Một điểm đến được khách du lịch đánh
giá có hình ảnh tích cực sẽ có lợi thế cạnh
tranh so với những điểm đến khác. Vì vậy,
trong phát triển điểm đến các nhà quản lý
điểm đến (DMO – destination management
organization) rất chú ý đến việc tạo dựng
hình ảnh cho điểm đến. Bến Tre thuộc miền
Tây Nam Bộ của Việt Nam, hiện vẫn chưa là
điểm đến hấp dẫn của vùng trong khi sẵn có
hình ảnh thương hiệu độc đáo là “Xứ Dừa
Việt Nam” rất thuận lợi để phát triển du lịch
ẩm thực.
Vậy, Bến Tre có thể phát triển những sản
phẩm du lịch ẩm thực như thế nào để tạo hình
ảnh điểm đến hấp dẫn với khách du lịch?
Nghiên cứu này ứng dụng mô hình đổi mới
dịch vụ của Barcet (1996) và Decelle (2002)
để thiết kế sản phẩm du lịch ẩm thực. Phương
pháp thử nghiệm và điều tra lấy ý kiến khách
du lịch được dùng để trả lời câu hỏi “Nhắm
vào ai?” và “Dịch vụ gì?” và phương pháp
chuyên gia được sử dụng để trả lời câu hỏi
“Như thế nào?” và “Với những gì?” trong
mô hình. Sản phẩm “Thưởng thức ẩm thực
xứ Dừa” đã được thiết kế và đưa vào thử
nghiệm tại Nông trại du lịch sân chim Vàm
Hồ. Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng
cho thấy sản phẩm này tạo được ấn tượng rất
tốt và kênh truyền miệng tỏ ra rất hiệu quả
trong truyền thông nhằm tạo hình ảnh điểm
đến hấp dẫn cho Bến Tre gắn với du lịch ẩm
thực
7 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch ẩm thực tạo hình ảnh điểm đến hấp dẫn cho Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÓM TẮT
Một điểm đến được khách du lịch đánh
giá có hình ảnh tích cực sẽ có lợi thế cạnh
tranh so với những điểm đến khác. Vì vậy,
trong phát triển điểm đến các nhà quản lý
điểm đến (DMO – destination management
organization) rất chú ý đến việc tạo dựng
hình ảnh cho điểm đến. Bến Tre thuộc miền
Tây Nam Bộ của Việt Nam, hiện vẫn chưa là
điểm đến hấp dẫn của vùng trong khi sẵn có
hình ảnh thương hiệu độc đáo là “Xứ Dừa
Việt Nam” rất thuận lợi để phát triển du lịch
ẩm thực.
Vậy, Bến Tre có thể phát triển những sản
phẩm du lịch ẩm thực như thế nào để tạo hình
ảnh điểm đến hấp dẫn với khách du lịch?
Nghiên cứu này ứng dụng mô hình đổi mới
dịch vụ của Barcet (1996) và Decelle (2002)
để thiết kế sản phẩm du lịch ẩm thực. Phương
pháp thử nghiệm và điều tra lấy ý kiến khách
du lịch được dùng để trả lời câu hỏi “Nhắm
vào ai?” và “Dịch vụ gì?” và phương pháp
chuyên gia được sử dụng để trả lời câu hỏi
“Như thế nào?” và “Với những gì?” trong
mô hình. Sản phẩm “Thưởng thức ẩm thực
xứ Dừa” đã được thiết kế và đưa vào thử
nghiệm tại Nông trại du lịch sân chim Vàm
Hồ. Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng
cho thấy sản phẩm này tạo được ấn tượng rất
tốt và kênh truyền miệng tỏ ra rất hiệu quả
trong truyền thông nhằm tạo hình ảnh điểm
đến hấp dẫn cho Bến Tre gắn với du lịch ẩm
thực.
Từ khóa: Bến Tre, du lịch ẩm thực, hình
ảnh điểm đến
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC
TẠO HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CHO BẾN TRE
Đoàn Thị Mỹ Hạnh*
* PGS.TS. GV. Trường Đại học Vĕn Hiến
DEVELOPING CULINARY TOURISM TO CREATE AN ATTRACTIVE
DESTINATION IMAGE FOR BEN TRE PROVINCE
ABSTRACT
A destination considered by tourists as
having a positive image will have competitive
advantage over other destinations. Therefore,
in developing tourism destinations,
destination management organizations
pay much attention to creating destination
images. The province of Ben Tre in South
West of Vietnam currently is not an attractive
destination of the region, whereas it has the
21
Phát triển du lịch ẩm thực ...
