Phân tích đầu tư chứng khoán - Phân tích cơ bản

Phần 1: Phân tích cơ bản –Tổng quan về Phân tích cơ bản –Phân tích tác động và cạnh tranh ngành –Phân tích doanh nghiệp & xác định giá trị • Phần 2: Phân tích kỹ thuật

pdf25 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích đầu tư chứng khoán - Phân tích cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Giảng viên: Th.S Phạm Hoàng Thạch Khoa: Tài Chính – Ngân Hàng Email: phamhoangthach@yahoo.com PhânTích Đầu Tư Chứng Khoán Bài Giảng 5 (Phần 1) Phân Tích Cơ Bản Các nội dung chủ yếu • Phần 1: Phân tích cơ bản –Tổng quan về Phân tích cơ bản –Phân tích tác động và cạnh tranh ngành –Phân tích doanh nghiệp & xác định giá trị • Phần 2: Phân tích kỹ thuật Phân tích cơ bản • Giá trị thị trường của một cổ phiếu được xác định khi nó được giao dịch mua bán trên thị trường (cụ thể là tại Sở giao dịch chứng khoán). • Giá trị lý thuyết (giá trị nội tại, giá trị thực, giá trị cơ bản) có được dựa trên những nhân tố có liên quan khi định giá cổ phiếu đó. – Giá trị lý thuyết của một cổ phiếu là giá trị kinh tế của nó và trong điều kiện thị trường hiệu quả thì giá cả thị trường của cổ phiếu sẽ phản ánh gần đúng giá trị lý thuyết. 2Các nhân tố Vĩ mô Yếu tố Ngành Các yếu tố Nội tại Công ty Đầu tư? Không Có Đầu tư hay không? Các nhà đầu tư Cổ tức Tăng giá CP Tỷ suất sinh lời đầu tư chứng khoán Tìm kiếm lợi nhuận Phân tích cơ bản • “Mua một phần công ty” – Đánh giá đúng giá trị cổ phiếu, tính toán giá trị thực của doanh nghiệp • Tại sao? Điểm nổi bật, lợi thế của DN, hoạt động kinh doanh, vận hành và tình hình tài chính sẽ xác định tiềm năng của cổ phiếu • Các câu hỏi cần lời giải đáp: – Doanh thu có tăng trưởng? Công ty tạo lợi nhuận ra sao? – Có những lợi thế cạnh tranh gì? – Hệ thống tiêu chí đánh giá? 3Phân tích cơ bản • Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến: – Khả năng sinh lời – Tiềm năng tăng trưởng trong tương lai – Chính sách cổ tức – EPS, PEG, P/E, P/B, P/S, P/CF – Chiến lược phát triển, ban lãnh đạo, tầm nhìn, sứ mệnh, cạnh tranh, thị phần – Mức giá hợp lý của cổ phiếu (giá trị nội tại, giá trị lý thuyết) Phân tích cơ bản • Các nhà đầu tư sẽ phải phân tích: – Kinh tế vĩ mô – Ngành, lĩnh vực – Công ty hay doanh nghiệp Phân tích cơ bản • Khi đó, nhà đầu tư sẽ: – So sánh và chọn lựa được cổ phiếu tốt của các công ty trong ngành – Xác định được mức giá hợp lý có thể giao dịch – Có cái nhìn dài hạn về các mặt hoạt động của công ty 4Phân tích cơ bản • Nhà đầu tư sẽ gặp các khó khăn: – Dựa trên các số liệu quá khứ và phải dự báo – Chất lượng của thông tin thu thập được khi đánh giá – Giá cổ phiếu ngắn hạn có thể không thể hiện rõ trong phân tích cơ bản Khung phân tích cơ bản • Bao gồm các bước: – Trước tiên, phân tích tổng quan nền kinh tế và thị trường chứng khoán – Sau đó, phân tích ngành mà công ty/cổ phiếu đang hoạt động – Cuối cùng, phân tích công ty, liên quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến các mô hình định giá Các nhân tố định tính Mô hình kinh doanh là gì? • Câu hỏi: Công ty hoạt động như thế nào và làm thế nào để tạo ra dòng tiền trong tương lai? – Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về công ty và các định hướng chiến lược phát triển trong tương lai – Ví dụ: Apple, dẫn đầu về công ty đổi mới nhất, sản phẩm: iMac, iPod, iPhone, iPad ... • Lưu ý: Warren Buffett không đầu tư vào cổ phiếu kỹ thuật bởi có quá nhiều vấn đề ông ta không nắm rõ 5• Ban lãnh đạo giỏi rất quan trọng trong việc hướng đến thành công cho công ty – Những mô hình doanh nghiệp tốt nhất có thể bị sụp đổ nếu như Ban lãnh đạo thực thi sai chiến lược và ngược lại – Các công ty thành công, ví dụ: Bill Gates (Microsoft), Steve Jobs (Apple) • Làm cách nào để đánh giá Ban lãnh đạo? - Đọc kỹ những thông tin về HĐQT, Ban điều hành trong các Bản cáo bạch, báo cáo thường niên, BCTC hàng năm. - Nhìn rõ những phẩm chất, tính cách của các nhà lãnh đạo thành công. Các nhân tố định tính Công ty: Ban quản trị Các nhân tố định tính Ngành Hãy tìm hiểu về ngành, lĩnh vực hoạt động để có cái nhìn sâu hơn về sức khoẻ tài chính của công ty: • Đặc điểm ngành: Ngành mới nổi hay đã trưởng thành? Nhu cầu tương lai trong ngành sẽ là gì? Mức độ phụ thuộc vào ngành? • Tăng trưởng ngành: Dung lượng thị trường của ngành? Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trong ngành đó? Thị phần gia tăng như thế nào? • Mức độ cạnh tranh: Có bao nhiêu công ty trong ngành cùng cạnh tranh? Sự khác biệt của công ty như thế nào? Thông tin đánh giá Thu thập từ đâu? • Internet (các trang web tài chính chính thống) – Đọc tiêu đề và lọc các thông tin liên quan đến cổ phiếu – Tham khảo: Reuters, MarketWatch, Yahoo Finance, Investors.com, Google Finance, Forbes, MSN Money • Hãy tham khảo các báo cáo thường niên được đăng trên các trang web của công ty niêm yết hoặc các tổ chức tài chính • Các tạp chí, sách báo, tin tức về công ty 6Các nhân tố định tính Lợi thế cạnh tranh cao hay thấp? SỨC MẠNH ĐÀM PHÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành Các đối thủ mới gia nhập ngành Các sản phẩm thay thế Sức mạnh của người mua Sức mạnh của nhà cung cấp LỢI NHUẬN CỦA NGÀNH Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành • Mức độ cạnh tranh càng cao: – Giá sẽ bằng chi phí sản xuất biên – Những yếu tố khác giá sẽ trở nên quan trọng • Những nhân tố quyết định mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành: – Tốc độ tăng trưởng ngành – Số lượng và độ lớn của các công ty trong ngành Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành • Những nhân tố quyết định mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành: – Mức độ khác biệt sản phẩm/ dịch vụ và chi phí chuyển đổi – Qui mô tỷ lệ chi phí cố định và chi phí biến đổi – Những rào cản và công suất của thị trường 7Các đối thủ mới gia nhập ngành • Một công ty mới dễ dàng gia nhập ngành sẽ tác động đến lợi nhuận của các công ty khác trong ngành • Những nhân tố tác động đến gia nhập ngành: – Qui mô kinh tế – Lợi thế người dẫn đầu – Mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng – Những rào cản pháp lý Các sản phẩm thay thế • Mức độ các sản phẩm hay dịch vụ thay thế ảnh hưởng đến sức mạnh đàm phán với các nhà cung cấp, khách hàng và lợi nhuận • Mức độ thay thế dựa vào tương quan giá, chức năng (hiệu suất) của các sản phẩm/ dịch vụ cạnh tranh, và mong muốn sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng Sức mạnh của người mua • Sức mạnh của người mua có thể làm giảm giá sản phẩm/ dịch vụ • Những nhân tố ảnh hưởng sức mạnh của người mua: – Mức độ nhạy cảm giá của người mua đối với sản phẩm/ dịch vụ – Sức mạnh đàm phán của người mua 8Sức mạnh của nhà cung cấp • Nhà cung cấp có sức mạnh khi có ít các sản phẩm thay thế hoặc ít các nhà cung cấp