. Thả chai nhựa và bấm giờ để tính thời gian
chai nhựa trôi được khoảng cách 3 m. Từ số liệu này tính toán được vận
tốc dòng chảy mặt.
Đảm bảo các vị trí đo lưu tốc dòng nằm tại nơi đo địa hình lạch triều.
34
Mỗi lần đo ghi nhận cao độ ngập nước, thời điểm đo và vận tốc dòng
ở 3 vị trí: cách hai bờ lạch 1- 1,5 m và vị trí giữa lạch.
Công thức tính lưu tốc dòng chảy:
V (m/s) = 3/t
Trong đó:
V: lưu tốc dòng (m/s).
t: thời gian (s).
II.4 Phương pháp xử lý mẫu
II.4.1 Phương pháp xử lý mẫu thực vật
Mẫu thực vật đem về được phân loại riêng các thành phần: cành, lá, hoa,
quả, cuống lá, lá kèm và thành phần không xác định. Số lượng lá kèm cũng được
ghi nhận và được sử dụng để đánh giá tốc độ tạo lá mới. Gói mẫu trong các túi giấy
và ghi rõ nhãn mẫu.
Sấy mẫu ở 90oC cho đến khi đạt trọng lượng không đổi.
Mẫu sau đó được đem đi xay và rây qua rây có kích thước mắt lưới 0,25 μm
để bảo đảm tính đồng nhất của mẫu.
Sau khi đồng nhất thành dạng bột mịn, mẫu được chứa trong các lọ nhựa kín
cho các phân tích hóa học về sau.
II.4.2 Phương pháp xử lý mẫu nước
Ngay sau khi thu, mẫu được lọc qua giấy lọc có đường kính là 47 mm, kích
thước lỗ lọc 30 μm nhằm tách lọc pha hòa tan và pha vật liệu hạt cỡ nhỏ.
50 ml dịch lọc sau đó được thêm vào 150 μl dung dịch HgCl2 35 µg/l. Trữ ở -
2oC cho phân tích photpho hòa tan.
Giấy lọc được bơm hút đến khô ráo rồi gấp đôi 2 lần, sau đó được gói vào giấy
nhôm. Giấy lọc được trữ đông cho đến khi phân tích photpho dạng hạt cỡ nhỏ.
35
II.5 Phương pháp phân tích mẫu
II.5.1 Phương pháp phân tích photpho hòa tan (SRP – soluble reactive
photphorus) trong nước lạch sau lọc
a. Nguyên lý: Photpho dạng hòa tan được đo bằng phương pháp quang
phổ so màu theo mô tả của Riley và Murphy (1962) ở bước sóng 880 nm.
Photpho được nhận diện bằng phản ứng xanh molybdate, cường độ màu
xanh biểu thị nồng độ photphat trong dung dịch. Hỗn hợp các chất tham gia
phản ứng tạo màu gồm bốn chất:
• H2SO4 4.9N.
• (NH4)6Mo7O24.4H2O.
• C6H8O6.
• K(SbO)C4H4O6.0,5 H2O.
b. Trình tự các bước thực hiện:
Chuẩn bị 100 ml dung dịch các chất tham gia phản ứng tạo màu (mix-
reagent):
• 50 ml H2SO4 4.9N.
• 15 ml (NH4)6Mo7O24.4H2O.
• 30 ml C6H8O6.
• 5 ml K(SbO)C4H4O6.0,5 H2O.
Dung dịch gốc nồng độ 1000 mg/l được pha loãng thành dung dịch có
nồng độ 10 mg/l sử dụng cho việc xây dựng đường chuẩn 7 điểm với thang
đo tiêu chuẩn 0 – 1 mg PO4/l.
36
Nồng độ của 7 điểm như sau:
Chai số Nước cất thêm
vào (ml)
Dd chuẩn thêm
vào (μl)
[PO4] trong dd dựng
đường chuẩn (mg/l)
1 10 0 0
2 9.99 10 0.01
3 9.95 50 0.05
4 9.90 100 0.1
5 9.50 500 0.5
6 9.25 750 0.75
7 9.00 1000 1
0,5 ml mẫu được pha loãng 10 lần bằng nước cất.
Trộn mẫu và hỗn hợp chất phản ứng theo tỉ lệ mẫu: chất phản ứng =
5:1. Dung dịch tạo thành được đo sau 30 phút ở bước sóng 880 nm với máy
đo quang phổ Genesys 10uv.
