Thực tập là việc rất cần thiết và có ý nghĩa đối với mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp. Là một cơ hội tốt cho những sinh viên năm cuối có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những công việc trong thực tế, đây không chỉ là giai đoạn sinh viên kiểm nghiệm lại những kiến thức lý thuyết đã học mà còn giúp sinh viên làm quen với những công việc liên quan đến chuyên ngành mà mình đa được học.
Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan trực thuộc Chính phủ, là đơn vị quản lí ở cấp vĩ mô đối với các vấn đề liên quan Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Với những chức năng, nhiệm vụ được giao, Một trong những nhiệm vụ quan trọng của vụ đó là quản lý đầu tư phát triển liên quan đến ngành Nông nghiệp, như các công tác lập kế hoạch, quy hoạch, xây dựng các định mức chỉ tiêu . liên quan đến hoạt động đầu tư trong ngành nông nghiệp. Sẽ là một đơn vị tốt cho sinh viên chuyên ngành kinh tế đầu tư có thể tham gia, học hỏi, và tiếp xúc trực tiếp đến các công tác quản lý đầu tư mà thực tế đang diễn ra.
Báo cáo tổng hợp thể hiện một cách tổng quan nhất những tình hình và hoạt động quản lý đầu tư mà đơn vị sinh viên đang thực tập thực hiện, Thể hiên những kết quả nghiên cứu, những đánh giá tổng quan về những vấn đề liên quan đến đầu tư mà sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế đầu tư thực tập. Từ đó có thể rút ra được từ những kết luận đánh giá về sự khác biệt giữa lý thuyết đã học so với những thực tế mà đơn vị sinh viên thực tập thực hiện.
Báo cáo tổng hợp gồm có 3 phần:
Phần thứ nhất là giới thiệu chung về đơn vị nơi thực tập.
Phần thứ hai, phản ánh hoạt động của đơn vị trong việc quản lý đầu tư phát triển.
Phần thứ ba, thể hiện những định hướng và giải pháp cho ngành nông nghiệp trong giai đoạn sau.
56 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phản ánh hoạt động của đơn vị trong việc quản lý đầu tư phát triển., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Thực tập là việc rất cần thiết và có ý nghĩa đối với mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp. Là một cơ hội tốt cho những sinh viên năm cuối có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những công việc trong thực tế, đây không chỉ là giai đoạn sinh viên kiểm nghiệm lại những kiến thức lý thuyết đã học mà còn giúp sinh viên làm quen với những công việc liên quan đến chuyên ngành mà mình đa được học.
Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan trực thuộc Chính phủ, là đơn vị quản lí ở cấp vĩ mô đối với các vấn đề liên quan Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Với những chức năng, nhiệm vụ được giao, Một trong những nhiệm vụ quan trọng của vụ đó là quản lý đầu tư phát triển liên quan đến ngành Nông nghiệp, như các công tác lập kế hoạch, quy hoạch, xây dựng các định mức chỉ tiêu…. liên quan đến hoạt động đầu tư trong ngành nông nghiệp. Sẽ là một đơn vị tốt cho sinh viên chuyên ngành kinh tế đầu tư có thể tham gia, học hỏi, và tiếp xúc trực tiếp đến các công tác quản lý đầu tư mà thực tế đang diễn ra.
Báo cáo tổng hợp thể hiện một cách tổng quan nhất những tình hình và hoạt động quản lý đầu tư mà đơn vị sinh viên đang thực tập thực hiện, Thể hiên những kết quả nghiên cứu, những đánh giá tổng quan về những vấn đề liên quan đến đầu tư mà sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế đầu tư thực tập. Từ đó có thể rút ra được từ những kết luận đánh giá về sự khác biệt giữa lý thuyết đã học so với những thực tế mà đơn vị sinh viên thực tập thực hiện.
Báo cáo tổng hợp gồm có 3 phần:
Phần thứ nhất là giới thiệu chung về đơn vị nơi thực tập.
Phần thứ hai, phản ánh hoạt động của đơn vị trong việc quản lý đầu tư phát triển.
