Phát thanh hiện đại - Thời cơ và thách thức

Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, báo chí Việt Nam và thế giới cũng phát triển nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của công chúng. Phát thanh hiện đại trong xu hướng tương lai cũng chịu sự chi phối tất yếu của quy luật phát triển. Yêu cầu cụ thể là không ngừng nâng cao về chất lượng, mở rộng quy mô về các chương trình phát sóng. “Tiêu chuẩn hoá quốc tế” là khái niệm được tạm thời đặt ra nhằm mục tiêu chiến lược phát triển mạng lưới phát thanh trong cả nước từ Trung ương tới địa phương. Các loại hình báo chí khác nhau phát triển với tốc độ chóng mặt, cạnh tranh thông tin diễn ra quyết liệt, phát thanh hiện đại phải tự tìm cho minh một hướng đi nếu không muốn bị tụt hậu. Đó là yêu cầu phát triển và giúp cho phát thanh là một kênh thông tin quan trọng đặc biệt, không thể thay thế trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, không ngừng nâng cao nhu cầu thông tin; chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí của nhân dân Ngày 7/11/ 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Điều đó cũng tác động không nhỏ tới phát thanh hiện đại. Dưới sự hướng dẫn, định hướng của Thầy giáo hướng dẫn, tôi xin trình bày 1 số quan điểm về phát thanh hiện đại qua bài tiểu luận: Phát thanh hiện đại - Thời cơ và thách thức.

doc30 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2951 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát thanh hiện đại - Thời cơ và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, báo chí Việt Nam và thế giới cũng phát triển nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của công chúng. Phát thanh hiện đại trong xu hướng tương lai cũng chịu sự chi phối tất yếu của quy luật phát triển. Yêu cầu cụ thể là không ngừng nâng cao về chất lượng, mở rộng quy mô về các chương trình phát sóng. “Tiêu chuẩn hoá quốc tế” là khái niệm được tạm thời đặt ra nhằm mục tiêu chiến lược phát triển mạng lưới phát thanh trong cả nước từ Trung ương tới địa phương. Các loại hình báo chí khác nhau phát triển với tốc độ chóng mặt, cạnh tranh thông tin diễn ra quyết liệt, phát thanh hiện đại phải tự tìm cho minh một hướng đi nếu không muốn bị tụt hậu. Đó là yêu cầu phát triển và giúp cho phát thanh là một kênh thông tin quan trọng đặc biệt, không thể thay thế trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, không ngừng nâng cao nhu cầu thông tin; chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí của nhân dân… Ngày 7/11/ 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Điều đó cũng tác động không nhỏ tới phát thanh hiện đại. Dưới sự hướng dẫn, định hướng của Thầy giáo hướng dẫn, tôi xin trình bày 1 số quan điểm về phát thanh hiện đại qua bài tiểu luận: Phát thanh hiện đại - Thời cơ và thách thức. Chương I: Khái niệm phát thanh, đặc tính của phát thanh, phát thanh hiện đại. Vào cuối thế kỷ XIX, với những phát minh khoa học của các nhà bác học người Nga và Mỹ về vô tuyến điện (radio), phát thanh (báo nói) đã ra đời. Đến thế kỷ XX, vệ tinh xuất hiện đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong thông tin đại chúng, tín hiệu phát thanh và truyền hình được trưyền đi khắp thế giới một cách rộng khắp và mau lẹ. Con người có thể ngồi trong nhà mình tiếp nhận thông tin về các sự kiện thuộc đủ các lĩnh vực và mọi nơi trên trái đất một cách trực tiếp, cùng lúc, “như là thật”. Những thế kỷ trước cuộc cách mạng công nghiệp, nghĩa là khi nông nghiệp còn là cơ sở của nền văn minh, con người sử dụng thông tin như là một độc quyền. Cuộc cách mạng công nghiệp đã nghiền nát sự độc quyền thông tin nói trên. Các phương tiện thông tin đại chúng phát