Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên tại trường Cao đẳng Bến Tre

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Bến Tre. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát thực tế 297 sinh viên. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết hợp với hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên tại trường Cao đẳng Bến Tre bao gồm: (1) Thái độ; (2) Giáo dục; (3) Đam mê và kinh nghiệm; (4) Sự ủng hộ; (5) Sự sẵn sàng kinh doanh. Trong đó, nhân tố “Giáo dục” có tác động mạnh nhất đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên tại trường Cao đẳng Bến Tre.

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên tại trường Cao đẳng Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43 Hội thảo Khoa học Quốc tế ... PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG BẾN TRE Võ Thành Khởi1 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Bến Tre. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát thực tế 297 sinh viên. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết hợp với hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên tại trường Cao đẳng Bến Tre bao gồm: (1) Thái độ; (2) Giáo dục; (3) Đam mê và kinh nghiệm; (4) Sự ủng hộ; (5) Sự sẵn sàng kinh doanh. Trong đó, nhân tố “Giáo dục” có tác động mạnh nhất đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên tại trường Cao đẳng Bến Tre. Từ khóa: khởi nghiệp, sinh viên, Bến Tre. ANALYSIS THE FACTORS AFFECTING THE INTENTION TO START THE BUSINESS OF STUDENTS AT BEN TRE COLLEGE ABSTRACT The objective of this study was to analyze the factors affecting the intention to start a business of students at Ben Tre College. The data used in the study were collected from real surveys of 297 students. Data were processed by SPSS statistical software, Cronbach’s Alpha co-efficient model, EFA model combined with multiple linear regression. The esults of the study had 5 factors that affected the students’ intention to start a business at Ben Tre College, include: (1) Attitude; (2) Education; (3) Passion and experience; (4) Support; (5) Business readiness. In which, the “Education” factor had the strongest impact on the intention to start the business of students at Ben Tre College. Keywords: startup, students, Ben Tre. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khởi nghiệp là quá trình mà một cá nhân (hoặc nhóm) xác định một cơ hội kinh doanh; mua lại và triển khai các nguồn lực cần thiết để khai thác nó, việc khai thác các cơ hội kinh doanh có thể bao gồm các hoạt động như phát triển một kế hoạch kinh doanh, thuê nguồn nhân lực, huy động được nguồn tài chính và nguyên vật liệu, xây dựng đội ngũ lãnh đạo, và chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của công việc kinh doanh 2 Nhưng khởi nghiệp là một yếu tố khá mới mẻ do đó các chương trình giáo dục về khởi nghiệp cho các bạn sinh viên còn rất nhiều hạn chế từ đó làm hạn chế tinh thần khởi nghiệp của các bạn sinh viên ở các trường trong nước nói chung và trường Cao đẳng Bến Tre nói riêng. 1 Tiến sỹ, Giảng viên trường Cao đẳng Bến Tre. 2 Theo Từ điển mở Wikipedia 44 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Và từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của các bạn sinh viên tại trường Cao đẳng Bến Tre, do đó việc đánh giá một cách chính xác về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của các bạn sinh viên tại trường Cao đẳng Bến Tre là cần thiết. Từ đó có hướng đề xuất nhằm phát huy tài năng trẻ trong sinh viên ham mê khởi nghiệp, ham mê thử thách, đương đầu với khó khan nhăm mục đích làm giàu. Tác giả quyết định chọn nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên tại trường Cao đẳng Bến Tre” là cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Khởi nghiệp là quá trình thiết kế, mở ra và vận hành một doanh nghiệp mới, mà thường bắt đầu như một doanh nghiệp nhỏ, cung cấp một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ để bán hoặc cho thuê1. Khởi nghiệp là quá trình mà một cá nhân (hoặc nhóm) xác định một cơ hội kinh doanh; mua lại và triển khai các nguồn lực cần thiết để khai thác nó, việc khai thác các cơ hội kinh doanh có thể bao gồm các hoạt động như phát triển một kế hoạch kinh doanh, thuê nguồn nhân lực, huy động được nguồn tài chính và nguyên vật liệu, xây dựng đội ngũ lãnh đạo, và chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của công việc kinh doanh2. Nghiên cứu của Zahariah Mohd Zain và cộng sự (2010) đã chứng minh có 3 yếu tố ảnh hưởng đến khơi sự doanh nghiệp của các bạn sinh viên là: tham gia các khóa học kinh doanh; Ảnh hưởng từ truyền thống kinh doanh của các thành viên trong gia đình; Đặc điểm cá nhân. Nghiên cứu của Wenjun Wang và cộng sự (2011) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên bao gồm: sự ham muốn kinh doanh; sự sẵn sàng kinh doanh; kinh nghiệm làm việc; nền tảng kinh doanh của gia đình; đạo đức kinh doanh có tác động trực tiếp đến ý định khởi sự doanh nghiệp của các bạn sinh viên. Nghiên cứu của Perera K. H (2011) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên bao gồm: yếu tố xã hội; yếu tố tâm lý; yếu tố kinh tế; yếu tố chính trị, pháp lý. Nghiên cứu của Francisco Linan và cộng sự (2011) đã chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của các bạn sinh viên bao gồm: sự sẵn sàng kinh doanh; thái độ cá nhân; hoạch định, liên minh và hình thành nhân viên; sự tăng trưởng – chìa khóa cho sự thành công; sự ưu tiên cho các công việc có ích. Nghiên cứu của Fatoki (2010) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của các bạn sinh viên bao gồm: việc làm; quyền tự chủ; sáng tạo; kinh tế và nguồn vốn; những trở ngại cho mục đích kinh doanh của sinh viên tốt nghiệp là: nguồn vốn, kỹ năng, sự hỗ trợ. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016) đã chỉ ra có 4 nhân tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên bao gồm: thái độ và sự đam mê; sự sẵn sàng kinh doanh; quy chuẩn chủ quan; giáo dục; trong đó, yếu tố thái độ và sự đam mê có tác động mạnh nhất đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn (2015) đã chỉ ra có 6 nhân tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên bao gồm: động lực trở thành doanh nhân; nền tảng gia đình; chính sách chính phủ và địa phương; tố chất doanh nhân; khả năng tài chính; đặc điểm cá nhân. Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) đã chỉ ra có 5 nhân tố ảnh hưởng 1 Theo Từ điển mở Wikipedia 2 Theo Từ điển mở Wikipedia 45 Hội thảo Khoa học Quốc tế ... đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên bao gồm: thái độ và tự hiệu quả; giáo dục và thời cơ khởi nghiệp; nguồn vốn; quy chuẩn chủ quan; nhận thức kiểm soát hành vi. Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu ngoài nước và thảo luận với 7 bạn sinh viên trường cao đẳng Bến Tre có tham gia hoạt động khởi tạo doanh nghiệp do tỉnh Bến Tre tổ chức, sau đó thực hiện nghiên cứu sơ bộ thì tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên bao gồm: (1) Thái độ; (2) Giáo dục; (3) Đam mê và kinh nghiệm; (4) Sự ủng hộ; (5) Sự sẵn sàng kinh doanh. Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau: Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất, 2017. Từ 5 nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên được diễn giải thông qua bảng 1 như sau: Bảng 1: Diễn giải các biến thành phần STT Biến quan sát Thang đo Nguồn tác giả A Thái độ Thang đo Likert từ 1: Rất không đồng ý à 5: Rất đồng ý. Francisco Linan và cộng sự, 2011; Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2016; Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015. TD1. Tôi sẽ cố gắng học tập để đáp ứng đủ điều kiện khởi nghiệp TD2. Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là khởi sự kinh doanh riêng; TD3. Tôi đã suy nghĩ nghiêm túc trong việc bắt đầu kinh doanh riêng sau khi tốt nghiệp. B Giáo dục Thang đo Likert từ 1: Rất không đồng ý à 5: Rất đồng ý. Zahariah Mohd Zain và cộng sự, 2010; Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2016; Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015. GIAODUC1. Chương trình học chính ở trường trang bị cho tôi đủ khả năng để khởi nghiệp; GIAODUC2. Trường tôi thường tổ chức những hoạt động định hướng về khởi nghiệp cho sinh viên; GIAODUC3. Nhà trường phát triển kỹ năng và khả năng kinh doanh của tôi. GIAODUC4. Nhà trường hướng dẫn tôi có khả năng tích lũy vốn; GIAODUC5. Nhà trường hướng dẫn tôi có thể huy động vốn từ những nguồn vốn khác. 46 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật C Sự ủng hộ Thang đo Likert từ 1: Rất không đồng ý à 5: Rất đồng ý. Francisco Linan và cộng sự, 2011; Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2016; Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015. UNGHO1. Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, các thành viên trong gia đình sẽ ủng hộ tôi; UNGHO2. Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, bạn bè sẽ ủng hộ tôi; UNGHO3. Người thân trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của tôi; UNGHO4. Nghề nghiệp của cha mẹ và người thân trong gia đình có ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của tôi. D Đam mê và kinh nghiệm Thang đo Likert từ 1: Rất không đồng ý à 5: Rất đồng ý. Wenjun Wang và cộng sự, 2011; Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2016. DMKN1. Kinh nghiệm làm nhân viên; DMKN2. Kinh nghiệm quản lý; DMKN3. Kinh nghiệm kinh doanh; DMKN4. Kinh nghiệm xử lý các vấn đề khó khăn. DMKN5. Tôi không thích đi làm thuê cho người khác sau khi tốt nghiệp; DMKN6. Tôi có xu hướng mở doanh nghiệp riêng sau khi tốt nghiệp; E Sự sẵn sàng kinh doanh Thang đo Likert từ 1: Rất không đồng ý à 5: Rất đồng ý. Wenjun Wang và cộng sự, 2011; Francisco Linan và cộng sự, 2011; Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2016. SSKD1. Tôi tự tin vào khả năng của bản thân trong việc khởi nghiệp; SSKD2. Tôi có nhiều mối quan hệ xã hội; SSKD3. Khởi sự doanh nghiệp hấp dẫn đối với tôi; SSKD4. Tôi là người có nhiều hoài bão kinh doanh. F Ý định khởi sự doanh nghiệp Thang đo Likert từ 1: Rất không đồng ý à 5: Rất đồng ý. QKKN1. Sau khi tốt nghiệp tôi sẽ khởi nghiệp. QKKN2.Tôi sẽ tranh thủ các mối quan hệ để sau khi tốt nghiệp sẽ khởi nghiệp. QKKN3. Tôi sẽ cố gắng học tập và tích lũy thêm kinh nghiệm để sau khi tốt nghiệp sẽ khởi nghiệp. Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó và kết quả thảo luận nhóm, 2017. 2.2. Phương pháp thu thập số liệu Đối tượng nghiên cứu là các bạn sinh viên đang học tại trường Cao đẳng Bến Tre, dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện trong khoảng thời gian từ 5/9/2017 đến 22/10/2017. Hair và cộng sự (1987) cho rằng để sử dụng tốt mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1 nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 biến quan sát. Do mô hình phân tích nhân tố khám phá có 22 biến đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên vì vậy cỡ mẫu ít nhất của đề tài phải là 22 x 5 = 110 quan sát nhưng để đảm bảo tính đại diện cao cho tổng thể thì tác giả đề xuất chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 297 sinh viên. 47 Hội thảo Khoa học Quốc tế ... 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng tốt và hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3 thì mới đạt yêu cầu (Trọng & Ngọc, 2008). Tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ Cronbach’s Alpha nhiều lần để tìm được thang đo có độ tin cậy cao nhất. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,6 cho thấy thang đo có ý nghĩa và các biến thành phần trong thang đo là đáng tin cậy trong việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên. 3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên được thực hiện như sau: Thực hiện phân tích nhân tố khám phá, các kiểm định được đảm bảo như sau: (1) Độ tin cậy của các biến quan sát (factor loading > 0,55); (2) Kiểm định tính thích hợp của mô hình (0,5 ≤ KMO = 0,791 ≤ 1); (3) Kiểm định Bartlett’s về tương quan các biến quan sát có giá trị Sig.