Để có thể nắm được chi tiết một lãnh vực dự định tin
học hóa, chúng ta cần phải tìm hiểu, phân tích hiện trạng
của nó. Mục tiêu của việc phân tích hiện trạng là trả lời
cho được các câu hỏi sau:
• Hệ thống đang làm cái gì? Có những công việc gì? Đang
quản lý những gì? (What?)
• Tại sao phải làm những công việc này? (Why?)
• Những công việc do ai làm? (Who?)
• Làm ở đâu? (Where?)
• Khi nào làm? (When?)
• Mỗi công việc thực hiện như thế nào? (How?)
Phân tích hiện trạng là một công việc rất quan trọng, nó
quyết định sự thành công của việc xây dựng hệ thống.
Công việc yêu cầu người phân tích có nhiều kinh nghiệm
và am tường công việc.
41 trang |
Chia sẻ: thuongdt324 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống - Chương 2: Xác định và phân tích yêu cầu (Khảo sát hiện trạng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2
XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN
TÍCH YÊU CẦU
(Khảo sát hiện trạng)
I MỤC TIÊU
Để có thể nắm được chi tiết một lãnh vực dự định tin
học hóa, chúng ta cần phải tìm hiểu, phân tích hiện trạng
của nó. Mục tiêu của việc phân tích hiện trạng là trả lời
cho được các câu hỏi sau:
• Hệ thống đang làm cái gì? Có những công việc gì? Đang
quản lý những gì? (What?)
• Tại sao phải làm những công việc này? (Why?)
• Những công việc do ai làm? (Who?)
• Làm ở đâu? (Where?)
• Khi nào làm? (When?)
• Mỗi công việc thực hiện như thế nào? (How?)
Phân tích hiện trạng là một công việc rất quan trọng, nó
quyết định sự thành công của việc xây dựng hệ thống.
Công việc yêu cầu người phân tích có nhiều kinh nghiệm
và am tường công việc.
II HOẠT ĐỘNG CHÍNH - THỨ TỰ THỰC HIỆN
II.1 Ba hoạt động chính: Công việc phân tích bao gồm
ba công việc chính sau:
• Nghiên cứu hiện trạng của hệ thống: Dùng tất cả các biện
pháp có thể để tìm hiểu rõ ràng thực trạng của hệ thống.
• Đặc tả hệ thống: Sau khi nghiên cứu hiện trạng của hệ
thống, cần mô tả hệ thống dưới ngôn ngữ tự nhiên. Sự đặc tả
hệ thống phải đầy đủ chi tiết về dữ liệu và xử lý.
• Kết luận: Đánh giá ưu khuyết điểm của hệ thống hiện tại
qua từng công việc, tiên đoán trước các nhu cầu cho tương lai
và vạch ra hướng giải quyết nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó.
II.2 Thứ tự thực hiện
Các công việc của phân tích hiện trạng được thực hiện
theo thứ tự:
• Nhận diện các công việc được đánh giá là cơ bản: Mục
đích của công việc là gì? Gồm bao nhiêu bước? Thực hiện
công việc ở đâu? Ai thực hiện? Thời gian thực hiện? Tần
suất của công việc? Ai sẽ sử dụng các kết quả của công
việc?
• Tìm hiểu các dữ liệu cần dùng cho công việc và các dữ
liệu do công việc sản sinh ra.
• Đánh giá công việc hiện tại, đề xuất yêu cầu cho hệ
thống tương lai.
• Kiểm tra hiệu suất, hiệu quả của từng công việc.
III NGHIÊN CỨU HiỆN TRẠNG
III.1 Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp
Để xác định được hiện trạng của hệ thống, cần tìm hiểu,
tiếp xúc phỏng vấn trực tiếp với nhiều người tham gia trực
tiếp vào hệ thống. Những người tham gia trực tiếp vào hệ
thống bao gồm hai nhóm: Nhóm giám đốc - lãnh đạo quản lý
và nhóm các vị trí làm việc thừa hành - thực hiện.