triển như vũ bão, hàng ngày đã chuyển một khối lượng thông tin khổng lồ từ những nơi phát tới vô số những điểm tiếp nhận trên cả hành tinh. Cuộc cách mạng siêu công nghiệp diễn ra vào thế kỷ XXI sắp tới sẽ đưa con người đến những chân trời mới của thông tin. Số đài sóng trung, sóng FM cho số đông thính giả có thể giảm đi. Trong khi đó số đài phát sóng cho từng nhóm nhỏ người nghe như: đài phát nhạc rock, đài phát nhạc cổ điển, đài phát sóng CB, đài phát cho người nước ngoài v. v… ngày càng phát triển. Nếu trong cuộc cách mạng công nghiệp người nghe, người xem chưa có điều kiện để phản ứng trực tiếp hoặc tác động qua lại với người truyền tin thì trong cách mạng siêu công nghiệp việc đó trở nên bình thường. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật tạo ra sự “bùng nổ” thông tin đã gây ra nhiều vấn đề phải suy nghĩ của ngành báo chí điện tử hiện nay. Các phương tiện kỹ thuật mới làm đảo lộn thói quen nghe, nhìn của công chúng. Những người làm công tác phát thanh không thể ngồi yên trông đợi người nghe, người xem tiếp nhận chương trình của họ theo một công thức cũ. Cuộc cạnh tranh giữa các kênh phát thanh (radio), truyền hình và nghe nhìn ngày càng gay gắt và sôi động, buộc những người làm báo phát thanh phải suy nghĩ lại, cấu tạo lại, sáng tạo cái mới để nâng cao chất lượng của chương trình. Muốn làm được như vậy họ một mặt phải nâng cao trình độ trí thức chuyên môn của mình, mặt khác phải thích ứng nhanh với những phương tiện kỹ thuật hịên đại hơn. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khái niệm phát thanh. I) Khái niệm phát thanh Đó là một loại hình truyền thông đại chúng trong đó nội dung thông tin được truyền tải qua âm thanh. Đó là điều đặc thù của phát thanh trong đó âm thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, âm nhạc và tiếng động. Phát thanh có 2 loại hình: - Phát thanh qua làn sóng điện - Phát thanh truyền qua hệ thống dây đẫn Trong đó loại hình thứ nhất là căn bản và là yếu tố quan trong nhất tạo nên sức mạnh to lớn của phát thanh. Về mặt kỹ thuật công nghệ của phát thanh chúng ta cũng cần phải đề cập tới. Trong kỹ thuật phát thanh bao gồm hai loại là AM và FM. +AM (Amplitute Modutation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong sóng dài, sóng trung và sóng ngắn. +FM ( Frequency Modutation) là kỹ thuật điều tần được áp dụng trong phát thanh cực ngắn. 2) Các đặc tính của phát thanh: Các nhà nghiên cứu lý luận và những nhà thực hành phát thanh Việt Nam có quan điểm: truyền thông qua phát thanh có những đặc tính quan trọng chế đình các nguỳên tắc sản xuất chương trình. Đặc tính thứ nhất là tính quảng bá. Phát thanh có độ phủ sóng rất rộng. Sóng phát thanh có thể phủ trên phạm vi rộng lớn của quốc gia hoặc quốc tế. Có quan niệm cho rằng phát thanh là báo điện tử “không cần giấy”, “không có khoảng cách”. Một sự kiện được thông tin qua mạng lưới phát thanh có thể đến với hàng triệu người nghe ở những vùng địa lý khác nhau trong cùng một thời điểm. Chính bởi vậy, thông số về độ phủ sóng của một đài phát trên một diện tích địa lý là yếu tố được chú trọng đầu tư. Sóng phát thanh len lỏi vào những ngõ ngách mà nhiều khi truyền hình, báo in rất khó tiếp cận, chưa kể những phường tiện truyền thông khác còn nhiều hạn chế trong việc quảng bá đại chúng rộng rãi. Có thể nói phát thanh là phương tiện thông tin mang tính tiện lợi và đại chúng nhất. Đặc tính thứ hai của phát thanh là tính đồng thời. Khi sự kiện diễn ra, với phường tiện thu gọn nhẹ, quy trình sản xuất và phát sóng tương đối đơn giản và năng động, phát thanh có khả năng chuyển thông tin về sự kiện tức thời tới người nghe. Các chương trình phát thanh trực tiếp