Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000. Tuy nhiên đến tận năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam thật sự hoạt động sôi động, tăng tốc và phát triển quá nóng trong thời gian những tháng gần đây, TTCK đã được công chúng và các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, tham gia đông đảo với tư cách nhà đầu tư, muốn kiếm tiền qua đầu tư chứng khoán. Cùng với việc ban hành Luật Chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ra đời, TTGDCK TP Hồ Chí Minh nâng cấp thành SGDCK TP Hồ Chí Minh, Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn có tác động tích cực điều chỉnh hoạt động cuả thị trường chứng khoán. Năm 2006 - 2007 là năm cột mốc đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của TTCK Việt Nam do trong năm có nhiều sự kiện lịch sử tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Việt Nam như việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO kể từ ngày 11/01/2007, Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC14, Tổng thống Mỹ George W. Bush đến thăm TTGDCK TP Hồ Chí Minh cũng như những lời nhận định đầy khả quan về tốc độ phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai từ các chính khách, doanh nhân và báo giới nước ngoài đã cộng hưởng lại tạo ra một cơn sóng đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đây là một lợi thế cho sự tăng tốc của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trứơc những tiềm năng cơ hội và những thách thức mới, thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng hoàn thiện và phát triển nhanh trong những năm sắp tới góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Năm 2006 lượng vốn lưu thông qua kênh chứng khoán là hơn 220.000 ngàn tỷ đồng, lớn hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Số lượng công ty chứng khoán cũng tăng nhanh trong cuối năm 2006 lên tới hơn 50 công ty. Tuy đạt được những con số khá ấn tượng như vậy song một vấn đề vẫn còn tồn tại trên thị trường chứng khoán là chất lượng các công ty chứng khoán - một chủ thể cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều chủ thể khác cũng như tác đông đến tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán còn nhiều điều đáng quan tâm. Để đánh giá hoạt động của các công ty này, đặc biệt là hoạt động môi giới chứng khoán cho khách hàng thì phải khẳng định rằng vấn đề này còn quá nhiều hạn chế, yếu kém cần được xây dựng và hoàn thiện. Theo tổng kết doanh thu của các công ty chứng khoán thì doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán chỉ chiếm 3,14% tổng doanh thu, đây là nghiệp vụ cơ bản của các công ty chứng khoán mức doanh thu này là chưa phản ánh được vai trò của các công ty chứng khoán Tuy mức doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán thấp như vậy song các công ty chứng khoán này lại bị các khách hàng của mình phản ánh là phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, bỏ nhiều lệnh hoặc thực hiện sai lệnh của khách hàng. Vấn đề này được dư luận đặc biệt là các nhà đầu tư quan tâm vì nhiều nhà đâu tư đã bị chính các công ty chứng khoán mà mình là khách hàng gây thiệt hại. Mặt khác, Luật chứng khoán 2006 vừa có hiệu lực, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã đang trong trình soạn thảo để ban hành với những tồn tại của tình hình hoạt động môi giới trên thị trường chứng khoán hiện nay, nên vấn đề hoàn thiện pháp luật về tổ chức công ty chứng khoán cũng như hoạt động môi giới chứng khoán là cần thiết và cấp bách hiện nay để phát triển nhanh và lành mạnh thị trường chứng khoán Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên Em đã chọn đề tài: “Pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình nhằm đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển chung đất nước. Để đạt yêu cầu của đề tài đặt ra khoá luận được trình bày với kết cấu gồm 2 chương ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo cụ thể:
Ch¬ng I: Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËnc¬ b¶n vÒ ho¹t ®«ng m«i giíi chøng kho¸n vµ ph¸p luËt ®iÒu chØnh hoat ®éng m«i giíi chøng kho¸n
Ch¬ng II: Thùc tr¹ng ph¸p luËt vµ c¸c gi¶i ph¸p hoµn thiÖn ph¸p luËt ®iÒu chØnh ho¹t ®éng m«i giíi chøng kho¸n ë viÖt nam hiÖn nay.