Phỏng vấn được tiến hành tuần tự theo cấu trúc phân cấp
của tổ chức: Đầu tiên là phỏng vấn ban lãnh đạo, tiếp theo là
phỏng vấn từng vị trí làm việc cụ thể. Phỏng vấn ban lãnh
đạo cho chúng ta biết một cách tổng thể, toàn diện, các mục
tiêu trung, dài hạn của hệ thống tổ chức. Phỏng vấn từng vị
trí làm việc cụ thể cho ta biết thông tin về một công việc cụ
thể, các bước tiến hành của một quy trình công tác, các dữ
liệu liên quan đến quy trình, các dữ liệu, báo biểu sản sinh từ
quy trình ...
• Phỏng vấn Giám đốc/lãnh đạo:
- Mục tiêu chính của hệ thống thông tin quản lý.
- Danh sách các vị trí làm việc.
- Các dữ liệu có tính chất toàn cục.
- Các lãnh vực cần phân tích.
Phỏng vấn các vị trí làm việc:
- Liệt kê và mô tả tất cả các quy trình của công
việc phải thực hiện.
Mỗi quy trình phải nêu cho được:
- Phương cách hoạt động: Công việc làm thủ công
(Do con người thực hiện) hay có thể tự động hóa
được (Do máy tính thực hiện)?
- Điều kiện khởi động: Khi nào, với điều kiện nào
thì công việc khởi động.
- Chu kỳ thực hiện: Trong khoảng thời gian bao
nhiêu thì công việc được lập lại.
- Thời lượng thực hiện: Thời gian để hoàn thành
công việc.
- Dữ liệu vào, dữ liệu ra: Mô tả đầy đủ kiểu dữ liệu
vào và ra bao gồm: Tên dữ liệu, kiểu dữ liệu, dung
lượng, ý nghĩa của từng thuộc tính của dữ liệu.
- Danh sách các quy trình có liên quan.
III.2 Lập bảng câu hỏi điều tra
Để khảo sát hiện trạng, ta có thể dùng phương pháp lập
bảng câu hỏi điều tra bằng một trong hai cách:
• Bảng đóng: Ta cung cấp cho những người liên quan đến
hệ thống những bảng trắc nghiệm để họ chọn những câu
trả lời được in sẵn.
• Bảng mở: Ta cung cấp cho những người liên quan đến
hệ thống những câu hỏi và yêu cầu họ viết câu trả lời.
Đây là một phương pháp thụ động, chỉ áp dụng khi
người phân tích đã quá quen thuộc hệ thống này, đã từng
phân tích nhiều hệ thống tương tự với những nguyên tắc
làm việc chung theo một quy định thống nhất, ở hệ thống
này, phân tích viên chỉ cần nắm bắt thêm những vấn đề
chuyên biệt.
III.3 Nghiên cứu các tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu cũng là một phương pháp để
phân tích hiện trạng. Nghiên cứu những tài liệu của hệ
thống, người phân tích có thể nắm được các công việc, chức
năng, các quy tắc làm việc của hệ thống. Các tài liệu nghiên
cứu bao gồm:
• Các văn bản pháp quy quy định về chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức.
• Các văn bản pháp quy quy định về tiêu chuẩn, quy tắc,
phương cách làm việc.
• Các chủ trương chính sách mà tổ chức, nhà nước đã ban
hành từ trước đến giờ.
• Các báo cáo, báo biểu, thống kê đang lưu trữ ...
III.4 Quan sát trực tiếp
Một phương pháp tốt để phân tích hiện trạng là quan sát,
tham gia trực tiếp vào hệ thống như một nhân viên thực thụ.
Sau một thời gian cùng làm việc thực thụ, với nhiệm vụ
nghề nghiệp, phân tích viên nắm rõ các quy trình làm việc,
nhận biết được các ưu nhược điểm của hệ thống, hình thành
những cải tiến, những quy trình mới phù hợp hơn.
Phân tích hiện trạng là việc làm rất quan trọng, quyết
định sự thành công của dự án Tin học hóa hệ thống thông
tin quản lý, đòi hỏi phân tích viên có đầy đủ kinh nghiệm.
Thông thường, phân tích viên sử dụng tổng hợp cả bốn
phương pháp trên một cách khéo léo để đạt được mục tiêu
đề ra.