Phần thứ ba, thể hiện những định hướng và giải pháp cho ngành nông nghiệp trong giai đoạn sau.
Chương I
Giới thiệu chung về dơn vị thực tập Vụ Kế hoạch và Quy hoạch –Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
I.Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1.Lịch sử hình thành
2.Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2.1.Chức năng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quả lý Nhà nước về Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.
2.2.Nhiệm vụ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về quản lí Nhà nước quy định tại chương IV luật Tổ chức Chính phủ và tại nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 03 năm 1993 của Chính phủ, Bộ có nhiệm vụ quyền hạn chủ yếu sau:
Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp quy về các lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ lợi và phát triển nông thôn. Ban hành các văn bản theo thẩm quyền và các lĩnh vực do Bộ phụ tránh quản lý.
Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, trung hạn và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thựch hiện sau khi được Chính phủ phê duyệt về các lĩnh vực
Trồng trọ, chăn nuôi và chế biến nông lâm sản và phát triển ngành nghề Nông tôn.
Quản lý bảo vệ và phát triển vốn rùng, khai thác lâm sản.
Quản lý tài nguyên nước ( trừ nước nguyên liệu khoáng và nước địa địa nhiệt), quản lý việc xây dựng, khai tác công trình thuỷ lợi, công tác phòng chóng lụt bão, bảo vệ đê điều (đê sông và đê biển), quản lý khai thác và phát triển tổng hợp các dòng sông.
Quản lý Nhà nước các hoạt động dịch vụ chuyên ngành.
Thống nhất quản lý hệ thống và quỹ gen quốc gia (Kể cả sản xuất và nhập khẩu) về thực vật và động vật.
Tổ chức chỉ đạo công tác khuyến nông và khuyến lâm.
Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học- công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực do Bộ phụ trách.
Tổ chức quản lý chất lượng cac công trình xây dựng chuyên nghành; chất lượng nông lâm sản hàng hoá; Quản lý công tác an toàn các công trình đê, đập, an toàn lương thực quốc gia, phòng chống dịch bệnh động thực vật , an toàn sử dụng các hoá chất trong sản xuất và bảo quản nông sản thực phẩm ... thuộ phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật.
Chủ trì và phối hợp với các nghành, các địa phương xây dựng và trình Chính phủ các chế độ, chính sách, chương trình phát triển nông thôn trong các lĩnh vực kinh tế, vă hoá, xã hội theo dõi tổng hợp báo cáo Chính phủ những vấn đề trên.
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong các ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi do Bộ quản lý theo Luật doanh nghiệp Nhà nước à các quy định của Chính phủ về phân cấp hoặc uỷ quyền cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Quản lý về tổ chức và công chức, viên chức theo pháp luật và phân cấp của chính phủ.
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Tổ chức chỉ đạo thưch hiện công tác bảo vệ và kiểm dịch động thực vật ( bao gồm xuất nhập khẩu và nội địa) công tác kiểm lâm, boả vệ công trình thuỷ lợi, đê điều và các dòng sông.
Tổ chức quản lý về hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc Bộ quản lý.
Thực hiện nhiệm vụ thường trực của ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và những nhiệm vụ vcủa ban quốc gia sônng Mê kông của Việt nam giao cho Bộ.
Tổ chức chỉ đạo công tác phân bố lao động, dân cư, phát triển vùng kinh tế mới và định canh định cư.
Tổ chức quản lý các khu rừng phòng hộ và đặc dụng.
Quản lý việc cấp và thu hồi giấy phép thuộc các lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
2.3.Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.
Các vụ:
Vụ Kế hoạch và quy hoạch
Vụ đầu tư xây dựng cơ bản
Vụ kế hoạch công nghệ và chất lượng sản phẩm.
Vụ chính sách Nhà nước và phát triển nông thôn.
Vụ hợp tác quốc tế.
Vụ tài chính kế toán.
Vụ tổ chức cán bộ.
Các cục quản lý Nhà nước chuyên nghành
Cục phát triển lâm nghiệp.
Cục kiểm lâm
Cục bảo vệthực vật
Cục thú y.
