Phát hiện nhanh một số Corticoid pha trộn trái phép trong chế phẩm đông dược bằng kĩ thuật khối phổ với chế độ tiêm mẫu trực tiếp

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát điều kiện và khả năng phát hiện một số corticoid phổ biến pha trộn trái phép trong chế phẩm đông dược bằng phương pháp khối phổ với chế độ tiêm mẫu trực tiếp. Đối tượng: Chất chuẩn corticoid chuẩn được cung cấp bởi Viện kiểm nghiệm thuốc TPHCM. Các mẫu thuốc đông dược được thu mua tại các nhà thuốc hay mua bán trôi nổi trên địa bàn TPHCM. Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng bài thuốc giả lập từ đó khảo sát, xây dựng qui trình chiết các corticoid được pha trộn. Tối ưu hóa điều kiện vận hành thiết bị khối phổ Quatromicro API ở cả 2 chế độ ghi nhận ESI+và ESI- từ đó xác định điều kiện chung áp dụng cho định tính phát hiện các corticoid sử dụng trong nghiên cứu. Khảo sát mẫu có pha trộn trái phép corticoid dựa trên sự so sánh với phổ corticoid chuẩn. Kết quả: Đã tìm được phương pháp xử lý mẫu để chiết các corticoid từ công thức giả lập. Đã chọn được điều kiện phân tích khối phổ, xác định ion mẹ cũng như các ion phân mảnh để phát hiện các corticoid pha trộn trong mẫu giả lập cũng như trong mẫu thử. Đã tìm được giới hạn phát hiện của từng corticoid trong mẫu chuẩn cũng như trong mẫu giả lập thêm chuẩn. Đã ứng dụng quy trình phân tích để phát hiện các corticoid trong các mẫu thuốc đông dược trên thị trường. Kết quả trong 24 mẫu phân tích, phát hiện có 18 mẫu pha trộn trái phép corticoid. Kết luận: từ những kết quả đạt được cho thấy phương pháp phổ khối với chế độ tiêm mẫu trực tiếp là một phương pháp hữu dụng, đơn giản và đáng tin cậy trong việc xác định các chất pha trộn trái phép trong các chế phẩm thuốc đông dược.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện nhanh một số Corticoid pha trộn trái phép trong chế phẩm đông dược bằng kĩ thuật khối phổ với chế độ tiêm mẫu trực tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 633 PHÁT HIỆN NHANH MỘT SỐ CORTICOID PHA TRỘN TRÁI PHÉP TRONG CHẾ PHẨM ĐÔNG DƯỢC BẰNG KĨ THUẬT KHỐI PHỔ VỚI CHẾ ĐỘ TIÊM MẪU TRỰC TIẾP Nguyễn Quang Nam*, Trần Hùng** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát điều kiện và khả năng phát hiện một số corticoid phổ biến pha trộn trái phép trong chế phẩm đông dược bằng phương pháp khối phổ với chế độ tiêm mẫu trực tiếp. Đối tượng: Chất chuẩn corticoid chuẩn được cung cấp bởi Viện kiểm nghiệm thuốc TPHCM. Các mẫu thuốc đông dược được thu mua tại các nhà thuốc hay mua bán trôi nổi trên địa bàn TPHCM. Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng bài thuốc giả lập từ đó khảo sát, xây dựng qui trình chiết các corticoid được pha trộn. Tối ưu hóa điều kiện vận hành thiết bị khối phổ Quatromicro API ở cả 2 chế độ ghi nhận ESI+ và ESI- từ đó xác định điều kiện chung áp dụng cho định tính phát hiện các corticoid sử dụng trong nghiên cứu. Khảo sát mẫu có pha trộn trái phép corticoid dựa trên sự so sánh với phổ corticoid chuẩn. Kết quả: Đã tìm được phương pháp xử lý mẫu để chiết các corticoid từ công thức giả lập. Đã chọn được điều kiện phân tích khối phổ, xác định ion mẹ cũng như các ion phân mảnh để phát hiện các corticoid pha trộn trong mẫu giả lập cũng như trong mẫu thử. Đã tìm được giới hạn phát hiện của từng corticoid trong mẫu chuẩn cũng như trong mẫu giả lập thêm chuẩn. Đã ứng dụng quy trình phân tích để phát hiện các corticoid trong các mẫu thuốc đông dược trên thị trường. Kết quả trong 24 mẫu phân tích, phát hiện có 18 mẫu pha