• Phần admin website: cung cấp các trang web để cập nhật thông tin về lỗi, về sách/chương/phần liên quan đến thông tin lỗi dựa trên mã lỗi.
• Phần client website: chỉ cung cấp trang web để tìm kiếm thông tin liên quan đến lỗi (từ mã lỗi tương ứng) để nhận về phần giới thiệu các sách liên quan, các chương/phần và bài học liên quan trong các sách đó.
35 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích - Thiết kế - thực hiện Web Server, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH - THIẾT KẾ - THỰC HIỆN
Phân tích
Nhiệm vụ
Đề tài sẽ có hai phần chính là phần Web Server và phần Add-in.
Phần Webserver
Phần admin website: cung cấp các trang web để cập nhật thông tin về lỗi, về sách/chương/phần liên quan đến thông tin lỗi dựa trên mã lỗi.
Phần client website: chỉ cung cấp trang web để tìm kiếm thông tin liên quan đến lỗi (từ mã lỗi tương ứng) để nhận về phần giới thiệu các sách liên quan, các chương/phần và bài học liên quan trong các sách đó.
Phần web service: cung cấp hàm (với input: mã lỗi, output: phần giới thiệu các sách liên quan, các chương/phần và bài học liên quan trong các sách đó) để tìm kiếm thông tin liên quan đến lỗi.
Phần Add-in
Tạo một add-in nhằm truy cập Microsoft Visual Studio .Net IDE 2003 để lấy thông tin về lỗi lập trình của người học/lậptrình viên, sau đó gọi hàm (từ phần webservice nêu trên) để thực hiện truy vấn và hiển thị kết quả (dạng các liên kết hyperlink) trong Add-in cho người học/lập trình viên xem (đồng thời người học/lậptrình viên có thể bấm vào các hyperlink này để mở browser truy cập chính xác đến mục liên quan đến lỗi đang bị xãy ra).
Phương án
Xây dựng ứng dụng Admin Website và Web Service theo mô hình đa tầng
Một trong những thay đổi quan trong diễn ra khi cài đặt ứng dụng Web Server bằng ASP.NET phía máy chủ đó là sự phân tầng trong ứng dụng. Các ứng dụng ngày nay thường áp dụng mô hình đa tầng(multi tier) phân rã chức năng của từng đơn thể đến mức tối đa.
Trong các ứng dụng không phân tầng, mã chương trình, cùng với định dạng kết xuất, xử lý dữ liệu trộn lẫn vào nhau. Điều này sẽ gây khó khăn đối với các dự án lớn cần hoạt động theo nhóm và tách biệt trong bước phát triển. Trong mô hình phân tầng, các nghiệp vụ xử lý của ứng dụng được cài đặt thành những đối tượng riêng biệt.
Ứng dụng được phân theo ba tầng:
Tầng dịch vụ người dùng (User services): chứa các trang ASP.NET(.aspx,asmx) định dạng giao diện và triệu gọi các đối tượng ở tầng xử lý nghiệp vụ.
Tầng xử lý dữ liệu (Data Layer): Các đối tượng ở phần Bussiness Layer thực hiện các chức năng chính của chương trình bao gồm mã lệnh tách rời phần định dạng HTML. Giao tiếp với tầng xử lý dữ liệu để trao đổi dữ liệu.
Tầng xử lý dữ liệu (Data Layer): Bao gồm các đối tượng thực hiện việc kết nối và truy xuất cơ sở dữ liệu.
Mô hình ba lớp này thường được sử dụng trong các ứng dụng thương mại điện tử thay cho mô hình client/server. Các chức năng xử lý chính của ứng dụng được nằm trong tầng xử lý nghiệp vụ và tầng xử lý dữ liệu. Nếu muốn chuyển ứng dụng sang môi trường khác, chẳng hạn xây dựng ứng dụng Desktop, chúng ta có thể sử dụng lại những đối tượng này mà không cần phải thay đổi gì thêm.
