Hiện nay, ở nước ta tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng
nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống sinh hoạt
của con người. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp, mà còn là
trách nhiệm của hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Nhận thức được tác động của phát
triển bền vững đến môi trường và ngược lại, bài viết góp phần làm rõ một số khái niệm cơ
bản về môi trường, ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, bài viết còn
phân tích mối quan hệ khăng khít giữa ô nhiễm môi trường với Phát triển bền vững, và
Phân tích được thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay trên các phương diện ô
nhiễm môi trường đất, nước và không khí, ; đồng thời chỉ ra một số nguyên nhân khách
quan và chủ quan dẫn tới sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay. Trên cơ sở
đó, tác giả đề xuất, luận chứng một hệ thống các giải pháp nhằm ngăn chặn hiệu quả
những hành vi gây ô nhiễm môi trường, hướng tới cải thiện và nâng cao chất lượng môi
trường sống gắn liền với phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam.
15 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển bền vững trước thách thức giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
923
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRƯỚC THÁCH THỨC GIẢM THIỂU
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
SUSTAINABLE DEVELOPMENT UNDER CHALLENGES OF REDUCING
ENVIRONMENTAL POLLUTION IN VIETNAM TODAY
ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trường Đại học Thương Mại
Tóm tắt
Hiện nay, ở nước ta tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng
nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống sinh hoạt
của con người. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp, mà còn là
trách nhiệm của hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Nhận thức được tác động của phát
triển bền vững đến môi trường và ngược lại, bài viết góp phần làm rõ một số khái niệm cơ
bản về môi trường, ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, bài viết còn
phân tích mối quan hệ khăng khít giữa ô nhiễm môi trường với Phát triển bền vững, và
Phân tích được thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay trên các phương diện ô
nhiễm môi trường đất, nước và không khí,; đồng thời chỉ ra một số nguyên nhân khách
quan và chủ quan dẫn tới sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay. Trên cơ sở
đó, tác giả đề xuất, luận chứng một hệ thống các giải pháp nhằm ngăn chặn hiệu quả
những hành vi gây ô nhiễm môi trường, hướng tới cải thiện và nâng cao chất lượng môi
trường sống gắn liền với phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam.
Từ khóa: Phát triển bền vững, ô nhiễm môi trường, giải pháp, giảm thiểu.
Abstract
At present, in our country, environmental pollution is more and more popular and
serious, directly affects the social - economic development and human life. Solving the
problem of environmental pollution during international economic integration is not only
an urgent requirement for managers, businesses, but also the responsibility of the political
system and the entire society. Being aware of the impact of sustainable development on the
environment and vice versa, the article clarifies some basic concepts of the environment,
pollution and sustainable development. Besides, the article also analyzes the close
relationship between environmental pollution and sustainable development, and also
current environmental pollution in our country in terms of pollution of land, water and air,
...; simultaneously, points out some objective and subjective reasons leading to serious
environmental pollution today. On that basis, the author proposes, justifies a system of
measures to effectively prevent actions that cause environmental pollution, towards
improving and enhancing the quality of living standard associated with sustainable
development in the process of industrialization and modernization in Vietnam.
Keywords: Sustainable development, environmental pollution
924
Tổng quan tình hình nghiên cứu
A) Trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã công bố một báo cáo mới, trong đó cảnh
báo rằng mức độ ô nhiễm nghiêm trọng tại hàng loạt các thành phố lớn trên thế giới đang
cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân và đe dọa sẽ làm chao đảo các dịch vụ y tế
trên phạm vi toàn cầu.
Dữ liệu mới nhất, được khảo sát từ 2.000 thành phố lớn, sẽ cho thấy mức độ ô
nhiễm tăng cao tại các vùng tập trung đông dân cư, khiến các vùng này xuất hiện những
làn khói bụi độc hại cấu thành từ khói do xe cộ thải ra, bụi bẩn từ các công trường, khói
độc từ các nhà máy điện và việc đốt củi và than ở các hộ gia đình.
Theo tổ chức LHQ, hiện nay thế giới có khoảng 33 triệu trẻ em chết mỗi năm do ô
nhiễm không khí, khoảng 1/3 trong số này chịu các căn bệnh liên quan như đau tim và đột
quỵ. Với gần 1,4 triệu cái chết do ô nhiễm mỗi năm, Trung Quốc đã trở thành quốc gia bị ô
nhiễm không khí nghiêm trọng nhất, tiếp đến là Ấn Độ với 645.000 người chết và Pakistan
với 110.000.
Theo một bản báo cáo mới của Ủy ban Môi trường châu Âu (EEA), ô nhiễm hiện
cũng gây nên tình trạng khẩn cấp trong ngành y tế công ở châu lục này, và khiến cho
khoảng 430.000 trẻ em tử vong.
B) Ở Việt Nam
Theo WHO, chất lượng không khí trên phạm vi toàn thế giới đang suy giảm trông
thấy, đến mức mà cứ trong 8 người sống ở các thành phố lớn thì chỉ có 1 người được hít
thở bầu không khí đạt chuẩn hạn chế về mức độ ô nhiễm.
Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong
bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các
nước được xếp hạng. Các nước khác trong khu vực như Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan
62 điểm, Lào 60 điểm, Trung Quốc 49 điểm, Indonesia 45 điểm,... Còn theo kết quả nghiên
cứu khác vừa qua tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia
có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe.
Mới đây, hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia
của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên khảo sát ở 132 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123/132 quốc gia khảo
sát; về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe đứng vị trí 77; về chất lượng nước Việt
Nam được xếp hạng 80. Tính theo chỉ số chung EPI, Việt Nam xếp thứ 79. Đó là những
đánh giá chung, còn nếu xem xét cụ thể trên từng khía cạnh thì sẽ càng thấy rõ hơn bức
tranh chung của môi trường Việt Nam hiện nay.
1. Một số lý luận cơ bản về môi trường và phát triển bền vững
1.1. Khái niệm về Môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
925
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học,
tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Ðó
là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường
tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp
cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa
đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là những luật
lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp
hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ
chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người
theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm
cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt
khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm
thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô
thị, công viên nhân tạo... Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã
hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không
khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví
dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp
học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Ðoàn, Ðội với các điều
lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng
nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị
định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và
phát triển. [1]
1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu
chuẩn môi trường". [7]
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng
lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát
triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm
các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc
tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi
trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác
nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
Dưới đây là các hình thức ô nhiễm khác nhau:
926
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các
nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền
móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất
là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất
nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với
nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện
nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái,
diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài
nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật
lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và
các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu
cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết
quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục
của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là
các sự cố tràn dầu.
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước, hóa chất, chất thải từ các nhà máy
công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân
bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước
ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,
ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại
bị đưa ra biển xa hơn nữa là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm
nặng nề và làm chết ngạt các sinh vật sống ở môi trường nước.
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu,
giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không
phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có
ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên.
Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời
cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh
hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng
lên nhanh chóng.
Các loại ô nhiễm khác: Ô nhiễm phóng xạ. Ô nhiễm tiếng ồn bao gồm tiếng ồn do
xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp; Ô nhiễm sóng do các loại sóng như sóng điện thoại,
truyền hình... tồn tại với mật độ lớn, làm cho con người bị ảnh hưởng nhiều đến não bộ
927
hơn, khiến cơ thể con người chịu nhiều tác động khác do ảnh hưởng bởi các loại sóng này.
Ô nhiễm ánh sáng, hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí
ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật.
1.3. Khái niệm về phát triển bền vững
“Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về
mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai
xa”[5]. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi
quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định
chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân
loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất
yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm Phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển
Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là
"sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại
đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." 1. Nói cách khác, phát
triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi
trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội,
nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa
3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): "Phát triển bền vững là một loại
hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất
lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương
lai".
2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững
Muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính đến yếu tố môi trường. Sự
phân tích của tác giả theo 3 vấn đề tác động đến môi trường để chúng ta lựa chọn, xem xét
cả trên bình diện quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ và từng địa phương. Suy cho cùng thì
mỗi chúng ta cần phấn đấu cho một môi trường trong sạch, cho sự phát triển bền vững của
cả chúng ta và các thế hệ mai sau.
Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn
nhau trong thế cân đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao gồm cả tài nguyên thiên
nhiên) cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi
nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên: Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ
sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại, Có thể
nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có
928
vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội (KT-XH) ở mỗi quốc
gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì:
Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng
“đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống.
Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật
tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để
tạo ra sản phẩm hàng hóa. Những dạng vật chất trên không phải gì khác, mà chính là các
yếu tố môi trường.
Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở, cần có
nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu
biết, Những cái đó không gì khác là các yếu tố môi trường.
Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên – kể cả sức lao động)
là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người. Hay nói cách
khác: Môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng
môi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm họa cho con người (thiên tai), và
các thảm họa này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi
trường, gây mất cân bằng tự nhiên.
Ngược lại môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” các
chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Quá trình sản xuất thải ra môi
trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có
thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường.
Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều chất
thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để hạn chế được nhiều nhất các chất thải, đặc biệt
là chất thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đối với môi trường.
Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh
tế - xã hội
Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của
con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất
lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của cả loài người
trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: Môi
trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các
biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống KT-XH, hàng hóa được di chuyển từ sản xuất đến lưu thông, phân
phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, chất
thải. Các thành phần đó luôn luôn tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ
thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó.
Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi
trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra
ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo.
929
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển KT-XH
thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên – đối tượng của sự phát triển KT-XH hoặc
gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động KT-XH trong khu vực.
Như vậy, để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô
nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và
BVMT. Để phát triển bền vững không được khai thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài
nguyên, môi trường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với
các giải pháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng
sinh học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về BVMT,
Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc.
Như trên đã nói, BVMT chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội
được bền vững. KT-XH phát triển giúp chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc
phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị
xã hội để KT-XH phát triển. BVMT là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng
hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi
ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường, làm
cho các thế hệ sau không còn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất,
trí t