Phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số và miền núi - tiềm năng, thách thức

Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái, trong đó vai trò của du lịch trong ngành dịch vụ cũng ngày càng rõ nét. Tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm hơn 14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong ngành dịch vụ, du lịch đã đem lại đóng góp lớn cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước với hàng ngàn tỷ đồng. Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Với những thuận lợi, những mặt tích cực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta trong đó phát triển du lịch dân tộc thiểu số là một hướng đi mới trong những năm gần đây, với sự quan tâm của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cũng như sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc hy vọng sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

pdf5 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số và miền núi - tiềm năng, thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN Ngày nhận bài: 16/11/2017; Ngày phản biện: 29/11/2017; Ngày đuyệt đăng: 5/12/2017 (1) Học viện Dân tộc; e-mail: dinhthithuthao@cema.gov.vn Số 20 - Tháng 12 năm 2017 Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh di tích, danh thắng, khu du lịch quốc gia, các nét văn hóa độc đáo cũng như các vùng du lịch trong cả nước. Tính đến tháng 8 năm 2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Tới năm 2014, có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới bao gồm: Quần thể danh thắng Tràng An, Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tính đến hết năm 2010 Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù Lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang, Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp; là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Là ngành kinh tế mũi nhọn có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước, du lịch đã nhận được nhiều quan tâm của Nhà nước ta và các bộ ngành thông qua việc ban hành các văn bản pháp lý, các chiến lược, chương trình hành động quốc gia như nghị quyết số 92/NQ – CP ngày 10/12/2014 của chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, quyết định 2473 ngày 30/12/2011 thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, quyết định số 321/QĐ – TTg ngày 18/2/2013 phê duyệt chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020 của thủ tướng chính phủ, chỉ thị số 18/CT – BVHTTDL ngày 06/02/2012 của Bộ văn hóa thể thao du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, riêng chính sách phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 15 Nghị định 05/2011/ NĐ-CP về công tác dân tộc như sau: “Tập trung hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái; hỗ trợ quảng bá, đa dạng hóa các loại hình, các sản phẩm du lịch, khai thác hợp lý các tiềm năng, danh lam thắng cảnh, phát triển du lịch”. Ngoài ra, nội dung này còn được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương II Thông tư 12/2014/TT- BVHTTDL. Việc nghiên cứu phát triển du lịch các vùng dân tộc và miền núi gắn liền với việc thực hiện chính sách dân tộc ở các vùng dân tộc và miền núi, làm tốt công tác này không chỉ thu hút lực lượng lao động làm dịch vụ, tăng thêm PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI - TIỀM NĂNG, THÁCH THỨC Đinh Thị Thu Thảo(1) Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái, trong đó vai trò của du lịch trong ngành dịch vụ cũng ngày càng rõ nét. Tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm hơn 14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong ngành dịch vụ, du lịch đã đem lại đóng góp lớn cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước với hàng ngàn tỷ đồng. Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Với những thuận lợi, những mặt tích cực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta trong đó phát triển du lịch dân tộc thiểu số là một hướng đi mới trong những năm gần đây, với sự quan tâm của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cũng như sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc hy vọng sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Từ khóa: Du lịch Việt Nam; du lịch vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tiềm năng và thách thức; sản phẩm du lịch Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 95Số 20 - Tháng 12 năm 2017 nguồn thu nhập cho đất nước nói chung và vùng dân tộc và miền núi nói riêng mà còn góp phần hiểu biết lẫn nhau, giao lưu giữa các miền văn hoá, tăng thêm niềm tin và sức mạnh đoàn kết dân tộc, trật tự an ninh xã hội ở các vùng du lịch dân tộc miền núi, chống mọi luận điệu xuyên tạc về chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, tăng cường thêm nét đậm đà bản sắc văn hoá các dân tộc. Tiềm năng phát triển du lịch vùng dân tộc miền núi Vùng dân tộc và miền núi nước ta có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển du lịch, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, chiếm tới 5/7 vùng du lịch của cả nước bao gồm Vùng trung du và miền núi phía Bắc (bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang), vùng Bắc Trung Bộ: (gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế gắn với du lịch hành lang Đông Tây và hệ thống biển, đảo Bắc Trung Bộ), Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với hệ thống biển đảo Nam Trung Bộ), Vùng Tây Nguyên (gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng), Vùng Tây Nam Bộ (gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ gắn với du lịch tiểu vùng sông Mêkông), nhiều nơi còn hoang sơ, tạo nên sự thu hút đặc biệt đối với khách trong và ngoài nước như miền Bắc có vườn quốc gia Ba Vì ở Hà Nội; Mộc Châu - Sơn La với cảnh đẹp kỳ vĩ; hồ Ba Bể ở độ cao 146m so với mặt biển, diện tích 500 ha ở Bắc Kạn; thác Bản Dốc ở Cao Bằng; cao nguyên đá Đồng Văn ở tỉnh Hà Giang; động Tam Thanh, Vọng Phu ở Lạng Sơn; có vùng Sa Pa, Lào Cai nơi du lịch nổi tiếng ở độ cao mây mù tuyết phủ; hồ Núi Cốc ở Thái Nguyên; hồ Thác Bà ở Yên Bái; dãy Phan Xi Păng cao 3.400m; có nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, có bản Apa Chải, xã Xín Thầu, huyện Mường Nhé, Lai Châu giáp 3 quốc gia Việt Nam, Trung Hoa và Lào.v.v Miền Trung, Tây Nguyên có Bà Nà (Đà Nẵng) được ví như chốn bồng lai tiên cảnh; đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi với nhiều trải nghiệm đáng nhớ; ở Quảng Nam có khu tháp cổ Mỹ Sơn; động Phong Nha, Quảng Bình là di sản văn hoá thế giới; ngược lên Tây Nguyên ta có Biển Hồ Gia Lai; ngã ba Đông Dương, cửa khẩu B’y Kon Tum; hồ Lắc, Đắc Lắk; thành phố cao nguyên Đà Lạt với núi Liang Biang nổi tiếng cao 2300m so với mặt biển; với thung lũng tình yêu; có khu tháp Chàm cổ kính của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận.v.v... Miền Nam có nhà thờ Đức Bà ở Thành phố Hồ Chí Minh, có núi Đá dựng ở Kiên Giang, có nhiều hang động lung linh, màu sắc, có xứ thơ Hà Tiên cao 100 m giữa cánh đồng, có văn thánh miếu ở Vĩnh Long, có núi Sam ở Châu Đốc, có vườn cò Vàm Hồ ở Bến Tre, có 450 chùa Khmer cổ kính...đó là những điểm đến của khách du lịch danh thắng các vùng dân tộc Việt Nam. Đồng thời các vùng miền ở trên gắn liền với các chiến công của dân và quân từ cách mạng tháng 8-1945 đến nay sẽ là những di sản đồ sộ để tuyên truyền cho các tour du lịch, để đáp ứng trí tò mò, tìm hiểu, khám phá của du khách. Đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi rất thân thiện, gây được ấn tượng và thiện cảm với du khách, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hóa, phong tục tập quán và lối sống riêng. Dựa vào lợi thế trên ngành du lịch và các địa phương đã nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lác ở Mai Châu... Điển hình như Bản Lác, Bản Pom Coóng ở Mai Châu Hòa Bình đã có hơn hai mươi ngôi nhà sàn chuyên phục vụ khách du lịch, với giá từ 500.000 đến 800.000/ sàn là một con số đáng khích lệ cho du lịch dân tộc miền núi. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta còn có nhiều món quà lưu niệm, đồ thủ công được khách nước ngoài yêu thích từ túi, khăn, quần, áo, mũ, váy, móc chìa khóa thổ cẩm cho đến các món ăn, uống đặc sản như thắng cố, muối kiến vàng, cơm lam, rượu cần, rượu táo mèo, các loại thực phẩm khô có thể mua làm quà như thịt bò khô gác bếp, khô nai, thịt trâu khô Trong đó thổ cẩm Việt Nam là hình ảnh ấn tượng quen thuộc của nhiều du khách quốc tế khi đến Việt Nam. Ở đâu, trong bất kỳ cửa hàng ở khu du lịch nào, người ta cũng thấy những gian hàng bày bán đủ các mặt hàng thổ cẩm. Họa tiết trên đồ thổ cẩm rất bắt mắt và sặc sỡ với nhiều khối hình học tạo nên sự đối xứng và vòng lặp trên tác phẩm. Được thêu bằng tay, chất chứa cả tâm hồn và tình yêu quê hướng đất nước, hình ảnh cỏ cây hoa lá, cảnh sinh hoạt của người dân Việt Nam khiến nhiều du khách yêu thích, mua về làm quà. Nhờ đó, sản phẩm dệt thổ cẩm không chỉ phổ biến với bà con các dân tộc trên vùng núi cao mà còn trở thành một mặt hàng “đắt khách” ở hầu hết các khu du lịch Việt Nam. Ngoài ra, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 96 Số 20 - Tháng 12 năm 2017 nước ta cũng là nơi còn lưu giữ các trò chơi, lễ hội truyền thống lâu đời, các lời ca điệu múa độc đáo rất riêng của từng dân tộc như múa Xòe, múa Chiêng của người Thái, múa Khèn, múa Sênh tiền của người Mông, múa Tăng bu, múa Gậy của đồng bào Khơ mú, múa Sạp của dân tộc Mường, múa Trống, múa Xúc tép của dân tộc Cao Lan, múa Chèo thuyền, múa Hoa sen của đồng bào Khmer Nam Bộvà đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được công nhận. Lễ hội cổ truyền ở vùng dân tộc và miền núi nước ta rất đa dạng, phong phú và trải rộng khắp đất nước như ném còn của dân tộc Thái, Mường, Tày, lễ hội mừng lúa mới của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, lễ hội lồng tồng của người Tày, lễ hội đâm trâu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên và ở phía Bắc của vùng Đông Nam bộ, hội đua voi ở Buôn Đôn, lễ hội Ka tê ở Ninh Thuận và Bình Thuận, lễ hội cầu an bản Mường, Lễ hội Ok Om Bok (hay còn gọi là lễ hội cúng trăng) của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ sinh sống ở các tỉnh: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long Tại mỗi vùng miền, lễ hội tuy mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng tâm linh cần được suy tôn, như: Những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công trong việc dạy dỗ hay truyền nghề hoặc những người có nhiều công lao đóng góp cho việc chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế Chính vì thế, lễ hội truyền thống là dịp để con người giao lưu cộng cảm, trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và những khát vọng cao đẹp. Đồng thời, những lễ hội truyền thống cũng là dịp mang lại cho con người sự thanh thản nơi tâm linh, gạt bỏ hay quên đi những lo toan thường nhật để về với cội nguồn, về với thiên nhiên. Những thuận lợi này có một sức hấp dẫn rất lớn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, du lịch cũng như mua sắm các hàng hóa lưu niệm vùng dân tộc và miền núi. Ngày nay với xu thế toàn cầu hóa, du lịch dân tộc và miền núi ngày càng phát triển đa dạng và phong phú như du lịch tâm linh, du lịch gia đình, du lịch sinh thái, v.v đã mở ra diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng lên cả về mặt vật chất và tinh thần, đồng thời phát triển du lịch vùng dân tộc và miền núi cũng tạo ra được nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước hạn chế những tệ nạn xã hội như nạn nghiện hút, buôn bán thuốc phiện, buôn lậu, buôn bán phụ nữ qua biên giới Bên cạnh những thuận lợi ở trên, vùng dân tộc và miền núi nước ta vẫn còn nhiều thách thức tác động trực tiếp đến phát triển du lịch đó là: 1. Rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán. 2. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: Địa hình chia cắt, rừng núi hiểm trở, nhiệt độ trong ngày và giữa các mùa có biên độ thay đổi lớn và đột ngột, gây nhiều khó khăn cho sức khoẻ con người và mùa khô thì hanh heo, khô cạn, thiếu nước. 3. Kết cấu hạ tầng còn thấp kém. Các sản phẩm phục vụ khách du lịch chưa đa dạng phong phú, phần lớn vẫn là các sản phẩm quen thuộc, mang tính truyền thống, chưa có sự đột phá, sáng tạo, tạo sự mới lạ đối với khách du lịch, cũng như chủ yếu mang tính tự phát của các hộ gia đình và các doanh nghiệp, chưa có sự đầu tư của cơ quan chức năng và các chính quyền địa phương. Chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ du khách chưa có sức cạnh tranh với các quốc gia khác, Việt Nam chưa khai thác được thế mạnh các sản phẩm địa phương, liên vùng, liên quốc gia để xây dựng những tour du lịch hấp dẫn du khách. 4. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác du lịch như hướng dẫn viên chưa được đào tạo bài bản, ít kinh nghiệm thực tế và mang tính chuyên nghiệp chưa cao, khả năng am hiếu về phong tục, tập quán, văn hóa của chính dân tộc mình và các dân tộc khác để hướng dẫn, phục vụ khách du lịch còn nhiều hạn chế và bất cập, khả năng giao tiếp với khách du lịch bằng ngoại ngữ nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch. 5. Tư duy và tầm nhìn du lịch hạn hẹp: sự liên kết trong du lịch còn lỏng lẻo, thiếu bền vững, chủ nghĩa cát cứ, cục bộ địa phương đã triệt tiêu thế mạnh của du lịch vùng dân tộc và miền núi Việt Nam. 6. Các loại hình du lịch còn đơn điệu, còn có tình trạng chèo kéo, ép giá mua hàng hóa đối với khách du lịch v.vMặc dù những biểu hiện này chỉ là cá biệt, nhưng đã gây phản cảm đối với khách du lịch trong nước và nước ngoài. 7. Nhiều người, trong đó có cả những người trong cơ quan tham mưu chiến lược vẫn cho rằng vùng dân tộc - miền núi không phải là vùng động lực phát triển. Vì vậy, chủ yếu vẫn là xoá đói, giảm nghèo, giúp đồng bào điều kiện sống, chăm sóc sức khoẻ, mở mang trường học, cứu giúp khi thiên tai, bão lũ, chưa coi trọng phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp một phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cho đồng bào các dân tộc Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 97Số 20 - Tháng 12 năm 2017 thiểu số đang sinh sống ở vùng dân tộc và miền núi, góp một phần rất quan trọng xóa đói, giảm nghèo. Do dân cư sống rải rác, suất đầu tư lớn, hiệu quả kinh tế thấp, nên chủ yếu trong chính sách vẫn chỉ là hỗ trợ chứ chưa phải là đầu tư phát triển. 8. Không gian danh thắng và di sản văn hóa bị xâm hại: việc khai thác nguồn tài nguyên vì mục đích kinh tế đã phá vỡ cảnh quan, dẫn đến môi trường ô nhiễm, làm mất không gian thiêng của di tích. 9. Việc quảng bá du lịch ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi thông qua các hình thức khác nhau như trên báo, chí, phát thanh, truyền hình, các ấn phẩm về du lịch chưa được đẩy mạnh và đổi mới toàn diện, do vậy tác dụng quảng bá, thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế chưa cao. Từ những thách thức trên, để phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số và miền núi, có thể thực hiện một số giải pháp như sau: 1. Nhóm giải pháp quy hoạch phát triền du lịch vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các địa phương cần tiếp tục tiến hành quy hoạch phát triển du lịch cho phù hợp với đặc thù của địa phương mình như lợi thế so sánh về nhân lực, vật lực, các danh lam thắng cảnh, các địa điểm du lịch tâm linh, các nơi nghỉ dưỡng, leo núi, tắm nước khoáng và tắm thuốc dân tộc, các ngành nghề truyền thống, v.v 2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: - Tiếp tục rà soát các cơ chế chính sách về phát triển du lịch vùng dân tộc và miền núi loại bỏ các cơ chế chính sách không còn phù hợp, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các chính sách đã có. - Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách mới cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng, liên vùng và từng địa phương. 