CHƯƠNG 2: RỐI LOẠN THÂN NHIỆT
• I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂN BẰNG THÂN NHIỆT
• Sự ổn định thân nhiệt là điều kiện vô cùng quan trọng
cho sự hoạt động bình thường của các men tham gia
vào quá trình chuyển hoá tạo ra năng lượng trong cơ
thể động vật.
• Động vật máu lạnh - biến nhiệt: Động vật không
xương sống và có xương sống cấp thấp: cá, ếch, bò
sát v.v.
• - Thân nhiệt hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi của
nhiệt độ môi trường, chúng không có khả năng điều
hoà nhiệt.
• Động vật máu nóng - đẳng nhiệt: chim và ĐV có vú -
Thân nhiệt tương đối ổn định và độc lập với nhiệt độ
của môi trường
8 trang |
Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông nghiệp - Chương 2: Rối loạn thân nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
• CHƯƠNG 2: RỐI LOẠN THÂN NHIỆT
• I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂN BẰNG THÂN NHIỆT
• Sự ổn định thân nhiệt là điều kiện vô cùng quan trọng
cho sự hoạt động bình thường của các men tham gia
vào quá trình chuyển hoá tạo ra năng lượng trong cơ
thể động vật.
• Động vật máu lạnh - biến nhiệt: Động vật không
xương sống và có xương sống cấp thấp: cá, ếch, bò
sát v.v...
• - Thân nhiệt hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi của
nhiệt độ môi trường, chúng không có khả năng điều
hoà nhiệt.
• Động vật máu nóng - đẳng nhiệt: chim và ĐV có vú -
Thân nhiệt tương đối ổn định và độc lập với nhiệt độ
của môi trường.
Nhưng cũng tuỳ theo sự phát triển của hệ thần kinh
mà khả năng điều hoà nhiệt trở nên phức tạp, tinh vi
hơn, khả năng này ở người hoàn chỉnh và đầy đủ
nhất
• ĐV máu nóng duy trì thân nhiệt nhờ hai quá trình:
sản nhiệt (điều hoà hoá học) và thải nhiệt (điều hoà
vật lý). Hai quá trình này hoạt động đối lập nhau
nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn
nhau, cân bằng nhau. Rối loạn sự cân bằng này thì
thân nhiệt của cơ thể cũng rối loạn theo.
• Thân nhiệt của mỗi loài động vật là một hằng số riêng:
- Ngựa 37,5 – 38,5 0C; Bò 37,5 – 39,5 0C;
• - Trâu 38,0 – 38,50C; Nghé 38,5 – 39,0 0C;
• - Lợn 39,0 – 39,50C; chó 37,5 – 39,0 0C; Thỏ 38,5 –
39,50C
• - Gà 40,5 - 42,00C; Vịt 41,0 – 43,0 0C
• 1.1. Quá trình sản nhiệt (Điều hoà hoá học)
• Quá trình sản nhiệt là quá trình điều hoà hoá học do
chuyển hoá các chất tạo nên.
• Khi nhiệt độ của môi trường giảm thì sản nhiệt tăng,
khi nhiệt độ môi trường tăng thì sản nhiệt giảm.
• Nguồn gốc sản nhiệt chủ yếu là do chuyển hoá, do
vận động co cơ rồi đến những hoạt động có chu kỳ
của đường tiêu hoá. Nhờ có quá trình điều hoà sản
nhiệt mà mức độ chuyển hoá tại tế bào và mô được
tiến hành phù hợp với nhu cầu hoạt động của cơ thể
và nhiệt độ của môi trường.
• L. G. P. khi bị oxy hoá sẽ sản sinh ra nhiệt lượng;
1gL. - 9,3Kcal, 1gP - 4,1 Kcal, 1g G - 4,1 Kcal.
• Nhiệt lượng sinh ra được sử dụng trong hoạt động
sống của cơ thể và một phần nhiệt lượng đó được sử
dụng để duy trì thân nhiệt.
• 1.2. Quá trình thải nhiệt (Điều hoà vật lý)
• Quá trình thải nhiệt là quá trình mất nhiệt của cơ thể
ra môi trường bên ngoài.
• Truyền nhiệt: là sự mất nhiệt của cơ thể bởi các vật
có nhiệt độ thấp hơn khi tiếp xúc với cơ thể như
không khí, thức ăn...