IV MÔ TẢ HỆ THỐNG
Trong quá trình phân tích hiện trạng ta có thể sử dụng nhiều
công cụ để ghi nhận, mô tả hệ thống.
IV.1 Phiếu mô tả công việc
Sau khi nghiên cứu hoàn tất một công việc của hệ thống, ta lập
một bảng tổng kết theo mẫu:
PHIẾU MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Hệ thống:.. Tên công việc:..
Người lập:. Ngày lập:.
- Phương cách hoạt động:..
- Điều kiện khởi động:
- Chu kỳ thực hiện:.
- Thời lượng thực hiện:..
- Dữ liệu: Vào:
Ra:
- Danh sách các quy trình có liên quan:...
Ví dụ: Phiếu mô tả công việc mua sách của hệ thống quản lý thư viện:
PHIẾU MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Hệ thống: QUẢN LÝ THƯ VIỆN Người lập:....................
Tên công việc: MUA SÁCH Ngày lập:.....................
- Phương cách hoạt động: Thủ công.
- Điều kiện khởi động: Được duyệt tiền mua sách.
- Chu kỳ thực hiện: Một tuần.
- Thời lượng thực hiện: Ba ngày.
- Dữ liệu: Vào: Sách, Tác giả, Nhà xuất bản.
Ra: Danh sách sách mua
- Danh sách các quy trình có liên quan: Không.
IV.2 Đặc tả bài toán:
Dựa vào phần mô tả bài toán, phân tích viên rút ra dữ
liệu quản lý và các xử lý của bài toán.
1) Đặc tả dữ liệu:
Dữ liệu bao gồm dữ liệu cơ sở và dữ liệu sinh ra trong
quá trình xử lý.
Dữ liệu cơ sở bao gồm tất cả các đối tượng quản lý cùng
thuộc tính của nó.
Để tìm các dữ liệu cơ sở, người phân tích tìm ra các danh
từ chỉ dữ liệu. Danh từ có thể là đối tượng, có thể là thuộc
tính của đối tượng.
Một đối tượng được xác định bỡi nhiều yếu tố thông tin.
Một yếu tố thông tin để xác định một đối tượng là thuộc
tính của đối tượng ấy. Danh từ mô tả dữ liệu là một thuộc
tính khi bản thân từ ấy là có nghĩa.
2) Đặc tả xử lý
Một xử lý là một hành động tác động vào dữ liệu để sinh ra
dữ liệu mới.
Để đặc tả xử lý, từ phần mô tả bài toán, phân tích viên xác
định tất cả các động từ hành động nào mà tác động vào một
đối tượng để sinh ra đối tượng mới. Mỗi hành động này là một
xử lý của hệ thống.
Ứng với mỗi xử lý, phân tích viên xác định dữ liệu nhận
được khi kết thúc.
V MỘT SỐ BÀI TOÁN
Để thuận tiện trong việc nghiên cứu các chương
sau, ở đây chúng tôi giả định đã khảo sát hiện trạng
của một số hệ thống sau đây:
V.1 Bài toán tuyển sinh đại học
A Mô tả bài toán
Tuyển sinh vào các trường đại học được tổ chức mỗi năm
một lần. Quy trình tuyển sinh được tổ chức như sau:
Đầu năm, bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết tuyển sinh
năm học trước và đề ra chỉ tiêu tuyển sinh cho năm học sau.
Sau khi có chỉ tiêu tuyển sinh, bộ ra một tập tài liệu mang
tên "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học năm...",
trong đó giới thiệu tổng quan về tất cả các trường đại học và
cao đẳng trên cả nước bao gồm số liệu về tuyển sinh của
năm trước và thông tin về tuyển sinh năm nay.
Thông tin về tuyển sinh mới gồm: Thời gian nộp hồ sơ,
danh sách các ngành thi từng trường với khối thi, môn thi
cho từng khối, ngày thi cho từng khối, chỉ tiêu tuyển sinh
(trường, cấp đào tạo, số lượng). Thông tin này cũng được
gởi về từng trường đại học để làm căn cứ tuyển sinh.
