Ôn thi học kì 1. Môn hóa học 11

Câu 1. Các dung dịch như axit HCl , bazơ như NaOH và muối như NaCl dẫn điện được, còn các dung dịch như ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện là do nguyên nhân gì ? Câu 2. Sự điện li, chất điện li là gì ? Những loại chất nào là chất điện li? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu ? Lấy ví dụ và viết phương trình điện li của chúng ? Câu 3. Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong ( dung dịch Ca(OH)2trong nước ) để trong không khí giảm dần theo thời gian ? Câu 4. Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit. Lấy các ví dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng ?

pdf47 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 6332 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn thi học kì 1. Môn hóa học 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI HỌC KÌ 1. MÔN HÓA HỌC 11. BAN CƠ BẢN NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 1. SỰ ĐIỆN LI A. KIẾN THỨC CƠ BẢN TRỌNG TÂM GỒM CÁC VẤN ĐỀ SAU: 1. Các khái niệm: - Sự điện li - Chất điện li ( mạnh , yếu) Loại Chất điện li mạnh Chất điện li yếu Axit HI, HNO3, H2SO4, HNO2, HF, HClO, HClO2, HCl, HBr, HClO4 H2S, H2SiO3, H2CO3, H3PO4, CH3COOH, H2SO3. Bazơ NaOH, KOH, M(OH)n  (M là kim loại , có Ba(OH)2, Ca(OH)2 hóa trị n ) Muối Đa số các muối tan Các muối ít tan - Nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch các chất điện li - Axit , bazơ , hiđroxit lưỡng tính, muối ( phân loại muối) theo thuyết Arrenius + – –14 - Tích số ion của nước K = [H ].[OH ] = 1,0.10 ( ở 2OH 25oC) - Ý nghĩa tích số ion của nước 2. Sự thay đổi màu sắc của các chất chỉ thị axit-bazơ a. Để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch,người ta dùng pH với quy ước: [H+] = 1,0.10-pH M → pH = -lg[H+] Môi [H+] pH trường Axit [H+] > pH < 1,0.10-7 M 7 Trung [H+] = pH = tính 1,0.10-7 M 7 Bazơ [H+] 1,0.10-7 M 7 b. Màu của quỳ, phenolphthalein và chất chỉ thị vạn năng trong dung dịch ở các giá trị pH khác nhau : Quỳ Đỏ Tím Xanh pH  6 pH = pH  8 7,0 Phenolphtalein Không màu Hồng pH< 8,3 pH  8,3 3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì? 4. Các kĩ năng viết: - Phương trình điện li + Cần nhớ chất nào điện li mạnh , điện li yếu + Sự điện li của các muối có gốc axit vẫn còn nguyên tử H + Nhớ sự điện li của những hiđroxit lưỡng tính - Phương trình phản ứng dưới dạng phân tử , dạng ion đầy đủ , dạng ion rút gọn . + Chú ý : Từ phương trình dạng phân tử => phương trình dạng ion rút gọn ( và ngược lại) 5. Nhớ các công thức dùng để tính toán khi làm bài tập: n - CM = => n = CM . Vdd ( Với Vdd đơn vị là lit ) Vdd - n = m => m = n . M M Vkhi( dktc ) - nkhi  22,4 ( Với Vkhi đơn vị là lit ) m - C% ct .100 mdd - mdd = Vdd . D ( Với D là khối lượng riêng của dung dịch, đơn vị g/ml thì Vdd đơn vị là ml) - [H+] = 1,0. 10-a M => pH = a - [H+]. [OH-] = 1,0 . 10-14 B. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Các dung dịch như axit HCl , bazơ như NaOH và muối như NaCl dẫn điện được, còn các dung dịch như ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện là do nguyên nhân gì ? Câu 2. Sự điện li, chất điện li là gì ? Những loại chất nào là chất điện li? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu ? Lấy ví dụ và viết phương trình điện li của chúng ? Câu 3. Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong ( dung dịch Ca(OH)2 trong nước ) để trong không khí giảm dần theo thời gian ? Câu 4. Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit. Lấy các ví dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng ? Câu 5. Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 250C ? Câu 6. Phát biểu các định nghĩa môi trường axit ,trung tính và kiềm theo nồng độ ion H+ và pH ? Câu 7. Chất chỉ thị axit-bazơ là gì ? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau ? Câu 8. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì ? Lấy các ví dụ minh họa ? Câu 9. Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ và phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra ? Câu 10. Lấy một số ví dụ chứng minh rằng: bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion ? Câu 11. Lấy ví dụ và viết các phương trình ion hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn cho các phản ứng sau: a. Tạo thành chất kết tủa b. Tạo thành chất khí c. Tạo thành chất điện li yếu Câu 12.Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch: HI, HNO3, H2SO4, HCl, HBr, HClO4 , HNO2, HF, HClO, H2S, H2CO3, H3PO4, CH3COOH, H2SO3 , NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 , Ba(NO3)2, K2CrO4, HBrO4, , NaHCO3, HCN, HBrO, Sn(OH)2 , Fe(OH)3 , Zn(OH)2 , Pb(OH)2 , Be(OH)2 Câu 13.Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch: a, KNO3 + NaCl b, NaOH + HNO3 c, Mg(OH)2 + HCl d, NaF + AgNO3 e, Fe2(SO4)3 + KOH g, FeS + HCl h, NaHCO3 + HCl i, NaHCO3 + NaOH k, K2CO3 + NaCl l, Al(OH)3 + HNO3 m, Al(OH)3 + NaOH n, CuSO4 + Na2S Câu 14. Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây được không? Giải thích a, Na+, Cu2+, Cl-, OH- b, K+, 2+ - 2- Ba , Cl , SO4 . + 2+ - 2- - c, K , Fe , Cl , SO4 . d, HCO3 , OH-, Na+, Cl- Câu 15.Có 3 dung dịch HCl, NaOH, NaCl đựng trong 3 lọ mất nhãn. Nêu cách nhận biết các dung dịch đó ? Câu 16.Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt các dung dịch không màu đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaOH, HCl, Ba(OH)2, NaNO3, K2SO4. Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra ? Câu 17. Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử ứng với phương trình ion rút gọn sau : 2+ 2- 3+ - a) Ba + CO3  BaCO3 b) Fe + 3OH  Fe(OH)3 2- + 2+ 2- c) S + 2H  H2S d) Cu + S  CuS - - - e) HClO + OH  ClO + H2O f) CO2 + 2OH 2-  CO3 + H2O C. BÀI TẬP TOÁN CƠ BẢN Bài 1.Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau: a, KOH 0,02M b, BaCl2 0,015M c, HCl 0,05M d, (NH4)2SO4 0,01M Bài 2. Một dung dịch chứa a mol Na+, b mol Ca2+, c mol Cl-, − d mol NO3 . Tìm mối liên hệ giữa a, b, c, d. Bài 3. Dung dịch A chứa 0,4 mol Ca2+, 0,5 mol Ba2+ và x mol Cl−. Tính x. Bài 4. Một dung dịch chứa 2 cation là Fe2+ (0,1mol) và Al3+ − 2- (0,2mol) và hai anion là Cl (a mol) và SO4 (b mol). Tính a, b biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan. Bài 5. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,5M có chứa số mol OH− bằng số mol OH− có trong 200g dung d1ịch NaOH 20%. + Bài 6. Tính nồng độ ion H trong dung dịch HNO3 12,6%, D= 1,12 g/ml. Bài 7. Tính nồng độ các ion trong các dung dịch: a, HNO3, pH = 4 b, H2SO4 , pH= 3 c, KOH, pH= 9 d, Ba(OH)2, pH=10 Bài 8. a, Tính pH của dung dịch chứa 1,46 g HCl trong 400ml. b, Tính pH của dung dịch chứa 1,6 g NaOH trong 200ml. c, Tính pH của dung dịch tạo thành sau khi trộn 100ml dd HCl 1M và 400ml dd NaOH 0,375M Bài 9. Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 300ml dung dịch có pH= 10 Bài 10. Dung dịch X chứa hỗn hợp 2 axit HCl 0,4M và H2SO4 0,1 M. Dung dịch Y chứa hỗn hợp 2 hiđroxit KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Tính thể tích dung dịch Y cần dùng để trung hoà 200ml dung dịch X và khối lượng kết tủa thu được. Bài 11. Trong y học, dược phẩm Nabica (NaHCO3) là chất được dùng để trung hoà bớt lượng dư axit HCl trong dạ dày. Hãy viết phương trình hoá học ở dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng đó. Tính thể tích dd HCl 0,035M (nồng độ axit trong dạ dày) được trung hoà và thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc khi uống 0,336g NaHCO3. Bài 12. Để trung hoà hoàn toàn 600ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 1,5M cần bao nhiêu mililit dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 1 M và KOH 1M. Bài 13. Hoà tan m gam kim loại Ba vào nước thu được 2,0 lit dung dịch X có pH =13. Tính m. Bài 14.Cho 220ml dung dịch HCl có pH = 5 tác dụng với 180ml dung dịch NaOH có pH = 9 thì thu được dung dịch A. Tính pH của dung dịch A. Bài 15. Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,009M tác dụng với 400ml dung dịch H2SO4 0,002M.( Xem dung dịch H2SO4 và dung dịch Ba(OH)2 điện li hoàn toàn ở hai nấc ) a. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. b. Tính nồng độ mol/lít của các ion. c. Tính pH của dung dịch sau phản ứng. 3 Bài16. Cho 100 cm dung dịch H2SO4 0,5M vào 200 ml dung dịch HCl 1M. ( Xem dung dịch H2SO4 điện li hoàn toàn ở hai nấc ) + a. Tính CM của ion H trong dung dịch sau khi pha trộn. b. Tính thể tích dung dịch KOH 0,5M để trung hòa hoàn toàn dung dịch trên. Bài17. Cho nước vào 12g MgSO4 để thu được 0,5 lít dung dịch. a. Tính CM của các ion trong dung dịch. b. Tính thể tích dung dịch KOH 1M để kết tủa hết ion Mg2+ trong dung dịch. c. Tính thể tích dung dịch BaCl2 10% (D = 1,1 g/ml) để 2- kết tủa hết ion SO4 . Bài18. Cho 200 ml dung dịch K2CO3 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch CaCl2 0,1M. a. Tính CM của các ion sau phản ứng. b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M để hòa tan lượng kết tủa trên. c. Lấy khí thu được ở câu b cho sục vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tính CM của các chất sau phản ứng. Bài19. Cho 200 ml dung dịch H2SO4 0,15M vào 300 ml dung dịch NaOH 0,1M. ( Xem dung dịch H2SO4 điện li hoàn toàn ở hai nấc ) a. Tính CM của các ion sau phản ứng. b. Tính pH của dung dịch thu được. Bài20. Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 0,2M được dung dịch B. ( Xem dung dịch Ba(OH)2 điện li hoàn toàn ở hai nấc ) a. Tính CM của các ion trong dung dịch B. b. Tính pH của dung dịch B. Bài21. Cho 300ml dung dịch Ca(OH)2 0,01M tác dụng với 400ml dung dịch HNO3 0,02M được dung dịch A. ( Xem dung dịch Ca(OH)2 điện li hoàn toàn ở hai nấc ) a. Tính CM của các ion và pH của dung dịch sau phản ứng. b. Để trung hòa dung dịch A cần V ml dung dịch KOH 0,5M. Tính V. Bài22. Cho 300 ml Na2CO3 0,1M tác dụng với 400ml dụng dịch BaCl2 0,1M. a. Tính CM của các ion sau phản ứng. b. Lấy sản phẩm thu được sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch HNO3 có pH = 2. Tính thể tích dung dịch HNO3 cần dùng. Bài23. Cho 60g MgSO4 hòa tan vào nước được 500ml dung dịch A. a. Tính CM của các ion trong dung dịch A. b. Tính thể tích dung dịch NaOH để làm kết tủa hết ion Mg2+ . 