• Khuếch tán nhiệt còn gọi là toả nhiệt, là khả năng
mất nhiệt cho các vật ở xa có nhiệt độ thấp hơn (hoặc
thu nhiệt từ những vật có nhiệt độ cao hơn).
• Mất nhiệt do truyền nhiệt và khuếch tán nhiệt phụ
thuộc vào nhiệt độ của môi trường và chiếm 65% tổng
số nhiệt lượng thải ra hàng ngày của cơ thể (ở gia súc
có lông dày, mỡ dày thải nhiệt ít hơn.
• Bốc nhiệt là mất nhiệt do bốc hơi nước qua da và
niêm mạc đường hô hấp.
• Mất nhiệt theo cách bốc nhiệt qua mồ hôi và hơi thở
rất quan trọng trong khi nhiệt độ môi trường quá cao.
• Bốc hơi qua da chủ yếu nhờ sự bài tiết mồ hôi, do
trung tâm điều hoà nằm ở hành tuỷ và tuỷ sống.
Những trung tâm này bị hưng phấn hay ức chế là do
tác dụng của nóng hay lạnh trên bề mặt của da.
• Còn khi cơ thể bị bệnh thì nó lại chịu tác dụng trực
tiếp của máu. Các xung động được dẫn truyền qua
sợi thần kinh giao cảm, đến chi phối các tuyến mồ hôi.
• Bốc nhiệt phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của
không khí, độ ẩm, bề mặt của lớp mỡ dưới da, tính
chất của lông.
• Ngoài ra cơ thể còn thải nhiệt qua phân và
nước tiểu (chiếm 2%), mất nhiệt để hâm nóng
thức ăn và hơi thở (3%)...
• 1.3. Trung khu điều hoà nhiệt
• Trung tâm điều hoà nhiệt nằm ở hạ khâu não,
ở 1/3 phía sau của nhân xám. Nó gồm hai
phần:
• Phần trước điều hoà những phản xạ mà nóng
tăng cường, khi bị kích thích thì gây giãn mạch
và tăng tiết mồ hôi, khi tổn thương thì gây thân
nhiệt cao.
• Phần sau, ngược lại, điều hoà những phản xạ
tăng hoạt động khi lạnh như run rẩy và khi bị
tổn thương thì thân nhiệt giảm.
• 2- RỐI LOẠN THÂN NHIỆT
• Rối loạn thân nhiệt là hậu quả của mất cân bằng giữa
hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt, sự mất cân bằng
này có thể gây nên hai trạng thái khác nhau:Thân
nhiệt giảm và Thân nhiệt tăng.
• 2.1. Thân nhiệt giảm (Nhiễm lạnh): thân nhiệt giảm
là tình trạng mất nhiều nhiệt của cơ thể gây rối loạn
cân bằng giữa thải nhiệt và sản nhiệt làm cho thân
nhiệt giảm xuống và tỷ số SN/TN < 1.
• Người ta chia ra làm ba loại giảm thân nhiệt.
• Giảm thân nhiệt sinh lý: gặp ở động vật ngủ đông
• Giảm thân nhiệt bệnh lý: do nhiệt độ môi trường thấp
hoặc trạng thái bệnh lý của cơ thể.
• Giảm thân nhiệt nhân tạo
• Nguyên nhân và điều kiện gây giảm thân nhiệt
• Thân nhiệt giảm có thể do:
• + Giảm sản nhiệt, gặp trong các trường hợp bệnh lý
do rối loạn chuyển hoá trung gian nghiêm trọng như
ở các bệnh: xơ gan, thiếu dinh dưỡng...
• + Tăng thải nhiệt do nhiệt độ của môi trường bên
ngoài thấp, vượt quá khả năng sản nhiệt của cơ thể
- nhiễm lạnh.
• Nhiễm lạnh cũng có thể xảy ra ngay cả trong trường
hợp nhiệt độ của môi trường bên ngoài không thấp
lắm, đặc biệt là trong môi trường nước hoặc gió lùa
• Ngoài ra, còn gặp trong các trạng thái sốc hoặc sau
cơn kịch phát của bệnh nhiễm khuẩn làm hạ huyết
áp, trụy tim mạch.