Để thực hiện việc tuyển sinh, nhà trường lập một lịch
tuyển sinh, liệt kê toàn bộ các công việc phải làm cùng
với thời gian (ngày bắt đầu, ngày kết thúc) và cán bộ phụ
trách công việc ấy.
Ở tại trường đại học, sau khi có thông tin tuyển sinh,
nhà trường lập thông báo thông báo tuyển sinh, chi tiết
chỉ tiêu tuyển sinh của trường bao gồm: Chỉ tiêu tuyển
sinh và khối thi cho từng ngành thi. Nhà trường thông báo
những thông tin tuyển sinh lên phương tiện thông tin đại
chúng để thí sinh biết.
Sau khi có thông tin tuyển sinh, thí sinh lập phiếu
đăng ký tuyển sinh theo quy định nộp tại ban tuyển sinh
(trường phổ thông trung học mà thí sinh đang học cho
học sinh phổ thông đang học lớp 12, nạp cho ban tuyển
sinh huyện, tỉnh hay trường đại học cho thí sinh tự do).
Phiếu đăng ký tuyển sinh của thí sinh được bộ quy định
thống nhất có những thông tin sau: Số phiếu, trường thi,
khối thi, ngành thi, họ, tên, ngày sinh, nơi sinh (Xã,
huyện, tỉnh) dân tộc, đối tượng ưu tiên, hộ khẩu thường
trú (Số nhà, đường phố/thôn, xã, huyện, tỉnh), Nơi học
phổ thông trung học (Lớp, trường, tỉnh), khu vực ưu tiên,
năm tốt nghiệp, nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ban tuyển
sinh), nơi dự thi, số chứng minh nhân dân, địa chỉ liên
lạc khi cần (Tên người nhận, Số nhà, đường/xóm thôn, xã,
huyện, tỉnh).
Hồ sơ thí sinh nộp tại ban tuyển sinh, sau đó được tập
trung về ban tuyển sinh tỉnh, ở đây hồ sơ được phân loại
theo từng trường thi, khối thi và nhập hồ sơ thí sinh vào
máy tính theo một dạng tập tin mà bộ Giáo dục và Đào tạo
đã quy định sẵn. Sau khi hết hạn nộp hồ sơ, danh sách thí
sinh được ban tuyển sinh tỉnh gởi về các trường đại học
theo hệ thống chuyển thư điện tử, hồ sơ giấy được chuyển
theo đường bưu điện đến trường.
Ở tại trường đại học, bộ phận tuyển sinh phân loại danh
sách thí sinh nhận từ các ban tuyển sinh tỉnh gởi về và
danh sách thí sinh nộp hồ sơ tại trường theo khối thi và
ngành thi để có danh sách thí sinh dự thi và đánh số báo
danh cho từng thí sinh.
Dựa trên tổng số thí sinh của từng khối thi, ban tuyển sinh
tiến hành tìm địa điểm thi (tên, địa chỉ) và lập danh sách
phòng thi với quy định: Trong một phòng thi chỉ có một khối
thi và một phòng thi không quá số lượng thí sinh quy định.
Một địa điểm thi có thể có nhiều khối thi. Danh sách phòng
thi được đánh số lại cho từng phòng thi.
Dựa vào danh sách phòng thi, trường xếp thi sinh vào
phòng thi đồng thời in giấy báo thi cho thí sinh. Trên giấy
báo thi có đầy đủ thông tin về: Thí sinh, khối thi, ngành thi,
lịch thi, phòng thi. Giấy báo thi phải được gửi cho thí sinh
trước khi thi.
Đến ngày thi, thí sinh thi các môn thi theo quy định. Sau
mỗi buổi thi, bộ phận tuyển sinh nhận bài thi của thí sinh
theo từng phòng thi.