2- c. Tính CM dung dịch BaCl2 để làm kết tủa hết ion SO4 . Biết thể tích dung dịch BaCl2 bằng 250ml. NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 2. NITƠ-PHOTPHO A. KIẾN THỨC CƠ BẢN Các em cần xem kĩ lại tính chất của các đơn chất nitơ , photpho và của các hợp chất của chúng I. NITƠ 1. Cấu tạo phân tử: chứa liên kết 3 ( rất bền → nitơ trơ ở nhiệt độ thường ) 2. Các số oxi hóa của nitơ -3 0 +1 +2 +3 +4 +5 NH3 N2 N2O NO N2O3 NO2 N2O5 + NH4 HNO3 - NO3 3. Tính chất hóa học cơ bản của N2 a. Tính Oxi hóa * Tác dụng với kim loại: Mg , Al , Ca , … * Tác dụng với H2 b. Tính khử * Tác dụng với O2 4. Điều chế - Sản xuất t0 a. PTN : NH4NO2  N2 + 2H2O hoặc NH4Cl + t0 NaNO2  NaCl + N2 + 2H2O b. Công nghiệp: Hóa lỏng không khí – chưng cất phân đoạn II. AMONIAC – MUỐI AMONI  AMONIAC 1. Tính bazơ yếu a. Tác dụng với nước ( phản ứng thuận nghịch ) b. Tác dụng với dung dịch muối của các kim loại có hiđroxit không tan: AlCl3 , MgSO4 , Fe(NO3)3 . . c. Tác dụng với axit : HCl , HNO3 , H2SO4 tạo ra muối amoni tương ứng → Phân bón đạm 2.Tính khử a. Tác dụng với O2 b. Tác dụng với Cl2 ( Lưu ý hiện tượng xuất hiện khói trắng NH4Cl rắn ) 3. Điều chế- Sản xuất t0 a. PTN: 2NH4Cl + Ca(OH)2  CaCl2 + 2NH3 + 2H2O ( Dùng vôi sống CaO để làm khô khí NH3 ) b. Công nghiệp t 0 , p , xt N2 + 3H2 2NH3  MUỐI AMONI Tất cả các muối amoni đều tan 1. Tác dụng với dung dịch kiềm: NaOH , KOH , Ca(OH)2 , Ba(OH)2 2. Phản ứng nhiệt phân a. Muối amoni chứa gốc axit không có tính oxi hóa : NH4Cl , (NH4)2CO3 , NH4HCO3 b. Muối amoni chứa gốc axit có tính oxi hóa : NH4NO2 , NH4 NO3 3. Điều chế- Sản xuất: NH3 + axit → Muối amoni tương ứng Vd: NH3 + HNO3 → NH4NO3 III. AXIT NITRIC ( HNO3 ) 1. Tính axit mạnh : * Sự điện li : phân li hoàn toàn trong nước : + - HNO3 → H + NO3 * Tác dụng với Oxit bazơ , bazơ : CaO + 2HNO3 = Ca(NO3)2 + H2O. NaOH + HNO3 = NaNO3 + H2O. * Tác dụng với muối : 2HNO3 + CaCO3 = Ca(NO3)2 + CO2 + H2O. 2. Tính OXH mạnh : NO2 NO a . Tác dụng kim loại : N2O N2 NH4NO3 Gọi n là hoá trị cao nhất của kim loại R +5 R + HNO3 = R(NO3)n + sp khử của N + H2O. Tùy theo [HNO3] và tính chất khử của kim loại mà sp khử thu được khác nhau. Chú ý :  HNO3 không tác dụng với Pt, Au.  Al, Fe , Cr , Ni : bị thụ động hóa trong dd HNO3 đặc , nguội.  HNO3 đặc → NO2 ( màu đỏ nâu )  HNO3 loãng → NO ( không màu , hóa nâu trong không khí ) b. Tác dụng với phi kim : Đưa phi kim lên mức OXH cao nhất. C CO2 6HNO3 (đặc) + S H2SO4 + 6NO2 + 2H2O. P H3PO4 ( Với HNO3 loãng thì → khí NO ) c. Tác dụng với hợp chất có tính chất khử : 3FeO + 10HNO3 = 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O 3. Điều chế-Sản xuất t0 a. PTN : NaNO3 + H2SO4 đặc  HNO3 + NaHSO4 b. Công nghiệp 5 t0 , Pt 2NH3 + O2  2NO + 3H2O 2 NO + O2 → NO2 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 IV. MUỐI NITRAT ( Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước ) - a. Nhiệt phân muỗi nitrat (NO3 ): - Tất cả các muối nitrat đều dễ bị nhiệt phân. - Sản phẩm của quá trình nhiệt phân phụ thuộc vào khả năng hoạt động của kim loại có trong muối. Có 3 trường hợp: TH1: TH2 TH3 K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Co