• Trong các trường hợp này do giãn mạch ngoại vi
nên vừa có giảm sản nhiệt, vừa có tăng thải nhiệt.
Trong điều kiện nhiệt độ môi trường như nhau, mức
độ nhiễm lạnh phụ thuộc vào các yếu tố:
• - Thời gian chịu tác dụng của lạnh dài hay ngắn.
• - Độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí: độ ẩm
cao làm tăng thải nhiệt.
• - Tốc độ vận chuyển của không khí càng nhanh thì
lượng nhiệt mất càng nhiều, cơ thể bị nhiễm lạnh.
• - Trạng thái của cơ thể, tuổi tácđộng vật già và non
thì sức chịu đựng với lạnh rất kém.
• Con vật ốm lâu ngày, gầy yếu dễ bị nhiễm lạnh hơn
động vật khoẻ mạnh, béo tốt...
• -Tình trạng nuôi dưỡng: ăn uống đầy đủ nâng cao khả
năng chống lạnh. Trước đây, trâu bò của các HTX
Nông nghiệp hay đổ ngã về mùa đông do nuôi dưỡng
kém, cày kéo vất vả làm giảm khả năng chống rét.
• 2.1.2. Những rối loạn của cơ thể khi bị giảm
thân nhiệt
• Khi bị nhiễm lạnh, phản ứng của cơ thể qua ba
thời kỳ:
• Thơì kỳ đầu: thời kỳ hưng phấn, cơ thể vận
động tất cả hệ thống thích ứng phòng ngự để
duy trì thân nhiệt: mạch ngoại vi co lại, làm
giảm thải nhiệt, tiết adrenalin, tăng chuyển hoá
trong cơ thể, tăng glucoza huyết, rùng mình,
làm tăng sinh nhiệt (tăng vận động, run, tăng
trương lực cơ, tăng tuần hoàn, tăng hô hấp,
tăng hấp thụ oxy).
• Phản ứng này phát sinh theo cơ chế phản xạ.
Phản ứng không xảy ra nếu trung tâm điều hoà
nhiệt bị ức chế
• Thời kỳ 2: thời kỳ ức chế do tác dụng lâu dài
của lạnh, cơ thể tiếp tục mất nhiệt, những phản
ứng kể trên bị giảm sút: tim chậm, hô hấp
chậm, cung cấp oxy bị giảm, chuyển hoá bị rối
loạn, các sản phẩm độc bị tích lại nhiều gây
nhiễm độc toàn thân.
• Thời kỳ 3: thời kỳ kiệt quệ, thời kỳ này các
chức phận sinh lý của cơ thể bị suy sụp hoàn
toàn, con vật hôn mê, rồi chết trong tình trạng
liệt hô hấp.
• 2.1.3. Giảm thân nhiệt nhân tạo
• Khi nghiên cứu của đặc điểm của động vật ngủ đông.
Người ta nhận thấy các súc vật này có khả năng chịu
đựng khá tốt với tình trạng thiếu oxy và có sức chống
đỡ rất tốt với các tác nhân gây bệnh.
• Ở những con vật này, mọi hoạt động chuyển hoá và
sinh lý đều giảm: hô hấp, huyết áp, nhịp tim đều giảm.
• Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể đưa nhiệt độ
xuống thấp hơn mà khi tỉnh lại không có tổn thương
thực thể gì.
• Khi xuống quá 280C thì con vật không tự hồi phục
được mà phải ủ ấm từ ngoài.
• Lợi dụng các đặc điểm này, trong lâm sàng, người ta
đã áp dụng giảm thân nhiệt để điều trị một số bệnh
như: uốn ván, viêm não, nhiễm độc, sốt cao, bỏng,
sốc do chấn thương và chảy máu, v.v...
• 2.2. Thân nhiệt tăng
• Khác với thân nhiệt giảm, thân nhiệt tăng là một
tình trạng cơ thể tích luỹ nhiệt, do hạn chế quá
trình thải nhiệt vào môi trường hoặc do tăng
sản nhiệt, cũng có khi phối hợp cả hai.
• Có hai loại tăng thân nhiệt:
• Tăng thân nhiệt do nhiệt do nhiệt độ môi trường
quá cao (nhiễm nóng): gặp trong say nóng và
say nắng.
• Tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều hoà
nhiệt: gặp trong sốt.
• 2.2.1. Nhiễm nóng : Nhiễm nóng là tăng thân
nhiệt gặp trong say nóng và say nắng, do môi
trường có nhiệt độ quá cao, làm hạn chế thải
nhiệt.
• Các điều kiện làm cho nhiễm nóng dễ xuất
hiện:
• - Thời gian tác động của nhiệt độ cao càng lâu,
nhiễm nóng càng nặng.
• - Độ ẩm và tốc độ vận chuyển không khí: độ ẩm
không khí càng cao, mức độ thông thoáng kém
thì khả năng nhiễm nóng càng dễ xuất hiện.
• - Những con vật lông dày, mỡ dưới da dày,
động vật không có tuyến mồ hôi... hạn chế quá
trình thải nhiệt.
• - Trạng thái cơ thể như: tuổi tác, sức khoẻ, gày,
béo, chế độ nuôi dưỡng và làm việc đều ảnh
hưởng đến nhiễm nóng.
• Rối loạn của cơ thể khi nhiễm nóng:
• Giai đoạn 1: Là giai đoạn thích ứng nhằm tăng
cường thải nhiệt, giãn mạch ngoại biên, máu
chảy nhanh, tăng bài tiết mồ hôi và hạn chế sản
nhiệt như: nằm yên, giảm chuyển hoá.
• Giai đoạn 2: Nếu sức nóng cứ tiếp tục tác
động thì khả năng thích ứng thải nhiệt trên đây
giảm dần. Nhiệt lượng tích lại, làm cho thân
nhiệt tăng lên, cơ thể trong trạng thái hưng
phấn, giãy giụa, kêu la, tăng trương lực cơ,
tăng phản xạ, hô hấp nhanh và nông.
• Chuyển hoá tăng, đặc biệt là chuyển hoá protit,
nitơ đào thải qua nước tiểu tăng lên và kéo dài
nhiều ngày sau khi nhiễm nóng.
• Giai đoạn 3: Thân nhiệt tăng cao, động vật chuyển
qua giai đoạn ức chế: nằm yên, bất động, co giật, tuần
hoàn, hô hấp giảm dần, mất phản xạ, rối loạn chuyển
hoá năng lượng, rối loạn chuyển hoá nước - muối,
axit - bazơ, làm cho pH giảm, dự trữ kiềm giảm, gây
nhiễm axit; động vật chết vì ngừng hô hấp và ngừng
tim.
• 2.2.2. Say nóng (Cảm nóng) là tình trạng đặc biệt
của nhiễm nóng, thân nhiệt tăng lên nhanh chóng, các
chức phận bị rối loạn nghiêm trọng, thở nhanh, nông,
thở có chu kỳ, mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, đái ít
hoặc vô niệu, không bài tiết mồ hôi, đôi khi hôn mê và
co giật, nhiệt độ tăng lên nhanh chóng, chuyển hoá
trung gian bị rối loạn, nhất là chuyển hoá protit làm
cho amoniac tăng, axit tăng, nhiễm độc nặng con vật
có thể chết sau vài giờ trong tình trạng trụy tim mạch.
• Say nóng hay gặp trong những ngày hè nóng
bức, độ ẩm cao hoặc trong những điều kiện
thông thoáng kém.
• Đặc biệt, tỷ lệ say nóng ở gà đẻ rất cao.
• Sở dĩ gà mái đẻ hay chết nóng là do đặc điểm
giải phẫu của gà đẻ không thuận lợi cho quá
trình thải nhiệt, gà mái đẻ có lớp lông vũ dày,
da gà không có tuyến mồ hôi, lớp mỡ bụng khá
phát triển nên khi không khí nóng theo các túi
khí tác động trực tiếp vào các khí quan nội tạng
như gan, lách thì khả năng thải nhiệt của gà
khó thực hiện nên gà bị chết nóng.
• Mặt khác, trao đổi cơ bản của gà đẻ rất cao
nên lượng nhiệt sinh ra rất lớn cũng góp phần
tác động làm cho gà đẻ dễ bị chết nóng vào
những ngày mùa hè.
