Nồng độ homocysteine và acid folic huyết tương ở bệnh nhân vảy nến mảng tại Bệnh viện da liễu TP. Hồ Chí Minh

Mở đầu: Bệnh vảy nến là bệnh da rất thường gặp, tần suất 0,1 – 11,8%, biểu hiện chủ yếu là tổn thương da. Homocysteine huyết tương là yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh động mạch vành, động mạch não và động mạch ngoại biên. Bệnh vảy nến thường tăng nồng độ Homocysteine và giảm acid folic. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu khảo sát nồng độ Homocysteine và acid folic huyết tương ở bệnh nhân vảy nến mảng. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu bệnh chứng trên 80 bệnh nhân vảy nến và 80 người có tương đồng về tuổi và giới làm nhóm chứng. Không nhận vào nghiên cứu bệnh nhân có tình trạng tăng Homocysteine máu mắc phải. Kết quả: Nồng độ Homocysteine nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (14,7  9,3 mol/l so với 6,6  2 mol/l) và nồng độ acid folic ở nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng (10,8 4,8 ng/ml so với 13,45,2 ng/ml). Có mối tương quan thuận giữa nồng độ Homocysteine và độ nặng của bệnh, tương quan nghịch nồng độ acid folic và độ nặng của bệnh. Có mối tương quan thuận giữa nồng độ Homocysteine và thời gian mắc bệnh. Có sự tương quan thuận của Homocysteine và tuổi ở nhóm chứng, nồng độ Homocysteine giới nam cao hơn nữ ở nhóm chứng. Kết luận: Nồng độ Homocysteine tăng cao ở nhóm bệnh nhân vảy nến, đây là yếu tố nguy cơ sẽ làm gia tăng bệnh lý tim mạch.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ homocysteine và acid folic huyết tương ở bệnh nhân vảy nến mảng tại Bệnh viện da liễu TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 275 NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE VÀ ACID FOLIC HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN VẢY NẾN MẢNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thúy Ngà*, Nguyễn Tất Thắng** TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh vảy nến là bệnh da rất thường gặp, tần suất 0,1 – 11,8%, biểu hiện chủ yếu là tổn thương da. Homocysteine huyết tương là yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh động mạch vành, động mạch não và động mạch ngoại biên. Bệnh vảy nến thường tăng nồng độ Homocysteine và giảm acid folic. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu khảo sát nồng độ Homocysteine và acid folic huyết tương ở bệnh nhân vảy nến mảng. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu bệnh chứng trên 80 bệnh nhân vảy nến và 80 người có tương đồng về tuổi và giới làm nhóm chứng. Không nhận vào nghiên cứu bệnh nhân có tình trạng tăng Homocysteine máu mắc phải. Kết quả: Nồng độ Homocysteine nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (14,7  9,3 mol/l so với 6,6  2 mol/l) và nồng độ acid folic ở nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng (10,8 4,8 ng/ml so với 13,45,2 ng/ml). Có mối tương quan thuận giữa nồng độ Homocysteine và độ nặng của bệnh, tương quan nghịch nồng độ acid folic và độ nặng của bệnh. Có mối tương quan thuận giữa nồng độ Homocysteine và thời gian mắc bệnh. Có sự tương quan thuận của Homocysteine và tuổi ở nhóm chứng, nồng độ Homocysteine giới nam cao hơn nữ ở nhóm chứng. Kết luận: Nồng độ Homocysteine tăng cao ở nhóm bệnh nhân vảy nến, đây là yếu tố nguy cơ sẽ làm gia tăng bệnh lý tim mạch. Từ khóa: nồng độ Homocysteine, vảy nến mảng ABSTRACT PLASMA HOMOCYSTEINE AND FOLIC ACID CONCENTRATIONS OF PATIENTS WITH PLAQUE PSORIASIS IN HOSPITAL