Ni Sn Pb H2 Cu Hg Ag Pt Au Muối nitrit + O2 Oxit + NO2 + O2 Kim loại + NO2 + O2 t0 VD: 2NaNO3  2NaNO2 + O2 t0 2Cu(NO3)2  2CuO + 4NO2 + O2 t0 2AgNO3  2Ag + 2NO2 + O2 t0 * Lưu ý: + Ba(NO3)2 thuộc TH2 : 2Ba(NO3)2  2BaO + 4NO2 + O2 + Tất cả các phản ứng nhiệt phân muối nitrat đều thuộc phản ứng oxi hoá - khử. + Khi nhiệt phân NH4NO3 t0 NH4NO3  N2O + 2H2O + Khi nhiệt phân muối Fe(NO3)2 trong môi trường không có không khí: Có phản ứng: t0 2Fe(NO3)2  2FeO + 4NO2 + O2 (1) t0 4FeO + O2  2Fe2O3 (2) Nếu phản ứng hoàn toàn thì chất rắn trong bình sau phản ứng là Fe2O3. - b. Nhận biết ion NO3 Dùng bột Cu , H2SO4 loãng + - t0 2+ 3Cu + 8H + 2NO3  3Cu + 2NO + 4H2O NO + O2 → NO2 V. PHOTPHO Dạng thù hình quan trọng: P trắng và P đỏ 1. Các số oxi hóa -3 0 +3 +5 Ca3P2 P P2O3 P2O5 PH3 PCl3 PCl5 2. Tính chất hóa học a. Tính oxi hóa  Tác dụng với kim loại : Ca , Mg , Na . . . b. Tính khử  Tác dụng với O2  Tác dụng với Cl2 t0 3. Sản xuất Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C  2P + 3CaSiO3 + 5CO VI . AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT A. Axit H3PO4 1. Axit 3 nấc , độ mạnh trung bình 2. Tác dụng với kiềm NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O 2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O B. Muối photphat 1. Tính tan -  Tất cả các muối H2PO4 đều tan + + +  Tất cả các muối của Na , K , NH4 đều tan 2- 3-  Muối của HPO4 , PO4 với kim loại khác đều tan ( + trừ Na , K , NH4 ) 3- 2. Nhận biết ion PO4 + 3- Dùng dd AgNO3 : Ag + PO4 → Ag3PO4 ↓ ( màu vàng ) VII. PHÂN BÓN HÓA HỌC 1.Phân đạm  Đạm amoni : NH4Cl , (NH4)2SO4 , NH4NO3( đạm 2 lá )  Không nên bón đạm amoni cho vùng đất chua , + + vì NH4 → NH3 + H  Đạm nitrat : NaNO3 , Ca(NO3)2 …  Đạm ure : (NH2)2CO  Không nên bón ure cho vùng đất có tính kiềm , + - vì NH4 + OH → NH3 + H2O 2.Phân lân  Supephotphat  Supephotphat đơn: Ca(H2PO4)2 và CaSO4 ( chứa 14-20% P2O5 ) Sản xuất: Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 (đặc ) → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4 ↓  Supephotphat kép: Ca(H2PO4)2 ( chứa 40-50% P2O5 ) Sản xuất: Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 (đặc ) → 2H3PO4 + 3CaSO4 ↓ Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 (đặc ) → Ca(H2PO4)2  Phân lân nung chảy ( chứa 12-14% P2O5 ): thích hợp cho vùng đất chua 3.Phân kali : KCl , K2SO4 , K2CO3 4.Phân hỗn hợp : nitrophotka (NH4)2HPO4 và KNO3 5.Phân phức hợp : amophot NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 6.Phân vi lượng : cung cấp các nguyên tố vi lượng: bo , kẽm , mangan, đồng, molipđen . . . C. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Ion nitrua N3- có cấu hình electron giống cấu hình electron nguyên tử của khí trơ nào , của ion halogenua và của ion kim loại kiềm nào ? Hãy viết cấu hình electron của chúng . Câu 2. Trình bày cấu tạo của phân tử N2 . Vì sao ở điều kiện thường N2 là một chất trơ ? Ở điều kiện nào N2 trở nên hoạt động hơn ? Câu 3. Nêu những tính chất hóa học đặc trưng của nitơ và dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa . Câu 4. Nêu những điểm khác biệt trong cấu tạo nguyên tử giữa nitơ và photpho ? Câu 5. Lập các phương trình hóa học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch của các chất a) kali photphat và bari nitrat b) natri photphat và nhôm sunfat c) kali photphat