Tương quan tuyến tính giữa hệ số hấp thu và nồng độ P (trong dung
dịch chuẩn) được thể hiện theo đồ thị và phương trình tương quan sau:
y = 0.0053x + 0.0005
R2 = 0.9997
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
Abs (mE)
[P
O
4]
(m
g/
l)
c. Photphat chứa trong mẫu được nội suy từ phương trình hồi quy:
[PO4] (mg)/mẫu (g) = (y – b)/a x Ve /Va
Trong đó:
y: mức hấp thụ (mE).
37
a và b : hệ số của phương trình y = ax + b.
Ve : thể tích cuối cùng (5 ml).
Va : thể tích dịch lọc (0,5 ml).
II.5.2 Phương pháp phân tích photpho trong mẫu thực vật
a. Nguyên lý: Photpho hữu cơ đòi hỏi phải vô cơ hóa bằng nhiệt cao và
hòa tan bằng axit HNO3 1/3, mẫu sau đó được đo như dạng photpho
hòa tan.
b. Trình tự các thao tác thực hiện:
Cân chính xác khoảng 45 – 55 mg bột mẫu trong chén nung. Ghi nhận các số
liệu.
Sấy mẫu qua đêm ở 90oC và ghi nhận khối lượng thật của mẫu bột sau khi
loại nước.
Nung mẫu ở 810oC trong tủ nung trong 6 giờ.
Sau khi để nguội, mẫu được thêm vào 10 ml HNO3 1/3, đặt chén chứa mẫu
vào khay cát và đun cho đến khi thấy khói trắng bốc lên từ chén.
Mẫu trong chén sau đó được pha loãng thành 100 ml chứa trong bình định
mức.
Lọc lại mẫu bằng giấy lọc sợi thủy tinh Advantec, đường kính lỗ lọc là
0,45μm để loại bỏ các phân tử lơ lửng làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
0,5 ml dịch sau lọc được pha loãng 10 lần bằng nước cất và phân tích theo
mô tả của Riley và Murphy (1962) (trình tự các bước như mô tả phần III.5.1).
Photpho chứa trong mẫu được nội suy từ phương trình hồi quy:
[PO4] (mg)/mẫu(g) = (y – b)/a x Vd/m x Ve /Va
Trong đó:
y: mức hấp thu (mE).
a và b : hệ số của phương trình y = ax + b.
Vd : thể tích sau lần lọc đầu tiên (100 ml).
38
m : trọng lượng mẫu sau khi sấy qua đêm (mg).
Ve : thể tích cuối cùng (5 ml).
Va : thể tích mẫu đại diện (0,5 ml).
II.5.3 Phương pháp phân tích photpho trong mẫu giấy lọc
a. Nguyên lý: Giấy lọc được xử lý theo phương pháp của viện Terramare
của Đức. Giấy sau khi lọc chứa các hạt photpho có nguồn gốc vô cơ và cả
hữu cơ. Dạng hạt P vô cơ được hòa tan bằng axit HCl 1M. Dạng hạt P
tổng (bao gồm cả hữu cơ và vô cơ) được vô cơ hóa bằng nhiệt sau đó
cũng được hòa tan bằng axit HCl 1M.
b. Trình tự các bước thực hiện:
- Giấy lọc trắng được cân trước và sau khi sấy đến khối lượng không
đổi.
- Giấy đã qua lọc được sấy đến khối lượng không đổi. Phần vật liệu lơ
lửng nằm trên giấy lọc được tính toán từ khối lượng giấy qua lọc trừ
cho khối lượng giấy lọc trắng.
- Chuyển ½ giấy sang ống ly tâm cùng với 10ml HCl 1M. Lắc ống qua
đêm ở 180 rpm (revolutions per minute) rồi ly tâm trong 5 phút với
vận tốc 3500 rpm.
- Hút 5ml dịch nổi phía trên chuyển vào chai nhựa, sấy ở 65oC cho đến
khi khô hẳn. Các chai được dán nhãn và sử dụng để phân tích photpho
vô cơ dạng hạt (PIP).
- ½ giấy lọc còn lại được chuyển vào chén nung. Sấy chén ở 65oC cho
đến khi khô hẳn, đem nung ở 550oC trong 1 giờ.
- Thêm vào 10ml HCl 1M vào phần giấy lọc sau nung và đem lắc qua
đêm ở 180 rpm.
- Sau đó ly tâm trong 5 phút bằng máy ly tâm ở 3500 rpm.