Cục khuyến nông khuyến lâm.
Cục chế biến nông lâm sản và các ngành nghề nông thôn
Cục quản lý nước và các công trình thuỷ lợi.
Cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều.
Cục định canh định cư và khu kinh tế mới.
Thanh tra
Văn phòng
Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng nhiệm vụ, Văn phòng và trình Chính phủ quyết định chức năng nhiệm vụ của các cục quản lý Nhà nước chuyên ngành.
Các Tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ trưởng, trưởng ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ sắp sếp lại các đơn vị nnghiên cứu khoa học, các trường đào tạo, các cơ sở ytế ... thuộc các Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nhiệp, Bộ Thuỷ lợi trước đây trình Thủ tướng Chính phủ có quyết định riêng.
3. Thành tựu đạt được của Nông nghiệp Việt nam.
Những năm gần đât thế giới biết đến Việt nam như là mọt đất nước đang tiến hành thành công công cuộc đổi mới, trong đó có sự đóng góp đáng kể của ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt nam( tháng 12 năm 1996) cho đến nay ngành Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu quan trọng:
Tốc đọn tăng trưởng bình quân đạt 4,3%, triêng năm 1999 đạt 5,5% với GDP theo giá hiện hành của Nông nghiệp đạt 89 nghìn tỷ đồng (23%)GDP. Nông nghiệp phát triển đa dạng và nổi bật là sản suất lương thực với tốc độ tăng trưởng 5,8%, năm 1999 sản suất được gần 34,25 triệu tấn lương thực quy thóc. Cây Công nghiệp, ăn quả,rau , chăn nuôi phát triển nhanh, đáp ứng phần lớn các loại nông sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trongn Nhà nước.
xuất khẩu nông sản trong 10 năm qua liên tục tăng, bình quân tăng 13,05% năm, năm 1999 đạt khgoảng 3 tỉ USD. Tỉ trọng hàng hoá tăng nhanh, năm 1999, xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới (4,4 triệu tấn) và xuất khẩu cà phê, hạt điều đứng thứ 3 thế giới.
trình độ sản suất Nông nghiệp có nhiều tiến bộ, nhiều sản phẩm đã được xây dựng thành vùng hàng hoá tập trung như vùng lúa gạo Đồng Bằng Song Cửu long, Đồng bàng sông Hồng, Vùng ca phe tây nguyên, Đông nam Bộ; Vùng Chè Miền núi trung du phía Bắc; Vùng Cáou Đông Nam Bộ, Vùng cây anư quả Đông Nam Bộ ... Trình độ thâm canh sản suất sản suất trong hầu hết các ngành tròng trọt, chăn nuôi, nuôi tròng thuỷ sản được nâng cao lên rõ rệt thong qua việc á dụng thâm canh, áp dụng công nghệ cao, chất lượng nông sản ngày càng được cải thiệnh dáng kể.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, chuyển biến sâu sắc nhất là Lâm nghiệp Nhà nước, chủ yếu do quốc doanh quản lý thực hiện, lấy khai thác gỗ rùng tự nhiên làm mục tiêu sang lâm nghiệp xã hội ( dan doanh), giao khoán rừng đất rừng đất rùng cho các hộ quản lý, gắn trách nhiệm người bảo vệ quản lý tài nguyên rừng với lợi ích rùng đưa lại. Khuyến khích đa dạng hoá sinh học rừng ( bảo vệ phục hồi và phát triển rừng) có nhiều tiến bộ. Với nhiều chương trình như chương trình “327”, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, sau 10 năm đã trồng được 1.5 triệu ha rừng tập trung, tình trạng phá rừng tự nhiên giảm, màu xanh đã trở lại với nhiều với nhiều vùng đất trông đồi trọc.