và canxi clorua d) natri hidrophotphat và natri hidroxit e) canxi đihiđrophotphat ( 1 mol ) và canxi hidroxit ( 1 mol ) g) canxi đihiđrohotphat ( 1 mol ) và canxi hidroxit ( 2 mol ) Câu 6. Viết phương trình hoá học , nêu vắn tắt hiện tượng ( nếu có ) và ghi rõ điều kiện phản ứng xáy ra khi cho khí amoniac ( NH3 ) dư lần lượt tác dụng với : H2O, khí HCl, dd H2SO4, dd CH3COOH, dd KNO3, FeCl3, O2, Cl2, CuO. Cho biết vai trò của NH3 trong phản ứng này ? Câu 7. Tại sao dd NH3 chỉ là một dd bazơ yếu ? Câu 8. Viết phương trình hoá học thực hiên sơ đồ chuyển hoá sau, ghi rõ điều kiện + H2O + HCl +NaOH + HNO3 nung Khí A----> dd A-------> B --------> Khí A --------> C------ -----> D + H2O Câu 9. Viết phương trình phản ứng nhiệt phân các muối NH4Cl, NH4HCO3, NH4NO3, NH4NO2 , (NH4)2Cr2O7 ? Câu 10. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho NO2 lần lượt tác dụng với nước trong điều kiện có mặt oxi không khí .? Câu 11. Viết công thức cấu tạo cho phân tử HNO3 a) Cho biết mức oxi hoá và hoá trị của nguyên tử nitơ trong phân tử HNO3 ? b) Axit nitric không màu , vậy tại sao dung dịch HNO3 đặc để lâu ngày lại có màu vàng Câu 12. Axit nitric là một axit mạnh a) Viết phương trình hoá học dạng phân tử và dạng ion thu gọn khi cho axit nitric tác dụng với ; H2O, CuO, Ba(OH)2, Fe(OH)3, CaCO3 Câu 13. Axit nitric là một chất có tính oxi hóa mạnh a) Viết phương trình tổng quát cho phản ứng xáy ra giữa kim loại M và dung dịch HNO3 b) Cho biết kim loại nào có thể tham gia phản ứng , mức điện tích ion của kim loại trong sản phẩm oxi hoá và điều kiện hình thành mỗi loại sản phẩm khử c) Hoàn thành các phương trình hoá học dưới đây 1) Ag + HNO3 loãng ----> 2) Cu + HNO3 loãng ----> 3) Ag + HNO3 đặc ----> 4) Cu + HNO3 đặc ----> Câu 14. Một số phi kim yếu bị axit nitric oxi hoá đến mức oxi hoá tối đa và tạo sản phẩm tương tự các sản phẩm yếu . Hoàn thành các PTHH của phản ứng dưới đây ? 1) C + HNO3 đặc ----> 2) C + HNO3 loãng ----> 3) P + HNO3 đặc ----> 4) P + HNO3 loãng ----> 5) S + HNO3 đặc ----> 6) S + HNO3 loãng ----> Câu 15. a) Cho biết thành phần phân tử muối nitrat ? b) Cho biết tính tan của muối nitrat ? c) Viết PTPT xảy ra khi cho dung dịch các cặp chất sau đây tác dụng với nhau Fe(NO3)3 + NaOH; Ca(NO3)2 + Na2CO3; KNO3+ HCl; Ba(NO3)2 + H2SO4 Câu 16. a) Viết phương trình nhiệt phân tổng quát muối nitrat của kim loại M ( hoá trị n) b. Viết phương trình nhiệt phân các muối nitrat sau: KNO3, Ca(NO3)2, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3 Câu 17. - a. Trình bày phương pháp nhận biết ion NO3 ? b. Vì sao H2SO4 loãng; NaNO3 không thể hòa tan Cu nhưng hỗn hợp hai dung dịch có thể hòa tan đồng? Câu 18. Hoàn thành dãy chuyển hoá sau: a. NH (1) N 3 (2) 2 (3) (4) (5) (6)  Mg3N2  NH3  NH4NO3  N2O (7) (8) (9) (10)  HCl  NH4Cl  NH4NO3  NH3 (11) (12) (13) (14) (15) NO  NO2  HNO3  Cu(NO3)2  CuO (16)  N2 b. NH4NO2  N2  NO  NO2  NaNO3  O2 d. N2  NH3  NH4Cl  NH3  NH4NO3  N2O NO  NO2 HNO3  Cu(NO3)2  KNO3  KNO2 Fe(OH)2  Fe(NO3)3  Fe2O3  Fe(NO3)3 e. (NH4)2CO3  NH3  Cu  NO  NO2  HNO3  Al(NO3)3 HCl  NH4Cl  NH3  NH4HSO4 f. Ca3(PO4)2  P  Ca3P2  PH3  P2O5  H3PO4  Na3PO4  Ag3PO4 Câu 19. Viết phương trình phản ứng điều chế H3PO4 theo 2 cách sau: - Cách 1: Ca3(PO4)2  H3PO4 - Cách 2: Ca3(PO4)2  P  P2O5  H3PO4 Câu 20. Từ amoniac, đá vôi, nước,
Tài liệu liên quan