trộn trái phép corticoid. Kết luận: từ những kết quả đạt được cho thấy phương pháp phổ khối với chế độ tiêm mẫu trực tiếp là một phương pháp hữu dụng, đơn giản và đáng tin cậy trong việc xác định các chất pha trộn trái phép trong các chế phẩm thuốc đông dược. Từ khóa: tiêm mẫu trực tiếp, corticoid, chế phẩm đông dược, khối phổ. ABSTRACT RAPID DETERMINATION OF CORTICOID ADULTERANTS IN HERBAL MEDICINES USING ELECTROSPRAY IONIZATION MASS SPECTROMETRY – DIRECT INJECTION MODE Nguyen Quang Nam, Tran Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 633 - 641 Objective: Investigation of optimum MS conditions and screening ability to detect some common corticoid adulterants in herbal medicines by using mass spectrometry with direct injection mode. Subjects: Authenticated standards of dexamethasone, betamethasone, prednisone, prednisolone, hydrocortisone acetat, dexamethasone acetate were purchased from Drug Quality Control Institute at HCM city. Herbal medicines were purchased in oriental drugstores or float market. Method: Establishing a simulation formulas for development of an extraction method to analyze some corticoids adulterant and invetigation of optimum MS conditions for detecting corticoids in herbal medicines. The Quatromicro API instrument operated in 2 modes ESI+ and ESI- was used for MS investigations. *Labo hóa hợp chất tự nhiên,Khoa Dược – Đại học Y Dược TPHCM **Bộ Môn Dược Liệu, Khoa Dược – Đại Học Y Dược TPHCM Tác giả liên hệ: PGS. TS. Trần Hùng ĐT: 0918057096 Email: tranhung@uphcm.edu.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 634 Results: A method for sample preparation and the optimized MS conditions for detection of corticoids in herbal medicines were established. Charateristics of mother ions of corticoid standards, which were spiked in blank herbal matrix at concentration of 1ppm were still detectable in spectra, The results were more clearly in MS/MS mode in either ESI+ or ESI- with limit of detection (LOD) of corticoids ranged from 0,1 ppm to 0,5 ppm. Application of analysis methods was performed in real samples of herbal medicines. Among 24 herbal products investigated, 18 samples were adulterated with corticoids. Conclusion: MS direct infusion was proven to be a useful and reliabe method to identify corticoids in counterfeit products. Key words: corticoid, herbal medicines, electrospray ionization, mass spectrometry, direct injection MỞ ĐẦU Trong những thập kỉ trở lại đây, thuốc có nguồn gốc tự nhiên ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe con người và được xem như tương đối an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, đa số những thuốc từ dược liệu cần thời gian điều trị tương đối dài thuốc mới phát huy tác dụng. Vì mục tiêu lợi nhuận hay nhằm gia tăng tác động trị liệu, một số nhà sản xuất đã pha trộn thêm các hóa chất tổng hợp vào sản phẩm. Trong đó, corticoid là một trong những nhóm hoá chất thường được pha trộn nhất vào các dạng bào chế đông dược nhằm gia tăng tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống dị ứng của các chế phẩm. Sử dụng corticoid trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ cho người sử dụng như hội chứng cushing, loét dạ dày tá tràng, tình trạng loãng xương, suy giảm chức năng tuyến thượng thận Việc phát hiện sự hiện diện các corticoid trong các chế phẩm đông dược gặp không ít khó khăn do sự phức tạp của mẫu thử, hầu hết việc định tính và định lượng corticoid trong các chế phẩm đông dược và thực phẩm chức năng đều dựa trên sự giúp đỡ của những hệ thống phân tích kĩ thuật cao như LC-UV, LC-MS, GC-MS. Cho tới nay, chưa thấy có báo cáo đề cập đến việc sử dụng phương pháp MS với chế độ tiêm mẫu trực tiếp trong xác định sự hiện diện corticoid trong chế phẩm đông dược. Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu điều kiện và khả năng phát hiện một số corticoid phổ biến pha trộn trái phép trong chế phẩm đông dược bằng cách sử dụng phương pháp khối phổ với chế độ tiêm mẫu trực tiếp. THỰC NGHIỆM Đối tượng nghiên cứu Chuẩn dexamethason, betamethason, prednison, prednisolon, hydrocortison acetat, dexamtethason acetat (Hình 1) được mua tại Viện kiểm nghiệm TP.HCM. Các mẫu thuốc đông dược thu mua tại các nhà thuốc hay mua trôi nổi trên địa bàn TP.HCM. Hầu hết các mẫu thuốc mua được có xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia và các thuốc sản xuất trong nước. Một số chế phẩm không rõ xuất xứ. Mẫu được bảo quản ở nhiệt độ phòng 25o C, khi tiến hành nghiên cứu mới tiến hành xử lí mẫu. R3 CH2O O O OH R1 R2 R5 R4 1 2 Hình 1. Công thức cấu tạo một số Corticoid sử dụng trong nghiên cứu ∆ R1 R2 R3 R4 R5 Dexamethason 1-2 -F -OH -CH3 -H -H Betamethason 1-2 -F -OH -H -CH3 -H Dexamethason acetat 1-2 -F -OH -CH3 -H -COCH3 Hydrocrotison acetat- -H -OH -H -H -COCH3 Prednison 1-2 -H =O -H -H -H Prednisolon 1-2 -H -OH -H -H -H Hóa chất và thiết bị Dung môi hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đều đạt tiêu chuẩn phân tích hoặc đạt chuẩn HPLC (Merck). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 635 Thiết bị nghiên cứu: máy khối phổ MS Quatromicro-ESI (MicroMass, Anh quốc) cùng các thiết bị thí nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Phát triển Thuốc có Nguồn gốc Tự nhiên - Đại Học Y Dược TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp xử lí mẫu Mẫu chuẩn: Chất chuẩn dạng bột được pha loãng dần trong MeOH đến các nồng 0,1-1 ppm từ dung dịch mẹ 0,1% để khảo sát điều kiện phân tích MS cũng như giới hạn phát hiện. Mẫu thử: Dạng rắn: Một lượng bột thuốc tương đương với liều chỉ định ghi trên nhãn của sản phẩm được loại tạp kém phân cực bằng n-hexan có hỗ trợ của sóng siêu âm (15 phút x 3 lần, mỗi lần 15ml/1 g bột thuốc). Cắn sau khi loại n-hexan được tiếp tục chiết trong siêu âm với dung môi MeOH-H2O (3:7) (15 phút x 3 lần, mỗi lần 15 ml/1 g cắn). Dịch lọc được chiết phân bố với ethyl acetat (3 lần, mỗi lần 15ml). Gạn lấy lớp ethyl acetat, cô đến cắn, hòa lại trong 10 ml MeOH. Dạng lỏng: Một thể tích chế phẩm lỏng tương ứng với liều chỉ định ghi trên nhãn của sản phẩm được chiết phân bố với n-hexan (3 lần, mỗi lần 15ml/ 20 ml chế phẩm), lấy lớp dưới. Lớp chế phẩm lỏng được tiếp tục lắc phân bố với ethyl acetat. Dịch ethyl acetat thu được cô đến cắn, hòa lại trong 10ml MeOH. Xây dựng công thức mẫu thuốc giả lập Thành phần, hàm lượng các dược liệu trong mẫu thuốc giả lập (Bảng 1) được xây dựng dựa trên tần suất của các dược liệu trong các bài thuốc dân gian và các chế phẩm đông dược. Các dược liệu được chọn là các dược liệu phổ biến và đa dạng về các nhóm hoạt chất. Việc khảo sát chi tiết thành phần của bài thuốc giả lập được trình bày trong một bài báo khác. Bảng 1. Công thức bài thuốc giả lập Dược Liệu Thành phần hóa học KL Radix Glycyrrhizae Flavonoid, saponin 1 g Radix Angelica pubescentis Fatty Acid, sterol, angelicol 2 g Cortex Eucommiae Alkaloid, glycoside 3 g Dược Liệu Thành phần hóa học KL Radix Angelica sinensis Tinh dầu 3 g Radix Achyranthis bidentatae Saponin, sterol 3 g Radix