Cơ cấu kinh tế nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, pơhát huy tối đa lợi thế so sánh nâng cao hiệu quả, tỉ trọng các sản phẩm cây công nghiệp và cay ăn quả tăng lên rõ rệt, sx lương thực tăng lên 4,8%. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp ( công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ ) tăng lên 30% GDP nông thôn (1999). Cơ sở hạ tầng nông thôn ở nhiều vùng được cải thiện. Sau 10 năm đã tănng thêm năng lực tưới tiêu cho 1,4 triệu ha; Năm 1999, có 9,3% số xã có đưòng ôto tới trung tâm, 70% có điện sinh hoạt , 79% có điện thoại, 68% có nguồn nước sạch, 88,8% có trường học cấp I, 87% có trường cấp II, 98% có tram ytế...
Quan hệ sản suất trong nông nghiệp – nông thôn có nhiều chuyển biến mới: gần 40% số hợp tác xã đã đăng kí lại hoạc xây dựng mới theo luật hợp tác xã, hướng hoạt động chủ yếu làm dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ. Các doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp và các nông lâm trường đã từng bước được sắp xếp lại, đổi mới cơ chế quản lý, làm ăn có hiệu quả hơn. Có tới 2 triệu nông hộ có điều kiện trở thành hộ nông dân sản suất giỏi, hơn 110.000 hộ phát triển kinh tế nông trại.
Hầu hết các nông dân đều được hươgr các thành quả đổi mới trong nông nghiệp. Đời sống đa số nông dân được cải thiên rõ rệt. thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5lần, tỉ lệ hộ nghèo giảm trên 30% xuống còn 10-11%, các điều kiện ăn ở, đi lại, giáo dục, văn hoá và chăn sóc tế được cải thiện rõ rệt, tuổi thọ tăng từ 65 ( năm 1990) lên 68 ( năm 1998). Dân chủ nông thôn được phát huy cao hơn, an ninh trật tư được đảm bảo.
II. Vụ Kế hoạch và Quy hoạch – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1.Chức năng, nhiệm vụ
1.1.Chức năng
Vụ Kế hoạch và Quy hoạch có chức năng tham mưu, giứp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển kinh tế- xã hội và công tác thống kê ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng chiến lược, định hướng phát triển và các kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm.
* Hướng dẫn xây dựng, tổng hợp kế hoạch phát triển ngành kế hoạch đầu tư và và các quỹ dự trữ được Nhà nước giao cho Bộ quản lý.
* Kiểm tra các đơn vị thực hiện kế hoạch, đồng thời đề xuất điều chỉnh kế hoạch sản xuất và đầu tư phù hợp với yêu cầu cụ thể.
- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị thuộc Bộ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phù hợp với từng thời kì phát triển. Tham gia thẩm định các chương trình, dự án đầu tư.
- Tổ chức xây dựng và hướng dẫn thực hiện các định mức đầu tư.
- Nghiên cứu, tổng hợp cá thông tin về thị trường nông –lâm sản, muối, vật tư, xuất khẩu, nhập khẩu Nông lâm sản và dự báo thị trường, xúc tiến thương mại.
- Đầu mối trong việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại nông lâm sản.
- Tổ chức khai thá các nguồn Vụ Kế hoạch và Quy hoạch đầu tư trong và ngoài nước.
- Hướng dẫn, thu thập, tổng hợp và công bố số liệu thống kê ngành Nhà nước và phát triển nông thôn.
+ Cung cấp cho lãnh đạo Bộ và các cơ quan liên quan các số liệu thống kê, các báo cáo theo kì 10 ngày, tháng, quý, năm, về tình hình sản xuất và thị trường.
+ Thực hiện điều tra thống kê theo yêu cầu của Nhà nước và của Bộ trưởng.
- Thực hiện nhiệmvụ theo dõi tổng hợp, đề xuất giải quyết những vấn đè về phòng chống thiên tai và an ninh – quốc phòng.
- Đầu mối về thực hiện các hoạt động về an ninh lương thực quốc gia.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
2.Cơ cấu tổ chức của Vụ.
- Vụ Kế hoạch và quy hoạch có Vụ trưởng và một số Vụ phó do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm. Hiện tại Vụ Kế hoạch và quy hoạch có 1 Vụ trưởng và 3 Vụ phó.
+ Vụ trưởng chịu tránh nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật trong việc lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của vụ.