=0,000 < 5% chứng tỏ các biến có liên quan chặt chẽ; (4) Kiểm định phương sai cộng dồn = 75,408% cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được 75,408% các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên (Trọng & Ngọc, 2008); kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy vẫn giữ nguyên 22 biến quan sát thuộc 5 nhóm nhân tố và không có sự xáo trộn giữa các biến thành phần nên tên các nhân tố vẫn được giữ nguyên. Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá Tên biến Nhân tố F 1 F2 F3 F4 F5 DMKN2 0,894 DMKN4 0,857 DMKN1 0,856 DMKN6 0,698 DMKN3 0,685 DMKN5 0,684 GIAODUC3 0,853 GIAODUC5 0,805 GIAODUC4 0,796 GIAODUC2 0,784 GIAODUC1 0,750 UNGHO2 0,932 UNGHO3 0,851 UNGHO1 0,822 UNGHO4 0,725 SSKD2 0,826 SSKD1 0,799 SSKD3 0,748 48 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật SSKD4 0,601 TD1 0,784 TD2 0,762 TD3 0,741 Mức ý nghĩa = 0,000 Hệ số KMO = 0,791 Phương sai trích = 75,408% Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp, 2017 3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy bội Nhân tố Hệ số chưa chuẩn hóa Độ lệch chuẩn Hệ số chuẩn hóa Kiểm định t Mức ý nghĩa Hệ số phóng đại phương sai Hằng số 0,011 0,025 0,431 0,667 Đam mê và kinh nghiệm (DMKN) 0,221 0,025 0,221 8,755 0,000 1,000 Giáo dục (GIAODUC) 0,842 0,025 0,842 33,338 0,000 1,000 Sự ủng hộ (UNGHO) 0,075 0,025 0,075 2,969 0,003 1,000 Sự sẵn sàng kinh doanh (SSKD) 0,207 0,025 0,207 8.,197 0,000 1,000 Thái độ (TD) 0,095 0,025 0,095 3,755 0,000 1,000 Mức ý nghĩa = 0,000 Hệ số Durbin – Watson = 1,790 Hệ số R2 hiệu chỉnh = 81,3% Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp, 2017. Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 3, ta thấy hệ số Sig.F của mô hình bằng 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê, phù hợp với tập dự liệu và có thể sử dụng được, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (khởi sự doanh nghiệp của sinh viên); hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình là 81,3%, tức là sự biến thiên khởi sự doanh nghiệp của sinh viên được giải thích bởi các nhân tố được đưa vào mô hình là 81,3%. Qua kết quả phân tích trên còn cho thấy, tất cả 5 nhân tố đưa vào mô hình thì đều có ý nghĩa thống kê bao gồm: nhân tố Giáo dục và nguồn vốn (GIAODUC); nhân tố Đam mê và kinh nghiệm (DMKN); nhân tố Sự sẵn sàng kinh doanh (SSKD); nhân tố Sự ủng hộ (UNGHO); nhân tố Thái độ (TD) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% có ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên. Như vậy, các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mô hình được sử dụng tốt; cụ thể tác động của từng nhân tố đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên như sau: Nhân tố Giáo dục Nhân tố này có tương quan thuận chiều với khởi sự doanh nghiệp của sinh viên, nó sẽ làm tăng khởi sự doanh nghiệp của sinh viên, nhân tố Giáo dục có hệ số Beta bằng 0,842 nghĩa là khi các yếu tố thuộc về Giáo dục tăng 1 đơn vị thì sẽ tác động đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên tăng 0,842 điểm, đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên. 49 Hội thảo Khoa học Quốc tế ... Khi các yếu tố thuộc về Giáo dục càng cao thì khởi sự doanh nghiệp của sinh viên sẽ càng cao càng cao, thực tế trong quá trình khảo sát cho thấy các bạn sinh viên rất quan tâm đến các yếu tố thuộc về Giáo dục do đó kết quả nghiên cứu trên là phù hợp. Nhân tố Đam mê và kinh nghiệm Nhân tố này có tương quan thuận chiều với khởi sự doanh nghiệp của sinh viên, nó sẽ làm tăng khởi sự doanh nghiệp của sinh viên, nhân tố Đam mê và kinh nghiệm có hệ số Beta bằng 0,221 nghĩa là khi các yếu tố thuộc về Đam mê và kinh nghiệm tăng 1 đơn vị thì sẽ tác động đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên tăng 0,221 điểm. Khi các yếu tố thuộc về Đam mê và kinh nghiệm càng cao thì khởi sự doanh nghiệp của sinh viên sẽ càng cao càng cao, thực tế trong quá trình khảo sát cho thấy các bạn sinh viên rất quan tâm đến các yếu tố thuộc về Đam mê và kinh nghiệm do đó kết quả nghiên cứu trên là phù hợp. Nhân tố Sự sẵn sàng kinh doanh Nhân tố này có tương quan thuận