1. GIỚI THIỆU
Hình ảnh điểm đến là một trong những
yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến quyết định
chọn một địa điểm tới thĕm của khách du
lịch. Một điểm đến được khách du lịch đánh
giá có hình ảnh tích cực sẽ có lợi thế cạnh
tranh so với những điểm đến khác. Vì vậy
trong phát triển điểm đến các nhà quản lý
điểm đến rất chú ý đến việc tạo hình ảnh tích
cực cho điểm đến.
Bến Tre là một tỉnh nằm trong vùng đồng
bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, còn gọi
là miền Tây Nam bộ, hiện vẫn chưa là điểm
đến hấp dẫn của vùng. Đó là vì sản phẩm du
lịch của Bến Tre cũng tương tự như của các
địa phương khác trong vùng, chủ yếu là du
lịch sinh thái miền quê sông nước. Trong khi
đó, Bến Tre có những tài nguyên du lịch có thể
được dùng để thiết kế ra những sản phẩm mới
khác biệt rõ rệt. Được mệnh danh là “Xứ Dừa
Việt Nam”, Bến Tre đã sẵn có hình ảnh thương
hiệu độc đáo rất thuận lợi cho việc phát triển
dòng sản phẩm du lịch ẩm thực. Đây là dòng
sản phẩm mới phát triển vài nĕm gần đây trên
thế giới đáp ứng nhu cầu của khúc thị trường
khách yêu thích nghệ thuật ẩm thực và trở về
với kiểu ĕn chậm truyền thống.
Vậy Bến Tre có thể phát triển những sản
phẩm du lịch ẩm thực như thế nào để tạo hình
ảnh điểm đến hấp dẫn với khách du lịch?
Nghiên cứu này được thực hiện với mong
muốn tìm ra những sản phẩm du lịch ẩm thực
mà thị trường có nhu cầu và Bến Tre có khả
nĕng đáp ứng. Phương pháp chuyên gia đã
được dùng để xác định tài nguyên du lịch
ẩm thực của Bến Tre và phương pháp điều
tra lấy ý kiến khách du lịch đã được dùng
để đánh giá sản phẩm thử nghiệm. Sản phẩm
“Thưởng thức ẩm thực xứ Dừa” được thiết kế
bằng cách ứng dụng mô hình đổi mới dịch vụ
của Barcet & Decelle. Qua thử nghiệm sản
phẩm này một số gợi ý về việc tạo hình ảnh
điểm đến hấp dẫn cho Bến Tre với dòng sản
phẩm du lịch ẩm thực được đề nghị.
2. XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
ẨM THỰC
“Du lịch ẩm thực là chuyến đi mà khách
du lịch có kế hoạch dành một phần hoặc toàn
bộ chuyến đi để nếm thử món ĕn hoặc thực
hiện các hoạt động liên quan đến ẩm thực ở
nơi đến.” (Carmina và cộng sự, 2012). Như
vậy du lịch ẩm thực khác với ẩm thực trong
chuyến đi. Với du lịch ẩm thực thì phần chính
của chuyến đi là trải nghiệm ẩm thực. Những
unique image of “the coconut homeland
of Vietnam,” which is an advantage in
developing culinary tourism.
How can Ben Tre province develop
culinary tourism products to create an
attractive destination image for tourists?
This research applied Barcet’s (1996) and
Decelle’s (2002) models of innovation in
services to design culinary tourism products.
Experimental and survey methods were used
to answer the questions “For whom?” and
“What services?” and expert interviews to
answer the questions “How?” and “With
what?” in the models. The product “Enjoying
the cuisine of the coconut homeland” was
designed and experimented at Vam Ho Bird
Sanctuary. The results of the survey on the
tourists’ opinions demonstrated that this
product made a positive impression and
word-of-mouth was effective in promoting
the product, in order to create an attractive
destination image for Ben Tre Province in
terms of culinary tourism.
Keywords: Ben Tre, culinary tourism,
destination image
22
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
trải nghiệm khác trong chuyến đi chỉ là phần
phụ thêm.
