Nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiện quả hoạt động của 47 công ty bất động sản niêm
yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2015
với phương pháp hồi quy dữ liệu bảng Pooled OLS và hồi quy phân vị QR. Kết quả nghiên cứu
cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lựa chọn một cấu trúc vốn sử dụng nợ ít sẽ
làm suy giảm ROE ít hơn ở phân vị cao và ngược lại, lựa chọn cấu trúc sử dụng nhiều nợ sẽ làm
suy giảm ROE nhiều hơn ở phân vị thấp. Ngoài ra, các yếu tố gồm cơ cấu tài sản, quy mô doanh
nghiệp, khả năng thanh toán, thuế thu nhập doanh nghiệp, rủi ro trong kinh doanh có ý nghĩa thống
kê và có tác động tích cực trên tất cả các phân vị 0.1 – 0.2 – 0.3 – 0.4 – 0.5 – 0.6 – 0.7 – 0.8 – 0.9
được xét trong mối quan hệ với ROE, ngoại trừ yếu tố cơ hội tăng trưởng không có ý nghĩa thống
kê.
14 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp cận bằng hồi quy phân vị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018
12
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CÔNG TY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM
YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
TIẾP CẬN BẰNG HỒI QUY PHÂN VỊ
ANALYSIS OF CAPITAL STRUCTURE AND PERFORMANCE OF
REAL ESTATE TRADING COMPANIES LISTED IN HO CHI MINH
STOCK EXCHANGE: QUANTILE REGRESSION APPROACH
Phạm Thị Vân Trinh1
Ngày nhận: 24/8/2017 Ngày nhận bản sửa: 5/1/2018 Ngày đăng: 5/4/2018
Tóm tắt
Nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiện quả hoạt động của 47 công ty bất động sản niêm
yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2015
với phương pháp hồi quy dữ liệu bảng Pooled OLS và hồi quy phân vị QR. Kết quả nghiên cứu
cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lựa chọn một cấu trúc vốn sử dụng nợ ít sẽ
làm suy giảm ROE ít hơn ở phân vị cao và ngược lại, lựa chọn cấu trúc sử dụng nhiều nợ sẽ làm
suy giảm ROE nhiều hơn ở phân vị thấp. Ngoài ra, các yếu tố gồm cơ cấu tài sản, quy mô doanh
nghiệp, khả năng thanh toán, thuế thu nhập doanh nghiệp, rủi ro trong kinh doanh có ý nghĩa thống
kê và có tác động tích cực trên tất cả các phân vị 0.1 – 0.2 – 0.3 – 0.4 – 0.5 – 0.6 – 0.7 – 0.8 – 0.9
được xét trong mối quan hệ với ROE, ngoại trừ yếu tố cơ hội tăng trưởng không có ý nghĩa thống
kê.
Từ khóa: Cấu trúc vốn, hồi quy phân vị, Pooled OLS.
Abstract
Study on the impact of capital structure on the performance of 47 real estate companies listed on
Ho Chi Minh Stock Exchange (HOSE) in the period from 2008 to 2015 with data regression
method Pooled OLS and QR. Research results show that real estate firms choose a low debt capital
structure will reduce less ROE than at higher quantile and vice versa. In addition, factors including
asset structure, enterprise size, solvency, corporate income tax, business risk were statistically
significant and had a positive correlation to quantile 0.1 - 0.2 - 0.3 - 0.4 - 0.5 - 0.6 - 0.7 - 0.8 - 0.9
was considered in relation to ROE, except for the growth opportunity factor which was not
statistically significant.
Key words: Capital structure, quantile regression, Pooled OLS.
