Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong điều kiện của tỉnh Bình Phước

Trong xu thế phát triển hiện nay, các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tuy mới hình thành nhưng ngày càng sôi động. Đặc biệt, với việc ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, nhiều địa phương trên cả nước đã và đang trong quá trình soạn thảo ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp với điều kiện, đặc thù riêng biệt, qua đó, đã tạo nên một khí thế khởi nghiệp hừng hực trong mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhóm cá nhân, trên nhiều lĩnh vực.

pdf5 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong điều kiện của tỉnh Bình Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 24 PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước Trong xu thế phát triển hiện nay, các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tuy mới hình thành nhưng ngày càng sôi động. Đặc biệt, với việc ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, nhiều địa phương trên cả nước đã và đang trong quá trình soạn thảo ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp với điều kiện, đặc thù riêng biệt, qua đó, đã tạo nên một khí thế khởi nghiệp hừng hực trong mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhóm cá nhân, trên nhiều lĩnh vực. Toàn tỉnh Bình Phước có hơn 4.600 doanh nghiệp, đa số có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, tiềm lực kinh tế hạn chế, sức cạnh tranh yếu; năng lực quản lý doanh nghiệp và trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Qua tham khảo kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (năm 2016) thì có đến 45,6% nhận định rằng năng lực cạnh tranh là nguyên nhân khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải; 41,8% doanh nghiệp cho rằng nguồn cung cầu hàng hóa giảm; 27,4% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng; 18,8% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới; 13,8% khó khăn về nguồn nhân lực; 10,8% doanh nghiệp khóa khăn về thủ tục hành chính; 10,4% doanh nghiệp khó khăn về giá thuê đất, mặt bằng Chính vì lý do đó, để Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tỉnh đã xác định những lợi thế và thách thức để các cấp, ngành, các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn trong quá trình khởi nghiệp, xây dựng, phát triển và mở rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Thuận lợi: - Bình Phước là Tỉnh ở miền Đông Nam Bộ. Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 260,433 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia nên là cửa ngõ và là cầu nối của Vùng (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh – đầu tàu ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 25 kinh tế của cả nước) với Tây Nguyên và nước bạn Campuchia. Bình Phước cũng là Tỉnh ít bị ảnh hưởng bởi bão lụt nên có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. - Với tổng diện tích đất tự nhiên là 687.154 ha. Trong đó hầu hết là đất có chất lượng cao và trung bình trở lên, thích hợp với phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày, giúp cho Bình Phước có diện tích các cây công nghiệp như cao su, điều, tiêu cao nhất cả nước. Ngoài ra Bình Phước còn nhiều tài nguyên khác còn trong dạng tiềm năng chưa được khai thác nhiều như rừng, sông, suối lớn, hồ đập, nước ngầm, đá vôi, cát, đá, đất sét,... - Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, thông tin đã được đầu tư đến địa bàn xã phường, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân và nhà đầu tư. - Công tác cải cách hành chính được thực hiện thường xuyên, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh, thủ tục đầu tư, xây dựng,... - Các dịch vụ hỗ trợ đầu tư: ngân hàng, bảo hiểm, hải quan, tư vấn tài chính,.. đã phát triển hoạt động trên hầu hết địa bàn Tỉnh. Chính sách ưu đãi đầu tư của Tỉnh có nhiều lợi thế so sánh với các Tỉnh, thành khác như: giá thuê đất; chế độ miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất. Những tồn tại, khó khăn: - Sau 20 năm tái lập mặc dù đã có những thành công và kết quả phát triên nhất định nhưng điều kiện KTXH của tỉnh vẫn chưa phát triển mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Địa hình của tỉnh rất phức tạp nên việc tổ chức nhân sự quản lý hành chính – kinh tế – xã hội, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng cao gặp nhiều khó khăn. Có thể nói Bình Phước vẫn là một Tỉnh nghèo. - Nguồn nhân lực chất lượng cao còn quá ít. Toàn tỉnh chỉ có 24% lao động có qua các lớp đào tạo bài bản nên tính chuyên nghiệp thấp, cơ cấu ngành nghề không phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp và mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa. - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Khu vực kinh tế nông – lâm – ngư là khu vực chiếm tỉ trọng 36 % GDP, công nghiệp – xây dựng 25%, dịch vụ 38% trong đó ngành trồng trọt chiếm đến 95% giá trị ngành. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn chiếm tỉ trọng khá thấp (3,05% GDP). ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 26 - Hoạt động du lịch chưa có bước phát triển đột phá mặc dù công tác xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua các sự kiện lễ hội được đẩy mạnh và công tác đầu tư đã được chú trọng. Tỉnh có 12 di tích lịch sử trong đó có 09 di tích cấp Trung ương, 03 di tích cấp Tỉnh và tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái rất lớn. - Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện biên giới còn chưa phát triển. Mạng lưới bưu chính, viễn thông chưa phủ rộng, chất lượng phục vụ thấp. - Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Bình Phước còn hạn chế. Đa số các doanh nghiệp Bình Phước có quy mô nhỏ, chưa có thương hiệu nổi tiếng, sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu làm gia công. - Hoạt động thương mại, dịch vụ còn yếu. Phổ biến là buôn bán nhỏ. Đối với hoạt động khởi nghiệp Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Bình Phước còn quá mới mẻ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp tại Bình Phước vẫn chưa hình thành, hoạt động kết nối giữa 4 nhà (nhà nước – nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân) vẫn chưa chặt chẽ. Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vẫn chưa được ban hành (Đang chỉnh sửa dự thảo). Tuy nhiên, cùng với việc Tỉnh đã ban hành Chương trình phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2020; Công cuộc cải cách thủ tục hành chính đang ngày càng công khai, minh bạch, đặc biệt là các thông tin hỗ trợ doanh nghiệp; Tỉnh cũng thường xuyên thực hiện đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt khó khăn vướng mắc để tập trung tháo gỡ cho doanh nghiệp; Cùng với công tác đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xây dựng chỉ dẫn địa lý . bước đầu đã giúp doanh nghiệp và các nhóm cá nhân có thêm nhiều cơ hội và nguồn động viên để hoạt động ngày càng phát triển, góp chung vào sự phát triển KTVHXH của địa phương và cả nước. Trong thời gian tới, để Đông Nam Bộ phát triển đúng với tiềm năng của vùng, cũng như để phát huy được tiềm năng thế mạnh của Tỉnh trong việc phát triển và đẩy mạnh hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Phước sẽ thực hiện một số nhiệm vụ đó là: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của khởi nghiệp, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp; ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 27 - Tổ chức các hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức trong thanh thiếu niên, cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp trẻ có thái độ đúng đắn về khởi nghiệp; có tinh thần, động lực khởi nghiệp; có kiến thức, kỹ năng, công cụ khởi nghiệp. - Tổ chức đào tạo, tập huấn về áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, sở hữu trí tuệ, tiết kiệm năng lượng; Tuyên truyền các tấm gương điển hình về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. - Tổ chức các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp, tập huấn các chính sách pháp luật về thuế, môi trường kinh doanh đến với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xây dựng các không gian làm việc chung, cơ sở hạ tầng phục vụ cho khởi nghiệp, hỗ trợ văn phòng làm việc cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. - Xây dựng mạng lưới liên kết gồm các đơn vị đào tạo, các đơn vị tư vấn, cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, quỹ hỗ trợ và đầu tư, chính quyền địa phương... để hỗ trợ toàn diện cho các dự án khởi nghiệp. Kiến nghị - Cần xây dựng Chương trình liên kết vùng về khoa học và công nghệ, trong đó đặc biệt là nội dung về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thật cụ thể, phân công trách nhiệm của các địa phương ( Sở khoa học và công nghệ) trong quá trình thực hiện cơ chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Phát huy vai trò của một số địa phương trong việc nhân rộng, chuyển giao các mô hình khởi nghiệp đã thành công. - Xây dựng hệ thống dữ liệu chung của vùng về khoa học và công nghệ, về tiềm năng thế mạnh của từng địa phương trong tổng thể phân công phối hợp giữa các địa phương trong vùng. - Nghiên cứu, xây dựng chương trình phát triển đối với các sản phẩm chủ lực và phân phối sản phẩm của vùng cũng như của từng địa phương. - Phối hợp xây dựng và kiến nghị Trung ương ban hành, thực hiện hiệu quả các cơ chế chính sách đặc thù về khoa học và công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xẫ hội, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp theo đặc thùi của vùng và của từng địa phương trong vùng. Khởi nghiệp là một quá trình thực sự khó khăn, nhiều thách thức và đầy rủi ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 28 ro. Để thực hiện thành công chủ trương hỗ trợ khởi nghiệp, rất cần sự chung tay tạo môi trường khởi nghiệp thuận lợi và hỗ trợ mạnh mẽ cho các tổ chức và cá nhân khởi nghiệp bởi các hoạt động như: tập huấn khởi sự doanh nghiệp, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, tư vấn hỗ trợ thủ tục pháp lý, hỗ trợ nuôi dưỡng và phát triển ý tưởng khởi nghiệp (Vườn ươm doanh nghiệp), hỗ trợ chế tạo thử sản phẩm, tiếp cận thuận lợi các nguồn tín dụng ưu đãi, đăng ký thương hiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối đầu tư và thị trường... Đặc biệt, vai trò của nhà nước trong việc tạo ra môi trường khởi nghiệp thuận lợi là rất quan trọng. Do đó, ngành KH&CN sẽ cùng với các cấp, ngành và địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp có lộ trình hoàn chỉnh, cũng như đòi hỏi sự đầu tư xứng đáng nguồn lực từ Nhà nước và xã hội nhằm và hỗ trợ mạnh mẽ cho các tổ chức và cá nhân khởi nghiệp. Bên cạnh đó, rất cần sự ủng hộ, hỗ trợ từ phía trung ương và các địa phương lân cận để hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ngày càng đi vào chiều sâu, thúc đẩy sự phát triển KTVHXH của địa phương và quốc gia./.
Tài liệu liên quan