chiều với khởi sự doanh nghiệp của sinh viên, nó sẽ làm tăng khởi sự doanh nghiệp của sinh viên, nhân tố Sự sẵn sàng kinh doanh có hệ số Beta bằng 0,207 nghĩa là khi các yếu tố thuộc về Sự sẵn sàng kinh doanh tăng 1 đơn vị thì sẽ tác động đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên tăng 0,207 điểm. Khi các yếu tố thuộc về Sự sẵn sàng kinh doanh càng cao thì khởi sự doanh nghiệp của sinh viên sẽ càng cao càng cao, thực tế trong quá trình khảo sát cho thấy các bạn sinh viên rất quan tâm đến các yếu tố thuộc về Sự sẵn sàng kinh doanh do đó kết quả nghiên cứu trên là phù hợp. Nhân tố Thái độ Nhân tố này có tương quan thuận chiều với khởi sự doanh nghiệp của sinh viên, nó sẽ làm tăng khởi sự doanh nghiệp của sinh viên, nhân tố Thái độ có hệ số Beta bằng 0,095 nghĩa là khi các yếu tố thuộc về Thái độ tăng 1 đơn vị thì sẽ tác động đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên tăng 0,095 điểm. Khi các yếu tố thuộc về Thái độ càng cao thì khởi sự doanh nghiệp của sinh viên sẽ càng cao càng cao, thực tế trong quá trình khảo sát cho thấy các bạn sinh viên rất quan tâm đến các yếu tố thuộc về Thái độ do đó kết quả nghiên cứu trên là phù hợp. Nhân tố Sự ủng hộ Nhân tố này có tương quan thuận chiều với khởi sự doanh nghiệp của sinh viên, nó sẽ làm tăng khởi sự doanh nghiệp của sinh viên, nhân tố Sự ủng hộ có hệ số Beta bằng 0,075 nghĩa là khi các yếu tố thuộc về Sự ủng hộ tăng 1 đơn vị thì sẽ tác động đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên tăng 0,075 điểm. Khi các yếu tố thuộc về Sự ủng hộ càng cao thì khởi sự doanh nghiệp của sinh viên sẽ càng cao càng cao, thực tế trong quá trình khảo sát cho thấy các bạn sinh viên rất quan tâm đến các yếu tố thuộc về Sự ủng hộ do đó kết quả nghiên cứu trên là phù hợp. 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ Kết quả cho thấy, sau khi đã bổ sung và điều chỉnh, các thang đo đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả cũng cho thấy, trong phạm vi nghiên cứu sinh viên điển hình, ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên bị ảnh hưởng bởi 5 nhân tố: (1) Thái độ; (2) Giáo dục; (3) Đam mê và kinh nghiệm; (4) Sự ủng hộ; (5) Sự sẵn sàng kinh doanh. Trong đó, nhân tố “Giáo dục” có tác động mạnh nhất đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên, kế đến là nhân tố “Đam mê và kinh nghiệm”, “Sự sẵn sàng kinh doanh”, “Thái độ”; “Sự ủng hộ”. Đối với nhân tố “Giáo dục”, trên cơ sở phát hiện của nghiên cứu này thì các cơ quan có liên 50 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật quan nên chú trọng đến chương trình học và thực hành, tăng cường các hoạt động định hướng khởi nghiệp, phát triển kỹ năng, khả năng liên quan đến kinh doanh, hướng dẫn cách tích lũy vốn, tăng cường thêm các mối quan hệ để huy động vốn từ đó góp phần nâng cao ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên trong thời gian tới. Đối với nhân tố “Đam mê và kinh nghiệm”, trên cơ sở phát hiện của nghiên cứu này thì các cơ quan có liên quan nên chú trọng đến tổ chức các buổi hội thảo mời những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh để trao đổi kinh nghiệm với các bạn sinh viên như kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm xử lý các vấn đề khó khăn từ đó góp phần nâng cao ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên trong thời gian tới. Đối với nhân tố “Sự sẵn sàng kinh doanh”, trên cơ sở phát hiện của nghiên cứu này thì các cơ quan có liên quan nên chú trọng đến tạo cho các bạn sinh viên thấy được khả năng của mình, tăng tính hấp dẫn trong các chương trình khởi nghiệp từ đó giúp họ tăng nhiều hoài bảo khởi nghiệp từ đó góp phần nâng cao ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên trong thời gian tới. Đối với nhân tố “Thái độ”, trên cơ sở phát hiện của nghiên cứu này thì các cơ quan có liên quan nên chú trọng đến việc khuyến khích sinh viên tăng cường cố gắng học tập, thiết lập mục tiêu nghề nghiệp, tăng cường các buổi hội thảo để tạo ý tưởng cho sinh viên từ đó góp phần nâng cao ý định