đối với nhu cầu của khách hàng về một sản phẩm/ dịch vụ Ứng dụng phân tích cho ngành sản xuất máy tính • Những nhân tố cạnh tranh? • Sức mạnh khách hàng và nhà cung cấp? Chiến lược kinh doanh • Các công ty phải lựa chọn các chiến lược kinh doanh phù hợp để thành công trong ngành • 2 chiến lược kinh doanh phổ biến: – Chi phí thấp – Đa dạng hóa sản phẩm/ dịch vụ 9Chiến lược kinh doanh LỢI THẾ CẠNH TRANH CHI PHÍ THẤP ĐA DẠNG HÓA Chi phí thấp • Cung cấp sản phẩm/ dịch vụ với chi phí thấp • Kinh tế theo qui mô • Hiệu quả sản xuất • Thiết kế sản phẩm đơn giản • Phân phối sản phẩm với chi phí thấp • Ít tập trung R&D và quảng bá thương hiệu • Hệ thống quản lý chi phí chặt chẽ Đa dạng hóa • Cung cấp sản phẩm/ dịch vụ độc đáo • Chất lượng sản phẩm vượt trội • Đa dạng các sản phẩm vượt trội • Dịch vụ khách hàng vượt trội • Nhiều hình thức giao hàng linh hoạt • Đầu tư vào hình ảnh thương hiệu • Đầu tư vào R&D • Hệ thống quản lý tập trung vào tính sáng tạo và đổi mới 10 Lợi thế cạnh tranh • Lựa chọn chiến lược kinh doanh là một bước quan trọng đối với một công ty. • Khả năng thực thi và duy trì lợi thế cạnh tranh phải được đánh giá • Những nhân tố được đánh giá: – Những nguồn lực và khả năng thực thi chiến lược kinh doanh – Những hoạt động của công ty, cơ sở hạ tầng, và các yếu tố vận hành nhất quán với chiến lược lựa chọn Lợi thế cạnh tranh • Phù hợp giữa năng lực công ty và các yếu tố thành công để thực thi chiến lược • Phù hợp giữa chuỗi giá trị của công ty và các hoạt động để thực thi chiến lược • Duy trì lợi thế cạnh tranh Nghiên cứu chiến lược của Dell • Chiến lược của Dell là gì? – Chi phí thấp – Kênh phân phối – Sản xuất hàng loạt – Dịch vụ thuê ngoài – Quản lý tiền mặt – R&D 11 Cấu trúc quản lý công ty • Những công ty có nhiều hoạt động kinh doanh đòi hỏi phân tích các bộ phận kinh doanh khác nhau được quản lý như thế nào trong cấu trúc công ty • Những nhân tố phân tích bao gồm: – Chi phí quản lý – Những lợi thế đặc biệt đối với các hoạt động trong cùng hệ thống Phân tích SWOT Phân tích SWOT Yếu tố bên trong Yếu tố bên ngoài Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức Chiến lược SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Chiến lược SO Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội Chiến lược WO Tận dụng cơ hội để vượt qua khó khăn Thách thức (T) Chiến lược ST Tận dụng điểm mạnh để áp chế các bất lợi từ bên ngoài Chiến lược WT Giảm thiểu tối đa điểm yếu và tránh các yếu tố bất lợi từ bên ngoài 12 Ma trận BCG T ố c đ ộ tă n g tr ư ở n g c ủ a th ị tr ư ờ n g Cao Thấp Thấp Cao Tương quan thị phần Ma trận BCG • Thị phần là tỷ lệ doanh thu hoặc sản lượng bán hàng một công ty chiếm giữ • Tương quan thị phần Tương quan thị phần = Doanh thu công ty cần so sánh Doanh thu của công ty đối thủ Ma trận BCG • Tốc độ tăng trưởng thị trường được sử dụng để đo lường tính hấp dẫn của thị trường • Tương quan thị phần Tốc độ tăng của thị trường = Doanh thu năm nay – Doanh thu năm trước Doanh thu năm trước 13 Tăng trưởng cao, thị phần lớn • Công ty trong phần ngôi sao sẽ dẫn dắt thị trường • Đòi hỏi đầu tư lớn để duy trì thị phần cao • Sử dụng tiền và tạo tiền lớn Tăng trưởng thấp, thị phần cao • Những công ty có tốc độ tăng trưởng và thị phần cao trong quá khứ • Tạo ra nhiều tiền • Tạo ra lợi nhuận lớn so với khoản đầu tư nhỏ • Tồn tại trong giai đoạn trưởng thành của ngành