phát huy cao nhất đặc tính này. Thời gian xảy ra sự kiện trùng với thời gian thông tin. Đặc tính này góp phần tăng tính chân thực, hấp dẫn của thông tin phát thanh. Tính tức thời của phát thanh thể hiện sự nhanh nhạy của thônh tin. Phát thanh có khả năng truyền đạt thông tin ngay khi sự kiện đang diễn ra cùng lúc với diễn biến của nó đến đông đảo công chúng. Tính tức thời rút ngắn khoảng cách không gian, khiến người nghe được trực tiếp tiếp xúc với thông tin nhanh nhất, đáp ứng tốt nhất sự mong đợi. Đặc tính thứ ba là tính hướng tới thính giả. Đối tượng tiếp nhận thông tin của phát thanh là người nghe, trừ người khiếm thính. Tâm lý tiêp nhận thông tin của công chúng là tâm lý của người tiếp nhận thông tin bằng thính giác cùng với khả năng liên tưởng rất phong phú. Việc tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông luôn tạo ra cho mỗi người niềm hứng thú riêng tuỳ thuộc vào phong cách đặc trưng truyền tin của phương tiện ấy. Nếu như truyền hình hấp dẫn bằng hình ảnh sống động nhiều màu sắc, báo in là sự đọc và nghiền ngẫm thì ở phát thanh người ta cảm nhận được tính gần gũi giao lưu thân mật giữa người truyền tin và người tiếp nhận. Ngôn ngữ nói tạo ra những hình ảnh bằng âm thanh là phương tiện hiệu quả nhất để con người dễ dàng tiếp nhận thông tin từ chủ đề truyền tin. Tính giao lưu thân mật giữa người nói và ngưòi nghe thể hiện ở chính ngôn ngữ nói mà phóng viên, biên tập viên phát thanh sử dụng để truyền tải thông tin. Phát thanh có đặc trưng là ngôn ngữ nói cho người nghe nên càng dễ hiểu, ngắn gọn, gần gũi và lôi cuốn được thính giả. Có thể nói phát thanh là một phương tiện truyền thông không thể thay thế hay loại bỏ, cho dù ở thời đại bùng nổ thông tin có sự cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình truyện thông trong cuộc chạy đua giành lưu tâm của công chúng. Phát thanh có khả năng to lớn trong việc cung cấp cho công chúng những thông tin nhanh nhất. Phương tiện, thiết bị thu phát tín hiệu phát thanh cũng gọn nhẹ. Phát thanh có lợi thế hơn hẳn truyền hình trong việc tiếp cận nguồn tin ở những địa điểm cách xa đô thị. Thông tin chuyển tải qua phát thanh về cơ bản nhanh hơn truyền hình, hơn hẳn báo in và phổ cập đại chúng hơn nhiều báo chí trực tuyến. Chỉ cần một máy thu thanh nhỏ, chúng ta có thể bắt được sóng và nghe được nhiều chương trình phát thanh khác nhau của các đài phát thanh khác nhau của các địa phương, quốc gia hay nước ngoài. Phát thanh có khả năng phát huy việc truyền tin theo diện rộng nhanh chóng tạo ra những hiệu ứng xã hội. Xét từ góc độ công nghệ, phát thanh AM có khả năng truyền đi khoảng cách không gian rộng lớn với sự hỗ trợ của vệ tinh, tạo khả năng phủ sóng toàn cầu. Xét từ góc độ tính kinh tế,giá thành của một chiếc máy thu thanh thấp hơn nhiều so với một chiếc máy thu hình. Tuy nhiên, hạn chế của phát thanh dễ dàng nhận thấy nhất là độ xác định của thông tin tiếp nhận. Do thông tin được công chúng tiếp nhận bằng thính giác nên thông tin xuất hiện theo chuỗi âm thanh tuyến tính. Người nghe hoàn toàn bị động về tốc độ, trình tự vân hành của dòng âm thanh. Chỉ cần một thời điểm không tập trung chú ý, có thể dẫn đến tình trạng hiểu không đúng hoặc khônng đầy đủ nội dung thông điệp truyềntải. Thêm đó, những thông tin có tính logic phức tạp, có nhiều mối quan hệ đan xen mà chưa qua những bước xử lý thông tin quy chuẩn của phát thanh, có khi mang lại hiệu quả thấp. Khả năng ghi nhớ nhanh một chuỗi thông tin bằng thính giác của con người cũng có giới hạn nhất định. Để khắc phục những hạn chế đó, những người biên tập chương trình đã xây dựng nhiều chương trình xen kẽ, sử dụng cách diễn đạt súc tích và lặp lại nhiều lần nhưng thông tin quan trọng. 