Hiện nay trên thị trường đang có xu hướng
thích trải nghiệm ĕn uống kiểu “Peer to Peer”
tức là dùng bữa ĕn do người địa phương nấu
trong nhà của họ. Xu hướng này không chỉ
có với khách du lịch quốc tế từ các quốc gia
phát triển – nơi mà “thức ĕn nhanh” đã trở
thành phổ biến đến mức đã xuất hiện hiện
tượng chối bỏ chúng mà còn cả với khách
du lịch Việt Nam. Điều này đã mở ra cơ hội
cho ngành du lịch phát triển du lịch ẩm thực
với các dòng sản phẩm đa dạng từ thực phẩm
sạch và xanh đến các món ĕn và uống truyền
thống của các dân tộc, vùng, miền khác nhau.
Du lịch ẩm thực không chỉ là đi để thưởng
thức món ĕn, mà còn là khám phá vĕn hóa
ẩm thực qua các lễ hội ẩm thực, hội thảo về
ẩm thực, tham quan bảo tàng thực phẩm, chợ
thực phẩm, các cơ sở nuôi trồng và chế biến
thực phẩm, kể cả trải nghiệm chế biến thực
phẩm. Với những hoạt động đa dạng như
vậy có thể thiết kế thành chuyến đi chuyên
đề hoặc phối hợp nhiều hoạt động trong một
chuyến đi. Tùy vào đối tượng khách và điểm
đến mức độ phù hợp của sản phẩm được thiết
kế quyết định sự thành công của sản phẩm.
3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH ẨM THỰC
CỦA BẾN TRE
Điểm đến Bến Tre chỉ cách TP. Hồ Chí
Minh 86 km, dễ dàng nối tuyến với các điểm
đến khác trong vùng nhờ có hệ thống giao
thông đường bộ và đường thủy thuận tiện.
Ngoài hệ thống các nhà hàng, khách sạn, các
khu nghỉ dưỡng đạt chuẩn, Bến Tre còn có
các nhà vườn và nông trại du lịch đáp ứng tốt
nhu cầu lưu trú đa dạng của khách du lịch nội
địa và quốc tế. Về tài nguyên cho du lịch ẩm
thực, Bến Tre có các lợi thế sau:
- Món ĕn chế biến từ dừa: nhờ có diện tích
trồng dừa lớn nhất cả nước và nhiều chủng
loại dừa ngon, Bến Tre đã có sẵn thương hiệu
là “Xứ Dừa Việt Nam”. Các loại dừa xiêm,
dừa dâu, dừa dứa là món uống được khách
du lịch trong và ngoài nước rất ưa thích. Phần
lớn các món ĕn của người dân địa phương đều
có dùng dừa làm nguyên liệu chính. Nhóm
nghiên cứu đã tập hợp được danh mục gần
50 món ĕn có dừa. Danh mục này đủ để thiết
kế dòng sản phẩm cốt lõi là thưởng thức đặc
sản xứ Dừa. Từ dòng sản phẩm cốt lõi này
kết hợp với các dòng sản phẩm đang được ưa
chuộng khác để phát triển thành những dòng
sản phẩm du lịch ẩm thực đáp ứng nhu cầu
của những nhóm khách hàng khác nhau.
- Nguồn thực phẩm tươi sạch: ngoài dừa,
Bến Tre còn có các loại trái cây ngon như bưởi
da xanh, chuối, xoài, ổi, quít, cam các loại
thủy, hải sản và gia cầm. Nguồn thực phẩm
tại chỗ này cùng với cách chế biến riêng của
địa phương giúp cho các món ĕn dù cùng tên
vẫn có sự khác biệt về hương vị. Đây là yếu
tố làm nên nét độc đáo của món ĕn.
- Không gian ẩm thực: Không chỉ có
những vườn dừa rộng lớn, ở Bến Tre dừa
được trồng khắp nơi từ sân nhà đến lối đi và
trồng xen trong các vườn trái cây. Nhờ vậy
Bến Tre có tài nguyên không gian ẩm thực rất
khác biệt với các điểm đến khác trong vùng.
4. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BARCET &
DECELLE THIẾT KẾ SẢN PHẨM DU
LỊCH ẨM THỰC CHO BẾN TRE
Mô hình đổi mới dịch vụ của Barcet đưa
ra vào nĕm 1996 và Decell phát triển vào
nĕm 2002 có bốn câu hỏi cần phải trả lời khi
thiết kế dịch vụ mới hoàn toàn hoặc cải tiến
(xem hình 1). Bốn câu hỏi đó là:
(1) Đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của ai?
(2) Những dịch vụ gì cần đổi mới?
(3) Làm thế nào để đổi mới dịch vụ?
(4) Với những tài nguyên gì?
Hai câu hỏi (1) và (2) nhằm khám phá thị
23
Phát triển du lịch ẩm thực ...