Bài thi của thí sinh được đánh phách. Phách bài thi được
tạo theo nguyên tắc: Bài thi của mỗi môn thi tại một phòng
thi được đựng trong một túi bài phòng thi. Các túi bài
phòng thi được trộn thành những túi chấm thi. Nguyên tắc
trộn túi như sau: Chọn ngẫu nhiên n túi bài phòng thi, trộn
các bài thi ấy thành m (m < n) túi chấm thi (n, m được quy
định trước). Nguyên tắc trộn: Lấy tổng bài thi trong mỗi túi
bài phòng thi chia thành n phần, mỗi phần cho vào một túi
chấm thi theo thứ tự. Các bài thi trong túi chấm thi được sắp
xếp theo số báo danh và đánh số thứ tự. Số phách là số thứ
tự của bài thi trong túi chấm thi, được đánh liên tục.
Bài thi của thí sinh được chấm theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và ghi điểm vào các phiếu kết quả.
Mỗi túi bài thi ghi vào một phiếu kết quả, trong đó có số
phách bài thi và điểm thi. Phiếu kết quả được bộ phận kiểm
tra xác nhận trước khi công nhận chính thức.
Điểm thi được nhập vào máy tính, và công bố rộng rãi
trên các phương tiện thông tin công cộng. Sau khi chấm thi
xong, trường lập một bảng điểm tổng hợp gồm các cột:
Khối thi, đối tượng, khu vực, điểm, tổng số thí sinh. Bảng
điểm tổng hợp được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ
vào bảng điểm tổng hợp của các trường và chỉ tiêu tuyển
sinh, bộ xây dựng điểm sàn (Khối, cấp đào tạo, điểm).
Căn cứ vào điểm sàn của bộ, nhà trường thống kê điểm
cho từng ngành thi, khối thi để xây dựng điểm chuẩn của
trường (Ngành thi, khối thi, cấp đào tạo, điểm).
Dựa vào điểm chuẩn, nhà trường in và gửi giấy báo kết
quả thi cho thí sinh.
Sau khi biết kết quả thi, thí sinh có thể làm đơn phúc
khảo cho bài thi của mình. Sau khi nhận đơn phúc khảo
(Thí sinh, môn thi), bộ phận tuyển sinh sẽ chọn bài thi phúc
khảo, lập hội đồng chấm và xét kết quả phúc khảo. Kết quả
phúc khảo (Phách, điểm cũ, điểm phúc khảo) sẽ gửi cho thí
sinh dù có thay đổi điểm hay không.
Từ chỉ tiêu tuyển sinh và điểm chuẩn, nhà trường lập
điểm chuẩn cho nguyện vọng 2 với số lượng thí sinh còn
thiếu và điểm chuẩn cho từng ngành để thí sinh chưa trúng
tuyển ở trường khác nộp hồ sơ xét tuyển (Số báo danh,
trường thi, khối thi, điểm M1, điểm M2, điểm M3, khu vực,
đối tượng, kết quả).
Dựa vào chỉ tiêu và số lượng thí sinh nộp xin xét tuyển
nguyện vọng 2, trường xét tuyển và thông báo cho thí sinh.
Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 và 2 nhập học theo
giấy báo kết quả.
Từ kết quả nhập học của thí sinh đậu nguyện vọng 1 và
2, nhà trường có thể xét tuyển nguyện vọng 3 theo quy trình
như xét nguyện vọng 2.
Sau khi thí sinh nhập học, bộ phận tuyển sinh thống kê
kết quả tuyển sinh và lập bảng báo cáo tuyển sinh gửi cho
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
B) Đặc tả bài toán
1) Đặc tả dữ liệu
• Khối: Tên, Môn thi, ngày thi.
• Chỉ tiêu tuyển sinh: Trường, cấp đào tạo, số lượng
• Lịch tuyển sinh: Công việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc,
cán bộ.
• Thông báo tuyển sinh: Ngành, khối, cấp đào tạo, số lượng
• Phiếu đăng ký tuyển sinh: Số phiếu, trường thi, khối thi,
ngành thi, họ, tên, ngày sinh, nơi sinh (Xã, huyện, tỉnh)
dân tộc, đối tượng ưu tiên, hộ khẩu thường trú (Số nhà,
đường phố/thôn, xã, huyện, tỉnh), Nơi học phổ thông trung
học (Lớp, trường, tỉnh), khu vực ưu tiên, năm tốt nghiệp,
nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ban tuyển sinh), nơi dự thi,
số chứng minh nhân dân, địa chỉ liên lạc khi cần (Tên
người nhận, Số nhà, đường/xóm thôn, xã, huyện, tỉnh).
