Phật Giáo là trào lưu tôn giáo, xuất hiện khoảng TK6 TCN ở miền Bắc Ấn Độ. Phật Giáo phản ánh sự phảnđối đạo Balamon, sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, đòi tự do tư tưởng, lý giải sự khổ đau của con người, và đi tìm con đường để giải thoát con người khỏi khổ đau.
32 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập lịch sử triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Câu 1 : Trình bày quan điểm nhân sinh quan trong Triết học Phật
Giáo Ấn Độ cổ đại.
* Sơ lược tiểu sử :
_ Phật Giáo là trào lưu tôn giáo, xuất hiện khoảng TK6 TCN ở miền Bắc
Ấn Độ. Phật Giáo phản ánh sự phản đối đạo Balamon, sự phân chia đẳng
cấp khắc nghiệt, đòi tự do tư tưởng, lý giải sự khổ đau của con người, và
đi tìm con đường để giải thoát con người khỏi khổ đau.
_ Phật Giáo được xây dựng trên cơ sở đời sống của đức Thích Ca Mâu Ni
(Sakyamauni – tức là bậc hiền giả dòng Sakya ) Phật (Bụt) có nghĩa là
đấng giác ngộ người khác.
_ Lịch sử của đạo Phật được ghi chép trong kinh Jakata ( được viết sau
khi Phật đã mất 100 năm ), thêm nữa, tôn giáo khi xây dựng tôn giáo của
mình thường thêm thắt các chi tiết để làm tăng chất linh thiêng. Tuy
nhiên, giới nghiên cứu đều thống nhất ở các điểm sau :
+ Phật là người có thật, con của vương hầu sống cạnh dãy núi Malayia,
bố là Suildhodina, và mẹ là Maga. Tương truyền đức Phật khi sinh ra nói
được ngay, 1 tay chỉ lên trời, 1 tay chỉ xuống đất, mẹ đức Phật mất, sống
với dì ghẻ ( cũng là dì ruột ).
+ Theo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Phật sinh 624 TCN, theo tài liệu
của Trung Quốc trong tác phẩm Tỳ Bà Sa Luận cho rằng Phật sinh 486-
386 TCN.
+ Phật đi tu vì : ngay từ nhỏ là người từ bi yêu thương nhân loại. Năm 19t,
vua bắt Phật lấy vợ, vì sợ Phật bỏ nhà nên mỗi lần Phật đi chơi đều cho đi
theo và 4 lần Phật đi chơi đều gặp cảnh khổ. Năm 29t, Phật từ bỏ tất cả (
vợ, con, cung điện ) để đi tu. Lúc đầu tu ở dòng Sankhya ( lấy roi quật
vào người ) 6 năm nhưng không giác ngộ nên Phật đã bỏ xuống núi đổi
cách tu. Phật ngồi gốc cây bồ đề 48 ngày và khi nhận 1 bát sữa từ tay cô
gái chăn bò, có 1 luồng sáng từ trời chiếu xuống nên giác ngộ.
+ Sau đó Phật trở về dòng Sankhya giác ngộ cho các bạn cùng tu, rồi
truyền đạo khắp nơi, gặp mùa mưa thì lưu lại, mùa khô thì tiếp tục truyền
đạo.
+Năm 80t, đức Phật mất ở Korilaga, sau khi mất xác Phật được thiêu và
lấy tro để thờ ở chùa Xá Lợi ( nơi thờ của Phật ).
_ Lý thuyết Phật Giáo mở ra 1 vấn đề rất mới về nhân sinh : Phật chủ
trương không tán thành đẳng cấp. Sau khi đức Phật mất. Ca Diếp đã triệu
tập Kết tập 1 gọi là vương sáng. Học trò của Phật ngồi nhớ lại lời Phật
dạy rồi biên soạn Kinh Tạng & Luật Tạng. Kết tập 2 được triệu tập sau
khi đức Phật mất 100 năm, xuất hiện mâu thuẫn : 1 số đông đòi sửa lại
Kinh Tang & Luật Tạng, 1 số khác trung thành nên chia thành 2 phái. Kết
tập 3 được họp 245 TCN ở Pata Lipatra dưới sự bảo trợ của vua kabusa :
biên soạn hoàn chỉnh về 3 kinh : luân, sư, tạng . Kết tập 4 họp TK2 dưới
sự chủ toạ của nhà tư kế hữu, chủ trương phổ biến & truyền bá tư tưởng ra
bên ngoài.