Hình 1: Mô hình đổi mới dịch vụ của Barcet & Decelle
Nhắm vào ai?
(1)
Những gì?
(2)
Như thế nào?
(3)
Với những gì?
(4)
Xác định khách
hàng mục tiêu
Xác định
dịch vụ cần
đổi mới
Xác định
phương án đổi
mới
Xác định
nguồn lực cho
đổi mới
CẦU CUNG
trường xác định hướng đổi mới dịch vụ, hai
câu hỏi (3) và (4) nhằm xác định nguồn lực
để thực hiện đổi mới. Dấu mũi tên hai chiều
trong mô hình thể hiện mối quan hệ qua lại
giữa 4 thành phần trong mô hình. Có thể đi từ
cột (1) đến (4) (Barcet, 1996) hoặc đi từ (4)
đến (1) (Decelle, 2003)
Hình 2: Mô hình của Barcet & Decelle ứng dụng với du lịch ẩm thực
Nhắm vào ai? Những gì? Như thế nào? Với những gì?
Khách du lịch
ẩm thực nội
địa/ quốc tế
Du lịch ẩm
thực thưởng
thức/ khám
phá/ nghỉ
dưỡng
Thực đơn
Không gian
Quá trình
phục vụ
Nguồn thực phẩm
/Kỹ thuật chế biến
Nhà hàng/ quán ĕn/
khu nghỉ dưỡng/nông
trại/ nhà vườn
Vĕn hóa ẩm thực/
Lao động nghề bếp/
thuyết minh
CẦU CUNG
Để xây dựng mô hình nghiên cứu lý
thuyết với dòng sản phẩm du lịch ẩm thực,
phương pháp phỏng vấn chuyên gia đã được
dùng để thu thập thông tin trả lời các câu hỏi
trong mô hình (xem hình 2). Chuyên gia gồm
1 nhà khoa học, 1 quản lý công ty lữ hành địa
phương, 2 chủ nhà vườn du lịch, 1 chủ quán
ĕn nông thôn, 1 chủ nông trại, 2 hướng dẫn
viên du lịch.
Từ mô hình lý thuyết, sản phẩm “Thưởng
thức ẩm thực xứ Dừa” được thiết kế với
những thông tin được đưa vào mô hình như
trong hình 3. Nông trại du lịch Sân chim
Vàm Hồ được chọn để triển khai nghiên cứu
thử nghiệm sản phẩm vào tháng 12/2016.
Đây là nông trại du lịch đầu tiên ở Bến Tre
đang trong quá trình hoạt động thử nghiệm
theo mô hình nông trại nghỉ dưỡng kết hợp
giáo dục. Trên cơ sở phân tích nĕng lực phục
vụ của nông trại và đặc điểm cá nhân của
khách đến nông trại, thực đơn cho một kỳ
nghỉ 2 ngày 1 đêm tại nông trại được thiết
kế với 5 bữa ĕn. Thực đơn gồm các món có
24
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Hình 3: Mô tả cầu và cung sản phẩm “Thưởng thức ẩm thực Xứ Dừa”
Nhắm vào ai? Những gì? Như thế nào? Với những gì?
Khách nội địa
tuổi trung niên
Có kiến thức và
kinh nghiệm về
ẩm thực
Sản phẩm
“ T h ư ở n g
thức ẩm thực
Xứ Dừa”
Các món từ
dừa: bánh xèo,
canh kiểm,
bánh canh tôm,
chè chuối
Không gian
ẩm thực: thiên
nhiên trong
lành
Quá trình phục
vụ: thái độ thân
thiện, cung cấp
thông tin đúng
và đủ về món
ĕn
Nguồn thực phẩm tươi
sạch do nông trại sản
xuất
Chế biến theo cách của
dân địa phương
Nhà ĕn nông trại/ vườn
cây trái, ao cá
Phục vụ kiểu tiệc miền
quê Tây Nam Bộ
Chủ nông trại trực tiếp
giới thiệu món ĕn
CẦU CUNG
dừa làm nguyên liệu chính gồm những món
ĕn địa phương còn ít người biết đến như
bánh canh tôm nước cốt dừa, dừa kho thịt ba
chỉ, canh chua cá nấu với trái bần và nước
dừa tươi, canh kiểm (các loại củ quả nấu với
nước cốt dừa) và những món từng được
khách du lịch quốc tế bình chọn là những
món ĕn hàng đầu được ưa thích như bánh
xèo, chuối nếp nướng
Các bữa ĕn được phục vụ trong nhà ĕn
của nông trại rộng thoáng, mái nhà lợp lá dừa,
không vách ngĕn, bàn ghế gỗ đơn sơ, liền kề
vườn cây, ao cá. Khu bếp mở liền kề nhà ĕn
để khách có thể xem thực phẩm nguyên liệu
và thử chế biến nếu thích. Mỗi món được
dọn ra đều có giới thiệu ngắn gọn thành phần
nguyên liệu, cách chế biến và cách ĕn. Mọi
câu hỏi của khách liên quan đến món ĕn đều
được trả lời thỏa đáng.