• Số báo danh: Thí sinh, số báo danh.
• Địa điểm thi: Tên, địa chỉ.
• Phòng thi: Số phòng, khối thi, SL thí sinh, địa điểm thi.
• Danh sách thí sinh phòng thi: Số báo danh, số phòng thi.
• Danh sách vắng thi: Thí sinh, môn thi.
• Bài thi: Số báo danh, môn thi, số phách.
• Phiếu kết quả: Số phách, điểm thi.
• Bảng tổng hợp điểm: Khối, đến điểm, tổng số.
• Điểm sàn: Khối, cấp đào tạo, điểm.
• Bảng thống kê điểm: Ngành, khối, đến điểm, tổng số.
• Điểm chuẩn: Ngành, khối, cấp đào tạo, điểm chuẩn.
• Đơn phúc khảo: Thí sinh, môn thi
• Kết quả phúc khảo: Số phách, điểm cũ, điểm phúc khảo.
• Nguyện vọng 2-3: Nguyện vọng, ngành, số lượng, điểm
• Hồ sơ xét tuyển: Số báo danh, trường thi, khối thi, điểm
M1, điểm M2, điểm M3, khu vực, đối tượng, kết quả.
• Danh sách sinh viên: Số báo danh, ngành
• Báo cáo tuyển sinh: Ngành, khối, NV1, NV2, NV3
2) Đặc tả xử lý
1. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu tuyển sinh
2. Lập lịch tuyển sinh: Lịch tuyển sinh
3. Lập thông báo tuyển sinh: Thông báo tuyển sinh
4. Lập phiếu đăng ký tuyển sinh: Phiếu đăng ký tuyển sinh
5. Phân loại phiếu thi: Phiếu đăng ký TS đã phân loại
6. Đánh số báo danh: Số báo danh
7. Lập danh sách phòng thi: Phòng thi
8. Xếp thi sinh vào phòng thi: DS thi sinh phòng thi
9. Thi: Bài thi, Danh sách vắng thi
10. Đánh phách bài thi: Bài thi
11. Chấm thi: Phiếu kết quả
12. Xác nhận điểm thi: Phiếu kết quả
2) Đặc tả xử lý (tt)
13. Lập bảng điểm tổng hợp: Bảng điểm tổng hợp
14. Xây dựng điểm sàn: Điểm sàn
15. Thống kê điểm: Bảng thống kê điểm
16. Xây dựng điểm chuẩn: Điểm chuẩn
17. Làm đơn phúc khảo: Đơn phúc khảo
18. Lập danh sách bài thi phuc khảo: Kết quả phúc khảo
19. Chấm phúc khảo: Kết quả phúc khảo
20. Lập điểm chuẩn nguyện vọng 2, 3: Nguyện vọng 2-3
21. Nộp hồ sơ nguyện vọng 2-3: Hồ sơ xét tuyển
22. Xét tuyển nguyện vọng 2-3: Hồ sơ xét tuyển
23. Nhập học: Danh sách sinh viên
24. Lập bảng báo cáo tuyển sinh: Báo cáo tuyển sinh
V.2 Quản lý khám chữa bệnh tại bênh viện
A Mô tả bài toán
Một bệnh viện cần quản lý toàn diện việc khám cữa
bênh trên máy vi tính. Sau khi khảo sát hiện trạng, phân
tích viên nắm được những thông tin sau:
Nhân viên bênh viện:
Nhân viên bao gồm tất cả những người làm việc trong
bệnh viện. Mỗi nhân viên được quản lý: Họ, tên, giới tính,
ngày sinh, nơi sinh (Huyện, tỉnh), địa chỉ (Số nhà, đường,
xã, huyện), dân tộc, tôn giáo, Đảng viên (Ngày vào Đảng,
ngày chính thức, chi bộ sinh hoạt), trình độ chuyên môn,
đơn vị công tác, chức vụ.