1. Giới thiệu
Hơn hai thập kỷ qua, dưới tác động của
1 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM
cải cách nền kinh tế cho thấy vai trò ngày
càng gia tăng của các công ty vốn cổ phần
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018
13
trong nền kinh tế. Sự phát triển của thị
trường chứng khoán đã thu hút một lượng
vốn lớn cho nền kinh tế và phát triển nhanh
vào gia đoạn 2006 – 2007, khi Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Ở thời điểm
này, lượng vốn hóa trên thị trường chứng
khoán rất lớn và chỉ số VNINDEX cán mốc
1.200 điểm vào tháng 3/2007, khi đó thị
trường bất động sản trở nên sôi động, giá trị
các bất động sản tăng rất nhanh so với giá
trị thật của nó. Đến năm 2008, tác động của
khủng hoảng tài chính toàn cầu đã trở nên
rõ ràng khi mà các nhà đầu tư nước ngoài ồ
ạt rút vốn đầu tư từ HOSE, góp phần làm thị
trường vốn mất khoảng hai phần ba giá trị
(IMF, 2009). Sự biến động của thị trường
chứng khoán Việt Nam đã tác động không
nhỏ đến thị trường bất động sản vốn đã hình
thành bong bóng bất động sản vào cuối năm
2008 và đã vỡ bong bóng rơi vào trạng thái
đóng băng ngay sau đó. Lúc này, các công
ty hoạt động kinh doanh bất động sản không
thu hút được nguồn vốn từ thị trường chứng
khoán để có thể tiếp tục triển khai các dự án,
mặc khác lãi suất cho vay của các ngân hàng
rất cao có thời điểm lên đến 20%/năm. Hàng
loạt các công ty bất động sản rơi vào trạng
thái mất khả năng thanh toán và hàng hóa
dư thừa. Theo tổng cục thống kê, trong năm
2014 cả nước có 67.823 công ty gặp khó
khăn về tài chính buộc phải tạm ngừng hoạt
động hoặc giải thể, trong đó hơn 16.000
doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất
động sản ngừng hoạt động và giải thể, số
còn hoạt động khoảng 9.455 doanh nghiệp
tương ứng tổng số vốn sản xuất kinh doanh
là 287.604 tỷ đồng, tổng nợ là 128.576 tỷ
đồng.
Do vậy, để đạt được mục tiêu của nhà
quản trị là tối đa hóa lợi nhuận và gia tăng
giá trị doanh nghiệp ở giai đoạn nền kinh tế
suy thoái là yêu cầu cấp thiết, vì vậy nhà
quản trị cần xây dựng các quyết định chiến
lược đúng đắn trong quá trình lựa chọn cơ
hội đầu tư cũng như tổ chức, quản lý doanh
nghiệp một cách toàn diện. Chính vì vậy,
mục đích của bài nghiên cứu là phân tích
mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh, nhằm hỗ trợ các
nhà quản trị trong các quyết định về cấu trúc
vốn, nâng cao khả năng sinh lời, và cải thiện
tình hình tài chính cũng như mở rộng quy
mô các nguồn tài trợ.
Về phạm vi nghiên cứu, tác giả tập
trung nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn
đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết
trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2015
và đánh giá tác động cấu trúc vốn đến hiệu
quả hoạt động tại các phân vị khác nhau sẽ
cho kết quả khác nhau như thế nào.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1 Lý thuyết cấu trúc vốn
Các lý thuyết giải thích cấu vốn trong
nghiên cứu này dựa trên lý thuyết cân bằng
(Trade Off Theory – TOT) và lý thuyết trật
tự phân hạng (Pecking Order Theory –
POT) để tìm hiểu các yếu tố tác động đến
cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản niêm yết trên thị trường
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018
14
chứng khoán thời kỳ suy thoái.
• Lý thuyết cân bằng (Trade Off Theory
– TOT)
Dựa trên tiền đề lý thuyết cấu trúc của
Modigliani & Miller (1958) giả định thị
trường hoàn hảo và không có sự tác động
bởi các chính sách thuế thì cơ cấu vốn
không có tác động đến giá trị doanh nghiệp
và chi phí sử dụng vốn cao. Đến năm 1963,
Modigliani và Miller tiếp tục nghiên cứu
cấu trúc vốn trong điều kiện có sự tác động
của chính sách thuế thì kết quả nghiên cứu
cho thấy giá trị của doanh nghiệp tăng khi
công ty sử dụng thuế làm lá chắn cho chi phí
lãi vay và chi phí sử dụng vốn cũng thấp
hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này sau
đó được Kraus & Litzenberger (1973) lập
luận cơ sở giả thuyết đưa ra không thực tế
do chi phí kiệt quệ tài chính không được tính
trong hoạt động vay nợ và không khuyết
khích doanh nghiệp sử dụng nợ để tiết kiệm
thuế.