3. Thế nào là phát thanh hiện đại? Thực tiễn hoạt động cũng như các nghiên cứu tổng kết cho chúng ta câu trả lời: Thứ nhất, Phát thanh hiện đại là thông tin có chất lượng: Ngoài định hướng đúng thông tin phải nhanh, so với tất cả phương tiện truyền thông đại chúng thì đài phát thanh có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin, sản xuất chương trình và phát sóng nhanh hơn cả. Có nhận định rằng: “Khi sự kiện xảy ra thì phát thanh báo tin, truyền hình đưa tin và báo in giảng giải chúng”. Trong thời đại bùng nổ thông tin nếu không phát huy thế mạnh thì phát thanh khó có thể cạnh tranh được với truyền hình ngày càng phát triển để giữ đúng được thế của phát thanh là loại hình thông tin nhanh nhất, phổ cập nhất và rẻ nhất. Do tổ chức và khai thác trực tiếp tin của các đài, các hãng lớn trên thế giới và nguồn do cộng tác viên từ các tỉnh lẻ qua điện thoại hoặc ghi âm về. Về cơ bản, tin trong nước và thế giới được đưa trong ngày diễn ra sự kiện trên làn sóng phát thanh. Có những sự kiện quan trọng (Đại hội Đảng hoặc các kỳ họp Quốc hội, lễ kỷ niêm lớn..) đã được đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp, đồng thời với diễn biến của sự kiện cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, thiết bị phát thanh hiện đại và đội ngũ làm chương trình phát thẳng có năng lực. Thông tin có chất lượng là thông tin chính xác. Tính chân thựclà một điều kiện tiên quyết đối với thông tin đại chúng. Thêm vào đó, các thông tin phải đạt được sự khách quan trong cách tiếp cận sự kiện, trung thực đến từng chi tiết của sự kiện, chính xác tơí từng con số đưa ra. Thứ hai, phát thanh hiện đại là sự kết hợp giữa chức năng thông tin và chức năng giải trí. Nói cách khác là sự kết hợp giữa thông tin hiện đại và âm nhạc hiện đại. Âm nhạc chiếm vị trí khá quan trọng và thời lượng lớn trong các trường trình phát thanh( từ 25% đến 30%) . Âm nhạc trong phát thanh không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn nâng cao văn hoá của thính giả. Âm nhạc cũng là phương tiện giao lưu với bạn bè, các nền văn hoá trên thế giới. Âm nhạc trong phát thanh thường được giới trẻ yêu thích. Một thính giả trung thành với một chương trình ca nhạc nào đó luôn bắt sóng để đón nghe chương trình mà họ yêu thích. Thông qua các chương trình được biên tập và xử lý công phu, phát thanh giới thiệu cho thính giả những tác phẩm âm nhạc mới thuộc những dòng nhạc khác nhau, góp phần nâng cao thị hiếu của thính giả. Âm nhạc trên phát thanh có thể ăn sâu vào tâm trí, cũng có thể chỉ là người bạn khiêm nhường đối với mọi người. Âm nhạc xen kẽ giữa các chương trình tin tức, thời sự, chuyên đề sẽ giúp cho thính giả có một thời gian thư giãn hợp lý, đủ để tiếp nhận những thông tin nóng hổi và đầy ắp những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc sử dụng âm nhạc có hiệu quả phụ thuộc vào chất lượng sóng phát thanh và kỹ thuật stereo, một phần phụ thuộc vào trình độ thẩm âm của các biên tập viên không những giúp thính giả nắm bắt được bản chất của những sự kiện nóng hổi mà còn định hướng suy nghĩ và hành động của công chúng theo chiều hướng tích cực. Những yêu cầu về tính hấp dẫn cho thấy người sản xuất phải thực sự nắm bắt được tâm lý đối tượng, từ đó có cách tổ chức, sắp xếp tổ chức, biết dẫn dắt người nghe từ phút đầu cho tới phút cuối của chương trình bằng việc vận dụng ba phương tiện của phát thanh là: ngôn ngữ, tiếng động và âm nhạc một cách linh hoạt. Thứ ba, Phát thanh hiện đại thể hiện ở sự đổi mới phong cách diễn đạt, trình bày thông điệp. Chuyển từ đọc sang nói là xu hướng của phát thanh hiện đại. Đây là một quá trình không dễ thực hiện ngay