- Hút 5ml dịch nổi phía trên cho vào chai nhựa, sấy khô ở 65oC. Các
chai này được sử dụng để phân tích photpho tổng dạng hạt (TPP).
39
- Khi phân tích photpho, thêm vào mỗi chai 10 ml nước cất để hòa tan
phần tủa trong chai rồi lọc lại bằng giấy lọc sợi thủy tinh Advantec,
đường kính lỗ lọc là 0,45 μm nhằm loại bỏ các hạt lơ lửng ảnh hưởng
đến khả năng hấp thụ.
- Dịch sau lọc được pha loãng 10 lần, mẫu này được phân tích theo mô
tả của Riley và Murphy (1962) (trình tự các bước như mô tả phần
III.5.1).
Theo định luật Lambert – Beer [56], nồng độ được tính theo phương trình
sau:
c = E/ε x d
Trong đó
c: nồng độ (mol/l)
E: mức hấp thụ (mE – milli extinction)
ε: sự hấp thụ ở mức phân tử (l/mol/cm)
d: chiều dài cuvette-chiều dài tia sáng đi qua (cm)
Bởi vì hàm lượng P được phân tích thấp, nên mức độ hấp thụ được mô tả
bằng mili-extinction (mE) và sự hấp thụ ở mức phân tử được tính bằng đơn vị
l/mol/cm. Công thức sẽ là:
c = mE/f x d với f = ε.103.10-6
Ở nồng độ 1μmol, ε = 22.700 l/mol/cm và chiều dài tia sáng đi qua 1cm của
cuvette, giá trị hấp thụ đối với phosphate hòa tan trong dung dịch đo là 0,0227. Vì
thế f = 22.700 x 103 x 10-6 = 22,7.
Vì vậy, photpho chứa trong mẫu được nội suy từ phương trình sau:
TPP (PIP) = mE/f x EV/FV x VF (µmol/l)
Trong đó
mE: mức hấp thụ (mE).
40
f: hệ số hấp thu của phosphate (22,7).
EV: thể tích dung dịch tách chiết (0,01 lít).
FV: thể tích nước đem lọc (lít).
VF: hệ số pha loãng (1 lần).
Photpho hữu cơ (POP) được tính toán theo phương trình:
POP = TPP – PIP
Trong đó:
POP: photpho hữu cơ dạng hạt.
TPP: photpho tổng dạng hạt.
PIP: photpho vô cơ dạng hạt.
II.6 Phương pháp tính toán diện tích mặt cắt lạch triều
Số liệu địa hình lạch triều được nhập vào phần mềm MapInfo Professional.
Sử dụng MapInfo Professional để vẽ mặt cắt lạch và tính diện tích mặt cắt
dao động theo độ ngập của lạch triều.
II.7 Phương pháp tính lưu lượng nước
Lưu lượng nước qua mặt cắt lạch được tính toán theo phương trình:
LL = S x V x 1000
Trong đó:
LL: lưu lượng nước (l/s)
S: diện tích mặt cắt lạch (m2).
V: lưu tốc dòng chảy (m/s).
II.8 Phương pháp tính toán tải lượng photpho trong nước lạch triều
Tải lượng photpho trong nước lạch triều đi qua diện tích mặt cắt lạch được
tính toán theo phương trình:
[PO4] = (TPP + SRP) x LL (mg/s)
41
Trong đó:
TPP: photpho tổng dạng hạt (mg/l).
SRP: photpho hòa tan trong nước lạch (mg/l).
LL: lưu lượng nước (l/s).
II.9 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 để xử lý số liệu thống kê, tìm giá
trị trung bình ở độ tin cậy 95%, xét các tương quan tuyến tính và phi tuyến tính, so
sánh các phương sai mẫu bằng kiểm định F-test và T-test, phân tích thống kê
ANOVA ở mức sai số 0,05.
Vẽ các đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel 2003. Riêng đồ thị dạng
boxplot được vẽ bằng phần mềm R 2.8.1 cho Windows.
Tìm hàm tương quan tuyến tính đa biến, tìm các giá trị p-value của các tham
số trong phương trình tương quan tuyến tính đa biến và phương trình tương quan
tuyến tính 2 biến bằng phần mềm R 2.8.1 cho Windows.
Theo số liệu đo đạc địa hình tại khu gãy đổ so sánh với dao động thủy triều
tại trạm Vũng Tàu tính toán thời gian ngập triều tại khu vực nghiên cứu. Sử dụng
phần mềm dự đoán mức ngập triều WXTide32 phiên bản 4.6.