+ Các Phó Vụ trưởng giúp việc vụ trưởng và được Vụ trưởng phân công phụ trách từng mặt công tác hoặc từng khối công việc.
- Phòng thống kê
- Phòng Thị trường và xúc tiến thương mại.
- Các tổ chuyên viên
* Tổ tổng hợp
* Tổ sự nghiệp
* Tổ hành chính
* Tổ kế hoạch đầu tư
* Dự án phát triển nông nghiệp
Chương II
Thực trạng hoạt động quản lý đầu tư của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
I. Thực trạng hoạt động quản lý đầu tư của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1.Công tác lập kế hoạch của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Công tác lập kế hoạch là một trong những công tác quan trọng vù là nhiệm vụ chủ yếu của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Việc lập các kế hoạch là cơ sở để giao cho các đơn vị, địa phương những chỉ tiêu và các nguồn lực liên quan để đạt được các mục tiêu đó, thông qua đó Vụ Kế hoạch và Quy hoạch có thể tổng hợp, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch và chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sỏ đó để có những biện pháp đề xuất sử lý.
Các kế hoạch Vụ Kế hoạch và Quy hoạch tham gia lập gồm có kế hoạch 5 năm kế hoạch hàng năm, chiến lược dài hạn phát triển ngành. Trong năm có các kế hoạch đầu năm, kế hoạch bổ xung, kế hoạch điều chỉnh. Cuối năm có tổng kết kế hoạch. Trong namư làm kế hoạch tường các kế hoạch được bổ xung và điều chỉnh vào tháng 7 và tháng 10 hàng năm, sau khi được bổ xung kế hoạch rồi thì tổng kết báo cáo và xi phê duyệt các báo cáo này.
1.1.Các kế hoạch 5 năm
*Căn cứ để lập kế hoạch này
Trên cơ sở các định hướng, chiến lựơc phát triển kinh tế xã hội trong cả thời kì.
Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội trong 5 năm qua.
Căn cứ vào các báo cáo tình hình thực hiện các kế hoạch 5 năm trước mà các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đẫ thực hiện, những mục tiêu đã đạt được, chưa đạt được, nghuyên nhân tồn tại.
Phân tích dự báo các tình hình phát triển, khả năng cơ hội và thách thưc trong tương lai.
Dự báo tình hình kinh tế khu vực và thế giới, những thuận lợi, khó khăn để đảm bảo thực hiện được những cân đối lớn trong nền kinh tế những năm tới. Từ đó có thể đảm bảo các cân đối trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Căn cứ vào những xu hướng và nhu cầu đầu tư của các dơn vị địa phương trong thời gian tới.
*Trên cơ sở những căn cứ đó, Vụ Kế hoạch và Quy hoạch xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, củ trương tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực trong ngành nông nghiệp và các đơn vị địa phương trực thuộc Bộ. Từ đó đề ra các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch. Sau đấy báo cáo các kế hoạch 5 năm lên Bộ kế hoạch và đầu tư và Bộ tài chính. Sau khi được Bộ kế hoạch đầu tư và Bộ tài chính thông qua Vụ Kế hoạch và Quy hoạch sẽ tổ chức thông báo các chỉ tiêu này xuống các đơn vị địa phương, và từ đó là căn cứ để lập các kế hoạch năm.
Trong kế hoạch 5 năm thì gồm có các phân và chỉ tiêu kế hoạch
Phần một đó là đánh giá tình hình ngành nông nghiệp phát triển nông thôn trong 5 năm qua, những thành tựu, những khó khăn và nguyên nhân tồn tại.
Phần hai, đó là kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn trong 5 năm tới. Gồm:
+ Bối cảmh và thông tin dự báo
+ Mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu của ngành, vùng.
+ Một số giải pháp lớn nhằm thực hiện mục tiêu đó.
Trong đó nêu lên các bẳng biểu:
Kế hoạch sản xuất, ngông, lâm, diêm nghiệp.
Biểu kế hoạch xuất khẩu nông lâm sản
Biểu kế hoạch tín dụng đầu tư
Biểu kế hoạch chi ngân sách
Biểu kế hoạch hành chính sụư nghiệp
Biểu kế hoạch đầu tư XDCB.