OF DERMATO-VENEREOLOGY, HO CHI MINH CITY Pham Thuy Nga, Nguyen Tat Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 275 – 283 Background: Psoriasis is a common skin disease, with the frequency from 0.1 to 11.8%. Plasma homocysteine is an independent risk factor for coronary artery disease, cerebral artery and peripheral artery. Psoriasis is often an increased concentration of homocysteine and decreased concentration of folic acid. We conducted this research in order to assess homocysteine plasma and folic acid plasma in patients with plaque psoriasis. Method: We performed a case-control study in 80 patients with plaque psoriasis and 80 aged- and sex- equally matched healthy controls. Excluding individuals with conditions or diseases associated with acquired hyperhomocysteinaemia. Results: Patients with psoriasis had plasma homocysteine concentrations high than controls (mean  SD: 14.7  9.3 mol/l vs 6.6  2 mol/l). Conversely, folic acid concentrations were lower in patients with psoriasis compared with controls (10.8  4.8 ng/ml vs 13.4  5.2 ng/ml). Plasma homocysteine concentrations in patient with psoriasis correlated directly with disease severity (PASI) and duration of disease, plasma folic acid * Bệnh viện Da Liễu TP. HCM ** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email: thangngtat@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 276 concentrations were inversely correlated with the PASI. Plasma homocysteine concentrations in controls correlated directly with age, high concentrations of homocysteine in men than in women among controls. Conclusion: Patients with psoriasis may have a tendency to hyperhomocysteinaemia, which may predispose to higher cardiovascular risk. Key words: plasma homocysteine concentrations, plaque psoriasis ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh vảy nến là một bệnh da rất thường gặp xảy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, với tần suất dao động 0,1 – 11,8% dân số, biểu hiện chủ yếu là tổn thương da(1,5,11,11). Gần đây nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài chứng minh bệnh vảy nến thường có tăng nồng độ Homocysteine máu và giảm nồng độ acid folic máu(3). Các nghiên cứu lâm sàng, dịch tễ học ở nước ngoài đã chứng minh: Homocysteine huyết tương là yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh xơ vữa động mạch bao gồm động mạch vành, động mạch não và động mạch ngoại biên(4). Homocysteine làm tăng quá trình xơ vữa và huyết khối thuyên tắc mạch bởi làm tổn thương tế bào nội mạc  kích hoạt hình thành cục máu đông, giảm sự đàn hồi của thành mạch máu, giảm tốc độ dòng chảy trong lòng mạch  gây ra nhiều bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bị vảy nến, do vậy tầm soát Homocysteine góp phần tích cực vào tiên lượng và hỗ trợ điều trị toàn diện cho bệnh nhân vảy nến(7). Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để khảo sát nồng độ Homocysteine và acid folic huyết tương ở những bệnh nhân vảy nến mảng tại Bệnh viện Da Liễu Thành Phố Hồ Chí Minh, tìm ra mối liên quan giữa nồng độ Homocysteine và acid folic huyết tương với độ nặng của bệnh, thời gian mắc bệnh. Mục tiêu nghiên cứu 1. So sánh nồng độ Homocysteine và acid folic huyết tương ở bệnh nhân vảy nến mảng với nhóm người bình thường. 