Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội: những khó khăn và giải pháp

Tóm tắt: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước, Hà Nội hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa/doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý, quản lý nhà nước, phát triển, Hà Nội, thành phố Hà Nội.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội: những khó khăn và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 42Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 1. Đặt vấn đề Tính đến tháng 5/2018, trên địa bàn Hà Nội có 232.000 doanh nghiệp, trong đó, số doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm trên 97%, đóng góp hơn 40% GDP cho thành phố; tạo công ăn việc làm cho hơn 50% lao động. Sau khi thành lập trên địa bàn Hà Nội, hầu hết các DNNVV vẫn mang tính tự phát, tự tìm tòi, sáng tạo, tự phát triển. Vì vậy, để phát triển một cách toàn diện, cần có sự quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và đối với các DNNVV nói riêng. 2. Thực trạng QLNN đối với DNNVV của Hà Nội trong thời gian qua Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với DNNVV đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, thể hiện trên các mặt sau đây: a) Về cải cách hành chính Thành phố Hà Nội đã rà soát, chuẩn hóa thủ tục hành chính (TTHC) thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và đang tiếp tục hoàn thiện TTHC, xây dựng lại thủ tục để phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành có hiệu lực. b) Thực hiện các giải pháp hỗ trợ tài chính, tín dụng UBND Hà Nội giao Quỹ Bảo lãnh tín dụng thực thi nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV (Quyết định số 1854/QĐ- UBND ngày 14/4/2006). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2015 Quỹ không thực hiện được một hợp đồng bảo lãnh tín dụng nào cho các DNNVV, nên hiện nay Hà Nội đã thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV và đang hoàn thiện quy chế. Hiện, PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HÀ NỘI: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP NCS. ThS.Nguyễn Tuấn Anh * Tóm tắt: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước, Hà Nội hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa/doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý, quản lý nhà nước, phát triển, Hà Nội, thành phố Hà Nội. Abstract: The development of the small and medium- scale enterprises is an important task of the strategy for socio- economic development and enhancement of national industrialization and modernization. Hanoi, as a socio-economic centre of the whole country, is now encountering innumerable difficulties and challenges. Keywords: small and medium-scale enterprises, management, state governance, development, the city of Hanoi * Trợ lý Khoa Quản lý Nhà nước - Trường ĐH KD&CN Hà Nội Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 43Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 mặt bằng lãi suất khoản vay ngắn hạn đang ở mức 6%-7%/năm. Một số ngân hàng tiếp tục đưa ra các gói sản phẩm tín dụng với mức 5%-6%/năm. Các ngân hàng thương mại ưu tiên cho DNNVV trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng Nhà nước khuyến khích vay. c) Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị Thành phố giao cho các sở Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DNNVV . d) Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới Hà Nội thực hiện Chương trình khoa học - công nghệ để hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thông qua việc cấp kinh phí thực hiện các đề tài, ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm hoàn thiện công nghệ và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng sản xuất, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chủ lực của thành phố. e) Hình thành các cụm liên kết ngành, liên kết vùng Hà Nội chủ trương phát triển các chương trình cụm liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển và nhân rộng mô hình này với nhiều lĩnh vực lĩnh vực, ngành nghề, như cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin,Trên địa bàn thành phố hiện đã có 42 cụm công nghiệp hoạt động, tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp là 88%, nhờ đó tạo ra mạng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hình thành chuỗi giá trị. f) Cung cấp thông tin nhằm xúc tiến, kết