• Gần đây nhiều tác giả trên cơ sở nghiên cứu
chuyển hoá của động vật say nóng, đã dùng
hỗn hợp oxy và khí cacbonic (6 -7%) cho động
vật thở, kết hợp cho uống axit glutamic (nhằm
làm giảm amoniac trong máu) đã thu được kết
quả tốt.
• 2.2.3. Say nắng (Cảm nắng): là trạng thái tăng
thân nhiệt cấp tính, do tác dụng trực tiếp của tia
nắng lên gáy và đỉnh đầu, thường xảy ra ở xứ
nóng, nhất là những động vật không quen chịu
nắng. ở đây “nhiệt độ vùng đầu” tăng lên đột
ngột, các tế bào nhạy cảm với nhiệt của hạ
khâu não bị kích thích mạnh gây một loạt các
phản xạ thải nhiệt như giãn mạch ngoại vi, toát
mồ hôi
• Nếu bị nhẹ, chỉ thấy con vật ủ rũ, nôn, vã mồ hôi, tuần
hoàn và hô hấp nhanh, thân nhiệt tăng.
• Nếu cứu chữa kịp thời những rối loạn đó sẽ hồi phục
hoàn toàn.
• Nhưng cứ tiếp tục bị nắng chiếu dọi thì tình trạng trở
nên nặng hơn, thân nhiệt tiếp tục tăng lên, các rối loạn
chuyển hoá và chức phận càng trở nên nghiêm trọng,
cuối cùng dẫn tới tử vong.
• Song nếu chữa tích cực, đưa con vật vào chỗ râm
mát, làm lạnh đầu và toàn thân, truyền dung dịch, rút
nước não tuỷ, v.v... thì vẫn có thể khỏi được.
• Khi chết, khám nghiệm xác chết thấy xung huyết ở
màng não và não (chất xám của vỏ não và hành tuỷ);
còn có thể bị phù não và phù phổi.
• III - SỐT (Febris)
• Sốt là trạng thái bệnh lý gặp trong rất nhiều
bệnh, gây ra nhiều rối loạn quan trọng cho các
chức phận của cơ thể. Do đó cần được nghiên
cứu kỹ càng.
• 3.1. Khái niệm: Sốt là tình trạng tăng thân
nhiệt do rối loạn trung tâm điều hoà nhiệt, trước
tác dụng của các yếu tố có hại, thường gặp
nhất là yếu tố nhiễm khuẩn.
• Đó là một phản ứng thích ứng toàn thân của
động vật máu nóng. Phản ứng đó được hình
thành trong quá trình tiến hoá của động vật.
• Khác với say nóng và say nắng, thân nhiệt tăng
là do nhiệt độ bên ngoài tăng; còn trong sốt,
thân nhiệt tăng là do rối loạn của chính trung
tâm điều hoà nhiệt.
• 3.2. Nguyên nhân gây sốt
• Người ta chia nguyên nhân sốt ra làm hai nhóm:
• 3.2.1. Sốt do nhiễm khuẩn.
• Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, đa số các
bệnh nhiễm vi khuẩn và vi rút đều có sốt. Tuy nhiên
cũng có một số bệnh nhiễm khuẩn không sốt như lỵ
amip; thậm chí có khi thân nhiệt lại giảm như trong
bệnh tả.
• Trong trường hợp nhiễm khuẩn, sốt xuất hiện chủ yếu
là do tác dụng của độc tố vi khuẩn; ngoài ra bản thân
vi khuẩn và các sản phẩm hoạt động sống của chúng,
cũng như các sản phẩm của huỷ hoại mô bào, đều có
khả năng gây sốt.
Gần đây người ta đã tinh chế được các chất
gây sốt rất mạnh từ môi trường nuôi cấy vi
khuẩn (cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương),
từ mủ và dịch rỉ viêm.
Đó là những chất polysaccarit hay lipo -
polysaccarit có tác dụng gây sốt rất mạnh
nhưng độc tính lại rất thấp, không gây tác hại
cơ thể. Ví dụ chất pyrlexa (lấy từ môi trường
nuôi cấy của vi khuẩn Salmonella Abortus Equi)
đem tiêm vào tĩnh mạch thỏ với liÒu lượng rất
nhỏ: 0,003 microgam cho 1 kg cơ thể, đã có thể
gây sốt kéo dài hàng giờ. (Westplate, 1955).
Những chất gây sốt do vi khuẩn sinh ra có thể
chịu được nhiệt đến 1600C.