Kết quả khảo sát ý kiến 30 khách thuộc
nhóm tuổi trên dưới 50, có nhiều kinh nghiệm
về thực phẩm và ẩm thực trong tháng 1/2017,
như sau:
- Bữa ĕn: có 51,7% đánh giá là rất ngon
và 44,8% đánh giá là ngon, số còn lại cho là
chấp nhận được, không có ai trả lời là không
ngon.
- Món ĕn: Hầu hết đều thích bánh xèo
và canh kiểm.
- Sản phẩm mua về: 82,1% chọn Bưởi
da xanh, 52,6% chọn Bánh tráng Mỹ Lồng.
Các sản phẩm từ dừa như Mứt dừa (39,3%),
Dừa tươi (35,7%), Dầu dừa (32,1%) đều chưa
đạt mức trung bình.
25
Phát triển du lịch ẩm thực ...
Sau thử nghiệm, nông trại đã giới thiệu
và phục vụ nhiều đoàn khách cùng khúc thị
trường này và đều nhận được phản hồi tích
cực. Do thực phẩm phải đạt yêu cầu tươi sạch
và tại chỗ nên tùy theo thời điểm, nguyên liệu
chế biến món ĕn cũng có thay đổi. Những thay
đổi này đều có giải thích rõ ràng cho khách
biết khi đặt dịch vụ, trong trường hợp khẩn
cấp thì giải thích trước bữa ĕn. Từ sản phẩm
cơ bản này nông trại đã phát triển thành một
dòng sản phẩm với các sản phẩm khác nhau
về số bữa ĕn, số món ĕn và món ĕn trong thực
đơn đáp ứng yêu cầu của nhiều nhóm khách
có đặc điểm cá nhân khác nhau.
Đợt thử nghiệm sản phẩm lần thứ hai
được tiến hành trong tháng 3/2017, khảo sát
30 khách trong độ tuổi từ 18 đến 22 đã cho
kết quả như sau:
- Bữa ĕn: 56,6% đánh giá là rất ngon,
26,6% đánh giá là ngon, số còn lại cho là
chấp nhận được, không có ai trả lời là không
ngon.
- Món ĕn: 100% thích Bánh xèo, 76,7%
thích chè chuối.
- Sản phẩm mua về: 60,7% chọn Bưởi
da xanh, các sản phẩm khác đều dưới mức
trung bình trong đó Mứt dừa đạt (32,1%).
Kết quả đạt được từ hai lần thử nghiệm
này đã giúp nông trại xác định được Bánh
xèo là món được ưa thích nhất nên sẽ là món
luôn có trong thực đơn và sẽ chú trọng truyền
thông để khách phân biệt được Bánh xèo
kiểu Bến Tre và Bánh xèo ở các nơi khác.
Các món ĕn khác dù không đạt tỷ lệ cao như
Bánh xèo nhưng đánh giá chung về bữa ĕn là
rất tốt. Có đến 84,7% (100/118) khách đánh
giá là rất hài lòng với bữa ĕn được phục vụ.
Điều này cho thấy thực đơn được thiết kế là
phù hợp với các nhóm khách này.
Với hệ thống nhà hàng trong khách sạn
và khu nghỉ dưỡng có thể thiết kế dòng sản
phẩm thưởng thức ẩm thực phục vụ chuyên
nghiệp với các dạng tiệc buffet, lễ hội ẩm
thực trong nhà liên kết nhiều nhà hàng, lễ hội
ẩm thực đường phố, hội thi nấu ĕn chuyên
nghiệp Hệ thống các quán ĕn nông thôn và
các làng nghề thực phẩm thích hợp cho dòng
sản phẩm khám phá như tour tham quan các
làng nghề và nhà sản xuất có thương hiệu nổi
tiếng như làng nghề Bánh tráng Mỹ Lồng,
Bánh phồng Sơn Đốc, cơ sở kẹo dừa Bến Tre,
rượu Phú Lễ, rượu mật hoa dừa Bến Tre, dầu
dừa Bến Tre Nếu thời gian lưu trú dài ngày
thì có thể kết hợp du lịch ẩm thực với du lịch
nông trại hay với du lịch lịch sử chẳng hạn.