nối, mở rộng thị trường Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin thương mại, thị trường, xuất khẩu; xây dựng một số trang thông tin điện tử, chợ “ảo” xúc tiến thương mại; tổ chức đoàn đi hội chợ triển lãm; hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế; tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quản lý và phát triển thương hiệu, ; Thành lập Quỹ xúc tiến thương mại từ năm 2005, chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố xây dựng và phát triển thương hiệu (Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 30/10/2012), chương trình khuyến công. 3. Những khó khăn, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiện nay hoạt động trợ giúp của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Hà Nội đối với các DNNVV vẫn chưa phát huy được tác dụng, còn chồng chéo và phân tán, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Trong số đó, đáng chú ý một số nội dung sau: a) Vốn hoạt động Hiện nay các DNNVV gặp khó khăn về vốn để mở rộng sản xuất - kinh doanh. Phần lớn các DNNVV đều rất hạn chế về vốn tự có, nên nhu cầu về vốn vay là rất lớn. Tuy nhiên, việc vay vốn từ các ngân hàng hay các quỹ tín dụng rất khó khăn. Thị trường cung ứng vốn cho các DNNVV chủ yếu là thị trường tài chính phi chính thức. Hầu như các DNNVV, nhất là các DNNVV ngoài quốc doanh, không tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức của ngân hàng. Nếu tiếp cận được, cũng khó được ưu đãi về lãi suất. Hiện chỉ khoảng 32% số DNNVV được hỏi có thể tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng, nhưng không có khả năng đáp ứng các điều kiện về vay vốn. 68% số còn lại không có khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 44Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 b) Mặt bằng kinh doanh Các DNNVV vẫn khó khăn trong tiếp cận đất đai. Các thủ tục về quyền sử dụng đất vẫn là một vướng mắc, cản trở doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. c) Các yếu tố đầu vào đầu ra Đó là nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, lao động chất lượng cao, lao động phổ thông, các chi phí trong hoạt động kinh doanh. Khảo sát cho thấy chi phí cho đầu vào nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong thành phẩm. Các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào yếu tố lao động hoặc điều kiện tự nhiên, nên nguồn nguyên liệu thường không ổn định. Hơn nữa, phần lớn các đầu vào cho sản xuất chủ yếu là nhập khẩu, nên phụ thuộc vào biến động ngoại tệ, thời gian vận chuyển,... d) Hạn chế về sản phẩm và chất lượng sản phẩm Một trong những hạn chế lớn nhất của DNNVV Việt nam nói chung là con đường đi tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Rất nhiều DNNVV vẫn đang duy trì những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, chất lượng không cao và chủ yếu dựa trên lợi thế chi phí nhân công rẻ. e) Hạn chế về khai thác và mở rộng thị trường đầu ra nội địa Thị trường nội địa của các DNNVV còn kém phát triển và thiếu đồng bộ. Các DNNVV chưa vượt ra được thị trường địa phương và khu vực. Thị trường đầu ra nội địa còn bị chèn ép vì độc quyền, vì hàng nhập lậu tràn lan, vì doanh nghiệp thiếu thông tin thị trường và thiếu sự hỗ trợ, tư vấn của các cấp vĩ mô. DNNVV thường chờ thời cơ, buôn bán nhỏ qua nhiều khâu trung gian. Điều đó dẫn đến tình trạng lộn xộn ép giá đầu vào, nâng giá đầu ra, hay đội giá và gây ra hiện tượng khan hiếm hoặc dư thừa hàng hóa trên thị trường. f) Hạn chế về khai thác và mở rộng thị trường đầu ra nước ngoài Đối với các mặt hàng xuất khẩu, phần lớn các DNNVV sản xuất các loại sản phẩm có mức lợi nhuận thấp, dễ gia nhập thị trường. Sản phẩm dưới dạng thô, sơ chế vẫn chiếm tỷ lệ cao (70%), trong khi lao động ở các DNNVV dư thừa rất nhiều. Chất lượng sản phẩm kém, lại không ổn định, rất khó cạnh tranh với hàng nước ngoài ngay trên thị trường nội địa chứ nói gì đến thị trường nước ngoài. Nhiều mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam luôn đứng ở thế yếu về chất lượng, giá cả, mẫu mã trước hàng nhập khẩu tiểu ngạch, chất lượng trung bình từ Trung Quốc, Thái Lan, ngay tại thị trường nội địa bởi chưa tạo được thương hiệu riêng, mà cũng không dễ dàng gì. g) Thiếu trầm trọng các cơ chế hợp tác thường xuyên Sản xuất của DNNVV riêng rẽ, manh mún khó có hiệu quả kinh tế. Chưa xác lập được vai trò liên kết sản xuất phân đoạn