TK5 sau CN, người hung nô xâm lược & hủy diệt Phật Giáo -> Phật
Giáo suy tàn ở Ấn Độ ( nhưng vẫn là tôn giáo lớn ) . TK8 vua Hexa khôi
phục Phật Giáo. Sau đó, người Hồi Giáo xâm lược Ấn Độ -> Phật Giáo
suy tàn & TK12 biến mất hoàn toàn ở Ấn Độ.
TK18 -> đầu TK19, người Châu Âu khuyến khích Phật Giáo ở Ấn Độ -
> Phật Giáo được khôi phục. Mặc dù có sự khôi phục, nhưng Phật Giáo
không còn là tôn giáo lớn ở Ấn. Dù vậy Ấn chính là quê hương của Phật
Giáo. Hiện nay Phật Giáo thế giới có 1 trào lưu : Đại Thừa ( nhờ đến
người khác nhất là những người thành chính quả ), Tiểu Thừa ( sự nỗ lực
cố gắng của chính bản thân mình ). Tiểu Thừa, cấp cao nhất là La Hán,
Đại Thừa là Bồ Tát. Tư tưởng Phật Giáo lúc đầu truyền khẩu sau mới viết
thành văn bản.
* Quan điểm nhân sinh quan
Nhân sinh quan là quan niệm về con người, đời người, cuộc sống. Toàn
bộ nhân sinh quan của Phật Giáo được thể hiện trong Tứ Diệu Đế ( 4
nguyên lý thiêng liêng & thần diệu của đạo Phật ) .
_ Khổ đế : trong cổ đại đề cập đến bản chất của nhân sinh quan : cuộc
đời có ý nghĩa như thế nào & mang bản chất gì? Theo quan niệm Phật
Giáo : đời là bể khổ ( nước mắt của chúng sinh đọng lại đầy hơn 4 bể ) .
Theo Phật gồm có các nỗi khổ :
+ Nhị khổ : bên trong & bên ngoài .
+ Tam khổ : cái khổ quá khứ, hiện tại & tương lai .
+ Tứ khổ : sinh lão bệnh tử .
+ Bát khổ .
+ Oán tăng hội .
+ Thụ biệt ly : đang yêu mà phải xa nhau -> khổ .
+ Sở cầu bất đắc khổ : cái ta mong muốn ( công danh , địa vị , phú quý ,
tình duyên mà không đạt được -> khổ ) .
+ Ngũ thủ uẩn khổ : khổ vì thân xác .
Thống kê lại , đời người có 110 nỗi khổ . Đời là bể khổ do :
+ Gắn với chế độ thống trị và đẳng cấp khắc nghiệt ở AĐ.
+ Vòng đới quá ngắn ngủi .
+ Nhân đế ( tập đế ) : Phật giải thích nguyên nhân của nỗi khổ là do
nguyên nhân nhận thức , nguyên nhân tinh thần . Cụ thể là do Thập nhị
nhân duyên & nghiệp báo luân hồi gây ra .
+ Thập nhị nhân duyên :
• Vô minh : không sáng suốt , không nhận thức sự vật , hiện tượng .
• Duyên hành : Hành động của ý thức , dao động của tâm & khuynh
hướng , manh nha của nghiệp .
• Duyên thức : là tâm thức của con người , từ chỗ trong sáng cân
bằng là minh -> ô nhiễm mất cân bằng là vô minh .
• Duyên danh sắc : là sự hội nhập của các ý thức tinh thần & vật chất
. Danh là tinh thần , sắc là vật chất . Cơ thể cấu tạo bởi ngũ uẩn :
sắc ( vc ) , thụ ( cảm giác ) , tưởng , hành , thức là tinh thần .