Kraus & Litzenberger (1973) cho rằng
cấu trúc vốn phản ánh sự cân bằng giữa lợi
ích chi phí kiệt quệ (Financial Distress Cost)
bao gồm các chi phí trả cho luật sư giải
quyết phá sản, chi phí trả cho kế toán và
nhân viên công ty trong quá trình chờ phá
sản, chi phí do mất khách hàng và nhà cung
cấp hay chi phí đại diện,... Theo quan điểm
của lý thuyết cân bằng, tỷ lệ nợ và vốn chủ
sở hữu phản ánh sự cân bằng giữa lợi ích về
thuế của nợ vay và chi phí kiệt quệ tài chính.
Lý thuyết này sau đó được Jensen &
Mecking (1976), Myers & Majluf (1984) và
Jensen (1986) tiếp tục nghiên cứu.
• Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking
Order Theory – POT)
Lý thuyết trật tự phân hạng được phát
triển bởi Myers & Maijluf (1984) khi cho
rằng giả định không thực tế của lý thuyết
M&M, lập luận cho rằng các quyết định đầu
tư và tài trợ của doanh nghiệp dựa trên bất
đối xứng thông tin.
Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích
lý do quyết định cấu trúc vốn không dựa
trên tỷ số nợ tối ưu mà dựa trên một trật tự
phân hạng thị trường và có xu hướng ưu tiên
trong quyết định tài trợ trên cơ sở thông tin
bất cân xứng đề xuất thứ tự ưu tiên trong tài
trợ như nguồn vốn nội bộ từ lợi nhuận giữ
lại để tái đầu tư, nợ và phát hành cổ phiếu
mới nếu cần thiết. Do vậy, tỷ lệ nợ của
doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào mức độ bất
cân xứng thông tin và phụ thuộc khả năng
tự tài trợ của chính doanh nghiệp và rào cản
mà doanh nghiệp gặp phải khi phải đối mặt
với nhiều nguồn vốn khác nhau. Do các nhà
quản trị doanh nghiệp hiểu rõ tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như
khả năng sinh lời các dự án đầu tư trong
tương lai hơn các cổ đông, các nhà đầu tư
bên ngoài. Nếu các dự án có triển vọng, đem
lại lợi nhuận cao thì sẽ sử dụng nguồn tài trợ
từ lợi nhuận giữ lại. Tuy nhiên, nếu nguồn
tài trợ từ lợi nhuận giữ lại không đủ thì
nguồn vốn vay với lãi suất cố định thấp hơn
tỷ suất sinh lời của dự án sẽ được lựa chọn
vì không phải chia lợi tức cho cổ đông. Việc
lựa chọn nguồn tài trợ từ cổ phần khi cổ
phiếu của công ty được định giá cao hơn so
với giá trị thực trên thị trường. Mặt khác, chi
phí giao dịch và chi phí đại diện giải thích
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018
15
vì sao các công ty thích nguồn tài trợ nội bộ
hơn nguồn bên ngoài (Myers, 1984).
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc
vốn bằng phương pháp hồi quy trên dữ liệu
bảng được nghiên cứu rất nhiều trên dữ liệu
bảng như Pooled OLS, FEM, REM,
GMM..., tuy nhiên có rất ít công trình
nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy
phân vị.
Choi & ctg (2014), nghiên cứu cấu
trúc vốn của 43 doanh nghiệp xây dựng ở
Hàn Quốc trong giai đoạn từ 2000 đến 2010
bằng phương pháp hồi quy phân vị. Kết quả
phân tích ở các phân vị từ 0.1 đến 0.9 cho
thấy yếu tố quy mô, lợi nhuận, cơ hội tăng
trưởng, tài sản hữu hình, tính thanh khoản
có tác động tích cực đến cấu trúc vốn, ngoài
ra yếu tố lá chắn thuế phi nợ tác động tiêu
cực đến cấu trúc vốn.
