Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai

Đất đai là thành phần vô cùng quan trọng của môi trường sống, từ đất đai mà các yếu tố của sự sống được hình thành và phát triển. Đối với xã hội loài người, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, là địa bàn phân bổ dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng Đối với một quốc gia, đất đai là dấu hiệu quan trọng để xác định chủ quyền, xác định sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Bởi ý nghĩa quan trọng đó, từ xa xưa, đất đai luôn là đối tượng của các cuộc xâm lược lãnh thổ, các cuộc tranh chấp giữa các giai cấp đối kháng. Cùng với các cuộc xâm lược lãnh thổ, tranh chấp đất đai giữa các giai cấp đối kháng, khi có sự xuất hiện của Nhà nước, của giai cấp, của hiện tượng vi phạm pháp luật thì hai hiện tượng khiếu nại và tố cáo về đất đai cũng xuất hiện. Các quốc gia trên thế giới, trong lịch sử phát triển của mình đã không ngừng hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại tố cáo (KN - TC) về đất đai để có thể ổn định tình hình quản lý sử dụng đất, nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của quốc gia, tài sản quí giá của mỗi người dân. Ở nước ta, từ khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, thực hiện theo cơ chế thị trường, nhất là từ khi Luật đất đai năm 2003 được ban hành, đất đai được coi là hàng hoá đặc biệt, thì số lượng các vụ tranh chấp về đất đai cũng như KN - TC về đất đai ngày càng tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình ổn định kinh tế, xã hội cũng như đời sống của xã hội của mỗi người dân. Trước tình hình đó hệ thống pháp luật về giải quyết KN - TC về đất đai của nước ta không ngừng được hoàn thiện. Trong những năm qua, thực hiện đường lối chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước công tác giải quyết KN - TC nói chung, cũng như giải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào sự ổn định chung của toàn xã hội, phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống của người dân, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai và hoạt động sử dụng đất của người dân. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, hệ thống pháp luật về giải quyết KN - TC về đất đai của nước ta còn nhiều bất cập, công tác giải quyết KN - TC về đất đai trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động quản lý đất đai của các cơ quan nhà nước cũng như hoạt động sử dụng đất của mỗi người dân. Từ đó gây bức xúc, mất lòng tin trong bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân. Với lý do đó em đã chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai” cho Khoá luận tốt nghiệp của mình hy vọng sẽ góp phần tìm ra giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết KN - TC ở nước ta trong thời gian tới. Khoá luận tập trung vào nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về KN - TC và giải quyết KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai, thực trạng áp dụng các quy định đó trong giai đoạn hiện nay, từ đó tìm ra các nguyên nhân của KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai, những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt hạn chế của công tác giải quyết KN - TC về đất đai trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác này ở nước ta trong thời gian tới.

doc57 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Đất đai là thành phần vô cùng quan trọng của môi trường sống, từ đất đai mà các yếu tố của sự sống được hình thành và phát triển. Đối với xã hội loài người, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, là địa bàn phân bổ dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng… Đối với một quốc gia, đất đai là dấu hiệu quan trọng để xác định chủ quyền, xác định sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Bởi ý nghĩa quan trọng đó, từ xa xưa, đất đai luôn là đối tượng của các cuộc xâm lược lãnh thổ, các cuộc tranh chấp giữa các giai cấp đối kháng. Cùng với các cuộc xâm lược lãnh thổ, tranh chấp đất đai giữa các giai cấp đối kháng, khi có sự xuất hiện của Nhà nước, của giai cấp, của hiện tượng vi phạm pháp luật thì hai hiện tượng khiếu nại và tố cáo về đất đai cũng xuất hiện. Các quốc gia trên thế giới, trong lịch sử phát triển của mình đã không ngừng hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại tố cáo (KN - TC) về đất đai để có thể ổn định tình hình quản lý sử dụng đất, nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của quốc gia, tài sản quí giá của mỗi người dân. Ở nước ta, từ khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, thực hiện theo cơ chế thị trường, nhất là từ khi Luật đất đai năm 2003 được ban hành, đất đai được coi là hàng hoá đặc biệt, thì số lượng các vụ tranh chấp về đất đai cũng như KN - TC về đất đai ngày càng tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình ổn định kinh tế, xã hội cũng như đời sống của xã hội của mỗi người dân. Trước tình hình đó hệ thống pháp luật về giải quyết KN - TC về đất đai của nước ta không ngừng được hoàn thiện. Trong những năm qua, thực hiện đường lối chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước công tác giải quyết KN - TC nói chung, cũng như giải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào sự ổn định chung của toàn xã hội, phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống của người dân, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai và hoạt động sử dụng đất của người dân. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, hệ thống pháp luật về giải quyết KN - TC về đất đai của nước ta còn nhiều bất cập, công tác giải quyết KN - TC về đất đai trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động quản lý đất đai của các cơ quan nhà nước cũng như hoạt động sử dụng đất của mỗi người dân. Từ đó gây bức xúc, mất lòng tin trong bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân. Với lý do đó em đã chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai” cho Khoá luận tốt nghiệp của mình hy vọng sẽ góp phần tìm ra giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết KN - TC ở nước ta trong thời gian tới. Khoá luận tập trung vào nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về KN - TC và giải quyết KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai, thực trạng áp dụng các quy định đó trong giai đoạn hiện nay, từ đó tìm ra các nguyên nhân của KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai, những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt hạn chế của công tác giải quyết KN - TC về đất đai trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác này ở nước ta trong thời gian tới. Để nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề đó, em đã sử dụng phương pháp luận Mác – Lênin, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị ở Nhà trường. Khoá luận được trình bày gồm ba chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về giải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Chương II: Những quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Với sự nỗ lực của bản thân, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, em đã hoàn thành Khoá luận này. Nhưng do vốn kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế, nên Khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè và những người có quan tâm để Khoá luận ngày một hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI - TỐ CÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 1. Khiếu nại – tố cáo và khiếu nại – tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai 1.1. Khái niệm chung về KN - TC Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác giải quyết KN - TC. Người quan niệm “đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng, Chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào mới thấy rõ Đảng và chính phủ quan tâm, lo lắng đến quyền lợi của nhân dân do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố tốt hơn”. Thực hiện quan điểm chủ chương đó của Người, Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về KN - TC nói chung, KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai nói riêng. Năm 1991, Pháp lệnh giải quyết KN - TC của công dân được ban hành, năm 1998, Luật KN - TC ra đời đã pháp điển hóa các quy định về KN - TC và giải quyết KN - TC một cách rõ ràng, chính xác, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác giải quyết KN - TC ở nước ta. Luật này đã được bổ sung sửa đổi vào các năm 2004, 2005. Theo quy định tại Điều 2, khoản 1 của Luật này, khiếu nại là “việc công dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cán bộ công chức theo thủ tục do luật định đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” Tố cáo là “việc công dân theo thủ tục do luât định báo cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”. Đây là các khái niệm về KN - TC đã được luật hóa. Ngoài ra, các nhà Khoa học, tùy theo góc độ nghiên cứu, cũng đưa ra những khái niệm khác nhau về KN - TC. Trong Từ điển Luật học của Trường Đại Học Luật Hà Nội, khiếu nại là“đề nghị của công dân, cơ quan, tổ chức với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền chức vụ về sự vi phạm hoặc cho là vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của họ”. Trong“Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng” của Nguyễn Duy Lâm, Nhà xuất bản Giáo dục, khiếu nại hành chính là“khiếu nại một việc có nội dung thuộc pham vi quản lý hành chính nhà nước”. Tố cáo là “báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền biết về hành vi trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của cơ quan, tổ chức”. 1.2. Khiếu nại - Tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai Khiếu nại, tố cáo về đất đai là họat động KN - TC mà đối tượng của nó là các hành vi, các quyết định hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai, các hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Cụ thể khiếu nại về đất đai là “việc các cơ quan, tổ chức, công dân để nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi hành chính đó là xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.[5,tr.470] Tố cáo về đất đai là “sự phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị đó hoặc của những người khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của người sử dụng đất”.