Ứng dụng gồm 7 đối tượng xử lý:
Books: phục vụ việc quản lý thông tin sách
Parts: phục vụ việc quản lý phần trong sách
Chapters: phục vụ quản lý chương của sách
Items: phục vụ quản lý các mục trong sách
CodeErrors: phục vụ quản lý lỗi
ErrorItems: phục vụ quản lý chi tiết lỗi
Users: phục vụ quản lý thành viên
Các đối tượng được viết bằng ngôn ngữ C#. Chúng được biên dịch ra file đối tượng DLL và kết hợp lại với nhau trong ứng dụng.
Xây dựng Web Client theo mô hình phân tán sử dụng công nghệ Web Service
Mô hình phân tán là một kỹ mang lại rất nhiều lợi ích vì có thể được triệu gọi qua mạng và sử dụng lại trên nhiều hệ điều hành khác nhau. ASP.NET cung cấp kiến trúc hạ tầng để xây dựng các ứng dụng phân tán trên Web theo giao thức triệu gọi SOAP, cho phép thực hiện chuyển đổi dữ liệu XML một cách dễ dàng và hiệu quả. Đối với chức năng tìm kiếm thông tin lỗi, phía Client chỉ cần cung cấp mã lỗi, mã lỗ sẽ được truyền trên mạng đến Web Server để tìm kiếm lỗi có trong cơ sở dữ liệu của Server. Khi tìm thấy, thông tin lỗi sẽ được đóng gọi theo định dạng SOAP và chuyển đến cho Client xử lý.
Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2000
Microsot SQL Server là hệ quản trị cơ sở dữ liệu(DBMS) mạnh mẽ, cung cấp cho người dùng những chức năng hoàn hảo trên lĩnh vực cơ sở dữ liệu. SQL được tối ưu để chạy trên mỗi trường cơ sở dữ liệu rất lớn và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn người dùng. Microsoft SQL Server 2000 có thể được kết hợp rất ăn ý với các server như IIS , E-Commerce, Proxy Server…
Ngôn ngữ sử dụng: ASP.NET
ASP.NET là ngôn ngữ cung cấp các thành phần điểu khiển phía trình chủ(server side control) hoạt động theo hướng xử lý sự kiện. Chúng ta chỉ cần khai báo thành phần điều khiển cần sử dụng và trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không cần phải viết thêm mã lệnh. Mọi việc kiểm soát trạng thái và tương tác với thành phần điểu khiển đều được trình chủ Web Server với kiến trúc ASP.NET lo liệu. Mã xử lý của ASP.NET được tách khỏi HTML. Việc định dạng và triển khai rất đơn giản. Đây là các điểm mạnh của ASP.NET so với các ngôn ngữ khác đã giúp ích rất nhiều cho người lập trình vì vậy ASP.NET là một lựa chọn số một cho ứng dụng Web.
Phân tích các nghiệp vụ của hệ thồng bằng ngôn ngữ UML
Ngôn ngữ mô hình hợp nhất(UML) là một tập hợp mô hình quan niệm với hệ thống ký hiệu. Bản thân UML không là một phương pháp lập trình vì nó không có một cách xử lý nào cả. Nhưng khi được ghép nối với Enterprise component modeling(ECM), nó sẽ trở thành một phương pháp lập trình. Ngôn ngữ UML dùng kiểu phân tích và thiết kế hướng đối tượng để xây dựng nên mô hình của một hệ thống hướng đối tượng. Các chương trình này có thể được dùng để tạo mã thực thi. Ngôn ngữ UML được phát triển bởi Grady Boock, Jame Rumbaugh và Ivar Jacobson, dùng các khái niệm từ phương pháp Booch, OMT & OOSE và kết hợp ý kiến từ các nhà phương pháp học khác. Bằng cách hợp nhất các quan niệm từ các phương pháp lập trình hướng đối tượng chủ đạo. UML có tham vọng đưa ra một tiêu chuẩn cho việc phân tích và thiết kế hướng đối tượng.