72 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000. Tuy nhiên đến tận năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam thật sự hoạt động sôi động, tăng tốc và phát triển quá nóng trong thời gian những tháng gần đây, TTCK đã được công chúng và các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, tham gia đông đảo với tư cách nhà đầu tư, muốn kiếm tiền qua đầu tư chứng khoán. Cùng với việc ban hành Luật Chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ra đời, TTGDCK TP Hồ Chí Minh nâng cấp thành SGDCK TP Hồ Chí Minh, Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn có tác động tích cực điều chỉnh hoạt động cuả thị trường chứng khoán. Năm 2006 - 2007 là năm cột mốc đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của TTCK Việt Nam do trong năm có nhiều sự kiện lịch sử tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Việt Nam như việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO kể từ ngày 11/01/2007, Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC14, Tổng thống Mỹ George W. Bush đến thăm TTGDCK TP Hồ Chí Minh cũng như những lời nhận định đầy khả quan về tốc độ phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai từ các chính khách, doanh nhân và báo giới nước ngoài… đã cộng hưởng lại tạo ra một cơn sóng đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đây là một lợi thế cho sự tăng tốc của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trứơc những tiềm năng cơ hội và những thách thức mới, thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng hoàn thiện và phát triển nhanh trong những năm sắp tới góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Năm 2006 lượng vốn lưu thông qua kênh chứng khoán là hơn 220.000 ngàn tỷ đồng, lớn hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Số lượng công ty chứng khoán cũng tăng nhanh trong cuối năm 2006 lên tới hơn 50 công ty. Tuy đạt được những con số khá ấn tượng như vậy song một vấn đề vẫn còn tồn tại trên thị trường chứng khoán là chất lượng các công ty chứng khoán - một chủ thể cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều chủ thể khác cũng như tác đông đến tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán còn nhiều điều đáng quan tâm. Để đánh giá hoạt động của các công ty này, đặc biệt là hoạt động môi giới chứng khoán cho khách hàng thì phải khẳng định rằng vấn đề này còn quá nhiều hạn chế, yếu kém cần được xây dựng và hoàn thiện. Theo tổng kết doanh thu của các công ty chứng khoán thì doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán chỉ chiếm 3,14% tổng doanh thu, đây là nghiệp vụ cơ bản của các công ty chứng khoán mức doanh thu này là chưa phản ánh được vai trò của các công ty chứng khoán Tuy mức doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán thấp như vậy song các công ty chứng khoán này lại bị các khách hàng của mình phản ánh là phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, bỏ nhiều lệnh hoặc thực hiện sai lệnh của khách hàng. Vấn đề này được dư luận đặc biệt là các nhà đầu tư quan tâm vì nhiều nhà đâu tư đã bị chính các công ty chứng khoán mà mình là khách hàng gây thiệt hại. Mặt khác, Luật chứng khoán 2006 vừa có hiệu lực, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã đang trong trình soạn thảo để ban hành với những tồn tại của tình hình hoạt động môi giới trên thị trường chứng khoán hiện nay, nên vấn đề hoàn thiện pháp luật về tổ chức công ty chứng khoán cũng như hoạt động môi giới chứng khoán là cần thiết và cấp bách hiện nay để phát triển nhanh và lành mạnh thị trường chứng khoán Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên Em đã chọn đề tài: “Pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình nhằm đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển chung đất nước. Để đạt yêu cầu của đề tài đặt ra khoá luận được trình bày với kết cấu gồm 2 chương ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo cụ thể:
Ch¬ng I: Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËnc¬ b¶n vÒ ho¹t ®«ng m«i giíi chøng kho¸n vµ ph¸p luËt ®iÒu chØnh hoat ®éng m«i giíi chøng kho¸n
Ch¬ng II: Thùc tr¹ng ph¸p luËt vµ c¸c gi¶i ph¸p hoµn thiÖn ph¸p luËt ®iÒu chØnh ho¹t ®éng m«i giíi chøng kho¸n ë viÖt nam hiÖn nay.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN
1. Khái quát chung về hoạt động môi giới chứng khoán
1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của hoạt động môi giới chứng khoán trên thị trường chứng khoán