2. Xác định mối liên quan giữa nồng độ Homocysteine và acid folic huyết tương với độ nặng và thời gian mắc bệnh của bệnh vảy nến. 3. Xác định mối liên quan giữa nồng độ Homocysteine và acid folic huyết tương với tuổi, giới, BMI của cả hai nhóm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứng Đối tượng nghiên cứu Nhóm bệnh: Tất cả bệnh nhân vảy nến đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh hội đủ tiêu chuẩn chọn bệnh. Nhóm chứng: Những người bình thường khỏe mạnh tình nguyện tương ứng với tuổi (± 5 tuổi) và giới tính của nhóm bệnh. Tiêu chuẩn chọn bệnh - Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến mảng - Tuổi ≥ 18 tuổi. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân có một trong các bệnh sau: bệnh cấp tính gần đây, bệnh gan thận mạn tính, đái tháo đường, suy giáp, bất kỳ bệnh hệ thống khác. - Bệnh nhân đang sử dụng những thuốc gây tăng Homocysteine: phenytoin, theophyllin, metformin, lợi tiểu thiazide, carbamazepine, thuốc ngừa thai, azathioprin, thuốc điều trị vảy nến (methotrexate, acid folic, cyclosporine, acitretin). - Bệnh nhân đang mang thai hoặc cho con bú. - Phụ nữ ở tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh. Phương pháp nghiên cứu Công thức tính cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 277      2 2 1 / 2 1 2 Z Z N d          = 0,05 (độ tin cậy 95%),  = 0,1 tương ứng Power = 90%. : độ lệch chuẩn lượng H. trong huyết thanh BN vảy nến với  = 13,6 (Theo NC của Helmy và cộng sự). d: sai số mong muốn (d = 5).   2 2 1 0 , 5 1 3 , 6 N 7 7 , 7 5 N 7 8 5      Thông tin khảo sát Cho cả 2 nhóm bệnh – chứng: Giới tính (định tính), chỉ số khối cơ thể (định lượng), độ tuổi (định lượng), nồng độ acid folic (định lượng), nồng độ Homocysteine (định lượng). Cho nhóm bệnh: Thời gian mắc bệnh (định lượng), độ nặng bệnh: PASI (định lượng). Phân tích số liệu Thu thập và xử lý theo chương trình SPSS 19.0. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, so sánh 2 giá trị trung bình, phân tích hồi qui/ tương quan, với p ≤ 0,05 có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011 với 80 bệnh nhân vẩy nến và 80 người khỏe mạnh bình thường chúng tôi thu được các kết quả sau đây: Một số đặc điểm dân số nghiên cứu Tuổi Độ tuổi của cả 2 nhóm được khảo sát > 18 tuổi, chi tiết: Tuổi Tối thiểu Tối đa Trung bình ± Độ lệch chuẩn p Nhóm bệnh (n=80) 19 72 42,7 ± 13,0 0,1 Nhóm chứng (n=80) 20 74 39,4 ± 12,8 Không có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê về độ tuổi khảo sát giữa 2 nhóm. Giới Số lượng nam/ nữ được khảo sát trong 2 nhóm: Nhóm bệnh: nam: 41, nữ: 39. Nhóm chứng: nam: 41, nữ: 39. Số lượng nam và nữ ở 2 nhóm là tương đồng, về mặt nghiên cứu xã hội học, tỉ lệ nam/ nữ đã khảo sát là phù hợp và mang tính đại diện cho giới tính được khảo sát. Chỉ số BMI (kg/m2) Chỉ số BMI của 2 nhóm được phân theo 4 mức: Thiếu cân (<18,5): nhóm bệnh: 5, nhóm chứng: 12. Bình thường (18,5-22,9): nhóm bệnh: 40, nhóm chứng: 36. Thừa cân (23-24,9): nhóm bệnh: 13, nhóm chứng: 15. Béo phì I (25-29,9): nhóm bệnh: 20, nhóm chứng: 13. Béo phì II (>30): nhóm bệnh: 2, nhóm chứng: 4. Tỉ lệ BMI của nhóm chứng và nhóm bệnh tương đồng Thời gian mắc bệnh Tối thiểu Tối đa Trung bình ± Độ lệch chuẩn Thời gian mắc bệnh 5 tháng 40 năm 13,6 ± 10,3 Độ nặng của bệnh (PASI) Với nhóm bệnh được khảo sát, mức độ bệnh được phân nhóm và thống kê: Tối thiểu Tối đa Trung bình ± Độ lệch chuẩn PASI 3 14,2 8,5 ± 2,7 Đa số bệnh nhân (79/80 BN = 98,75%) có mức độ bệnh trung bình và nặng, chỉ có 1 bệnh nhân nhẹ. Nồng độ Homocysteine và acid folic huyết tương Nồng độ Homocysteine Homocysteine (µmol/l) Tối thiểu Tối đa Trung bình ± Độ lệch chuẩn p Nhóm bệnh (n=80) 5,81 65 14,7 ± 9,3 < 0,001 Nhóm chứng (n=80) 2,3 9,73 6,6 ± 2,0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 278 Nhận xét: Nồng độ Homocysteine trung bình của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Nồng độ acid folic Acid folic (ng/ml) Tối thiểu Tối đa Trung bình ± Độ lệch chuẩn p Nhóm bệnh (n=80) 3,9 24 10,8 ± 4,8 < 0,05 Nhóm chứng (n=80) 5,9 24 13,4 ± 5,2 Nhận xét: Nồng độ acid folic trung bình của nhóm chứng cao hơn nhóm bệnh có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Mối liên quan giữa nồng độ Homocystein và acid folic huyết tương với độ nặng và thời gian mắc bệnh vảy nến Mối liên quan giữa nồng độ Homocysteine và acid folic huyết tương với độ nặng của bệnh vảy nến: Mối liên quan giữa nồng độ Homocysteine và acid folic huyết tương với độ nặng của bệnh vảy nến. Acid folic Homocysteine Độ nặng 3,94 – 24 < 5 < 3 5 – 15 < 8 > 15 > 8 (tăng rất nhanh) Acid folic không ảnh hưởng đến độ nặng của bệnh trong khi lượng Homocysteine sẽ ảnh hưởng (đặc biệt trong khoảng > 15 thì độ nặng tăng vọt). Mối liên quan giữa nồng độ Homocysteine huyết tương với độ nặng của bệnh vảy nến Độ nặng của bệnh n Homocysteine p < 3 1 6,1 ± 0 < 0,001 3-10 51 11,0 ± 3,3 > 10 28 21,9 ± 12,3 Có sự tương quan khá cao và thuận giữa nồng độ Homocysteine và độ nặng của bệnh với R= 0,65. Có sự tương quan yếu và nghịch giữa nồng độ acid folic và độ nặng của bệnh với R= 0,028. Mối liên quan giữa nồng độ Homocysteine và acid folic huyết tương với thời gian mắc bệnh của bệnh vảy nến Nồng độ Homocysteine và acid folic theo thời gian mắc bệnh Số năm mắc bệnh (năm) Nồng độ trung bình Acid folic (ng/ml) Homocysteine (µmol/l) < 5 11,8 ± 1,2 9,8 ± 0,8 5 – 10 11,6 ± 1,5 13,1 ± 0,6 >10 10,3 ± 0,7 16,7 ± 1,6 Nhận xét: Nồng độ Homocysteine trung bình tăng lên theo số năm mắc bệnh được khảo sát, trong khi lượng acid folic giảm theo thời gian mắc bệnh, nhưng giảm theo tỉ lệ không đáng kể. Mối liên quan giữa nồng độ Homocysteine với thời gian mắc bệnh Thời gian mắc bệnh (năm) n Homocysteine P < 5 15 9,8 ± 3,2 0,0099 5-10 21 12,7 ± 2,8 > 10 44 17,4 ± 11,5 Có sự tương quan khá và thuận giữa nồng độ Homocysteine và thời gian mắc bệnh vảy nến R= 0,46. Có sự tương quan yếu và nghịch giữa nồng độ acid folic và thời gian mắc bệnh vảy nến R= -0,21. Mối liên hệ giữa độ nặng và thời gian bệnh lên nồng độ Homocysteine PASI Số năm mắc bệnh Homocysteine < 3 < 5 < 5 3 – 10 < 25 5 – 15 > 10 > 25 > 30 (tăng rất nhanh) Nhận xét: Nếu chỉ số PASI < 10 (bệnh nhẹ và trung bình) thì số năm mắc bệnh không ảnh hưởng đến nồng độ Homocysteine, nhưng với những trường hợp mắc bệnh nặng thì nồng độ Homocysteine tăng đột biến với những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hơn 20 năm. Mối liên quan giữa nồng độ Homocysteine và acid folic huyết tương với tuổi, giới và BMI Thông số Hệ số tương quan Homocysteine Acid folic Tuổi Nhóm bệnh R= 0,2 R = 0,054 Nhóm chứng R= 0,4 R= 0,025 BMI Nhóm bệnh R= 0,04 R= 0,08 Nhóm chứng R= -0,09 R= 0,08 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 279 Nhận xét: Chỉ tìm được mối tương quan giữa nồng độ Homocysteine với tuổi ở nhóm chứng. Nồng độ Homocysteine giữa 2 nhóm giới tính nam và nữ có khác nhau có ý nghĩa thống kê ở cả nhóm bệnh (19,5  1,7 so với 9,8  0,5) và nhóm chứng (7,5  0,2 và 5,6  0,3). Riêng nồng độ acid folic huyết tương ở 2 nhóm nam và nữ không có sự khác biệt. BÀN LUẬN Nồng độ Homocysteine Nồng độ Homocysteine trung bình của