công nghiệp Tăng trưởng thấp, thị phần thấp • Không mang lại nhiều lợi nhuận • Tồn tại trong giai đoạn suy thoái của ngành công nghiệp 14 Tăng trưởng cao, thị phần thấp • Lợi nhuận cao trong khi thị phần thấp • Đầu tư lớn Phân tích ngành • Tiến hành phân tích hiện trạng của ngành và tiềm năng của ngành. • Đánh giá tiềm năng lợi nhuận của ngành mà doanh nghiệp tham gia, sự bền vững của mô hình kinh tế doanh nghiệp -> dự đoán doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai Phân tích ngành Lựa chọn các tiêu chí bình quân ngành, số doanh nghiệp trong ngành để so sánh: • Nếu công ty nào sản xuất, kinh doanh đa ngành, thì sẽ chọn ngành nghề có mức doanh thu cao nhất để lựa chọn. • Các Doanh nghiệp có quy mô tương xứng về tổng tài sản, giá trị doanh nghiệp trên thị trường, số lượng nhân công, hệ thống chi nhánh, kênh phân phối... • Đối với các công ty trong nước, tuỳ theo tính sẵn có của ngành nghề, số lượng có thể dao động từ 2-4. Đối với các công ty nước ngoài cùng khu vực, số lượng có thể là 8-10. 15 Ví dụ: Thông tin ngành cao su THÔNG TIN MINH HOẠ Ngành cao su săm lốp Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi với nguồn nguyên liệu đầu vào, nguồn nhân công giá rẻ và một thị trường đầu ra tiềm năng. Ví dụ: Thông tin ngành cao su Ví dụ về Các Cty ngành nhựa 16 Phân tích ngành Bất động sản • Ngành bất động sản bao gồm nhiều phân khúc: căn hộ, đất nền dự án, bất động sản du lịch, đất khu công nghiệp • Đất và nguyên vật liệu là nguồn cung chính của ngành BĐS. • Nguồn cung đất được quyết định bởi Chính phủ và là nguồn tài nguyên hữu hạn. • Đất phục vụ công nghiệp hiện được Nhà nước ưu tiên, dồi dào. • Nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn với lĩnh vực xây dựng – BĐS, song mức tác động với phân khúc KCN thấp. Trong phân khúc BĐS-KCN: chúng ta sẽ lấy ví dụ phân tích mã CP KBC Phân tích ngành Phân Tích 5 Nguồn Lực Của Công ty Doanh thu và lợi nhuận của một ngành phụ thuộc rất lớn vào mức độ cạnh tranh trong ngành. 5 nguồn lực chính: -> đánh giá được các cơ hội và thách thức (thuận lợi và khó khăn) của ngành đối với doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh cao trên thị trường KHẢ NĂNG ÉP GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG KHẢ NĂNG ÉP GIÁ CỦA NHÀ CUNG CẤP SẢN PHẨM THAY THẾ RÀO CẢN KHI GIA NHẬP NGÀNH Phân tích ngành BĐS Phân Tích 5 Nguồn Lực Cạnh tranh nội bộ ngành • Phân khúc đất khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng: các mã KBC, ITA, BCI, D2D, STL • KBC - miền Bắc và ITA, BCI - miền Nam -> cạnh tranh ngành ở phân khúc này rất hạn chế. 17 Phân tích ngành BĐS Phân Tích 5 Nguồn Lực Quyền lực đàm phán của khách hàng • Cầu với BĐS: cầu sử dụng và cầu đầu tư đến từ mọi đối tượng thuộc nền kinh tế cả trong nước và quốc tế. • Cầu với phân khúc đất KCN – KCX, CSHT chủ yếu là cầu sử dụng. • Khách hàng của KBC: 80% là tập đoàn nước ngoài và đa quốc gia. -> quyền lực đàm phán của khách hàng trong phân khúc này bị hạn chế. Phân tích ngành BĐS Phân Tích 5 Nguồn Lực Rào cản gia nhập ngành • Tham gia ngành BĐS không khó song để phát triển và xác định vị thế trong ngành không dễ. • Cần có vốn lớn hoặc quỹ đất rộng mới có thể tham gia lĩnh vực đầu tư và kinh doanh BĐS. -> Rào cản tham gia phân khúc đất KCN - chế xuất và cơ sở hạ tầng rất lớn. Phân tích ngành – Minh hoạ Ngành ngân hàng: • Cho vay thỏa thuận • Mặt bằng lãi