Nền kinh tế thị trường phát triển, tất yếu đẫn đến sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính mà đỉnh cao là thị trường chứng khoán. Trên thị trường này người ta mua bán những tài sản tài chính. Tài sản tài chính là một công cụ giúp cho người cần vốn có thể huy động được vốn cho sản xuất kinh doanh. Tài sản tài chính là phương tiện đầu tư cho người có vốn nhàn rỗi có được cơ hội có lợi nhuận. Quá trình phát triển không ngừng của thị trường đã dẫn đến sự ra đời của những tài sản tài chính mới. Những công cụ ngày cho phép mở rộng thị trường, chia sẽ rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận. Cùng với sự xuất hiện của thị trường chứng khoán, hoạt động môi giới chứng khoán cũng xuất hiện như là một tất yếu khách quan đối với hoạt động mua bán trên thị trường chứng khoán . Bởi vì:
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra sự lưu thông của nhiều sản phẩm chứng khoán của các ngành kinh tế đa dạng mà chứng khoán là loại hàng hoá đặc biệt nó khác với các hàng hoá thông thường ở điểm chỗ: Giá trị của chứng khoán không được kết tinh vào kết cấu lý hoá của bản thân nó mà nó phụ thuộc vào tình hình hoạt động của tổ chức phát hành. Để đánh giá chính xác giá trị thực của nó thì người đầu tư phải có đủ thông tin đáng tin cậy và phải cặp nhật về tình hình kinh doanh của tổ chức phát hành. Nếu không thì người đầu tư sẽ đánh giá sai lệch giá trị chứng khoán để rồi không dám mua hoặc mua hớ. Những nhà đầu tư khó có thể xét đoán một cách chính xác giá trị thực của từng loại chứng khoán cũng như dự đoán được một cách chính xác giá trị trong tương lai của nó để đưa ra một quyết định đầu tư hợp lý. Nếu người đầu tư tự mình cặp nhật và xử lý thông tin để biết được giá trị chứng khoán lên xuống làm cơ sở để ra quyết định mua hay bán thì sẽ mất quá nhiều thời gian công sức. Điều này vượt quá khả năng của những nhà đầu tư bình thường. Trong khi đó có tổ chức chuyên cặp nhật, lưu trữ và xử lý các thông tin về tổ chức phát hành để cung cấp cho người đầu tư bất cứ lúc nào người ấy cần. Nếu không có sự giúp đỡ của những người môi giới giàu kinh nghiệm và có khả năng phân tích, xử lý thông tin về chứng khoán dựa trên những căn cứ xác đáng thì người đầu tư có thể bị nhầm lẫn hoặc lưà gạt, dẫn đến rủi ro trong hoạt động đầu tư. Vì vậy một trong các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian. Theo nguyên tắc này, những người muốn mua hay bán chứng khoán không tiến hành giao dịch trực tiếp với nhau trên thị trường chứng khoán mà phải thông qua người môi giới. Người môi giới: là người trung gian mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Những người môi giới chứng khoán không hoạt động với tư cách cá nhân mà họ thường tập hợp thành các công ty để hoạt động trong thị trường chứng khoán gọi là công ty môi giơí chứng khoán hay công ty chứng khoán.
Trong thị trường chứng khoán bao giờ cũng có người cần mua, người cần bán chứng khoán nhưng họ không biết nhau. Nếu họ tự đi tìm đối tác thì rất mất thời gian có khi còn bị ép giá. Cách tốt nhất họ uỷ quyền cho những người chuyên thu thập các nguyện vọng kiểu này đó chính là các nhà môi giới chứng khoán. Theo cách này cơ hội gặp nhau của người mua, người bán lại chứng khoán dễ gặp nhau mà thời gian và chi phí cho những giao dịch này lại thấp. Để thu thập được nhiều nguyện vọng của người mua, người bán giúp cho nhiều giao dịch được thực hiện có nhiều nhà môi giới chứng khoán làm việc này, các nhà môi giới liên kết nhau lại để thành lập công ty gọi là công ty môi giới chứng khoán. Tuy nhiên có hiện tượng người bán lại uỷ quyền cho công ty này, người mua uỷ quyền cho công ty khác dẫn đến việc mua bán không thực hiện được. Giải pháp để khắc phục tình trạng này là các công ty môi giới cử ra một đại diện, những người đại diện đó tập trung lại với nhau ở một địa điểm. Những nhân viên của từng công ty đi liên hệ nhận các lệnh mua, bán của khách hàng rồi chuyển các lệnh này về trụ sở công ty. Từ trụ sở của công ty lệnh được truyền đến người đại diện của công ty tại điểm tập trung, tại đây sẽ thực hiện việc ghép lệnh trên nguyên tắc: ưu tiên về giá, ưu tiên về thời gian, ưu tiên về số lượng. Nhờ việc khớp lệnh theo nguyên tắc trên mà giá cả mua bán được công bằng. Nơi tập trung của người đại diện các công ty môi giới chính là Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán.