1.2.Kế hoạch năm
1.2.1.Kế hoạch vốn đầu tư XDCB
* Căn cứ lập kế hoạch
- Căn cứ vào các định hướng kinh tế chính trị nối chung của đất nước và cho từng thời kì. Trong giai đoạn hiện nay, đó là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận dụng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Căn cứ vào các chiến lược quy hoạch định hướng của đất nước nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng đó là:
+ Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản suất nông nghiệp và nông thôn, xây dựng các vùng chuyên canh hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và khí hậu của từng vùng, từng địa phương. ứng dụng khoa học công nghệ vào sản suất nhất là úng dụng công nghệ sinh học... Hình thành sự liên kết Nông –Công nguiệp-Dịch vụ ngay trên đại bàn nông thôn.
+ Tích cực khai hoang mở rông diên tích canh tác ở những nơi còn đất hoang chưa được sử dụng.
+ Phát triển mạnh ngành nghề, kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo thêm việc làm mới để chuyển lao động nông nghiệp sang để làm ngành nnghề phi nông nghiệp.
+ Tiếp tục đẩy mạnh sản suất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng.
+ Tập trung phát triển cây công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tran, phát triển chăn nuôi. Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục thực hiện 5 triệu ha rừng. Tăng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp khaonh nuôi bảo vệ rừng....
Căn cú vào các quy hoạch, nhiệm vụ phát triển ngành, mục tiêu phát triển ngành trong 5 năm, chủ trương của Đảng, Nhà nước hướng dẫn các BBộ Ngành, Địa phương đơn vị quản lý.
Căn cứ vào trình hình xây dựng và thực hiệncác hệ thống luật pháp, chính sách và các quy định liên quan đến đầu tư nói chung và đầu tư trong ngành nông nghiệp nói riêng để tạo ra một khuôn khổ pháp luật.
Căn cứ vào các văn bản yêu cầu phân tíc đánh giá nhiệm vụ tổng quát.
Căn cứ vào các dự án đã được Bộ kế hoạch và đầu tư, các dự án được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...phê duyệt, để lập kế hoạch về đầu tư như tiến độ , thời gian....
*Trình tự để lập kế hoạch
-Vào khoảng tháng 7 hàng năm Bộ kế hoạch và đầu tư thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các thông tin:
+ Hướng dẫn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dầu tưu tập trung vapò các công trình, các dự án, các vùng trọng điểm, các lĩnh vực ưu tiên.
+ Những cơ chế, chính sách dự kiến sẽ được áp dụng trong kì kế hoạch.
+ Hướng dẫn khung kế hoạch và hướng phân bổ ngân sách năm kế hoạch cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở nông nghiệp, đơn vị trực thuộc Bộ, Địa phương làm căn cứ lập kế hoạch cho năm sau.
Các đơn vị cấp dưới như các công ty, các Viện nghiên cứu, các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các Địa phương trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thu thập số liệu tổng hợp rồi trình lên Bộ. Sau đấy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp theo các nhu cầu của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Căn cứ vào các mục tiêu ưu tiên đã hướng dẫn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Vụ Kế hoạch và Quy hoạch phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ xác định cụ thể danh mục và vốn đầu tư các dự án sắp sếp theo thứ tự ưu tiên.
Vụ Kế hoạch và Quy hoạch đánh giá lại nguồn lực được phấn bổ so với nhu cầu hiện tại, sau đấy cân đối tổng hợp để xây dựng cơ cấu đầu tư theo vùng, ngành, địa phương. Vùng thì gồm các vùng như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu long, Miền núi phía Bắc, Bắc trung Bộ, Nam trung Bộ, ...Ngành thì gồm có công tác đầu tư cho thuỷ lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong mỗi vùng ngành thì có công trình khởi công mới, công trình hoàn thành, công trình còn tiếp tục thực hiện, trong mỗi lĩnh vực của ngành thì có các dự án trong nước, dự án nước ngoài ...
Sau khi k