• Duyên lục nhập : là quá trình tiếp xúc thế giới khách quan ( lục căn
tiếp xúc lục trần )
• Duyên xúc : là sự tiếp xúc phối hợp giữa lục căn , lục trần và thức .
• Duyên thụ : thụ là cảm giác , do tiếp xúc mà nảy sinh cái cảm giác
yêu , ghét , vui , buồn .
• Duyên ái : ái tức là yêu thích ( ám chỉ sự nảy sinh dục vọng ) .
• Duyên thủ : đã yêu thích thì muốn giữ lấy chiếm lấy .
• Duyên hữu : là tiến tới chủ thể chiếm hữu ( cái ta thì phải tồn tại
hữu tức là đã có hành động tạo nghiệp .
• Duyên sinh : đã có tạo nghiệp ( hữu ) tức đã có nghiệp nhân , ắt có
nghiệp quả -> sinh ra ta .
• Duyên lão tử : đã sinh ra thì phải già và chết . Lão Tử là kết quả
cuối cùng của 1 quá trình nhưng đồng thời là nguyên nhân của 1
vòng luân hồi khác .
Nghiệp : sợi dây tạo tác nối cái này với cái kia .
+ Nghiệp báo luân hồi : con người có tam nghiệp :
• Thân nghiệp : do hành động gây ra .
• Khẩu nghiệp : do lời nói gây ra .
• Ý nghiệp : mới chỉ có trong ý nghĩ .
Vì tam nghiệp cho nên con người rơi vào 6 kiếp : Địa ngục ; Ma
đói ; súc vật ; atula ( nửa người nửa vật ) ; người ; trời .
6 kiếp này luân hồi mãi không dứt , chỉ khi nào thành Phật lên
cõi Phật mới thoát khỏi 6 kiếp .
_ Diệt đế : trong diệ đế Phật khẳng định , nỗi khổ hoàn toàn có thể tiêu
diệt để chấm dứt nghiệp luân hồi . Chỉ ra con đường ta luyện để được lên
niết bàn .
Nghĩa của niết bàn :
+ Viên tịch , rơi vào thế giới của sự tịch diệt .
+ Tây phương cực lạc .
+ Nơi thường Lạc Ngã Tịnh : thường ( còn mất ) lạc ( vui vẻ ) ngã ( bản
thân mình ở đó ) tịnh ( trong sạch ) .
+ Nơi hoàn toàn thủ tịnh để không phải quay lại làm kiếp người hay kiếp
khác chịu khổ .
+ Phật tại tâm .
Niết bàn được hiểu nhiều nghĩa nhưng tóm lại niết bàn là 1 trạng thái
không còn ý thức và cái vô thức cũng chìm vào chân không , nó không
còn là 1 quá trình , không có 1 nội dung nào . Tất cả chỉ còn lại sự yên
lặng vô biên .
_ Đạo đế : đưa ra con đường giải thoát diệt khổ , thực chất là nhằm tiêu
diệt vô minh , gồm bát chánh đạo ( 8 con đường chính ) , tam học và lục
độ .
+ Bát chánh đạo :
• Chính kiến : hiểu biết đúng đắn .
• Chính tư duy : suy nghĩ đúng đắn .
• Chính ngữ : giữ cho lời nói được chân chính .
• Chính nghiệp : nghiệp có tà nghiệp và chính nghiệp . Chính nghiệp
phải giữ cẩn thận .
• Chính mệnh : phải tiết chế dục vọng , phải trì giới ( giữ gìn các
điều răn ) .
• Chính tinh tiến : phải cố gắng nỗ lực trong việc tìm kiếm và truyền
bá chân lý của đạo Phật
• Chính niệm : thường phải nhớ Phật và niệm Phật .
• Chính định : là phải ngồi thiền , tĩnh lặng , tập trung tư tưởng để suy
nghĩ về tứ diệu đế và vô ngã vô thường .
+Tam học : gồm giới , định , và tuệ .