suất cho vay và huy động • Tăng trưởng tín dụng • Áp lực tăng vốn • Các mã CP: VCB, STB, ACB, CTG, EIB, SHB 18 Phân tích ngành – Minh hoạ Ngành ngân hàng: Phân tích ngành – Minh hoạ Bất động sản: • Rào cản pháp lý cao -> giảm cạnh tranh trong ngành • Nhiều tổ chức nước ngoài quan tâm • Nguồn cung và giá một số phân khúc • Bất lợi: – Nguy cơ đóng băng do chính sách tiền tệ, chính sách thuế; – Mặt bằng giá cao làm giảm nhu cầu giao dịch; – Đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài, chi phí lớn • Các mã CP: SJS, DIG, BCI, ITC, NTL, TDH Phân tích ngành – Minh hoạ Ngành vật liệu xây dựng: • Nhu cầu lớn, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng • Bất lợi: Cạnh tranh gay gắt; chi phí cố định lớn; chi phí đầu vào tăng (hạt nhựa, điện, chi phí vận chuyển, chi phí vốn ) • Gạch ngói: VHL, DTC, VIT; Xi măng: HOM; Thép xây dựng: HPG; Ống nhựa xây dựng: NTP; 19 Phân tích ngành – Minh hoạ Cao su tự nhiên: • Tăng trưởng về nhu cầu cộng với nguồn cung hạn chế • Mức giá cao ở hiện tại và xu hướng giá xuất khẩu sẽ giảm • Bất lợi: VND mất giá; giảm sản lượng khai thác; phụ thuộc lớn vào giá cao su quốc tế • Các mã CP: DPR, PHR Phân tích ngành – Minh hoạ Thực phẩm và Đồ uống: • Tăng doanh thu tốt: ngành sữa (15-20%), bánh kẹo (10-15%), dầu thực vật (ít nhất 10%) • Tăng giá bán lẻ và tăng sản lượng tiêu thụ một cách thuận lợi • Sản phẩm nhập khẩu tiếp tục mất vị thế so với các nhãn hiệu trong nước trong ngành sữa và bánh kẹo • Bất lợi: Cạnh tranh gay gắt; Biến động của giá nguyên liệu và tỷ giá; Rủi ro về quản lý chất lượng; Nhu cầu về sản phẩm ngọt và hàm lượng chất béo cao đang giảm. • Các mã CP: VNM, BBC. Phân tích ngành – Minh hoạ Thủy sản: • Sự mất giá của đồng VND • Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu • Được hỗ trợ từ chính sách tiền tệ • Bất lợi: Cạnh tranh ngành; thiếu nguyên liệu chế biến và các quy định về truy xuất nguồn gốc thuỷ sản của EU (IUU), việc xếp cá tra vào chủng loại catfish tại thị trường Mỹ • Các mã CP: HVG, MPC, ABT 20 Phân tích doanh nghiệp Thông tin chung về công ty Quá trình hình thành và phát triển Lĩnh vực kinh doanh và ảnh hưởng của môi trường kinh doanh Cơ cấu tổ chức và cổ đông Phân tích công ty Các yếu tố phi tài chính Phân tích tài chính Phân tích “Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức” – SWOT Định giá công ty Lựa chọn phương pháp định giá Các giả định và điều chỉnh quan trọng về dòng tiền Các dự báo dựa trên báo cáo tài chính Xác định mức giá hợp lý (GTLT, GTNT) Thông tin Doanh nghiệp Thông tin chung  Quá trình hình thành và phát triển: Đánh giá được năng lực của doanh nghiệp, yếu tố nào thuận lợi và yếu tố nào bất lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai  Lĩnh vực kinh doanh: Lĩnh vực chủ đạo đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.  Cơ cấu tổ chức và cổ đông:  Tính hợp lý, khoa học, ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức  Tính tinh vi của sản phẩm, sự bền vững của doanh thu từ cơ cấu lao động  Người có ảnh hưởng trọng yếu đến các quyết định của doanh nghiệp. Ví dụ: KBC Lĩnh vực hoạt động chính Đầu tư xây dựng và kinh doanh khu đô thị, khu dân cư, khu tái định cư, khu nhà ở công nhân, khu công nghiệp; Kinh doanh và phát triển nhà ở, văn phòng, kho bãi Dịch vụ vui chơi, giải trí, dịch vụ cho thuê nhà xưởng, kho bãi ... 