Mô hình hoạt động cũng như các nghiệp vụ của đề án được thiết kế bằng ngôn ngữ UML thông qua phần mềm Rational Rose. Đây là một ngôn ngữ mô phỏng các nghiệp vụ, các tác vụ của hệ thống phần mềm thông qua các biểu đồ lớp, biểu đồ use case, biểu đồ tuần tự ... Qua đó giúp người dùng hình dung được các chức năng cũng như các thao tác mà phần mềm lần lược thực hiện.
Cụ thể đối với đề tài này, biểu đồ use case cho thấy các nghiệp vụ mà phần mềm hỗ trợ và các actor thực hiện các chức năng trong mô hình đó. Còn biểu đồ tuần tự (Sequence diagram) cho thấy các bước thực thi lần lược của hệ thống.
Xây dựng Add-in
“Hệ thống hỗ trợ tra cứu lỗi lập trình” được viết trên ngôn ngữ C#.NET cho bộ Visual Studio .NET 2003 và được tạo dưới dạng Add-in project. Đây là một kỹ thuật mới, dựa trên mô hình kỹ thuật tự động hoá. Nó là một giao diện lập trình cho phép bạn truy cập tới các thủ tục bên dưới và thao tác với hệ thống bên trong của môi trường phát triển. Chúng cho phép mở rộng và phát triển các chức năng của môi trường phát triển. Kỹ thuật lập trình này cho phép bạn truy cập tới mô hình tự động hoá thông qua các macro trên Visual Studio .NET (VSMacros), bằng cách tạo các mở rộng cho IDE được gọi là Add-in. Các Add-in được biên dịch thành các ứng dụng mà có thể thao tác với môi trường làm việc và các tác vụ tự động hoá. Các Add-in có thể được triệu gọi theo một trong các cách khác nhau,bao gồm Add-in Manager,toolbar command hay các nút, các dòng lệnh, hay thông qua các sự kiện như khởi động IDE.
Trong phần hỗ trợ tới mô hình đối tượng chung được cung cấp bởi VS tới all các ngôn ngữ lập trình , các công cụ và các gói của nó, riêng với các ngôn ngữ lập trình trên Visual Studio .NET cũng có thể cung cấp thêm các kỹ thuật riêng của chúng tới mô hình đối tượng tự động hoá. Và tất nhiên bạn có thể tạo một đối tượng Add-in mà làm việc rất tốt với bất kỳ ngôn ngữ nào trên Visual Studio .NET, hay đối với ngôn ngữ nào được ghép vào để cung cấp những điểm đặc biệt của một ngôn ngữ riêng biệt, chẳng hạn VB hay VC++.
Thiết kế và thực hiện
Thiết kế cơ sở dữ liệu
Biểu đồ quan hệ
H ình 4.1: Biểu đồ quan hệ của hệ thống
Cơ sở dữ liệu của hệ thống gồm có 7 bảng để quản lý thông tin lỗi, sách và người dùng. Mỗi bảng mang ý nghĩa cụ thể như sau:
Books: Lưu trữ thông tin về sách bao gồm tên sách, tên tác giả, mã sách, và hình ảnh của sách, và một mã(BookID) để quản lý số lượng sách.
Parts: Lưu trữ thông tin về các phần của sách, gồm có tên phần, mã sách liên quan, và một mã(PartID) để quản lý số lượng phần của các sách.
Chapters: Lưu trữ thông tin về các chương trong sách, gồm có tên chương, mã phần liên quan và một mã(ChapterID) để quản lý số lượng chương trong các sách.
Items: Lưu trữ thông tin liên quan đến các mục trong sách, gồm có tên mục, nội dung mục, mã chương có liên quan và một mã(ItemID) để quản lý số lượng mục trong các sách.