[5,tr.470, 471] Có được những khái niệm chuẩn xác về KN - TC cũng như KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong việc xây dựng pháp luật mà còn cả trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn giải quyết KN - TC nói chung, cũng như giải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai. Việc chuẩn hóa các khái niệm này trong các quy định của pháp luật hiện hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đó. 1.3. Đặc điểm của KN - TC trong quản lý và sử dụng đất đai * Khiếu nại tố cáo là các quyền dân chủ cơ bản của nhân dân. Các quyền này đã được ghi nhận trong Hiến pháp của nước ta cũng như các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Nó cũng là một quyền dân chủ cơ bản của người sử dụng đất. Sở dĩ như vậy vì Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Hơn nữa, đất đai ở nước ta thuộc sử hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, thay mặt nhân dân thực hiện hoạt động quản lý đất đai để đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý, phục vụ cho lợi ích của chủ sở hữu đích thực là toàn dân, cũng như phục vụ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người sử dụng đất. Bởi vậy, bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khi có đủ căn cứ đều có quyền KN - TC những gì mà mình cho là trái pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói riêng, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác và của toàn xã hội Quyền KN - TC của công dân được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, và lĩnh vực tự do của cá nhân. Quyền này được đảm bảo bằng nghĩa vụ giải quyết KN - TC của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và những người có chức vụ. Những đảm bảo này đã được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nước ta. * Khiếu nại và tố cáo có cùng căn cứ là sự vi phạm pháp luật: Đó là các quyết định, hành vi hành chính của các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền hoặc bất kỳ hành vi của bất kỳ cá nhân tổ chức, cơ quan nào trái hoặc vi phạm pháp luật đất đai, xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm tới các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng như của toàn xã hội. Khi thực hiện KN - TC người KN - TC đều hướng tới mục đích là chấm dứt những hành vi vi phạm, trái pháp luật ấy; yêu cầu phục hồi các quyền và lợi ích bị xâm hại, bồi thường thiệt hại về vật chất, danh dự do những hành vi đó gây ra, xử lý đúng pháp luật các cá nhân, tổ chức đã vi phạm, góp phần củng cố pháp chế Xã hội chủ nghĩa và lập lại kỷ cương xã hội. * Nội dung của KN - TC về đất đai rất phong phú và đa dạng. Các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai bao gồm rất nhiều nội dung: ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, và tổ chức thực hiện văn bản đó; xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; quản lý qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quản lý tài chính về đất đai… Chính vì thế mà nội dung của KN - TC về đất đai cũng rất phong phú và đa dạng. Điều 162, Nghị định 181/2004/NĐ-CP có liệt kê và cụ thể hoá các quyết định hành chính và hành vi hành chính có thể bị khiếu nại như sau: Quyết định hành chính trong quản lý đất đai có thể bị khiếu nại bao gồm: - Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dựng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. + Quyết định giao đất là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. + Cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất; + Thu hồi đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của pháp luật; + Trưng dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định sử dụng đất đã có người sử dụng vào mục đích công trong trường hợp Nhà nước tuyên bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, trường hợp khẩn cấp của chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn, hoặc các trường hợp khẩn cấp khác đe doạ nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, tính mạng của nhân dân mà cần sử dụng đất. + Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép người sử dụng đất chuyển đất đang sử dụng từ loại đất này sang loại đất khác; - Quyết định bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư. + Bồi thường là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích bị thu hồi cho người sử dụng đất. + Hỗ trợ là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. - Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Là việc Nhà nước cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận của người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. - Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. Hành vi hành chính trong quản lý đất đai có thể bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết những công việc nói trên. Nội dung của tố cáo lại càng đa dạng, bất cứ khi nào phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đất đai của bất kỳ cá nhân, tổ chức công dân nào thì bất kỳ ai cũng có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể khái quát nội dung của tố cáo bao gồm: - Tố cáo chính quyền vi phạm pháp luật đất đai, nhất là việc thu hồi đất, giao đất xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, xây dựng cơ bản, góp vốn bằng đất để liên doanh với nước ngoài và xây dựng kỹ thuật hạ tầng để kinh doanh nhà ở đô thị. - Chính quyền địa phương (nhất là cấp xã) giao đất trái thẩm quyền, giao đất xây dựng không đúng danh sách được phê duyệt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giao sai vị trí, sai lệch diện tích, không đúng quy hoạch, thu tiền sử dụng đất vượt quá nhiều lần so với quy định của Nhà nước, sử dụng tiền thu từ đất không đúng chế độ tài chính; - Tố cáo chính quyền địa phương quản lý, sử dụng quỹ đất công ích trái pháp luật: Diện tích đất công ích vượt quá 5%; sử dụng quỹ đất công ích sai mục đích; cho thuê trái thẩm quyền; thời gian cho thuê có trường hợp đến 20 – 30 năm, giá thuê rất