• Giới ( điều răn ) : phải giữ gìn các điều răn gồm : ngũ giới ( bất
sát , bất đạo đức là không trộm cắp , bất vọng ngữ tức là không
nói xấu người khác , bất tà tâm là không quan hệ nam nữ lung
tung , bất tữu tức là không uống rượu ) . Bát giới ( không xem ca
nhạc , không nằm soãi tay chân , không ăn quá ngọ , không lấy
vợ lấy chồng , không được tồn trữ tiền bạc , không được ăn trộm,
ăn cắp , không được nói xấu người khác , không được giết hại
sinh vật nhất là người .
• Định : tức là thiền định tức là phải ngồi tập trung tư tưởng đến nỗi
quên hết mọi việc vật xung quanh .
• Tuệ : là trí tuệ nhà Phật , phải nắm vững các nguyên lý , giáo
pháp nhà Phật .
+ Lục độ : 6 con đường , bến đò đưa lên niết bàn .
• Bố thí : lời nói , việc làm , tiền của .
• Trì giới : giữ điều răn .
• Nhẫn nhục .
• Tinh tiến : cố gắng nỗ lực .
• Thiền định .
• Trí tuệ .
Câu 2 : Trình bày những tư tưởng cơ bản trong TH của Khổng Tử .
* Sơ lược tiểu sử :
Khổng Tử ( 551 – 479 ) TCN : ông xuất thân trong 1 gia đình qúi tộc nhỏ
đang bị sa sút ở nước Lỗ . Tư tưởng của Khổng Tử là đại diện cho tư
tưởng của bộ phận bảo thủ trong giai cấp qúy tộc, thị tộc Chu. Vì vậy,
ông muốn khôi phục lại pháp chế, kỷ cương của nhà Chu và đây là lập
trường nhất quán của ông. Tư tưởng triết học của ông thể hiện ở 2 phương
diện cơ bản : Bản thể luận, Học thuyết về chính trị- xã hội.
* Tư tưởng cơ bản :
_ Bản thể luận : Quan niệm về thế giới của Khổng Tử chịu ảnh hưởng
trực tiếp bởi quan niệm về thế giới của người Trung Quốc cổ đại được
trình bày trong kinh dịch. Theo quan điểm này thì vũ trụ ban đầu là 1 mớ
hỗn độn, trong đó có tồn tại cái lý gọi là thái cực vô hình. Thái cực vô
hình này là 1 thể thống nhất của 2 mặt âm và dương. Do sự tương tác âm
và dương thì sinh ra thanh khí, trọng khí : khí nặng bốc lên làm trời, trọng
khí lắng xuống lòng đất. Bởi sự điều hòa âm-dương của trời đất sinh ra
vạn vật trong đó có con người. Theo quan điểm này, trời ở ngôi cao nhất,
trời không mang tính thần thánh mà trời mang tính duy vật. Thần thánh
không phải hư vô mà con người không lý giải được.Bản thể luận của
Khổng Tử còn thể hiện trong quan điểm về “trời”, “qủy thần”. Quan
niệm về trời, qủy thần của ông vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn thể hiện tư
tưởng của ông vừa mang tính bảo thủ vừa mang tính tiến bộ. Cụ thể
Khổng Tử cho rằng : “trời” là quy luật, trật tự của vạn vật và mặt khác
ông lại khẳng định có sự tồn tại của thiên mệnh và số phận của mỗi con
người là do thiên mệnh qui định. Mặt khác, ông cũng khẳng định rằng
con người với nỗ lực chủ quan của mình hoàn toàn có thể thay đổi thiên
mệnh. Quan niệm về “qủy thần”, Khổng Tử không nghi ngờ sự tồn tại
của qủy thần và ông lại ít bàn đến quỷ thần. Ông khuyên con người đối
xử với qủy thần bằng cách tôn kính, xa lánh và cảnh giác.
* Học thuyết của Khổng Tử về chính trị – xã hội :
Lý tưởng chính trị của Khổng Tử được biểu hiện tập trung ở trong các học
thuyết nhân, lễ, chính danh.