Nói chung công ty chứng khoán không tham gia việc tạo ra giá trị của chứng khoán cũng không trực tiếp quyết định giá chứng khoán thay cho khách hàng, song sự xuất hiện của họ đã giúp cho việc định giá chứng khoán được diễn ra nhanh chóng với chi phí thấp, cùng với thời gian chính họ đã sáng tạo ra các hình thức giao dịch mua bán chứng khoán và các hình thức tổ chức thị trường chứng khoán như sở giao dịch chứng khoán, thị trường OTC.
Thị trường càng phát triển ở trình độ cao sản phẩm dịch vụ càng dồi dào về số lượng, đa dạng phong phú về chủng loại. Bởi vậy đòi hỏi cần cung cấp cho người đầu tư những thông tin cần thiết, những ý tưởng đầu tư những lời khuyên mang tính thời điểm hay mang tính chiến lược và giúp người đầu tư thực hiện các giao dịch theo cách có lợi nhất. Vì thế xã hội đòi hỏi phải có hoạt động môi giới chứng khoán phát triển mang tính chuyên nghiệp cao, môi giới chứng khoán phải là một nghề
Ngày nay, thị trường chứng khoán của hầu hết các nước đều bao gồm thị trường tập trung và thị trường OTC. Song ở cả 2 thị trường này, hoạt động môi giới chứng khoán đều nắm giữ vai trò quan trọng. Sự phát triển của thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào mức độ hoạt động và chất lượng của lực lượng môi giới chứng khoán. Hoạt động môi giới chứng khoán có vai trò đặc biệt quan trọng với sự lưu chuyển vốn qua kênh chứng khoán, có thể ví nó như chất xúc tác trong một phản ứng hoá học. Không phải là một yếu tố chính nhưng để phản ứng có thể xảy ra hoặc với hiệu suất thì chất xúc tác lại không thể thiếu. GS TS Lê Văn Tư đã viết: “ Nhờ có sự hoạt động của công ty chứng khoán mà chứng khoán được lưu thông buôn bán tấp nập, qua đó một lượng vốn khổng lồ được tập hợp từ những nguồn vốn lẻ của các nhà đầu tư đưa vào sản xuất kinh doanh của nền kinh tế”
1.1.2. Khái niệm hoạt động môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là hoạt động điển hình của các tổ chức kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Hoạt động môi giới chứng khoán có ảnh hưởng khá lớn đến xu hướng đầu tư, nó có vai trò thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển hoặc cản trở sự phát triển của thị trường chứng khoán Chính vì vậy, hầu hết các nước đều qui định chỉ có một số tổ chức kinh doanh (thông thường là công ty chứng khoán) được phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
Hoạt động môi giới chứng khoán được định nghĩa: Là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó công ty chứng khoán làm trung gian đại diện cho khách hàng, tiến hành mua hoặc bán chứng khoán cho khách hàng và được hưởng hoa hồng từ hoạt động đó.
Theo qui định của Luật chứng khoán 2006 thì “môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng”.
Môi giới chứng khoán cũng giống với các hình thức môi giới nói chung là chủ thể môi giới đóng vai trò làm trung gian trong quan hệ giữa người mua với người bán và không bị đặt trước rủi ro thua lỗ hay mất vốn. Khi giao dịch mua bán đó được thực hiện chủ thể môi giới sẽ được hưỏng phí môi giới trên giá trị giao dịch mà họ môi giới. Hoạt động môi giới nói chung đều có tác dụng rút ngắn thời gian tìm kiếm, giảm chi phí cho người mua, người bán giúp cho họ gặp nhau được dễ dàng. Nghề môi giới đã tồn tại từ lâu trong nền kinh tế hàng hoá nhất là những hàng hoá mà người mua người bán không dễ gặp nhau.
Trên thị trường chứng khoán, hoạt động môi giới chứng khoán là một hoạt động đặc trưng quan trọng của thị trường. Nghề môi giới chứng khoán không chỉ đơn thuần là khâu đưa sản phẩm, dịch vụ từ người bán đến người mua. Khác với các nghề môi giới khác - xã hội còn nhiều định kiến (nghề chỉ trỏ, cò mồi). Nghề môi giới chứng khoán là một hoạt động chuyên nghiệp mang tính nhà nghề cao, đòi hỏi chất lượng đặc biệt về kỹ năng nghiệp vụ, đạo đức đồng thời đòi hỏi một môi trường hỗ trợ tương đối phức tạp về tổ chức vận hành, về pháp lý, về thiết bị, về văn hoá xã hội …Tính đặc thù của hoạt động môi giới chứng khoán xuất phát từ chính đối tượng của hoạt động mua bán này đó là loại hàng hoá đặc biệt: “các loại chứng khoán”. Do tính chất đặc biệt của hàng hoá này đòi hỏi có phương thức giao dịch riêng. Việc mua bán chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) chỉ các công ty chứng khoán là thành viên của SGDCK hoặc TTGDCK mới được mua bán chứng khoán qua hệ thống giao dịch tại sở hoặc trung tâm, vì vậy khách hàng muốn tham gia mua bán chứng khoán phải thông qua các công ty chứng khoán thành viên.