nhóm bệnh cao hơn ở nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Theo tác giả Nancy Wash(13): bệnh nhân vảy nến thường có nồng độ Homocysteine tăng cao. Nghiên cứu nhóm bệnh- chứng của Malerba(8) cho kết quả tương tự như nghiên cứu của chúng tôi. Nồng độ Homocysteine huyết tương ở nhóm bệnh cao hơn hẳn so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa với p < 0,01, và nghiên cứu này cũng cho rằng bệnh nhân vảy nến có xu hướng tăng Homocysteine máu, dự báo cho một nguy cơ tim mạch cao, do vậy điều chỉnh tiết chế hạ Homocysteine là điều trị mang tính toàn diện ở bệnh nhân vảy nến trung bình đến nặng. Nghiên cứu của Cakmak(3) không thấy có sự khác biệt về nồng độ Homocysteine giữa 2 nhóm, nhưng có sự tương quan giữa nồng độ Homocysteine với độ nặng của bệnh (PASI) ở nhóm bệnh nhân vảy nến. Nồng độ Homocysteine máu trong nghiên cứu của chúng tôi lấy điểm cắt giới hạn (cut-off) là 15 mol/L, so với một nghiên cứu ở Huế(10) (về nồng độ Homocysteine máu - yếu tố nguy cơ mới của tai biến mạch máu não) là 13.53 mol/L, còn của Nguyễn Hữu Khoa Nguyên và Đặng Vạn Phước điểm cắt là 16 mol/L. Có thể do chuẩn của mỗi phòng xét nghiệm lấy trị số bình thường và tăng có khác nhau, nhưng nhìn chung không đáng kể. Một nghiên cứu tại Ai Len năm 2006, đăng trên tạp chí Da Liễu Anh Quốc (Bristish Journal of Dermatology, 2006) tiến hành trên 20 bệnh nhân vảy nến so sánh với 20 người khỏe mạnh của nhóm chứng, tương đồng về giới và tuổi ghi nhận kết quả sau: + Bệnh nhân vảy nến có nồng độ Homocysteine cao gấp 5 lần so với nhóm chứng. + 27% bệnh nhân vảy nến có nồng độ Homocysteine > 12 mol/L trong khi ở nhóm chứng chỉ có 5% bệnh nhân có nồng độ Homocysteine > 12 mol/L (tác giả này lấy điểm cắt thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi). Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ (2004) chứng minh tăng Homocysteine máu là yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập. Nghiên cứu tiền cứu và thực hiện trên số lượng bệnh nhân khá lớn, gồm 2127 nam và 2639 nữ được theo dõi trong 4 năm cho thấy nồng độ Homocysteine tăng mỗi 5 mol/L thì: tỷ lệ tử vong chung tăng 49%, tử vong do tim mạch tăng 50%, tử vong do ung thư tăng 26%, tử vong không do ung thư, không do tim mạch tăng 104% Bệnh nhân vảy nến đặc biệt khi có tăng Homocysteine thì YTNC tim mạch cao, về cơ chế chưa rõ nhưng có thể do Homocysteine gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu(2): tăng oxy hóa LDL-C, tăng kết tập tiểu cầu, tăng sinh tế bào cơ trơn và tham gia vào quá trình viêm. Những bệnh nhân vảy nến khi có kèm theo các YTNC tim mạch như: THA đái tháo đường, hút thuốc lá, RLCH lipid thì tỉ lệ tử vong sẽ tăng rất cao. Do vậy việc tầm soát các YTNC trên bệnh nhân vảy nến là cần thiết để điều trị kịp thời. Nồng độ acid folic Nồng độ acid folic trung bình của nhóm chứng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhóm bệnh có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tương tự như tác giả Malerba(8) cho thấy những bệnh nhân vảy nến có nồng độ acid folic thấp hơn hẳn so với nhóm chứng, lần lượt là: 3,6 ± 1,7 (nhóm bệnh) và 6,5 ± 1,7 (nhóm chứng). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 280 Theo Cakmak(3) ghi nhận không có sự khác biệt nồng độ acid folic giữa hai nhóm bệnh và chứng, nhưng trong nhóm bệnh nồng độ acid folic tương quan nghịch với nồng độ Homocysteine, đây là điểm mà các Bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng bổ sung acid folic cho bệnh nhân có nồng độ Homocysteine tăng cao. Điểm khác biệt của Cakmak so với nghiên cứu của chúng tôi và Malerba có thể là cả 3 nghiên cứu với cỡ mẫu chưa đủ lớn và tỉ lệ bị bệnh vảy nến nặng nhiều khả năng cũng khác nhau. Nhiều nghiên cứu của nước ngoài chứng minh vai trò quan trọng của acid folic có hoặc không có liên quan đến nồng độ Homocysteine. + Acid folic cùng Vitamin B6 và Vitamin B12 làm giảm nồng độ Homocysteine huyết tương dẫn đến cải thiện chức năng lớp nội mạc→ giảm yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành và mạch máu não. + Nồng độ acid folic giảm dẫn đến nguy cơ ung thư tăng cao (đặc biệt là ung thư đại trực tràng) vì acid folic tham gia vào qui trình tổng hợp, sửa chữa và duy trì chức năng DNA tế bào, bản đồ gen người, do vậy khi thiếu nó gây tổn thương DNA dẫn đến ung thư. + Acid folic làm giảm tác dụng độc hại của Methotrexate (gây mất cảm giác thèm ăn dẫn đến bỏ ăn, do gây viêm đường tiêu hóa). Vì vậy khi sử dụng Methotrexate, dù liều thấp cũng nên bổ sung acid folic(9). Mối liên quan giữa nồng độ Homocysteine và acid folic với độ nặng bệnh Theo kết quả nghiên cứu độ nặng của bệnh tăng theo nồng độ Homocysteine tăng, đặc biệt khi nồng độ Homocysteine trên 20 mol/L thì PASI > 10. Khi nồng độ Homocysteine máu tăng cao nguy cơ bệnh tim mạch rất cao, do vậy nên tầm soát yếu tố nguy cơ tim mạch: THA, ĐTĐII, béo phì, RLCH lipid, hút thuốc lá trên các đối tượng này để có chiến lược điều trị toàn diện. Có thể sử dụng statin với tác dụng kép chống viêm và giảm xơ vữa. Đồng thời sử dụng acid folic, B12, B6 để hạ Homocysteine, tuy nhiên hạ Homocysteine không đồng nghĩa với giảm các biến chứng tim mạch(6). Những bệnh nhân vảy nến nặng (PASI > 10) tần suất các bệnh sau đây cũng tăng theo: THA, béo phì, bệnh do tăng đông như huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, đái tháo đường, có thể liên quan đến việc tăng Homocysteine. Một điểm lưu ý quan trọng là khi điều trị bệnh nhân vảy nến nặng sử dụng các thuốc tác dụng toàn thân như: corticoid, ức chế miễn dịch, Methotrexate, Cyclosporin... phải tầm soát các bệnh lý vừa kể trên, nếu không sẽ làm cho tình trạng các bệnh đó nặng thêm lên(4). Nghiên cứu của Malerba cũng cho kết quả tương tự: nồng độ Homocysteine ở bệnh nhân vảy nến có liên quan đến độ nặng của bệnh (PASI)(8). Sự tương quan giữa độ nặng của bệnh và nồng độ Homocysteine trong nghiên cứu của chúng tôi là khá cao với hệ số tương quan R = 0,65. Tác giả Camar cũng ghi nhận kết quả tương tự: nồng độ Homocysteine tương quan thuận với diện tích và độ nặng của bệnh, do vậy nồng độ Homocysteine ở bệnh nhân vảy nến cho thấy mức độ nặng của bệnh(3). Tóm lại, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng như của các tác giả nước ngoài đều ghi nhận: ở bệnh nhân vảy nến nồng độ Homocysteine tương quan thuận với độ nặng của bệnh, bệnh càng nặng  nồng độ càng tăng. Mối tương quan giữa nồng độ acid folic với độ nặng của bệnh trong nghiên cứu này là yếu, với hệ số tương quan R = - 0,028. Khác với kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Cakmak ghi nhận nồng độ Homocysteine tương quan nghịch với acid folic trong nghiên cứu của ông(3). Nghiên cứu của Malerba(8) chỉ ghi nhận nồng độ acid folic ở nhóm bệnh thấp hơn hẳn so với nhóm chứng, chứ không ghi nhận kết quả mối tương quan giữa độ nặng của bệnh và acid folic, chỉ có những nghiên cứu gần đây mới đề Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 281 cập đến acid fo