Saposhnikoviae divaricatae Glycoside, đường, tinh dầu 2 g Rhizoma Smilacis glabrae Saponin, tannin, nhựa 3 g Bốn gram bột nguyên liệu mẫu thuốc giả lập được xử lí theo qui trình xử lí áp dụng cho mẫu rắn của Dược điển Việt nam IV, sau đó phân thành 0,1 g mỗi phần. Mỗi phần riêng rẽ này được thêm tiếp 1-10 µl dung dịch corticoid chuẩn ở nồng độ 1 µg/ml trong MeOH. Với mẫu nguyên liệu lỏng, mẫu nguyên liệu rắn ban đầu được chiết với ethanol (1 g/ 15ml), sau đó thực hiện các bước tiếp theo như qui trình xử lí áp dụng cho mẫu lỏng. Phương pháp định tính phổ khối Khảo sát các điều kiện ghi nhận tín hiệu tối ưu trên các mẫu chuẩn corticoid ở cả 2 chế độ ESI+ và ESI- để áp dụng trong phân tích các mẫu thử. Trong đó nitrogen được sử dụng như là tác nhân loại dung môi và argon 99,99% được dùng làm tác nhân gây phân mảnh ion trong chế độ MS/MS. Nhiệt độ buồng ion hóa và nhiệt độ hóa hơi dung môi, điện thế ion hóa cũng như điện thế phân mảnh chung cho các corticoid khảo sát. Giá trị giới hạn phát hiện (LOD) được ghi nhận khi tỉ số tín hiệu trên nhiễu đường nền lớn hơn hoặc bằng 3. Mẫu chuẩn giả lập cùng với các mẫu phân tích được khảo sát và so sánh với các phổ chuẩn corticoid. Mẫu thử âm tính nếu không ghi nhận được ion mẹ cũng như các phân mảnh đặc trưng của từng corticoid trên phổ đồ hoặc nhận diện được ion ban đầu nhưng các phân mảnh trong phổ đồ không tương ứng với với phổ chuẩn. Kết quả dương tính chỉ được xác nhận trong trường hợp ion mẹ và các ion phân mảnh đặc trưng ghi nhận được trên phổ đồ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 636 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Thông số vận hành máy phân tích phổ khối Khảo sát các thông số phân tích MS các mẫu chuẩn để thu được các điều kiện tối ưu (ion mẹ trong phân tích MS và ion con trong phân tích MS/MS có cường độ tối ưu) cho từng chất để từ đó tìm điều kiện phân tích chung cho các chất cho kết quả: Ion source ESI+, ESI- Source temperature 100oC Desolvation temperature 150oC Capillary voltage 3,2kV Cone voltage 25V Collision voltage 15 eV Flow rate of desolvation gas 250 L/h Rf lens 0,2 V Dữ liệu phổ khối Trước khi khảo sát sự phân mảnh của các corticoid chuẩn, chế độ quét full scan được ghi nhận nhằm xác định các ion mẹ dùng trong những phân tích tiếp theo. Ở chế độ ESI+, các mảnh căn bản thu được sẽ là [M+23]+ và [M+1]+ tương ứng với các ion mẹ là [M+Na]+ và [M+H]+. Trong chế độ MS/MS các ion được chọn khảo sát lần lượt là [M+23]+, [M+1]+ và được đánh giá bởi những phân mảnh đặc trưng, phù hợp với những nghiên cứu trước đây(1,5). Kết quả khảo sát cho thấy ion [M+1]+ là ion thích hợp cho các phân tích MS/MS tiếp theo. Ảnh hưởng của acid formic 0,1% (v/v) trên sự tạo thành các ion(2) cũng được khảo sát. Kết quả cho thấy khi có acid formic, tín hiệu đỉnh [M+23]+ giảm đi rõ rệt trong khi cường độ đỉnh [M+H]+ tăng lên. Với chế độ ESI-, trong điều kiện không có acid formic thì mảnh cơ bản là [M-H]- còn khi có acid formic thì mảnh căn bản là [M -H + 46]- ([M+HCOO]-). Sự hiện diện của formic cho tín hiệu phổ tốt hơn trong cả hai chế độ MS và MS/MS. Một điều thú vị là điều kiện này, phổ thu được chỉ có 1 đến 2 phân mảnh đặc trưng với cường độ tín hiệu cao rõ rệt. Trong đa số các trường hợp, phân mảnh chính là [M-H-30]- hay [M-H-CH2O]- được thành lập từ sự mất acid formic sau đó là mất tiếp formaldehyd từ gốc hydroxymethyl của ion ban đầu [M+HCOO]-. Riêng dạng muối acetat của dexamethason và hydrocortison thì ion phân mảnh chiếm ưu thế là [M-H]-. Vì thế, chế