thấp và có biểu hiện tham nhũng. * Khiếu nại tố cáo về đất đai cũng giống như tranh chấp về đất đai, khi xảy ra không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động sử dụng đất của người sử dụng đất mà nó còn ảnh hưởng tới hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước. Khi khiếu nại tố cáo xảy ra, bản thân người sử dụng đất không thể thực hiện được các quyền lợi của mình đối với đất đai, không thực hiện được các nghĩa vụ đối với nhà nước. Còn cơ quan nhà nước sẽ khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nước của mình về đất đai, vì việc thực thi các quyết định, hành vi hành chính về đất đai bị đình trệ. Về phương diện kinh tế khi có KN - TC, các hoạt động kinh doanh, sản xuất liên quan tới đất đai sẽ bị ngừng trệ. Không những vậy, KN - TC trong đất đai thường kéo dài gây ra những thiệt hại không nhỏ về của cải vật chất cho cả người sử dụng đất cũng như cho toàn xã hội. Về mặt chính trị xã hội, KN - TC xảy ra có tác động không nhỏ tới tâm lý, tinh thần của nhân dân, gây mất ổn định trong các mối quan hệ xã hội, nhất là các mối quan hệ xã hội giữa cơ quan nhà nước với người sử dụng đất. Không những vậy, KN - TC xảy ra, nếu không được giải quyết đúng đắn, kịp thời, triệt để còn gây mất niềm tin trong không ít bộ phận nhân dân, làm cho những chính sách, đường lối của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để. Bởi vậy, công tác giải quyết KN - TC nói chung và giải quyết KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm góp phần giữ vững trật tự xã hội và mang lại công bằng cho mỗi người dân. Giải quyết tốt KN - TC về đất đai còn góp phần bảo đảm cho pháp luật đất đai được chấp hành nghiêm chỉnh, bảo đảm pháp chế Xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu quả của công tác quản lý đất đai. * Mặc dù có nhiều điểm chung như đã phân tích ở trên, nhưng rõ ràng khiếu nại và tố cáo là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt: - Khiếu nại là việc công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó xâm phạm tới các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Còn tố cáo là thông báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật. - Về chủ thể, người khiếu nại là người có quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại; còn chủ thể tiến hành tố cáo là bất kỳ công dân nào khi họ phát hiện thấy có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới quyền và lợi ích của chính họ cũng như quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác, lợi ích của toàn xã hội. - Đối tượng của khiếu nại là các hành vi hành chính, quyết định hành chính của các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền trong quản lý đất đai. Còn đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật đất đai của bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào. Hơn nữa, việc làm trái pháp luật bị tố cáo là hành động hoặc không hành động, có thể là gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nươc, quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Còn quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại là những quyết định và hành vi trực tiếp xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. - Khi công dân thực hiện quyền tố cáo, giữa họ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền luôn phát sinh những quan hệ pháp luật nhất định và họ phải chịu trách nhiệm về những thông tin của mình. - Về tính chất, những hành vi bị tố cáo thường nguy hiểm cho xã hội hơn những hành vi bị khiếu nại. * Tuy là hai sự việc hoàn toàn khác biệt nhưng KN và TC có quan hệ mật thiết với nhau: - Chúng đều phản ánh những mâu thuẫn bất bình trong các mối quan hệ xã hội giữa Nhà nước với công dân, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa người này với người khác, giữa tập thể với tập thể. - Về mặt chủ quan, khi khiếu nại, người khiếu nại luôn muốn đạt được mục đích của mình nên khi trình bày sự việc họ thường tìm ra những sai sót của người bị khiếu nại để đồng thời tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bởi vậy, trên thực tế, trong nhiều trường hợp cùng một lá đơn nhưng đương sự đề cập đến cả khiếu nại, tố cáo, lấy tố cáo để yêu cầu giải quyết khiếu nại và ngược lại, lấy khiếu nại để yêu cầu giải quyết tố cáo. 1.4. Những nguyên nhân dẫn tới KN - TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai Ở nước ta trong thời gian gần đây, số lượng các vụ KN - TC về đất đai xảy ra ngày càng tăng. Tuy tính chất, mức độ và phạm vi khác nhau nhưng nhìn chung đều phát sinh do những nguyên nhân sau: - Nguyên nhân về kinh tế: Kể từ khi nước ta bước vào thời kỳ mở cửa, thực hiện theo cơ chế thị trường, nhất là từ khi Luật đất đai 2003 ra đời với những quy định mới, đất đai được coi là hàng hóa đặc biệt và pháp luật cho phép người sử dụng đất được tự do chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nước ta đã có sắc diện hoàn toàn mới. Trong thị trường ấy quyền sử dụng đất ngày càng trở thành loại hàng hóa có giá trị lớn, mang lại những nguồn lợi không nhỏ cho người sử dụng đất. Khi những nguồn lợi từ đất đai tăng lên, thì những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan tới đất đai cũng ngày một tăng, đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. - Nguyên nhân về lịch sử: Ba mươi năm chiến tranh đã gây ra sự xáo trộn về nơi cư trú, cùng với sự thay đổi của chính sách đất đai cho phù hợp với yêu cầu của từ