Bệnh nhân:
Bệnh nhân là những người đến bệnh viện để khám, chữa
bệnh. Mỗi bệnh nhân được quản lý: Họ, tên, giới tính,
ngày sinh, đối tượng, địa chỉ (xã, huyện, tỉnh). Nếu bệnh
nhân có bảo hiểm y tế thì quản lý thêm: Số thẻ bảo hiểm y
tế, thời gian hiệu lực, phần trăm bảo hiểm, nơi khám bệnh
ban đầu.
Khu khám bệnh:
• Bệnh viên được chia thành hai khu vực: Khu khám bệnh
và khu điều trị bệnh.
• Khu khám bệnh được chia thành nhiều phòng khám,
mỗi phòng có tên và chức năng khám bệnh hay xét
nghiệm.
• Khu điều trị được chia thành nhiều khoa, mỗi khoa có
nhiều phòng điều trị. Mỗi phòng có giá nằm điều trị riêng.
Kế hoạch công tác
Hàng tuần, bộ phận quản lý lập một lịch công tác cho tất
cả các cán bộ, viên chức trong bệnh viện. Lịch công tác
bao gồm: Ngày, nhân viên, công việc, vị trí làm việc, giờ
bắt đầu, giờ kết thúc.
Quy trình khám chữa bệnh
Bệnh nhân đến bệnh viện để khám chữa bệnh theo quy
trình sau:
Bước 1: Bệnh nhân đến nơi tiếp nhận bệnh nhân để
đăng ký khám bệnh và được cấp một phiếu khám bệnh.
Trên phiếu khám bệnh ghi các thông tin: Ngày khám, bệnh
nhân, vị trí khám bệnh (phòng khám nào). Nếu bệnh nhân
không có bảo hiểm y tế thì phải đóng phí khám bệnh, khi
đóng phí sẽ được cấp một biên nhận, trên đó ghi tên bệnh
nhân, số tiền đóng, ngày đóng tiền.
Bước 2: Bệnh nhân đến vị trí khám bệnh và được một
bác sĩ khám bệnh. Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ có
thể sử dụng một số kỹ thuật hỗ trợ như: Xét nghiệm,
X_quang, siêu âm, ; mỗi kỹ thuật có giá quy định riêng
theo từng thời điểm. Để sử dụng kỹ thuật, bác sĩ làm một
phiếu yêu cầu kỹ thuật, trong đó ghi tên bệnh nhân, kỹ
thuật cần làm.
Sau khi khám xong, bệnh nhân thuộc một trong hai loại:
Điều trị tại nhà hay nhập viện.
• Nếu bệnh nhân điều trị tại nhà thì bác sĩ cho một toa
thuốc trên đó ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân, danh sách
tên thuốc cùng số lượng và liều dùng.
• Nếu bệnh nhân phải nhập viện thì bác sĩ khám bệnh lập
một giấy nhập viện, trên đó có đầy đủ thông tin về bệnh
nhân, căn bệnh dự đoán và khoa điều trị.
Bước 3: Tại khoa điều trị, bệnh nhân được lập một bệnh
án, ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân, phòng nằm chữa trị
và căn bệnh mà bệnh nhân mắt phải. Hằng ngày, bác sĩ
khám, điều trị theo chi tiết bệnh án: Ngày chữa trị, bác sĩ
điều trị, y tá điều trị và toa thuốc điều trị bao gồm: Tên
thuốc và liều dùng.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng các
kỹ thuật hỗ trợ khám bệnh như: Xét nghiệm, X_quang, siêu
âm, Để sử dụng kỹ thuật, bác sĩ điều trị lập một phiếu
yêu cầu kỹ thuật bao gồm: Ngày yêu cầu, kỹ thuật.
Khi bệnh nhân điều trị có thể lựa chọn loại phòng nằm
điều trị với giá dịch vụ riêng cho mỗi loại phòng theo từng
thời điểm. Khi sử dụng phòng dịch vụ, bệnh biện lập phiếu
sử dụng phòng: Bệnh nhân, phòng sử dụng, ngày bắt đầu
sử dụng, ngày kết thúc sử dụng.
Trong quá trình chữa trị, nhiều bệnh nhân cần chuyển
đến bệnh