CodeErrors: Lưu trữ mã lỗi lập trình, tên lỗi, mô tả về lỗi, và một mã(ErrorID) để quản lý số lượng lỗi quản lý.
ErrorItems: Lưu trữ thông tin chi tiết lỗi, gồm mã lỗi và mã các mục liên quan đến lỗi đó. Ngoài ra còn có mã(ErrorItemID) để quản lý số lượng chi tiết lỗi.
Users: Lưu trữ thông tin người dùng bao gồm tên đăng nhập và mật khẩu. Người dùng bao gồm :người quản trị hệ thống và các thành viên đăng ký sử dụng hệ thống. Bảng này chứa một trường tên uRole để xác định loại người dùng là người quản trị hay thành viên.
Các bảng dữ liệu của hệ thống
Bảng ErrorCode
T_CodeErrors
Các trường
Khóa
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Ý nghĩa
ErrorID
X
Int
4
Mã lỗi
CodeError
Varchar
50
Mã lỗi lập trình
ErrorName
Nvarchar
200
Tên lỗi lập trình
Description
Nvarchar
4000
Mô tả về lỗi lập trình
Type
Bit
1
Lỗi hay thông báo
Bảng 4.1: Bảng ErrorCode
Bảng ErrorItems
T_ErrorItems
Các trường
Khóa
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Ý nghĩa
ErrorItemID
X
Int
4
Mã chi tiết lỗi
ErrorID
X
Int
4
Mã lỗi
ItemID
X
Int
4
Mã mục liên quan đến lỗi
Bảng 4.2: Bảng ErrorItems
Bảng Items
T_Items
Các trường
Khóa
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Ý nghĩa
ItemID
X
Int
4
Mã mục
ItemName
NVarchar
150
Tên mục
ItemContent
NVarchar
4000
Nội dung mục
ChapterID
Int
4
Mã chương
Bảng 4.3: Bảng Items
Bảng Chapters
T_Chapters
Các trường
Khóa
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Ý nghĩa
ChapterID
X
Int
4
Mã chương
ChapterName
Nvarchar
150
Tên chương
PartID
Int
4
Mã phần
Bảng 4.4: Bảng Chapters
Bảng Parts
T_Parts
Các trường
Khóa
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Ý nghĩa
PartID
X
Int
4
Mã phần
PartName
Nvarchar
150
Tên phần
BookID
Int
4
Mã sách
Bảng 4.5: Bảng Parts
Bảng Books
T_Books
Các trường
Khóa
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Ý nghĩa
BookID
X
Int
4
Mã sách
BookName
Nvarchar
250
Tên sách
Author
Nvarchar
50
Tên tác giả
ISBN
Varchar
50
Mã sách
Picture
Varchar
50
Hình ảnh
Bảng 4.6: Bảng Books
Bảng Users
T_Users
Các trường
Khóa
Kiểu dữ liệu
Độ dài
Ý nghĩa
UserName
X
Varchar
50
Tên đăng nhập
PassWord
Varchar
50
Mật khẩu
uRole
Bit
1
Vai trò
Bảng 4.7: Bảng Users
Các Store Procedure
STT
Tên STOREPROCEDURE
Chức năng
1
usp_Books_Insert
Thêm sách
2
usp_Books_Update
Cập nhật sách
3
usp_Books_Delete
Xóa sách
4
usp_Books_CheckISBN
Kiểm tra mã sách trùng
5
usp_Books_GetAllBooks
Lấy tất cả các sách
6
usp_Books_GetBookDetail
Lấy chi tiết sách
7
usp_Parts_Insert
Thêm phần vào sách
8
usp_Users_Delete
Xóa người dùng
9
usp_Parts_Update
Cập nhật người dùng
10
usp_Parts_GetAllParts
Lất tất cả các phần
11
usp_Parts_GetBookParts
Chọn các phần có mã sách nhập vào
12