giữa các DNNVV. Mối quan hệ “vệ tinh - trung tâm” với các doanh nghiệp lớn chưa tồn tại ở Việt Nam trong khi đây là chìa khoá cho thành công của nhiều DNNVV của nhiều nền kinh tế trên thế giới (điển hình là Nhật Bản). Giữa các DNNVV cùng ngành cũng chưa có hợp tác chặt chẽ, gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau, thậm chí nhiều khi còn cạnh tranh với nhau, kể cả cạnh tranh không lành mạnh. h) Công nghệ, thiết bị lạc hậu, năng suất lao động thấp Các doanh nghiệp nói chung, 70% trang thiết bị máy móc, công nghệ của các DNNVV lạc hậu, cũ nát, hết hạn sử dụng do nhập khẩu từ của các nước. Mặt khác, do thiếu vắng chiến lược công nghệ, nên việc đổi mới công nghệ của DNNVV diễn ra một cách tự phát, cá biệt, thiếu Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 45Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 định hướng, thiếu sự hướng dẫn và hỗ trợ của Nhà nước hoặc của doanh nghiệp lớn. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu triển khai với các DNNVV, tiềm năng nghiên cứu của các viện, trung tâm, các trường đại học chưa được khai thác phục vụ cho các chương trình đổi mới công nghệ, thiếu sự hỗ trợ về công nghệ giữa các doanh nghiệp lớn với DNNVV. i) Thiếu tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ Các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong việc được đáp ứng nhu cầu thông tin từ cơ quan QLNN, bao gồm thông tin về chính sách pháp luật,về thị trường sản phẩm và đánh giá chất lượng sản phẩm. k) Trình độ nhân lực, lao động và quản lý Nhìn chung lao động trong các DNNVV ít được đào tạo cơ bản qua các trường lớp chính thống mà chủ yếu theo phương pháp truyền nghề, trình độ văn hóa thấp, đặc biệt là số lao động trong các cơ sở kinh doanh nhỏ. Chất lượng dạy nghề lại yếu, do cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án đều rất thiếu thốn và lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu. 4. Một số giải pháp và kiến nghị về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hà Nội a) Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội - Các DNNVV cần tự hoàn thiện, nâng cao năng lực quản trị của mình theo hướng hiện đại, đổi mới, phát triển hợp tác cùng có lợi. Tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn và các khu vực trên cả nước; Hoàn thiện hệ thống kế toán theo hướng minh bạch, rõ ràng; Đầu tư đổi mới công nghệ; Nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân; Tham gia các Hiệp hội trên địa bàn để học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý và kinh doanh... Bên cạnh đó, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các DNNVV. Chủ động hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài để tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường để học hỏi và phát triển. - Phát huy sức mạnh, vai trò của Hiệp hội DNNVV Hà Nội, kết hợp với các hiệp hội ngành nghề để nâng cao uy tín năng lực và tầm ảnh hưởng các tổ chức. Thực hiện tốt vai trò là kênh quan trọng phản biện chính sách về doanh nghiệp, cho phép cộng đồng doanh nghiệp được giám sát và chấm điểm các cơ quan nhà nước làm cơ sở đánh giá, cải thiện các chất lượng dịch vụ cũng như làm cơ sở cho việc cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ. b) Với Hà Nội - Hà Nội cần đánh giá lại toàn diện hoạt động của khu vực DNNVV; tạo một khí thế mới cho cộng đồng doanh nghiệp trên cơ sở các cam kết của thành phố về việc minh bạch hoá, công bằng hoá sự phát triển kinh tế nói chung. - Đẩy mạnh thực hiện cải cách TTHC, tạo thuận lợi cho DNNVV. Tạo sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với các loại hình doanh nghiệp để ngày càng có nhiều DNNVV mới thành lập và hoạt động. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ; cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thay đổi tư duy quản lý sang trách nhiệm phục vụ, hướng dẫn DNNVV phát triển, giảm sự nhũng nhiễu, thờ ơ, thiếu trách nhiệm của công chức, đảm bảo cho các cơ quan QLNN của thành phố hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV, thực sự là chỗ dựa, là người trợ giúp thật hiệu quả đối với DNNVV. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 46Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 - Chính sách tín dụng. Đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, ưu tiên vốn tín dụng cho xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao. - Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tạo sự cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, kể cả trong nội bộ các DNNVV, chống việc hình thành các nhóm lợi ích từ chính trong các DNNVV. - Chính sách hỗ trợ gia nhập thị trường. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất - kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI). Tích cực triển khai chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và làng nghề xây dựng, phát triển thương hiệu. - Chính sách thuế. Thành phố đẩy mạnh cải cách TTHC thuế, ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu quản lý thuế; áp dụng phần mềm trong kê khai thuế, nộp thuế điện tử... tạo thuận lợi cho người nộp thuế . Ngoài ra, tăng cường cung cấp thông tin lý luận và thực tiễn, đẩy mạnh việc tuyên truyền, kịp thời phổ biến, phân tích chính sách thuế mới để cộng đồng doanh nghiệp nắm chắc và hiểu rõ, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện tốt chính sách thuế. - Phân loại đánh giá DNNVV. Thành phố cần có những tiêu chí để phân loại, đánh giá hoạt động của DNNVV, như tạo được nhiều việc làm, đóng nhiều thuế, hoạt động với tầm nhìn dài hạn, chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật, minh bạch,.., Cần có chiến lược ưu tiên tháo gỡ khó khăn, xây dựng những nhân tố nòng cốt, nhằm tôn vinh và nhân rộng các DNNVV điển hình, tiên tiến. Tạo môi trường để các DNNVV trên địa bàn tăng cường liên kết với nhau, khích lệ họ có niềm tin và sự cống hiến hết mình vì một Thủ đô văn minh, giàu mạnh, xứng đáng là trung tâm đầu não của cả nước. - Trở thành trung tâm khởi nghiệp, trung tâm sáng tạo của các doanh nghiệp. Hà Nội phải đặt mục tiêu đi tiên phong và trở thành trung tâm khởi nghiệp, trung tâm sáng tạo của cả nước - Hà Nội cần xây dựng và phát triển các DNNVV với mô hình đồng bộ thị trường hàng hoá, dịch vụ và thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất để tạo điều kiện cho DNNVV hoạt động có hiệu quả, có các nguồn lực để phát triển. Thực thi hỗ trợ về tài chính, thuế và đảm bảo an sinh xã hội; Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ. Hoàn thiện mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ DNNVV trên địa bàn thủ đô. - Phát triển quan hệ hợp tác giữa DNNVV trên địa bàn với DN lớn, giữa doang nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI. Khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp, các dịch vụ phát triển kinh doanh. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế (ADB, JICA, WB,). c) Với Nhà nước - Nhà nước cần sớm ban hành Luật hỗ trợ DNNVV. Trong đó, nêu rõ điều kiện, trách nhiệm của đối tượng được hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, cách thức hỗ trợ, cơ quan tổ chức triển khai thực hiện, chế tài xử lý,... - Xây dựng và ban hành “Chiến lược phát triển và hỗ trợ DNNVV giai đoạn Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 47Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 2016-2020, tầm nhìn 2030”, trong đó, hoàn thiện các nội dung về chính sách hỗ trợ DNNVV. Về kinh phí, cần hỗ trợ theo một số nội dung cơ bản sau: đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh, tài chính và thuế; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá; phát triển thị trường; cung cấp thông tin; tư vấn kinh doanh; lao động và nguồn nhân lực; liên kết giữa các DNNVV và giữa DNNVV với DN lớn; hỗ trợ DN khởi nghiệp - Đẩy mạnh thực hiện nội dung Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến 2020 của Chính phủ, nhấn mạnh rằng Nhà nước sẽ có những chính sách đặc thù để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Hoàng Ân (2015). Chính sách tài chính hỗ trợ DNNVV: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam. nghiep-nho-va-vua-kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-.. 2. Chính phủ (2009). Quy định các chính sách trợ giúp và quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định số 56/2009/NÐ-CP Ngày 30/6/2009. 3. Cổng thông tin điện tử Hiệp hội các DNNVV Thành phố Hà Nội – hanoisme.com 4. P.V. (2006). “Nâng cao hiệu quả hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Tạp chí Lao động & Xã hội, số 283 (từ 16/3 đến 31/3/2006). 5. Vũ Quốc Tuấn và các tác giả (2001). Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Bài học kinh nghiệm của các nước và thực tiễn ở Việt Nam. NXB Thống kê, Hà Nội. Ngày nhận bài: 05/7/2019