• 3.2.2. Sốt không do nhiễm khuẩn
• Sốt do protit lạ
• Có hai loại protit lạ: + Protít từ ngoài đưa vào cơ thể
như kháng huyết thanh, vacxin, truyền máu và một số
loại protit được dùng gây sốt để điều trị.
• + Protit nội sinh do sản phẩm phân huỷ protit của
cơ thể, protít bị biến tính. Gặp trong xuất huyết nội,
hoại tử tổ chức (bỏng chấn thương, huỷ hoại bạch
cầu, gãy xương, dung huyết,v.v...)
• Sốt do muối
• Khi tiêm vào cơ thể dung dịch muối ưu trương, nhất là
khi tiêm vào tổ chức dưới da hay bắp thịt, có thể gây
ra sốt. Người ta cho rằng, trong trường hợp này có lẽ
dung dịch muối làm hoại tử tế bào sinh ra những protit
lạ khác.
• Sốt do tác dụng của dược chất
• Một số chất có tác dụng kích thích trung tâm
điều nhiệt, hạn chế thải nhiệt như cafein,
phenamin, adrenalin, tetra -hydronaphlylamin.
• Sốt do thần kinh
• Sốt do thần kinh có thể xuất hiện khi tổn
thương hệ thần kinh như u não, chảy máu não.
• Sốt còn xuất hiện do phản xạ đau đớn, sợ
hãi
• Tuy phân chia ra các loại nguyên nhân có tính
chất khác nhau như vậy nhưng trong thực tế thì
các nguyên nhân ấy lại luôn luôn phối hợp với
nhau. Chẳng hạn sốt do nhiễm khuẩn, đứng về
bản chất mà nói, nó rất giống sốt do protit lạ
hoặc muối.
• Tách riêng sốt do thần kinh chẳng qua cũng là
để nhấn mạnh vai trò của thần kinh trong cơ
chế sốt mà thôi, vì thực sự như trong phần cơ
chế bệnh sinh, thì trong sốt nào cũng có rối
loạn trung tâm điều hoà nhiệt của thần kinh.
• 3.3 . Các giai đoạn của quá trình sốt
• Qua thực nghiệm cũng như trên lâm sàng,
quá trình sốt có thể chia làm ba giai đoạn, biểu
hiện của thay đổi sản nhiệt và thải nhiệt có
khác nhau, nhưng liên tiếp nhau tạo thành một
cơn sốt thống nhất.
• Giai đoạn sốt tăng.
• Trong giai đoạn này, sản nhiệt tăng và thải
nhiệt giảm, do đó tỷ số SN/TN > 1. Phản ứng
tăng nhiệt đầu tiên là run rẩy, sởn da gà, rung
cơ.
• Mặt khác phản ứng giảm thải nhiệt là co mạch
dưới da, da tái nhợt, tư thế co quắp, không tiết
mồ hôi. Vì máu dồn vào trong nên mới đầu
bệnh súc có thể đái nhiều hơn bình thường.
• Giai đoạn sốt đứng.
• Giai đoạn này sản nhiệt vẫn cao hơn bình
thường, song thải nhiệt tăng do giãn mạch toàn
thân: da trở nên đỏ và nhiệt độ ngoại vi tăng.
Một thăng bằng mới xuất hiện, nhưng ở mức
cao. Khi này nếu tạo điều kiện cho tăng thải
nhiệt bằng cách chườm lạnh, dùng thuốc hạ
nhiệt... sẽ đem lại nhiều kết quả.
• Mặc dù trung tâm điều hoà nhiệt có rối loạn
nhưng nó vẫn còn hoạt động và duy trì thân
nhiệt ở mức độ cao hơn bình thường.
• Giai đoạn sốt lui
• Thải nhiệt chiếm ưu thế qua mồ hôi, hơi thở mạnh.
Mạch ngoại biên giãn tạo điều kiện cho sự bốc nhiệt
tăng lên. Như vậy thải nhiệt mạnh hơn sản nhiệt,
nhiệt độ hạ xuống cho đến khi cân bằng lúc đầu được
lặp lại và thân nhiệt trở lại bình thường. Cũng cần chú
ý là có thể có những bệnh súc thân nhiệt giảm đột
ngột do đái nhiều, ra mồ hôi nhiều làm mất nước,
huyết áp hạ gây trụy tim mạch lúc hết sốt.