usp_Parts_GetPartDetail
Lấy chi tiết phần
13
usp_Chapters_Insert
Thêm chương
14
usp_Chapters_Delete
Xóa chương
15
usp_Chapters_Update
Cập nhật chương
16
usp_Chapters_GetPartID
Lấy mã phần của chương
17
usp_Chapters_GetAllChapters
Lấy các chương của phần
18
usp_Chapters_GetChapterDetail
Lấy chi tiết chương
19
usp_Items_Insert
Thêm mục
20
usp_Items_Delete
Xóa mục
21
usp_Items_Update
Cập nhật mục
22
usp_Items_GetItemDetails
Lấy chi tiết mục
23
usp_Items_GetChapterItems
Lấy chương của mục
24
usp_Items_GetAllItems
Lấy tất cả mục của chương
25
usp_CodeErrors_Insert
Thêm mã lỗi
26
usp_CodeErrors_Delete
Xóa mã lỗi
27
usp_CodeErrors_Update
Cập nhật mã lỗi
28
usp_CodeErrors_GetCodeErrorDetail
Lấy chi tiết lỗi
29
usp_CodeErrors_GetAllCodeErrors
Lấy tất cả các lỗi
30
usp_ErrorItems_Insert
Thêm mã mục và mã lỗi.
31
usp_ErrorItems_Delete
Xóa mã mục và mã lỗi
32
usp_ErrorItems_Update
Cập nhật mã mục và lỗi
33
usp_ErrorItems_GetErrorItemDetails
Lấy chi tiết mã mục và mã lỗi
Bảng 4.8: Các Store Procedure
Phân tích hệ thống
Sơ đồ họat động
Hình 4.2: Sơ đồ hoạt động của hệ thống
Mô tả: hệ thống gồm các Actor : Admin, Add-In, Client và user. Trong đó các Actor này thực hiện các chức năng sau:
Actor Admin
Mô tả: Khi Admin cung cấp username và password để đăng nhập vào hệ thống, hệ thống sẽ kiểm tra username và password được nhập vào.
+ Nếu thông tin hợp lệ, hệ thống sẽ cho phép Admin vào hệ thống và thực hiện các chức năng quản trị cơ sở dữ liệu.
+ Nếu thông tin không hợp lệ, hệ thống sẽ yêu cầu nhập lại username và password.
Khi đã hoàn tất công việc quản trị cơ sở dữ liệu, Admin có thể Logout khỏi hệ thống.
Actor Client
Mô tả: Đầu tiên, client phải đăng ký một account với hệ thống bằng các cung cấp username và password.
Hệ thống sẽ kiểm tra username có trùng hay không.
Nếu đã có username thì hệ thống gởi thông báo và yêu cầu thay đổi username.
Nếu thông tin đăng ký hợp lệ, thông tin đăng ký được lưu vào hệ thống.
Sau khi đã đăng ký, người dùng có thể đăng nhập vào hệ thống với account vừa tạo bằng cách nhập vào username và password. Nếu đăng nhập thành công, client có thể tra cứu và xem chi tiết thông tin vể lỗi đó.
Khi kết thúc tìm kiếm, người dùng có thể LogOut khỏi hệ thống.
Add-In
Nếu quá trình biên dịch xảy ra lỗi, trình Add-In sẽ truy cập vào hệ thống và lấy về danh sách mã lỗi, sau đó hiển thị trên một tab của OutputWindow. Cột đầu tiên chứa mã lỗi, cột thứ hai chứa liên kết có mang theo mã lỗi này. Sau khi user click vào liên kết này, một trang chứa đựng thông tin chi tiết về lỗi này sẽ hiển thị. Ngoài việc tham khảo thông tin này, user có thể click vào liên kết của các mục liên quan đến lỗi và có được thông tin của các mục này.