+ Nhân: bao gồm nhiều nghĩa khác nhau song về cơ bản nhân được hiểu
là ái nhân (thương người). Thương người theo Khổng Tử là việc gì không
muốn xảy ra với mình thì đừng đem áp dụng cho người khác. Thương
người còn được hiểu mình muốn thành đạt phải giúp người khác thành
đạt, mình muốn lập thân phải giúp người khác lập thân. Thân còn bao
gồm hàng loạt các đức tính khác nhau : khiêm tốn, dũng cảm, thật thà,
trung, hiếu, học gắn liền với hành, biết yêu người đáng yêu, biết ghét kẻ
đáng ghét. Từ đó suy ra nhân không chỉ là thương người mà thực chất còn
là đạo làm người. Tuy nhiên, học thuyết nhân của Khổng Tử lấy việc yêu
thương người thân là cơ sở. Mặt khác nó bị hạn chế bởi lập trường giai
cấp. Khổng Tử khẳng định chỉ người quân tử mới có đức nhân, còn kẻ
tiểu nhân thì không có đức nhân. Điều kiện để thực hiện đức nhân là
phẩm chất thật thà, chất phát của con người.
+ Lễ : được hiểu theo nghĩa rộng là thể chế chính trị xã hội, là phong tục
tập quán truyền thống (sinh, tử, tang, hôn). Khổng Tử cho rằng cần phải
dùng lễ để khôi phục đức nhân, mọi người cần phải tuân thủ theo lễ, phải
sống theo lễ. Tuy nhiên cái lễ mà Khổng Tử đề cập đến là lễ của nhà
Chu đứng trên lập trường bảo thủ trong giai cấp qúi tộc, thị tộc Chu. Ông
muốn khôi phục lại cái lễ của nhà Chu, nhưng ông không thấy được sự
suy tàn của lễ nhà Chu là tất yếu lịch sử. Vì vậy ông đưa ra 1 số biện
pháp cải lương nhằm cứu vãn tình thế.
+ Chính danh : là con đường để đạt đến điều nhân, con đường để ổn định
trật tự xã hội.
• Cơ sở của thuyết chính danh : Khổng Tử cho rằng gốc của con
người là gốc nhân. Nhờ có đức nhân mà dân tốt, nước yên, thiên
hạ thái bình. Tuy nhiên vào thời đại của ông, người ta không còn
sống theo đạo con người nữa, kỷ cương phép nước bị lu mờ, luân
thường đạo lý bị đảo lộn. Để ổn định trật tự xã hội. Khổng Tử kiên
trì theo đường lối nhân trị và chủ nghĩa chính danh định phận.
• Nội dung của thuyết chính danh :
Theo Khổng Tử mỗi vật có 1 công dụng nhất định, cái đó gọi là thực.
Ứng với mỗi công dụng là 1 tên được gọi là danh. Đối với con người,
danh là tên gọi của chức vụ, địa vị, thứ bậc của con người trong xã hội.
Thực là phận sự của người đó bao gồm cả quyền lợi, nghĩa vụ. Theo
Khổng Tử nếu danh và thực phù hợp với nhau thì chính danh, nếu danh
và thực không phù hợp với nhau thì loạn danh. Một xã hội có chính danh
là 1 xã hội ổn định, trật tự, còn 1 xã hội loạn danh là xã hội mất ổn định.
Vì vậy để khôi phục trật tự xã hội thì phải chính danh.
Theo thuyết chính danh, Khổng Tử chia XH thành các mối quan hệ khác
nhau. Mỗi quan hệ XH được gọi là 1 luân. Thời Khổng Tử, tất cả có 5
luân : vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn-bè. Ông đặc biệt nhấn
mạnh quan hệ vua-tôi, cha-con.
_ Đối với quan hệ vua-tôi thì Khổng Tử phản đối duy trì vua tôi theo
huyết thống, chủ trương vua phải dùng người hiền tài, phải rộng lượng
với kẻ cộng sự. Theo Khổng Tử nhà cầm quyền phải đảm bảo 3 điều sau
:
• Phải đảm bảo lương thực cho dân no ấm.
• Phải có binh lực mạnh để bảo vệ dân.
• Phải giữ được lòng tin đối với dân.