Tiwari (2015) nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của 298 doanh
nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Ấn
Độ trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm
2009. Nghiên cứu sử dụng hồi quy phân vị
phân tích ở bốn phân vị 0.25; 0.5; 0.75; 0.95
trên các biến quy mô, cơ cấu tài sản, tấm
chắn thuế phi nợ, lợi nhuận tác động đến cấu
trúc vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở
những phân vị 0.25 (phân vị thấp), yếu tố
quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản tác
động tích cực đến cấu trúc vốn, còn yếu tố
tấm chắn thuế phi nợ, lợi nhuận tác động
tiêu cực đến cấu trúc vốn. Ở những phân vị
cao 0.75 đến 0.95 (phân vị cao), yếu tố quy
mô, lợi nhuận tác động tích cực đến cấu trúc
vốn, còn biến cơ cấu tài sản, tốc độ tăng
trưởng tác động tiêu cực đến cấu trúc vốn.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm về
tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả
doanh nghiệp, đã hình thành các quan điểm
khác nhau, cụ thể:
(1) Cấu trúc vốn có tác động tích cực
đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
San và Heng (2012), nghiên cứu mối
quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt
động của 49 công ty xây dựng được niêm
yết sàn chứng khoán Bursa ở Malaysia trong
giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài
chính từ năm 2005 đến 2008. Kết quả cho
thấy có mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, nghiên cứu của Trần Hùng Sơn &
Trần Viết Hoàng (2008), Nour (2012),
Mitani (2014), cũng cho kết quả tương tự.
(2) Cấu trúc vốn có tác động tiêu cực
đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Khan (2012), nghiên cứu 36 công ty
trong lĩnh vực kỹ thuật niêm yết trên sàn
chứng khoán Karachi Stock Exchange
(KSE) của Pakistan trong giai đoạn 2003
đến 2009 bằng phương pháp hồi quy Pooled
OLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc
vốn và cơ cấu tài sản có tác động tiêu cực
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Quan điểm này được ủng hộ bởi
Chinaemerem & Anthony (2012), Ahmad
& ctg (2012), Tsuji (2013), Hasan & ctg
(2014), Le (2015).
(3) Cấu trúc vốn không liên quan đến
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Saeedi & Mahmoodi (2011) nghiên
cứu 320 công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Tehra Stock Exchange (TSE)
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018
16
của Iran trong giai đoạn 2002 đến 2009 bằng
phương pháp hồi quy Pooled OLS. Kết quả
nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn có tương
quan nghịch chiều với ROA, nhưng không
có ý nghĩa thống kê với ROE. Nghiên cứu
đưa ra bằng chứng không có mối quan hệ
giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Nghiên cứu này phù hợp với
nghiên cứu của Phillips & Sipahioglu
(2004), Ebaid (2009).
Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu
đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
dựa trên chỉ số ROA và ROE (Phillips &
Sipahioglu, 2004; Abor, 2005; Ebaid, 2009;
Saeedi & Mahmoodi, 2011), sử dụng chỉ số
ROI (Asheghian, 2012) và Tobin’s Q
(Zetun & Tian, 2007). Ngoài ra, sử dụng kết
hợp các chỉ tiêu ROA, ROE, EPS và
Tobin’s Q để đo lường hiệu quả doanh
nghiệp (Hasan & ctg, 2014). Tuy nhiên,
trong nghiên cứu này tác giả dựa trên nghiên
cứu của Chinaemerem & Anthony (2012);
Khan (2012); Le (2015) và chọn chỉ tiêu
ROE dùng để đo lường hiệu hoạt động của
các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh.
Qua quá trình lược khảo các công trình
nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy hầu
hết các nghiên cứu tác động cấu trúc vốn
đến hiệu quả doanh nghiệp sử dụng phương
pháp hồi quy bội trên dữ liệu bảng như
Pooled OLS, FEM, REM, GMM,... và rất ít
sử dụng phương pháp hồi quy phân vị để
phân tích và chủ yếu tập trung ở các doanh
nghiệp niêm yết thuộc lĩnh vực xây dựng,
kỹ thuật, các lĩnh vực khác nói chung, riêng
lĩnh vực kinh doanh bất động sản không
nhiều. Tại Việt Nam, hầu như không có
hoặc có rất ít công trình nghiên cứu sử dụng
hồi quy phân vị để phân tích tác động của
cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh bất động sản. Từ
khoảng trống nghiên cứu này, tác giả sử
dụng phương pháp hồi quy phân vị để phân
tích tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh.