User
Chỉ đơn giản thực hiện chức năng biên dịch chương trình và tham khảo các thông tin về lỗi theo các bước đã được giới thiệu bên trên.
Sơ đồ tuần tự chức năng của Add-in
H ình 4.3: Sơ đồ tuần tự chức năng của Add-in
Sơ đồ tuần tự chức năng Web Admin
Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý sách
Hình 4.4: Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý sách
Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý phần trong sách
Hình 4.5: Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý phần trong sách
Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý chương
Hình 4.6: Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý chương trong sách
Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý mục
Hình 4.7: Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý mục trong sách
Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý lỗi
Hình 4.8: Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý lỗi
Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý thêm mục vào lỗi
Hình 4.9: Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý thêm mục vào lỗi
Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý chi tiết lỗi
Hình 4.10: Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý chi tiết lỗi
Sơ đồ tuần tự cho chức năng tìm kiếm trong Web Client
Hình 4.11: Sơ đồ tuần tự chức năng tìm kiếm trong Web Client
Phần Add-In
Sau khi tạo một project dạng Add-In, ta coding cho nghiệp vụ truy cập vào hệ thống của Visual Studio .NET 2003 để lấy về danh sách mã lỗi mà chương trình sau khi biên dịch có lỗi phát sinh. Danh sách mã lỗi được hiển thị ở tab Add-In Window Tool như ảnh (a.1) và các liên kết đến dạng hyperlink, chứa thông tin mã lỗi. Sau khi user click vào một trong những liên kết này, chương trình sẽ truy cập tới Web Services, dựa trên mã lỗi lấy về các thông tin liên quan đến lỗi đó và hiển thị trên một trang của VS .NET 2003. User cũng có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết hơn, cụ thể lỗi đó nằm trong mục nào, phần nào, chương nào.
Nhưng trước hết, user phải cài đặt phần công cụ hỗ trợ kiểm lỗi.
Cài đặt phần Add-in
Phần này sẽ cài đặt công cụ hỗ trợ công cụ kiểm tra lỗi vào môi trường Visual Studio .NET 2003.
Hình 4.12: Cài đặt hệ thống Add-in v ào Visual Studio .NET 2003
Thêm đối tượng Add-in thông qua hộp thoại Add-in Manager
Sau khi cài đặt song, ta mở Visual Studio .NET 2003, sau đó vào tool menu à Add-In Manager
Hình 4.13: Hộp thoại Add-In Manager
Hợp thoại này cho phép người dùng chọn đối tượng Add-In được phép plugin vào môi trường Visual Studio .NET 2003.
Check vào Item “My AddIn” và chọn cho phép đối tượng này bắt đầu lúc khởi động (check vào CheckBox của “My AddIn” ở cột StartUp). Hoặc có thể plugout đối tượng nào đó ra khỏi môi trường Visual Studio .NET 2003 bằng cách uncheck vào đó.
Hiển thị danh sách lỗi
Sau bước thực hiện trên, ta thấy bên dưới của VS.NET 2003 xuất hiện một khung “C# Tool Window”, đây chính là bộ phận Add-In vừa mới được thêm vào.
Hình 4.14: Màn hình hiển thị Tab Add-In
Sau đó, ta tiến hành biên dịch chương trình, nếu quá trình biên dịch có lỗi xảy ra, thì chương trình Add-In sẽ truy cập vào hệ thống và đem về danh sách các mã lỗi trong quá trình biên dịch. Bên phải mỗi lỗi là một liên kết, liên kết này sẽ mang thông tin chi tiết về lỗi đó hiển thị lên một trang trong VS.NET 2003. Điều này được thực hiện nhờ trình Add-In truy cập vào web server, dùng mã lỗi này để truy vấn tới cơ sở dữ liệu và mang về thông tin liên quan đến lỗi đó và hiển thị trên một trang trong VS.NET 2003.