21 Phân tích doanh nghiệp • Thông tin cơ bản về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: – Các sản phẩm chính – Thị phần – Phân bố doanh thu theo sản phẩm, theo khu vực – Dự báo mức tăng trưởng của doanh thu • Đánh giá các yếu tố phi tài chính và tài chính ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Phân tích doanh nghiệp Phân tích các yếu tố phi tài chính: – Năng lực sản xuất – Trình độ công nghệ – Khả năng điều hành quản lý – Nguồn nhân lực – Mạng lưới phân phối – Khách hàng, đối tác và dự án triển khai – Thị phần và đối thủ cạnh tranh – Uy tín thương hiệu Phân tích doanh nghiệp Phân tích SWOT: chỉ ra các nguồn lực và khả năng nhằm nắm bắt cơ hội và đối phó với đe doạ đến từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Điểm mạnh Cơ hội Điểm yếu Thách thức Nhân tố bên trong Nhân tố bên ngoài 22 Ví dụ: KBC – Phân tích SWOT 64 Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) • 3 KCN lớn 1438 ha; tương lai 6480ha (13% diệ n tích KCN Việt Nam); • Hỗ trợ từ tập đoàn Saigon Invest; • Cổ phần lớn thuộc HĐQT-TGĐ-BKS; • Nhiều đối tác nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan); • Nhiều dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn, gia tăng sử dụng nợ vay -> rủi ro về lãi suất, khả năng trả nợ; • Dự án cần tiến độ nhanh, dễ phân tán nguồn lực; • Gia tăng liên tục tổng tài sản dễ dẫn đến giảm hiệu suất và năng lực của bộ máy. Cơ hội (O) Thách thức (T) • Các KCN ở miền Nam được sử dụng với hiệu suất 100%, • Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng tăng, tới 70% các dự án thuộc ngành bất động sản; • Phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu cơ sở hạ tầng và mặt bằng để xây dựng nhà máy, phân xưởng, kho bãi gia tăng • Diện tích đất dành cho KCN ngày càng thu hẹp; • Vấn đề môi trường ở các KCN; • Sự gia nhập của các công ty nước ngoài và tập đoàn đa quốc gia ở phân khúc bất động sản KCN Phân tích doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính: Thu thập và xử lý các thông tin về báo cáo tài chính trong ít nhất 3 năm gần nhất: • So sánh các số liệu tài chính trên báo cáo tại các thời điểm/khoảng thời gian khác nhau của cùng doanh nghiệp. • So sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành hoặc chỉ số trung bình của ngành. • Xem xét mối quan hệ giữa các số liệu tài chính riêng rẽ, tình hình hoạt động trong quá khứ -> xu hướng phát triển tương lai của doanh nghiệp. Phân tích doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính Các báo cáo tài chính trong quá khứ • Bảng cân đối kế toán • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Các tỷ số tài chính • Các tỷ số về khả năng thanh toán ngắn hạn; • Các tỷ số về khả năng thanh toán nợ và tính ổn định dài hạn; • Các tỷ số về hiệu suất hoạt động; • Các tỷ số về khả năng sinh lời; • Các tỷ số về đầu tư của cổ đông. 23 Sau cùng • Định giá nội tại của cổ phiếu dựa trên: – Mô hình dòng tiền (DDM, FCFF, FCFE, RIM) – Mô hình hệ số bội (P/E, P/B, P/S, P/CF) • So sánh mức giá trên thị trường để ra quyết định đầu tư phù hợp. • Và đến nay vẫn chưa có một lý thuyết, một mô hình nào là hoàn hảo cũng như những báo cáo của các tổ chức tài chính, Cty CK cũng chỉ dừng lại ở mức độ tư vấn & tham khảo. • Quyết định sau cùng vẫn thuộc về nhà đầu tư. Chính vì vậy, nhà đầu tư hãy là những người Am hiểu ngay từ đầu. Đầu tư Giá trị • P/E thấp khi so sánh với các công ty cạ
Tài liệu liên quan