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Mô tả dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu của nghiên cứu
này gồm 47 doanh nghiệp kinh doanh bất
động sản niêm yết trên sàn chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh được trích xuất từ
các báo cáo tài chính từ năm 2008 đến 2015
(47 x 8 = 376 quan sát). Nguồn dữ liệu này
được thu thập từ Công ty cổ phần chứng
khoán VNDIRECT.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử
dụng ROE (suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
bình quân) để đo lường hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (TDA) đo
lường cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tỷ số
này cho biết khả năng tự chủ của doanh
nghiệp bằng việc xem xét doanh nghiệp sử
dụng bao nhiêu phần trăm tài sản là từ đi
vay.
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018
17
Bảng 1: Mô tả các biến và đo lường các biến
Ký hiệu Biến Đo lường Nghiên cứu trước
Biến phụ thuộc
ROE Suất sinh lời
trên vốn chủ sở
hữu bình quân
Lợi nhuận sau
thuế/vốn chủ sở hữu
bình quân
Chinaemerem & Anthony
(2012); Khan (2012); Le (2015).
Biến độc lập
TDA Tỷ số nợ trên
tổng tài sản
Tổng nợ/Tổng tài
sản
Trần Hùng Sơn & Trần Viết
Hoàng (2008); Chinaemerem &
Anthony (2012); Khan (2012);
Le (2015).
Biến quan sát
SIZE Quy mô doanh
nghiệp
Log(Tổng tài sản) Chinaemerem & Anthony
(2012); Choi & ctg (2014); Le
(2015); Tiwari (2015)
TANG Cơ cấu tài sản Tài sản cố định hữu
hình/Tổng tài sản
San & Heng (2012); Choi & ctg
(2014); Tiwari (2015)
GROW Cơ hội tăng
trưởng
(Tổng tài sảni,t -
Tổng tài sảni,t-1)/
Tổng tài sảni,t-1
Ahmad & ctg (2012), Tsuji
(2013), Hasan & ctg (2014),
Choi & ctg (2014)
LIQV Khả năng
thanh toán
ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn/Nợ
ngắn hạn
Ahmad & ctg (2012), Tsuji
(2013), Hasan &ctg (2014), Le
(2015)
TAX Thuế thu nhập
doanh nghiệp
Thuế thu nhập
doanh nghiệp/Lợi
nhuận trước thuế
Phillips & Sipahioglu (2004);
Chinaemerem & Anthony (2012)
RISK Rủi ro kinh
doanh
%EBIT/%Tổng tài
sản
Phillips & Sipahioglu (2004);
Chinaemerem & Anthony
(2012); Le (2015)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Các biến quan sát gồm Quy mô doanh
nghiệp (SIZE), Cơ cấu tài sản (TANG), Cơ
hội tăng trưởng (GROW), Khả năng thanh
toán ngắn hạn (LIQV), Thuế thu nhập
doanh nghiệp (TAX), Rủi ro trong kinh
doanh (RISK). Cách đo lường các biến
trong mô hình được thể hiện trong bảng 1.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Mô hình hồi quy bội có dạng như sau:
ROEit = β0 + βiXit + uit (1)
Trong đó: ROEit là biến phụ thuộc; Xit
là biến độc lập; β là vec-tơ tham số; uit là sai
số; i=1,2,...N (N là số lượng doanh nghiệp);
t = 1,2,...T (T là thời gian quan sát).