Sự khác biệt cơ bản giữa hoạt động môi giới chứng khoán và hoạt động môi giới khác ở những điểm sau:
Tiêu chí
phân biệt
Hoạt động môi giới chứng khoán
Hoạt động môi giới khác
Đối tượng
môi giới
Các loại chứng khoán
Các tài sản, hàng hoá, hoặc dịch vụ khác
Chủ thể
môi giới
Công ty chứng khoán – thông qua nhân viên làm nghiệp vụ môi giới
Tổ chức hoặc cá nhân
Tư cách người môi giới
Đại diện cho người bán hoặc người mua
Giới thiệu về người cung cấp hoặc người có nhu cầu mua
Khách hàng
Nhà đầu tư chứng khoán họ có thể mua hoặc bán nhằm mục đích thu lợi nhuận-thường gắn bó lâu dài người môi giới.
Đa dạng có thể là chủ thể kinh doanh hoặc người tiêu dùng họ tham gia quan hệ mua bán từng lần–không gắn bó lâu dài. Thường môi giới cho người bán.
Tính chất
Tham gia vào cả quá trình giao dịch, cung cấp nhiều dịch vụ khác đi kèm.
Không cung cấp dịch vụ khác đi kèm. Chỉ tham gia một vài khâu đầu trong quá trình giao dịch
Nguy cơ
Có thể có nhiều xung đột lợi
Có ít xung đột lợi ích
Luật điều chỉnh
Luật chứng khoán
Luật chuyên ngành hoặc Luật thương mại, hoặc dân sự
Hoạt động môi giới chứng khoán được triển khai trong sự phối hợp giữa công ty chứng khoán và những người môi giới. Công ty chứng khoán là nơi cung cấp các điều kiện vật chất và thể chế, còn người môi giới triển khai quá trình tác nghiệp mang tính cá nhân tới từng khách hàng.
Trong hoạt động môi giới chứng khoán hàm lượng tư vấn rất đáng kể là quá trình cung cấp một dải dịch vụ từ việc đưa ra sự giải thích, những ý tưởng đầu tư hay lời khuyên mang tính thời điểm hay mang tính chiến lược và giúp người đầu tư thực hiện được các giao dịch theo cách có lợi nhất. Công ty môi giới chứng khoán thông qua các nhân viên bán hàng cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu những khuyến nghị đầu tư, nguồn thông tin quan trọng này do bộ phận nghiên cứu trong công ty thu thập và xử lý nó đòi hỏi những khoản đầu tư khổng lồ cho hệ thống thiết bị, nhân lực mà chỉ có công ty mới có khả năng tài chính để trang trải. Nhờ nguồn thông tin được xử lý công phu tốn kém, người môi giới có đủ tri thức trở thành nhà tư vấn tài chính riêng của khách hàng.
Khi khách hàng quyết định bán hoặc mua chứng khoán nhà môi giới chứng khoán tiến hành thực hiện giao dịch cho họ. Quá trình này bao gồm một loạt các công việc từ hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại công ty, tiến hành giao dịch, xác nhận giao dịch, thanh toán và chuyển kết quả giao dịch cho khách hàng. Sau khi giao dịch đã được thực hiện, người môi giới tiếp tục chăm sóc khách hàng (đưa ra khuyến cáo, cung cấp thông tin và tình hình tài chính của khách hàng từ đó đề xuất những giải pháp hay chiến lược mới thích hợp).