Đồng thời Khổng Tử cho rằng vua phải lấy lễ để khiến bề tôi, bề tôi phải
lấy đạo trung để thờ vua, coi vua như cha mẹ của mình.
_ Đối với quan hệ cha-con : cha đối với con phải lấy từ ái làm trọng, còn
con đối với cha phải lấy đạo hiếu làm đầu. Hiếu là cốt ở tâm thành kính,
đồng thời con cái phải can ngăn nhẹ nhàng lỗi mà cha mẹ mình mắc
phải.Để thực hiện chính danh Khổng Tử chủ trương lễ, nhạc, thi, thư.
Theo Khổng Tử người ta tạo lập là nhờ lễ hứng khởi là nhờ thi, thành đạt
là nhờ nhạc. Nếu nhạc mà trang nghiêm hoà nhã và có tác dụng nuôi
dưỡng tính tình, cảm hoá lòng người và hướng con người đến chân thiện
mỹ. Còn thi thư giúp con người trình bày tư tưởng của mình và biện luận
với người khác. Tuy nhiên, dùng lễ nhạc thi thư thì phải trên nền tảng
của đức nhân. Nếu 1 người không có đức nhân mà dùng lễ nhạc thi thư
thì chỉ là sự sáo rỗng của hình thức.
Câu 11 : Trình bày những điều kiện và tiền đề ra đời của Triết học M-L.
* Điều kiện kinh tế – xã hội :
Triết học C.M ra đời vào thời kỳ chủ nghĩa phong kiến sụp đổ và chủ
nghĩa tư bản lớn mạnh ở 1 số nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Chủ nghĩa tư
bản đã tạo ra nền công nghiệp khó và cùng với nó là giai cấp vô sản
cách mạng – giai cấp hiện thân của nền sản xuất mới, giai cấp trung tâm
của thời đại.
Sự hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp lớn đã tạo ra
những biến đổi sâu sắc trong phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
Là người con của dân tộc Đức, Mác đã xuất hiện rất đúng lúc. Trên cơ sở
kế thừa có chọn lọc và sáng tạo những di sản tư tưởng Triết học của loài
người, phân tích đúng thực tiễn kết hợp với năng lực tư duy của nhà bác
học. Các Mác và Anghen xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
* Tiền đề về lý luận của Mác : kế thừa có chọn lọc và sáng tạo.
Toàn bộ những hạt nhân hợp lý của toàn bộ hệ thống Triết học trước đó,
quan trọng là kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoibac và kế thừa phép
biện chứng của Heghen.
Tiền đề về khoa học tự nhiên : Triết học M là sự tổng kết các thành tựu
khoa học tự nhiên thế kỷ 19, trong đó quan trọng nhất :
_ Học thuyết tiến hoá của Dacuyn.
_ Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của Ropee payơ.
_ Học thuyết tế bào.
Tiền đề về thực tiễn : Triết học Mác nói chung và chủ nghĩa Mác nói
riêng là tổng kết phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
Câu 3 : Trình bày những tư tưởng cơ bản trong TH của Lão Tử.
* Tiểu sử sơ lược:
Sinh vào khoảng TK6 – TK 5 TCN, Lão Tử được coi là ông tổ của đạo
gia. LT sống cùng thời với KT, ông là người làng Nhân, Hương Lệ, nước
Sở. Ông là người họ Lý, tên Nhĩ Tự Bá Dương. Người đời sau kính trọng
ông gọi là đạo Tam. Ông làm quan giữ sách của nhà Nhu, sống ẩn dật.
Tác phẩm của ông gồm 3 vấn đề : tư tưởng về đạo, tư tưởng về phép
biện chứng và tư tưởng quan niệm vô vị.
* Tư tưởng cơ bản :
_ Tư tưởng về đạo : chiếm 1 vai trò trong học thuyết của LT. Khái niệm
đạo được xuất hiện trước của LT nhưng đến thời của LT đạo được thấu
hiểu 1 cách hoàn chỉnh.
_ Thể (bản chất) : được thể hiện ở 2 tính chất : tự nhiên thuần phát và
trống không.
•