Trong bài nghiên cứu này, các kỹ thuật
hồi quy Pooled OLS trên dữ liệu bảng và
phương pháp hồi quy phân vị (Quantile
regression). Phương pháp hồi quy phân vị
có ưu điểm nổi trội là đánh giá tác động của
từng biến độc lập đến toàn bộ hàm phân
phối của biến phụ thuộc và hạn chế tối đa
tác động của các quan sát bất thường (Hao
& Naiman, 2007). Theo Koenker & Bassett
(1978) cho rằng với kỹ thuật phân tích dữ
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018
18
liệu dạng bảng bằng phương pháp Pooled
OLS sẽ ước lượng hàm hồi quy mẫu để xác
định tổng bình phương các sai số là nhỏ nhất
và thu được hàm hồi quy với giá trị trung
bình của biến phụ thuộc, còn đối với
phương pháp hồi quy phân vị thì sẽ ước
lượng tham số hồi quy trên từng phân vị của
biến phụ thuộc để sao cho tổng chênh lệch
tuyệt đối của của hàm hồi quy phân vị τ của
biến phụ thuộc là nhỏ nhất và có thể xem xét
chi tiết tác động của các yếu tố đến cấu trúc
vốn trên từng phân vị khác nhau τ ∈(0,1).
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này sẽ phân
tích các tác động cấu trúc vốn đến hiệu quả
được lựa chọn trên các phân vị 0.1; 0.2; 0,3;
0.4; 0.5; 0.6; 0.7; 0.8 và 0.9.
Mô hình hồi quy phân vị như sau:
Qτ(ROEit|Xit) = β0 + βτXit + uit với
Qτ(uit |Xit) = 0 (2)
Giá trị ước lượng các hệ số hồi quy βτ
tìm được bằng cách chọn tham số hồi quy
phân vị sao cho hàm mục tiêu
1
𝑛
∑ [(𝜏 −𝑛𝑖−1
1
2
+
1
2
𝑠𝑔𝑛(𝑅𝑂𝐸𝑖 − 𝑋𝑖
′𝛽𝜏) . (𝑅𝑂𝐸𝑖 − 𝑋𝑖
′)𝛽𝜏]
là nhỏ nhất. Khi đó, ước lượng 𝛽�̂�=
𝑎𝑟𝑔𝑚𝑖𝑛 ∑ [(𝜏 −
1
2
+
1
2
𝑠𝑔𝑛(𝑅𝑂𝐸𝑖 −
𝑛
𝑖−1
𝑋𝑖
′𝛽𝜏) . (𝑅𝑂𝐸𝑖 − 𝑋𝑖
′)𝛽𝜏]
4. Kết quả và thảo luận nghiên cứu
Phân tích thống kê mô tả nhằm cung
cấp những thông tin khái quát về bộ số liệu
nghiên cứu. Kết quả thống kê ở Bảng 2 cho
biết các biến nghiên cứu được thu thập trong
khoảng thời gian 8 năm từ năm 2008 đến
năm 2015 xác định được giá trị trung bình,
độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn
nhất cùng với kết quả kiểm định phân phối
chuẩn (Skewness và Kurtosis) của cấu trúc
vốn theo từng yếu tố gồm TDA, SIZE,
TANG, GROW, LIQV, TAX, RISK.
Bảng 2: Thống kê mô tả
Các yếu tố TDA SIZE TANG GROW LIQV TAX RISK
Trung bình 0.552 14.057 0.442 0.257 2.367 0.221 0.053
Nhỏ nhất 0.112 9.790 0.017 -0.993 0.327 -1.040 -0.120
Lớn nhất 0.926 18.796 0.906 12.119 23.211 4.333 0.611
Độ lệch chuẩn 0.185 1.316 0.212 1.097 2.225 0.285 0.071
Skewness -0.269 0.504 0.055 6.398 4.491 8.199 2.340
Kurtosis 2.331 3.634 2.143 56.249 32.196 120.438 14.469
Số quan sát 376 376 376 376 376 376 376
VIF* 1.31 1.17 1.12 1.11 1.06 1.04 1.02
VIF*: Variance Inflation Factor
Nguồn: Truy xuất từ phần mềm Stata 13.0
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng
tuyến giữa các biến đều có giá trị nhỏ hơn
10, như vậy không có xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến giữa các biến.
Kết quả phân tích hệ số tương quan
Pearson trong Bảng 3 cho thấy các biến Quy
mô doanh nghiệp, Cơ cấu tài sản, Cơ hội
tăng trưởng và Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018
19
có tương quan âm, trong khi đó biến Tính
thanh khoản và Rủi ro trong kinh doanh có
tương quan dương với hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp. Ngoài ra, độ lớn của tất cả
các hệ số tương quan giữa các độc lập nhỏ
hơn 0.8 nên c