- Môi giới chứng khoán là một lĩnh vực nhạy cảm về lợi ích không thể tránh khỏi xung đột lợi ích giữa người môi giới với khách hàng và với công ty... Xung đột lợi ích là một khía cạnh bản chất, không phải vì nghề này mang bản chất không trung thực mà nó bắt nguồn từ phương thức trả thù lao cho người môi giới và từ tính chất của các nguồn thu là cơ sở cho việc trả thù lao. Xung đột tranh chấp khi thì do người môi giới cố tình lạm dụng sự tin cậy và uỷ thác của khách hàng, khi thì do sự cẩu thả trong thái độ chấp hành các quy định, khi thì do sơ suất của người quản lý, khi thì do trách nhiệm của khách hàng. Người ta không thể loại bỏ được hoàn toàn nhưng có thể hạn chế được tổn thất hạn chế tới mức tối đa xung đột nhờ ý thức của các bên về quyền và nghĩa vụ nhờ việc thiết lập hệ thống các quy tắc điều chỉnh, giám sát việc thực hiện nó và xử lý khi có vi phạm.
Tóm lại hoạt động môi giới chứng khoán có những đặc trưng cơ bản là:
- Chủ thể thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán là công ty chứng khoán đóng vai trò trung gian, đại diện cho khách hàng thực hiện các lệnh mua/bán chứng khoán. Đây là đặc điểm phân biệt với hoạt động tự doanh chứng khoán (chủ thể tự doanh nhân danh mình thực hiện hành vi mua bán).Trong hoạt động môi giới chứng khoán chủ thể duy nhất được thực hiện hoạt động này là công ty chứng khoán được cấp giấy phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Trong khi đó chủ thể của hoạt động môi giới thương mại là bất kì thương nhân nào đăng kí thực hiện nghiệp vụ môi giới hàng hoá dịch vụ. Pháp luật qui định chủ thể hoạt động môi giới khác không chặt chẽ như môi giới chứng khoán. Chủ thể của hoạt động môi giới chứng khoán đặc biệt phải được cấp giấy phép hoạt động chứ không chỉ đơn thuần đăng kí kinh doanh nghiệp vụ môi giới
- Khách thể của hoạt động môi giới chứng khoán các loại chứng khoán. Đây là một hàng hoá đặc biệt chỉ có ở nền kinh tế thị trường, còn các loại hàng hoá dịch vụ là khách thể của hoạt động môi giới thương mại đã xuất hiện từ rất lâu.
- Chủ thể môi giới chứng khoán khi thực hiện hành vi mua bán chứng khoán không phải tính chuyện lời lỗ. Người môi giới không sở hữu chứng khoán nên không bị đặt trứơc bất cứ rủi ro nào mà mình thay mặt khách hàng giao dịch.
- Chủ thể thực hiện hành vi môi giới chứng khoán sẽ được hưỏng phí môi giới trên giá trị lượng chứng khoán mà họ môi giới .
- Người môi giới không có tư cách làm giá. Giá chứng khoán mua vào bán ra được thực hiện theo lệnh của người mua, bán được môi giới.
- Hoạt động môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian khá phức tạp không chỉ đại diện cho khách hàng thực hiện các lệnh mua bán chứng khoán theo yêu cầu của họ, mà còn là cung cấp một dải dịch vụ khác đi kèm (môi giới dịch vụ đầy đủ ). Tuy nhiên cũng có khi chỉ đơn thuần là người thực hiện việc mua bán thay cho khách hàng vì mọi hoạt động mua bán chứng khoán phải qua trung gian (môi giới giảm giá). Đối với hoạt động môi giới thương mại, người môi giới thông thường trong các trường hợp là trung gian giới thiệu các bên có nhu cầu mua bán gặp nhau. Việc kí kết hợp đồng do chính các bên tự thực hiện.
1.2. Chức năng cơ bản của hoạt động mua bán chứng khoán
1.2.1. Chức năng thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán
Đây là chức năng quan trọng và đặc trưng của thị trường chứng khoán Không một loại thị trường nào mà việc mua bán lại có những qui định chặt chẽ và đặc biệt như thị trường chứng khoán: phải qua hệ thống trung gian môi giới. Theo đó, những người môi giới sẽ là trung gian thực hiện việc mua bán chứng khoán cho khách hàng. Việc mua bán qua trung gian là chế định bắt buộc với bất kì nhà đầu tư nào, trừ công ty chứng khoán hoạt động mua bán chứng khoán cho mình trên cơ sở nghiệp vụ tự doanh chứng khoán đã được cơ quan nhà nước cấp giấy phép.
Khi một nhà đầu tư muốn mua hay bán một lượng chứng khoán nhất định. Quá trình này bao gồm một loạt công việc từ việc hướng dẫn họ mở tài khoản tại công ty, đến việc đặt lệnh. Công ty chứng khoán sẽ thay mặt họ chuyển l