• 3.4. Cơ chế phát sốt
• Sốt là do rối loạn chức phận của TTĐHN làm thay đổi
mối tương quan giữa sản nhiệt và thải nhiệt.
• Dưới ảnh hưởng của chất gây sốt, trung tâm kém
nhạy cảm đối với các KT nóng; Ngược lại, tăng nhạy
cảm với các KT lạnh. Nhiệt độ của máu tỏ ra “quá
lạnh” đối với TTĐHN, do đó gây phản ứng làm tăng
SN và giảm TN, thân nhiệt tăng lên - sốt tăng.
• Khi sốt ở mức độ cao, nhiệt độ cao của cơ thể
sẽ làm cho phản ứng của TTĐHN đối với lạnh
giảm xuống có tác dụng ức chế SN và tăng TN
– sốt đứng.
• Khi chất gây sốt hết tác dụng, TTĐHN cảm thấy
quá nóng so với nhiệt độ của môi trường quanh
nó, nên phản ứng làm tăng TN và thân nhiệt
dần dần giảm xuống.
• Cần chú ý, trong khi sốt, bệnh súc vẫn còn khả
năng điều nhiệt. Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi
hay khi vận động, phản ứng điều nhiệt ở cơ thể
bệnh gần như cơ thể lành. Riêng đối với bệnh
sốt nhiễm khuẩn nặng, cơ thể suy nhược, thì
sức đề kháng đối với lạnh và nóng giảm xuống.
Điều đó chứng tỏ rằng sự tăng thân nhiệt trong
quá trình sốt mang tính chất chủ động.
• Vai trò của vỏ não trong quá trình sốt
• Phản ứng sốt được quyết định bởi các trung
tâm dưới vỏ là chủ yếu. Nhưng quá trình rối
loạn điều nhiệt chịu ảnh hưởng sâu sắc của vỏ
não. Bình thường vỏ não điều hoà hoạt động
của các trung tâm dưới vỏ theo hình thức kìm
hãm các hoạt động đó – trong đó có trung tâm
điều hoà nhiệt. Trên thực nghiệm thấy rằng, ở
súc vật phá vỏ não, phản ứng sốt phát sinh rất
mạnh. Đem tiêm cùng một liều chất gây sốt cho
ba thỏ tương tự như nhau về khối lượng và
trạng thái cơ thể nhưng trước đó, một thỏ được
tiêm cafein - sốt mạnh nhất, và sốt chậm nhất
là thỏ uống bromua, vì chất này ức chế toàn bộ
thần kinh kể cả trung tâm điều hoà nhiệt.
• Trên lâm sàng, loại hình thần kinh ở trạng thái
ức chế (lầm lì, u sầu) thì phản ứng sốt yếu.
Ngược lại, loại hình thần kinh hưng phấn (thể
hung dữ) thì phản ứng sốt rất mạnh hoặc ở
động vật non do vỏ não phát triển chưa đầy đủ
nên sốt cao và dễ có co giật và hôn mê.
• Vai trò nội tiết
• Nếu cắt bỏ một số tuyến như hạ não, tuyến
giáp, v.v... thì thấy phản ứng sốt giảm. Ngược
lại, nếu tiêm adrenalin, noradrenalin, lại có thể
gây được cơn sốt. điều đó chứng tỏ nội tiết có
tham gia vào phản ứng sốt.
• 3.5. Các kiểu sốt
• Theo cường độ cơn sốt người ta chia ra:
• Sốt nhẹ khi thân nhiệt tăng ít hơn 10C
• Sốt vừa tăng 1 - 20C
• Sốt nặng tăng 2 - 30C
• Sốt rất nặng tăng trên 30C
• Theo đường biểu diễn nhiệt độ, lại chia ra bốn loại:
• - Sốt liên tục: nhiệt độ giữ ở mức cao trong một thời
gian, sáng chiều thay đổi không quá 10 C, thường gặp
trong viêm phổi, phó thương hàn bê.
• - Sốt dao động: nhiệt độ sáng chiều chênh nhau quá
10C, gặp trong nhiễm khuẩn huyết, trong lao phổi,
viêm mủ, giai đoạn cuối