Hiển trị trang thông tin chi tiết lỗi
Trang này hiển thị thông tin chi tiết liên quan đến lỗi. Từ đó, ta có thể biết được đó là lỗi gì, những mô tả về lỗi đó. Đồng thời, ta cũng biết được lỗi đó nằm ở mục nào, chương nào, phần nào và trong sách nào. Ta có thể click trực tiếp lên các mục đó để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác
Hình 4.15: Màn hình hiển thị trang chi tiết lỗi
Phần Web Admin
Màn hình chính quản lý sách
Chức năng: Hiển thị danh sách tất cả các sách trong cơ sở dữ liệu, ngoài ra còn cung cấp các điều khiển giúp xem chi tiết, thêm mới, cập nhật, xoá, chỉnh sửa và thêm phần(Part) vào sách đó.
Hình 4.16: Màn hình quản lý sách
STT
TÊN ĐIỀU KHIỂN
CHỨC NĂNG
1
New Book
Gọi màn hình nhập sách mới
2
Delete
Gọi màn hình xoá sách có mã được chọn
3
Edit
Gọi màn hình cập nhật sách có mã được chọn
4
Biểu tượng cuốn sách
Gọi màn hình thêm phần cho sách có mã đã chọn.
Bảng 4.9: Chức năng các control trong màn hình quản lý sách
Màn hình chi tiết sách
Chức năng: Hiển thị chi tiết thông tin sách.
Hình 4.17: Màn hình hiển thị chi tiết sách
STT
TÊN ĐIỀU KHIỂN
CHỨC NĂNG
1
OK
Trở về màn hình sách
Bảng 4.10: Chức năng các control trong màn hình chi tiết sách
Màn hình thêm sách mới
Chức năng: Cung cấp chức năng thêm sách mới vào cơ sở dữ liệu. Admin điền thông tin sách vào textbox, chọn hình ảnh và nhấn Add để thêm sách mới vào cơ sở dữ liệu.
Hình 4.18: Màn hình thêm sách mới
STT
TÊN ĐIỀU KHIỂN
CHỨC NĂNG
1
Add
Thêm sách vào cơ sở dữ liệu
2
New
Thêm sách mới.
3
Back
Trở về màn hình sách.
4
Browse
Chọn hình ảnh cho sách.
Bảng 4.11: Chức năng các control trong màn hình thêm sách mới
Màn hình xoá sách
Chức năng: Cho phép xóa sách có thông tin hiển thị.
Hình 4.19: Màn hình xoá sách
STT
TÊN ĐIỀU KHIỂN
CHỨC NĂNG
1
Delete
Xoá sách có thông tin hiển thị.
2
Back
Trở về màn hình sách.
Bảng 4.12: Chức năng các control trong màn hình xoá sách
Màn hình chỉnh sửa sách
Chức năng: Cho phép người dùng thay đổi thông tin sách có mã được chọn.
Hình 4.20: Màn hình cập nhật sách
STT
TÊN ĐIỀU KHIỂN
CHỨC NĂNG
1
Update
Cập nhật thông tin sách.
2
Back
Trở về màn hình sách.
3
Browse
Chọn hình cho sách.
Bảng 4.13: Chức năng các control trong màn hình cập nhật sách
Màn hình quản lý phần(Parts)
Chức năng: Cung cấp chức năng cập nhật, xóa tên phần có mã được chọn. Ngòai ra, người dùng có thể thêm phần mới vào sách, gọi trang thêm chương cho phần được chọn bằng cách chọn biểu tượng cuốn sách nhỏ.
Hình 4.21: Màn hình quản lý phần trong sách
STT
TÊN ĐIỀU KHIỂN
CHỨC NĂNG
1
New Part
Hiển thị textbox nhập tên phần.
2
OK
Lưu tên phần vào sách.
3
Cancel
Kết thúc nhập tên phần.
4
Edit
Cập nhật tên phần
5
Del
Xoá phần có mã được chọn
6
Biểu tư