3. Nhóm giải pháp về xây dựng và phát triển cơ sớ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số và miền núi để phục vụ phát triền du lịch Đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như đường, sá, cầu, cống, điện nước, khu du lịch tâm linh, hệ thống cáp treo, leo núi v.vTăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho du khách tiếp cận khu, điểm du lịch. Cần quy hoạch sắp xếp và xây dựng các cơ sở dịch vụ: nhà nghỉ, y tế, ăn uống, vui chơi giải trí Có biện pháp quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách. Nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanh, tránh làm mất giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Nguồn kinh phí thu được từ hoạt động du lịch phải được cân đối sử dụng phục vụ trở lại đầu tư tu bổ các cơ sở du lịch. Xây dựng hoàn chỉnh và hình thành đồng bộ về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lưu trú, sản phẩm và nguồn nhân lực đủ khả năng đón khách trong nước và quốc tế. 4. Nhóm giải pháp đa dạng hóa các loại hình du lịch trong đó chú ý đến du lịch tâm linh, leo núi Hiện nay ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi có rất nhiều chùa chiền, nơi thờ tự, để ghi danh công đức của những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước. Trải qua năm tháng thăng trầm của lịch sử, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt do đó phần lớn đã bị mai một. Để thu hút khách du lịch, các địa phương cần huy động một nguồn kinh phí theo phương châm xã hội hóa để bảo tồn các di tích lịch sử này đồng thời cùng với việc phát triển du lịch tâm linh, các địa phương cần phát triển du lịch leo núi, bơi thuyền, xây dựng các hệ thống cáp treo để thu hút khách du lịch vì những địa điểm này có địa hình hiểm trở không xây dựng được cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống v.v 5. Nhóm giải pháp về đa dạng hóa các sản phẩm du lịch truyền thống: Hiện nay để có nguồn thu từ khách du lịch trong và ngoài nước, vùng dân tộc thiểu số cần phải nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm du lịch truyền thống theo hướng phong phú, đa dạng về số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, giá cả các sản phẩm du lịch hợp lý, có độ thẩm mỹ cao như: các sản phẩm giới thiệu về phong cảnh, lịch sử cội nguồn của các sản phẩm đó và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau, các sản phẩm của làng nghề truyền thống như thêu thùa, dệt, may v.v 6. Nhóm giải pháp về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở từng vùng, liên vùng và từng địa phương. Tiếp tục duy trì, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở từng vùng, liên vùng và từng địa phương như các lễ hội truyền thống, cưới xin, lễ mừng cơm mới đồng thời tiếp tục sưu tầm các tác phẩm có tính nghệ thuật cao để quảng bá với khách du lịch trong và ngoài nước về bản sắc văn hóa đa dạng phong phú của dân tộc mình. Chú trọng giáo dục nếp sống văn hóa bảo vệ không gian và môi trường du lịch. Bảo tồn giá trị di sản văn hóa trong khai thác và phát triển du lịch. không vì mục đích kinh tế mà phá vỡ di sản, xâm lấn danh thắng, hủy hoại không gian tâm linh của các công trình tín ngưỡng, di tích văn hóa. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 98 Số 20 - Tháng 12 năm 2017 7. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý, hướng dẫn viên du lịch Nhóm giải pháp này giữ một vị trí rất quan trọng có tính quyết định để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý, hướng dẫn viên du lịch cần bảo đảm đủ về số lượng và không ngừng nân
Tài liệu liên quan