được. Trong thời kỳ đầu của phát thanh của thế giới, người ta thường quen với tiêu chuẩn “cổ họng đầy”. Phát thanh viên phải là người có âm thanh rõ ràng, hoàn hảo với chất giọng dày, sâu và có chứa quyền lực. Từng từ ngữ được phát trên sóng phải qua khâu biên tập kỹ càng và được trình bày một cách trau chuốt. Ngày nay, chất giọng văn là một tài sản quý giá nhưng nó không còn là nhân tố quyết định đối vơí người phát thanh viên. Phong cách đọc văn bản phát thanh hiện nay đã dần thay thế bằng sự giao tiếp giữa phát thanh viên, phóng viên, biên tập viên với thính giả. Hiện nay phong cách được ưa chuộng là “giao tiếp trên sóng” Thực tế cho thấy ở hầu hết các ban biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam, chỉ có khoảng 1/3 số phóng viên, biên tập viên có khả năng trình bày trước máy. Muốn có một phong cách trình bày thông điệp mới, cần thay đổi cách viết, cách đưa vấn đề, dần thay đổi thói quen của cả những người tiếp nhận thông tin. Điều quan trọng là cần đào tạo một đội ngũ phát thanh có đủ năng lực, trình độ, bản lĩnh nghề nghiệp, và có một giọng chuẩn, khả năng diễn đạt để đáp ứng những yêu cầu của phát thanh hiện đại. Thứ tư, Phát thanh hiện đại là âm thanh có chất lượng cao. Đây chính là sự kết hợp giữa nội dung thông tin và công nghệ phát thanh hiện đại.Về kỹ thuật, các nhà nghiên cứu có quan điểm rằng nếu phát thanh không đi vào được kỷ nguyên kỹ thuật số thì nó có nguy cơ bị coi là phương tiện lỗi thời.Trong thế kỷ XXI, thế kỷ đầy biến động và nắm thách thức, thế kỷ của khoa học và công nghệ, ủa trí tuệ và những bước nhảy vọt, phát thanh cần đây mạnh hơn nữa, theo kịp khu vực và thế giới và khu vực, từng bước tạo đà cho Tiếng nói Việt Nam hội nhập vào xu thế giao lưu thông tin toàn cầu trong thời đại bùng nổ truyền thông. Thứ năm, Chương trình phát thanh mở là một trong những xu hướng xây dựng chương trình phát thanh hiên đại. Mở cho thính giả tham gia trực tiếp vào chương trình bằng nhiều cách. Cách hấp dẫn nhất là có một đường dây điện thoại trực tiếp. Thính giả theo dõi một chương trình có thể trực tiếp gọi điện thoại đến phòng thu, bày tỏ quan điểm của mình. Những ý kiến này được đưa trực tiếp lên sóng, góp phần tạo nên sự đa dạng, khách quan trong cách cách tiếp cận và phân tích vấn đề. Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu những vấn đề cơ bản của phát thanh hiện đại. Vậy trong thời đại mới, thời đại của khoa học và công nghệ trong thế kỷ XXI, phát thanh hiện đại có những thời cơ cũng như thách thức gì? Chương II: Phát thanh hiện đại- Thời cơ và thách thức 1. Vài nét về Phát thanh Tiếng nói Việt Nam từ 1975 đến nay Sau chiến thắng ngày 30/ 4/ 1975, đất nước ta đã hoàn toàn thống nhất bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn quốc. Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn luôn bám sát, phản ánh mọi hoạt động của đời sống xã hội, góg phần đưa đường lối chính sách của Đảng và cả những cách thức làm kinh tế có hiệu quả đến với người dân. Ví dụ như cơ chế khoán mới đến nhóm và người lao động theo chỉ thị 10 của Ban bí thư, Nghị quyết 6 của Ban chấp hành Trung ương khoá IV năm 1979. Đài Tiếng nói Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc chông tư tưởng bảo thủ, chống tham nhũng, cách làm ăn trì trệ, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Mặt khác, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã đổi mới về mặt thông tin, loại bỏ thông tin một chiều theo đinh hướng chủ quan làm cho nội dung nghèo nàn, thiếu tính chân thật, thiếu tính chiến đấu và ít sức thuyết phục. Cũng nhờ vận dụng quan điểm đổi mới, thông tin của Đài phong phú hơn, toàn diện và chân thực hơn, vì vậy cũng hấp dẫn và hiệu quả hơn. Từ năm 1990, ngân sách nhà nước đã có điều kiện chi những khoản chi phí lớn cho phát thanh và truyền hình. Bên cạnh đó là sự phát triển của công nghệ và điện tử và tin học trong nước cùng với chính sách mở cửa hội nhập với thế giới và cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho phát thanh và truyền hình phát triển. Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ cho Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1994 nêu rõ: “Phát triển hiện đại hoá ngành phát thanh Việt Nam là một nhiệm là một nhiệm vụ cấp bách không thể chậm trễ, vì ngành phát thanh càng có vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác đến mỗi người dân ở bất cứ vùng nào của đất nước. Đây là phương tiện giúp nhân dân nắm bắt được đường lối chính sách và pháp luật góp phần nâng cao dân trí, trình độ thẩm mỹ của nhân dân”. Để thực hiện chỉ thị này, từ 1994, Đài Tiếng nói Việt Nam với sự hợp tác của các tổ chức phát thanh quốc tế, khu vực, các nhà khoa học trong nứơc đã tập trung xây dựng “ Quy hoạch truyền dẫn và phủ sóng phát thanh giai đoạn 1995- 2000 và sau 2000” với mục tiêu: “Phủ sóng mạnh các hệ phát thanh TNVN khắp lãnh thổ, vùng lãnh hải Việt Nam, đến năm 2000 đảm bảo 98% số hộ gia đình phải có phương tiện nghe phát thanh, có sóng mạnh đến các địa bàn quan trọng trên thế giới.” Có thể nói, trong suốt lịch sử 56 năm qua của đài Tiếng nói Việt Nam, bảy năm gần đây là thời kỳ kỹ thuật truyền dẫn và phát sóng của Đài phát triển và hiện đại hoá nhanh nhất, phục vụ yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình. Về hệ thống truyền dẫn tín hiệu phát thanh và sóng phát thanh “Trước năm 1994, hệ thống truyền dẫn tín hiệu (TDTH) của Đài Tiếng nói Việt Nam có thể lạc hậu. Đài đã sử dụng vi ba tầm gần và cáp để cung cấp tín hiệu phát thanh cho các đài trung ương ở Hà Nội, mặc dù đã có một vài tuyến vi ba đã được sử dụng vi ba chất lượng cao, nhưng đối với các đài trung ương xa Hà nội, tín hiệu gốc để phát lại phải thu bằng sóng ngắn. Chất lượng tín hiệu gốc không đảm bảo, thậm chí bị gián đoạn rất nhiều, vì sóng ngắn lan truỳền không ổn định” Trên thực tế hiện nay, những vấn đề trên đã được khắc phục bởi từ năm 1994, Đài Tiếng nói Việt Nam đã sử dụng phương thức truyền tín hiệu qua vệ tinh, chất lượng phát thanh được nâng cao rõ rệt, không chỉ cung cấp tín hiệu gốc cho các đài phát thanh Trung ương trên toàn quốc mà còn là nguồn tín hiệu chất lượng cao cho các đài phát thanh địa phương, các vùng hải đảo và biên giới xa xôi. Ngoài ra, Đài đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật số nén, giải- một phương thức hiện đại trong truyền dẫn tín hiệu phát thanh, vừa giúp nâng cao chất lượng phát thanh, vừa mang lại chất lượng kinh tế cao, giảm được chi phí cho việc thuê kênh phát đáp trên vệ tinh. Những năm gần đây, báo chí Việt Nam đã thực sự khởi sắc, đặc biệt là Truyền hình đã có những bước tiến đáng kể về cả số lượng và chất lượng các chượng trình. Điều đó tác động không nhỏ vào yều cầu mở rộng, phát triển số lượng chương trình và tầm phủ sóng phát thanh đối nội cũng như đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam. Vì vậỵ hệ thống TDTH của Đài cũng phát triển nhanh, thể hiện qua việc thiết lập các đài khu vực với công suất lớn như Việt Nam 2(VN2) , Việt Nam 3(VN3), các đài FM đang được xây dựng ở Đà Nẵng, Thanh Hoá, Tam Đảo, Quảng Ninh, các cơ quan thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam trong và ngoài nước như Sơn La, Cần Thơ, Băng Cốc, Pari. Chương trình phát sóng cho người nước ngoài ở Việt Nam chuyển tiếp các chương trình phát thanh đối ngoại từ Nga sang Châu Mỹ, Châu Âu, Caribe… Hiện nay chúng ta sử