độ phân tích có acid formic được sử dụng khi ghi nhận phổ ở chế độ ESI-. Bảng 2. Ion mẹ và những ion phân mảnh đặc trưng tương ứng của từng corticoid Chuẩn Ion mẹ Ion phân mảnh ESI+ Betamethason 415 > 393 373, 355, 337, 309, 319, 291, 279, 267, 237 Dexamethason 415 > 393 373, 355, 337, 309, 319, 291, 279, 267, 237 Prednison 381 > 359 341, 323, 305, 313, 295, 267, 253, 237, 213 Prednisolon 383 > 361 343, 325, 307, 297, 279, 265, 239, 223 Dexamethason acetat 457 > 435 415, 397, 379, 355, 337, 327, 319, 309, 291 Hydrocortison acetat 427 > 405 387, 373, 345, 327, 309, 267, 241 ESI- Betamethason 437 > 391 361 Dexamethason 437 > 391 361 Prednison 403 > 357 327 Prednisolon 405 > 359 329 Dexamethason acetat 479 > 433 433 Hydrocortison acetat 449 > 403 403, 373 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 637 Bảng 2 trình bày giá trị các ion mẹ cũng như những ion phân mảnh đặc trưng tương ứng của từng corticoid được khảo sát trong nghiên cứu. Những ion phân mảnh được gạch dưới được dùng trong việc đánh giá giới hạn phát hiện và quyết định kết quả phân tích các mẫu thử. Chưa ghi nhận được sự khác biệt phổ trong trường hợp của 2 đồng phân dexamethason/ betamethason. Điều này không phải là trở ngại lớn trong thực tế, vì dù là dexamethason hay betamethason cũng đều bị cấm pha trộn vào các chế phẩm đông dược. Kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 2 và Hình 2 – 6. Hình 2. Phổ MS của Dexamethason ở mẫu chuẩn (dưới) và mẫu lỏng giả lập thêm chuẩn (trên) Hình 3. Giới hạn phát hiện của Dexamethason trong mẫu giả lập thêm chuẩn 1: Mẫu giả lập thêm chuẩn dexamethason 1μg/ml 2: Mẫu giả lập thêm chuẩn dexamethason 10μg/ml 3: Mẫu trắng giả lập 1 2 3 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 638 Hình 4. Ảnh hưởng của acid formic trên sự ghi nhận tín hiệu ở chế độ ESI+ A: Mẫu chuẩn pha trong MeOH + 0,1% acid formic B: Mẫu chuẩn pha trong MeOH Hình 5. Phổ đồ của mẫu thử NLV (trên) có chứa Dexa Acetat so sánh với Dexa Acetat chuẩn (dưới) ở chế độ ESI+- MS/MS A B Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 639 Hình 6. Phổ đồ của mẫu thử KP (trên) có chứa Dexamethason/Betamethason so sánh với Betamethason chuẩn (dưới) ở chế độ ESI- - MS/MS Giới hạn phát hiện Giới hạn phát hiện của mẫu chuẩn và mẫu giả lập thêm chuẩn được khảo sát ở những nồng độ khác nhau trong cả hai chế độ ghi nhận ion âm và ion dương. Giới hạn phát hiện được xác lập tại nồng độ mà tại nồng độ này tín hiệu của các ion mẹ cũng như những phân mảnh còn phát hiện được và phân biệt được với tín hiệu đường nền (tín hiệu/nhiễu đường nền ≥ 3). (Bảng 3, 4) Bảng 3. Giới hạn phát hiện của các Corticoid trong mẫu chuẩn ESI+ ESI- Chuẩn (µg/ml) Bình thường + 0,1% Formic Bình thường + 0,1% Formic MS MS/MS MS MS/MS MS MS/MS MS MS/MS Dexamethason 0,2 0,2 0,2 0,2 0,5 0,5 0,1 0,1 Betamethason 0,2 0,1 0,1 0,1 0,5 0,5 0,1 0,1 Prednison 0,1 0,1 0,1 0,1 1 1 0,1 0,5 Prednisolon 0,1 0,1 0,1 0,1 1 1 0,1 0,1 Dexamethason acetat 0,2 0,5 0,5 0,5 1 1 0,1 0,5 Hydrocortison acetat 0,2 0,2 0,2 0,2 0,1 0,5 0,1 0,1 Bảng 4. Giới hạn phát hiện của các corticoid trong mẫu giả lập thêm chuẩn Mẫu giả lập dạng rắn (µg/ml) Mẫu giả lập dạng lỏng (µg/ml) ESI+ ESI- ESI+ ESI- MS MS/MS MS MS/MS MS MS/MS MS MS/MS Dexamethason 10 1 10 1 10 1 10 1 Betamethason 10 1 10 1 10 1 10 1 Prednison 10 5 10 5 10 1 10 5 Prednisolon 10 5 10 5 10 1 10 5 Dexamethason acetat 10 1 10 1 10 1 10 1 Hydrocortison acetat 10 1 10 1 10 1 10 1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 640 Nếu