5. TẠO HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
ẨM THỰC CHO BẾN TRE
Hình ảnh của một điểm đến có thể được
coi như là một sự kết hợp của nhiều loại hình
ảnh: thương hiệu, điểm bán, công ty, đất
nước. Theo Crompton (1979) hình ảnh điểm
đến “bao gồm niềm tin, cảm nghĩ và ấn tượng
mà một người có về một điểm đến”. Như vậy
muốn tạo được hình ảnh tích cực trong nhận
thức của khách du lịch thì cần tập trung vào
việc tạo niềm tin, cảm nghĩ và ấn tượng trong
nhận thức của họ. Sự khác biệt của sản phẩm
và truyền thông là hai yếu tố có tầm quan
trọng hàng đầu tạo nên hình ảnh của điểm
đến.
Dòng sản phẩm ẩm thực với thực phẩm
chủ chốt là dừa gắn với không gian ẩm thực
xứ Dừa, đáp ứng yêu cầu tạo nên sự khác biệt
rõ rệt với các dòng sản phẩm du lịch sinh thái
của các điểm đến khác trong vùng. Kết quả
nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sản phẩm
này cũng đã tạo được hình ảnh tốt với khách
du lịch thể hiện qua sự hài lòng của họ.
Việc chọn kênh truyền thông thích hợp
để quảng bá cho điểm đến Bến Tre gắn với
26
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
du lịch ẩm thực có ảnh hưởng đến hình thành
niềm tin và cảm nghĩ của khách du lịch. Khảo
sát 118 khách đến có 54,2% người trả lời sẽ
trở lại và ở lại lâu hơn, có 79,6% người trả
lời sẽ giới thiệu cho những người quen biết
và 7,6% người trả lời sẽ tổ chức cho người
thân/ bạn bè đến Nông trại du lịch sân chim
Vàm Hồ. Số liệu này cho thấy sản phẩm đã
tạo được hình ảnh tốt với khách đến và kênh
truyền miệng tỏ ra có ưu thế hơn các kênh
truyền thông khác.
6. KẾT LUẬN
Bằng cách ứng dụng mô hình đổi mới
dịch vụ của Barcet và Decelle, dòng sản phẩm
“Thưởng thức ẩm thực xứ Dừa” đã được thiết
kế và đưa vào thử nghiệm tại Nông trại Du
lịch Sân chim Vàm Hồ. Kết quả khảo sát ý
kiến khách sử dụng dịch vụ này cho thấy là
có thể tạo được hình ảnh điểm đến hấp dẫn
cho Bến Tre với du lịch ẩm thực. Mức độ hài
lòng cao và sẵn sàng giới thiệu cho nhiều
người biết đến chứng tỏ sản phẩm này đã tạo
được hình ảnh tốt trong nhận thức của khách
du lịch. Truyền thông quảng bá sản phẩm qua
kênh truyền miệng tỏ ra thích hợp với du lịch
ẩm thực thưởng thức, vì đây là sản phẩm tinh
tế đòi hỏi khách phải có nhiều kiến thức và
kinh nghiệm về ẩm thực. Với những dòng
sản phẩm lễ hội, tham quan học hỏi có thể
những kênh truyền thông khác sẽ hiệu quả
hơn. Mô hình Barcet & Decelle có thể được
sử dụng để thiết kế chi tiết những dòng sản
phẩm khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Barcet, A. (1996), Fondements culturels
et organisationnels de l’innovation dans les
services, CEDES-CNRS
[2]. Carmina Fandos Herrera, Javier Blanco
Herranz, José Ma Puyuelo Arilla (2012),
Gastronomy’s importance in the development
of tourism destinations in the world, Global
Report on Food Tourism, UNWTO
[3]. Crompton, F. L. (1979), An assessment
of the image of Mexico as a vacation
destination and the inluence of geographical
location upon that image, Journal of Travel
Research, 1V(4), 18-23
[4]. Decelle, X. (2003). A conceptual
and dynamic approach to innovation in
tourism, Innovation and Growth in Tourism:
Conference Papers, OECD
[5]. https://theculinarytravelguide.
com/2015/02/02/10-culinary-travel-trends-
for-2015/