Phần 4: Quản trị hành vi cấp độ tổ chức - Chương 8 Văn hóa trong tổ chức

YÊU CẦU  Nắm vững khái niệm văn hóa tổ chức. Các đặc trưng chung hình thành văn hóa tổ chức.  Phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của văn hóa tới hành vi nhân viên của tổ chức.  Nắm được các nhân tố duy trì sự tồn tại của văn hóa tổ chức.  Văn hóa tổ chức được lan truyền như thế nào?  Sự thay đổi, kiểm soát văn hóa của tổ chức.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phần 4: Quản trị hành vi cấp độ tổ chức - Chương 8 Văn hóa trong tổ chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 8 VĂN HÓA TRONG TỔ CHỨC PHẦN 4: QUẢN TRỊ HÀNH VI CẤP ĐỘ TỔ CHỨC YÊU CẦU  Nắm vững khái niệm văn hóa tổ chức. Các đặc trưng chung hình thành văn hóa tổ chức.  Phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của văn hóa tới hành vi nhân viên của tổ chức.  Nắm được các nhân tố duy trì sự tồn tại của văn hóa tổ chức.  Văn hóa tổ chức được lan truyền như thế nào?  Sự thay đổi, kiểm soát văn hóa của tổ chức. I. Khái niệm Văn hóa tổ chức 1. Khái niệm 2. Những đặc trưng chung hình thành văn hóa tổ chức 3. Văn hóa bộ phận 1. Khái niệm  Văn hóa tổ chức là thói quen, cách nghĩ truyền thống và cách làm việc trong tổ chức được chia sẽ bởi tất cả các thành viên trong tổ chức (Elliott Jaques, 1952).  Văn hóa tổ chức là một loạt các quy phạm và hệ thống giá trị chung nhằm kiểm soát sự tương tác giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các thành viên trong tổ chức với những người bên ngoài tổ chức đó. 1. Khái niệm tt  Văn hóa tổ chức là một hệ thống ý nghĩa chung hàm giữ bởi các thành viên của tổ chức, qua đó có thể phân biệt tổ chức này với tổ chức khác (Robbin, 2000) => Văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị, những niềm tin, những quy phạm được chia sẽ bởi các thành viên trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của những người lao động trong tổ chức. 2. Những đặc trưng chung hình thành văn hóa tổ chức •Sự đổi mới và chấp nhận rủi ro •Chú ý tới các khía cạnh chi tiết •Sự định hướng kết quả •Hướng tới con người •Hướng tới nhóm người lao động •Tính hiếu thắng •Sự ổn định 3. Văn hóa bộ phận  Văn hóa bộ phận là những giá trị và hệ thống ý nghĩa chung được chia sẽ bởi một nhóm người lao động trong tổ chức. Được xác định dựa trên sự bố trí các phòng ban hay dựa theo tính chất công việc của người lao động. II. Tác động của văn hóa tới hành vi cá nhân trong tổ chức  Văn hóa mạnh, rõ ràng sẽ có ảnh hưởng tới hành vi của các thanh viên trong tổ chức lớn hơn so với một nền văn hóa yếu. – Văn hóa mạnh góp phần làm giảm sự luân chuyển lao động. – Văn hóa mạnh có tác dụng làm tăng tính nhất quán của hành vi. – Văn hóa mạnh sẽ giảm các nguyên tắc và các quy định. III. Chức năng của văn hóa tổ chức 1. Xác định ranh giới: Tạo sự khác biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác 2. Lan truyền chủ thể cho các thành viên trong tổ chức 3. Thúc đẩy nhân viên cam kết đối với lợi ích chung của tổ chức. 4. Làm tăng sự ổn định của hệ thống xã hội trong tổ chức. IV. Hình thành và duy trì văn hóa 1. Hình thành văn hóa tổ chức  Nguồn gốc sâu xa của văn hóa trong một tổ chức xuất phát từ người sáng lập ra tổ chức đó.  Văn hóa của một tổ chức là kết quả của sự tương tác giửa các khuynh hướng, giả thuyết của người sáng lập với những điều học được từ những thành viên ban đầu của tổ chức và kinh nghiệm bản thân  Vậy làm thế nào để thay đổi văn hóa tổ chức? 2. Duy trì văn hóa tổ chức  Có 3 yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc duy trì văn hóa tổ chức: – Những biện pháp tuyển chọn người lao động – Các hành động của Ban giám đốc – Quá trình hòa nhập vào tổ chức 2. Duy trì văn hóa tổ chức tt  Những biện pháp tuyển chọn người lao động – Tiêu chí tuyển chọn – Quy trình tuyển chọn – Quyết định tuyển chọn 2. Duy trì văn hóa tổ chức tt  Các hành động của Ban giám đốc – Chấp nhận rủi ro? – Cho phép cấp dưới tự do? – Đồng phục? – Chế độ khen thưởng và trừng phạt? – Cử chỉ thái độ của BGĐ. 2. Duy trì văn hóa tổ chức tt  Quá trình hòa nhập vào tổ chức – Giai đoạn trước khi vào tổ chức: Sự kỳ vọng – Giai đoạn đương đầu với thực tế: Rũ bỏ kỳ vọng và đặt ra giả thuyết mới, nếu không phù hợp sẽ ra đi. – Giai đoạn biến đổi về chất của nhân viên: Thay đổi cho phù hợp với công ty. V. Sự lan truyền văn hóa tổ chức 1. Lan truyền bằng những câu chuyện 2. Thông qua các nghi thức 3. Các biểu tượng vật chất 4. Ngôn ngữ VI. Thay đổi, kiểm soát văn hóa tổ chức  Những điều kiện thuận lợi để thay đổi văn hóa tổ chức – Có một sự khủng hoảng trầm trọng – Sự thay đổi trong giới lãnh đạo công ty – Tổ chức nhỏ – Văn hóa tổ chức yếu VI. Thay đổi, kiểm soát văn hóa tổ chức  Phương pháp thay đổi văn hóa tổ chức – Thay đổi con người – Thay đổi cơ cấu tổ chức – Thay đổi hệ thống quản lý
Tài liệu liên quan