tính trên liều dùng trung bình của các corticoid để có tác dụng dược lí là 5 mg/lần và xem như toàn bộ lượng corticoid trong liều 1 lần của chế phẩm được chiết vào dung dịch thử theo như qui trình thì nồng độ của các corticoid trong dung dịch phân tích là 0,5 mg/ml, cao gấp 5×103 lần giới hạn phát hiện của của phương pháp cho đa số các corticoid đã khảo soát. Kết quả khảo sát trên mẫu thử Kết quả áp dụng phương pháp phân tích trên các mẫu thực tế (Bảng 5) cho thấy: trong 24 mẫu được phân tích, có 18 mẫu cho kết quả dương tính với corticoid được xác nhận trong cả hai chế độ ion âm và ion dương. 66,67% (12/18) kết quả dương tính được xác nhận là dexa- hoặc betamethason. Bốn trên mười mẫu thử là chế phẩm có số đăng kí cho kết quả dương tính có nguồn gốc trong nước. Bảng 5. Kết quả khảo sát trên các mẫu thử thu thập trên thị trường STT Sản Phẩm Dạng bào chế Nguồn gốc Hoạt chất tìm thấy 1 HTP Viên nang Vietnam -- 2 NLTPTCH Hoàn cứng HK-China Dexa-/betamethason acetat 3 HSTTH Viên nang Malaysia Dexa-/betamethason 4 KC Viên nang Malaysia Dexa-/betamethason 5 TLPTL Viên nang Malaysia Dexa-/betamethason 6 TLĐ Viên nang China Dexa-/betamethason 7 NLV Viên nang China Dexa-/betamethason acetat, Prednison 8 CTB Viên nang China Dexa-/betamethason 9 CTH Hoàn cứng Vietnam -- 10 KPHLĐ Hoàn cứng China Dexa-/betamethason 11 KK Hoàn cứng Vietnam -- 12 TM Hoàn cứng Vietnam Dexa-/betamethason 13 TTSN Viên nang Malaysia Dexa-/betamethason 14 TTh Hoàn cứng Vietnam Dexa-/betamethason 15 TTr Hoàn cứng Vietnam Dexa-/betamethasone acetat 16 HL Hoàn cứng Vietnam Hydrocortisone acetat 17 CLĐ Viên nang Vietnam -- 18 CLTTL Viên nang Malaysia Dexam-/betamethason 19 PTH Hoàn cứng China Dexa-/betamethasone acetat 20 DHTKS Hoàn cứng Vietnam -- 21 TPTTT Dung dịch uống Vietnam Dexa-/betamethason 22 KPTTT Dung dịch uống Vietnam Dexa-/betamethason 23 PTT Dung dịch uống Vietnam -- 24 BTN Xịt mũi Vietnam Prednisolon KẾT LUẬN Các kết quả thu nhận được cho thấy phương pháp khối phổ với chế độ tiêm mẫu trực tiếp là một phương pháp hữu dụng, đơn giản và đáng tin cậy trong việc xác định các chất pha trộn trái phép trong các chế phẩm thuốc đông dược. Tính trên liều dùng trung bình của các corticoid, giới hạn phát hiện của phương pháp thấp hơn liều dùng trung bình 5×103 đảm bảo cho khả năng phát hiện các chất này trên thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bevalot F., Gaillard Y., Lhermitte, M.A. Gilbert Pepin (2000), Analysis of corticosteroids in hair by liquid chromatography- eletrospray ionization mass spectrometry. Journal of Chromatography B, 740, 227-236. 2. Cui Xiaoliang, Shao Bing, Zhao Rong, Meng Juan, Tu Xiaoming (2006), Simultaneous determination of twelve glucocorticoid residues in milk by ultra performance liquid chromatography-electrospray tandem mass spectrometry. Chinese Journal of Chromatography, 24(3), 213-217. 3. Liang Quionglin, Qu Jun, Luo Guoan, Wang Yiming (2006), Rapid and reliable determination of illegal adulterant in herbal medicines and dietary supplements by LC-MS/MS. Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 40, 305-311 4. Maciej J. Bogusz, Huda Hassan, Eid Al-Enazi, Zuhour Ibrahim, Mohammed Al-Tufail (2006), Application of LC- ESI/MS/MS for detection of synthetic adulterants in herbal Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 641 remedies. Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 41, 554-564. 5. Van den Hauwe O., Dumoulin F., Antignac J.P., Bouche M.P., Elliott C., Peteg
Tài liệu liên quan